Vấn đề thực hành dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay

Tóm tắt Vấn đề thực hành dân chủ là vấn đề lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh không những xây dựng một hệ thống quan điểm dân chủ mà còn ra sức thực hành dân chủ. Dân chủ càng tiến bộ xã hội càng văn minh. Ngược lại, xã hội càng phát triển nhu cầu về dân chủ trong quần chúng nhân dân càng cao. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ vào công cuộc lãnh đạo xây dựng đất nước.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề thực hành dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại |424 VẤN ĐỀ THỰC HÀNH DÂN CHỦ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ThS. Ngô Thị Hường Trường ĐHSP Hà Nội, Phân hiệu Hà Nam Tóm tắt Vấn đề thực hành dân chủ là vấn đề lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh không những xây dựng một hệ thống quan điểm dân chủ mà còn ra sức thực hành dân chủ. Dân chủ càng tiến bộ xã hội càng văn minh. Ngược lại, xã hội càng phát triển nhu cầu về dân chủ trong quần chúng nhân dân càng cao. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ vào công cuộc lãnh đạo xây dựng đất nước. Từ khóa: Thực hành dân chủ, tư tưởng Hồ Chí Minh. I. MỞ ĐẦU Thực hành dân chủ là vấn đề lớn trong tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lý giải khái niệm dân chủ một cách đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, dễ thực hiện nhất. Ngƣời nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”1. Có thể thấy đây là quan niệm về dân chủ ngắn gọn, dễ nhớ nhất: quyền lực thuộc về nhân dân. Theo quan niệm của Ngƣời còn cho thấy dân chủ là một hình thức nhà nƣớc, một thiết chế xã hội và quyền lực thuộc về nhân dân. Trong đó, bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là vì con ngƣời, phục vụ con ngƣời, phục vụ xã hội trên tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang đặt ra rất nhiều vấn đề về việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh thì việc thực hiện dân chủ trong việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa càng cần phải đƣợc quan tâm. II. NỘI DUNG 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, thực hành dân chủ Toàn bộ di sản Hồ Chí Minh xét cho cùng là những di sản văn hóa, trong đó một giá trị lớn là vấn đề dân chủ. Hồ Chí Minh là nhà dân chủ nổi bật ở Việt Nam thế 1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.10. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 425| kỷ XX. Dƣới sự lãnh đạo của Ngƣời, dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ thành ngƣời chủ, làm chủ đất nƣớc, xã hội và bản thân. Dân chủ không phải là một khái niệm trừu tƣợng, càng không phải là một mô hình duy nhất có thể áp dụng vào mọi quốc gia, dân tộc và trong mọi thời đại. Dân chủ là một giá trị thực tiễn mà các dân tộc sẽ đạt tới theo cách của mình, phù hợp với những đặc điểm đã đƣợc định hình của dân tộc ấy qua quá trình tồn tại và phát triển. Ở Việt Nam, chế độ dân chủ nhân dân là một nấc thang trong quá trình phát triển của dân tộc, là kết quả tất yếu củacuộc đấu tranh cách mạng nhằm xây dựng một xã hội mới. Nó không chỉ phủ định chế độ quân chủ đã tồn tại hàng ngàn năm, mà còn phủ định chế độ thực dân - một chế độ xã hội “phi nhân tính” do thực dân Pháp áp đặt vào Việt Nam. Hàng ngàn năm dƣới chế độ phong kiến chuyên chế và gần trăm năm dƣới chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nhân dân ta không có một chút quyền tự do dân chủ nào. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đƣợc hƣởng quyền dân chủ. Cách mạng tháng Tám đã đem lại cho ngƣời dân của quý báu nhất là dân chủ. Bởi vì, dân chủ là điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, “làm sao cho nhân dân biết hƣởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”2. Phải mở rộng dân chủ thật sự với nhân dân, để mọi ngƣời có quyền làm, quyền nói. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên đƣợc tất cả lực lƣợng của nhân dân đƣa cách mạng tiến lên”3. Dân chủ đƣợc Bác Hồ giải thích ngắn gọn, súc tích là “dân làm chủ và dân là chủ”. Phát huy dân chủ là tìm mọi cách bàn bạc, giải thích cho dân hiểu rõ, ngay cả những việc trực tiếp có lợi cho dân, nếu làm theo cách hạ lệnh, cƣỡng bức, thì dân không hiểu, dân oán. Dân oán, dù tạm thời có chút thành công, nhƣng về mặt chính trị là thất bại. Theo Bác, muốn thật sự tôn trọng Nhân dân thì phải hiểu dân. Chính tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, lòng dân, sự khôn khéo, hăng hái, anh hùng đã tạo nên “cái gốc” của dân. Cùng với thái độ đánh giá cao vai trò của Nhân dân, ý thức tôn trọng Nhân dân còn phải chú ý không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm Nhân dân; phải luôn tôn trọng và giữ gìn của công của Nhân dân. Hồ Chí Minh không những xây dựng một hệ thống quan điểm dân chủ mà còn ra sức thực hành dân chủ. Nói đến nƣớc ta, điểm Ngƣời nhấn mạnh hàng đầu đó là nƣớc dân chủ. Nói đến Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Để làm cho Đảng mạnh, 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.293. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.376. Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại |426 thì phải mở rộng dân chủ”4, trong Đảng “phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình”5. Mặt khác, mỗi đảng viên bất cứ ở địa vị nào cũng phải làm gƣơng dân chủ. Nói đến nhân dân, Ngƣời khẳng định nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ. Hai cặp phạm trù đó khẳng định vị thế, năng lực và trách nhiệm của ngƣời dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã rất coi trọng xây dựng một chế độ dân chủ và chỉ rõ vai trò, ý nghĩa của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu và động lực của phát triển xã hội; dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ; thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn để giành thắng lợi”6. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Dân chủ có thể hiểu một cách ngắn gọn là nhân dân nắm chính quyền. Trong một nƣớc dân chủ thì địa vị cao nhất là dân, vì mọi quyền hạn là của dân, mọi lợi ích là vì dân. “Dân chủ” đối lập với “quan chủ” là một quan niệm thể hiện đƣợc bản chất của khái niệm dân chủ trong cấu tạo quyền lực của xã hội. Địa vị cao nhất là dân vì “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lƣợng đoàn kết của nhân dân”7. Địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ. Vì vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, nhiệm vụ của chính quyền dân chủ là phục vụ nhân dân. Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, có thực hiện tốt dân chủ trong Đảng mới có dân chủ trong xã hội. Còn đoàn thể là tổ chức của dân phấn đấu cho dân liên lạc mật thiết giữa dân với Chính phủ, Đảng, Nhà nƣớc phải thực hiện những cải cách xã hội để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự. Phong cách Hồ Chí Minh về dân chủ xuất phát từ chỗ tôn trọng Nhân dân, đề cao vai trò, vi trí của Nhân dân. Dù đang giữ cƣơng vị Chủ tịch nƣớc bận rất nhiều công việc đối nội, đối ngoại, nhƣng về với dân, đến với quần chúng để học dân, hỏi dân, hiểu dân, nghe dân nói, thấy dân làm, để nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý là nhu cầu thƣờng trực của Bác. Ngay trong bản Di chúc, Ngƣời cũng đã đề cập đến những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng ta là Đảng cầm quyền”. Để đáp ứng đƣợc nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh 4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.241. 5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.118. 6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.249. 7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.453. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 427| về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với Nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Cần phải giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên. Theo Di chúc của Ngƣời, để xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Đảng ta phải thực hành dân chủ thực sự. Nhờ có dân chủ thì Đảng mới khơi dậy, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc quan trọng, là một trong những quy luật phát triển của Đảng. Trong Di chúc, Ngƣời viết: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thƣờng xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”8. Di huấn thiêng liêng này là những nội dung cơ bản, cốt lõi nhất trong hệ thống lý luận về xây dựng Đảng cũng nhƣ việc thực hiện dân chủ của Hồ Chí Minh. Những nội dung ấy thể hiện triết lý giản đơn, nhƣng lại rất khoa học và biện chứng của Ngƣời. Tự phê bình và phê bình cũng là nét nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Ở cƣơng vị Chủ tịch nƣớc, Ngƣời luôn là tấm gƣơng sáng thực hành dân chủ ngay trong các bài viết và nói chuyện, với mong muốn đảng viên và nhân dân hiểu rõ bản chất, từ đó thực hành đúng, đầy đủ về dân chủ và thực hành dân chủ. Chúng ta thấy đƣợc quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ rất phong phú, sâu sắc và cụ thể. Ngƣời vẫn luôn thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm túc, nêu một tấm gƣơng sáng về đức tính trung thực, thẳng thắn, thái độ và phƣơng pháp phê bình cho cán bộ, đảng viên. Theo Ngƣời, tự phê bình và phê bình phải thƣờng xuyên, nghiêm túc, không nể nang, qua loa đại khái, hình thức. Mục đích của tự phê bình và phê bình là giúp cho bản thân và đồng chí đồng nghiệp ngày càng tiến bộ. Tuyệt đối không phê bình vì mâu thuẫn cá nhân, động cơ cá nhân mà phê bình theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết” nhằm trù dập, đấu đá, hạ bệ lẫn nhau. Nếu ngừng việc tự phê bình và phê bình tức là ngừng tiến bộ, là thoái bộ... Việc tự phê bình và phê bình sẽ giúp tập thể và cá nhân nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, không ngừng hoàn thiện. Tự phê bình và phê bình là cách thức tốt nhất để thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, làm cho Đảng trong sạch, cán bộ, đảng viên tiến bộ, giữ vững đƣợc uy tín của Đảng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, 8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.611. Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại |428 vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó, nhƣ thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”9. Đồng thời, dân chủ là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện phê bình. Nếu không thực hành dân chủ thì cả với cơ quan lãnh đạo, cán bộ lãnh đạo và cán bộ, đảng viên “dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ không dám phê bình”. Dân chủ vừa là phƣơng pháp thể hiện mối quan hệ mới tốt đẹp trong xã hội vừa là nội dung của một cuộc sống mới của nhân dân, cuộc sống mà ngƣời dân đang là chủ thật sự của đất nƣớc, của xã hội. Dân chủ là động lực để xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, tự do và bình đẳng. Dân chủ là nhân tố, điều kiện có tính quyết định đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng đối với xã hội, là vấn đề tiên quyết cho sự phát triển bền vững của Đảng. Thực hành dân chủ và dân chủ thật sự vừa là nguyên tắc, nhƣng cũng là bản chất, đạo đức và văn hóa lãnh đạo của Đảng ta. 2.2. Sự vận dụng tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Dân chủ và phát huy dân chủ không chỉ đƣợc khẳng định trong chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng mà còn đƣợc thể chế hóa và đƣợc đảm bảo thực hiện thông qua Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định rõ các quyền con ngƣời, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm. Việc thực hành dân chủ đã và đang tạo động lực thúc đẩy, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thu hút Nhân dân tham gia quản lý Nhà nƣớc, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nƣớc, của các cấp chính quyền; khắc phục tệ nạn quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, xa rời quần chúng nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc, đóng góp tích cực vào việc cải cách hành chính; góp phần xây dựng bộ máy chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, tăng cƣờng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và Nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nƣớc. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã đánh giá, quyền làm chủ của Nhân dân đƣợc phát huy tốt hơn trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền đã lắng nghe, tăng cƣờng tiếp xúc đối thoại với Nhân dân, tôn trọng các ý kiến khác nhau của Nhân dân. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, việc thực hiện dân chủ và phát huy dân chủ trong Nhân dân vẫn còn những hạn chế nhất định. Dân chủ trong Đảng chƣa đƣợc thực 9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.260. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 429| hiện đầy đủ, nghiêm túc, vẫn còn phong cách lãnh đạo, quản lý độc đoán, chuyên quyền, thậm chí gia trƣởng; nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít; chấp hành nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc không nghiêm. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng đã nhận định: “Một số cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dƣới; cán bộ lãnh đạo ở một số nơi gia trƣởng, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức”10. Nhiều tổ chức Đảng có hiện tƣợng cấp ủy và tổ chức cấp dƣới không dám phê bình thẳng thắn cấp ủy cấp trên, nhất là ngƣời đứng đầu. Trong sinh hoạt đảng, do những lý do khác nhau, nhiều đảng viên không dám nói chính kiến của mình, ngại đấu tranh, phê bình khuyết điểm của cán bộ đảng, chính quyền cấp trên và cả của đồng chí mình, né tránh các vấn đề phức tạp. Tình trạng thiếu dân chủ thƣờng đi đôi với hiện tƣợng quan liêu, gia trƣởng, độc đoán, chuyên quyền. Một số vụ việc tham nhũng lớn vừa qua, hầu nhƣ không một vụ nào do tổ chức Đảng và đảng viên tại chỗ phát hiện mà đều do đảng viên cấp dƣới, quần chúng hoặc cơ quan báo chí, cơ quan pháp luật phát hiện. Điều đó cho thấy sự yếu kém về sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nƣớc chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, vẫn còn tình trạng dân chủ hình thức khiến dân chủ không đƣợc phát huy, ảnh hƣởng đến quyền lợi một số bộ phận quần chúng và tính thống nhất trong quản lý nhà nƣớc. Quyền làm chủ của Nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm, có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối ảnh hƣởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Hiện nay, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những khuyết điểm kéo dài, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Nếu những căn bệnh nguy hiểm trên không đƣợc sửa chữa thì đó sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự bền vững của chế độ. Ở nhiều cấp bộ đảng, “Nguyên tắc tập trung dân chủ còn bị vi phạm, ảnh hƣởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng”11. Tất cả những sai lầm và khuyết điểm trên đều bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân, là do thực hành dân chủ không thƣờng xuyên trong sinh hoạt xây dựng Đảng, không thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cƣơng, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chƣa thƣờng xuyên, ráo 10 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.270. 11 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.175-176. Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại |430 riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang,không nghiêm túc; vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chƣa đƣợc phát huy, hiệu quả chƣa cao. Để giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, mỗi đảng viên, tổ chức Đảng thƣờng xuyên thực hành dân chủ: coi đó là thƣớc đo thang giá trị văn hóa, đạo đức cách mạng của Đảng trong quá trình tự đổi mới bản thân mình về kỷ cƣơng, tính chiến đấu, về tổ chức, nội dung và phƣơng thức lãnh đạo. Tóm lại, qua hơn 30 năm đổi mới, những thành tựu về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta rất quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, thúc đẩy công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đúng nhƣ Văn kiện Đại hội XI đã nhận định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ”; “Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xã hội đƣợc mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân đƣợc phát huy tốt hơn. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đƣợc coi trọng”12. III. KẾT LUẬN Vấn đề thực hành dân chủ là vấn đề lớn trong tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh. Có thể nói tƣ tƣởng về dân chủ của Hồ Chí Minh là sự tiến bộ lớn, có đóng góp lớn vào nhận thức về dân chủ, thực hành dân chủ. Thực hiện theo tƣ tƣởng của Bác, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta thu đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, thực hành dân chủ rộng rãi, nghiêm túc tự phê bình và phê bình là một trong những bài học quan trọng đƣợc rút ra và tiếp tục thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Tƣ tƣởng của Ngƣời về chế độ dân chủ nhân dân chứa đựng những giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, đƣợc Đảng và nhân dân ta kế thừa, phát huy trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, tập 7, tập 10, tập 12, tập 13, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 12 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.158.
Tài liệu liên quan