Vận dụng ca dao tục ngữ Việt Nam nhằm khơi dậy niềm say mê học tập của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân – Phần Công dân với đạo đức

Tóm tắt. Ca dao, tục ngữ là di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về kinh nghiệm cuộc sống và đạo lí làm người mà ông cha ta đã để lại. Những triết lý giáo dục sâu sắc của nhân dân ta đã được khái quát và đúc kết qua ca dao, tục ngữ sẽ có tác dụng làm cho các bài học GDCD trở nên gần gũi thân thương như lời ru của mẹ, truyện kể của bà. Có nhiều cách khác nhau để vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc giảng dạy môn GDCD – phần công dân với đạo đức như: Sử dụng ca dao, tục ngữ trong việc giảng giải kiến thức mới, trong ôn tập và củng cố tri thức, trong kiểm tra đánh giá kiến thức. . . Việc khai thác ca dao, tục ngữ thông qua các bài giảng GDCD là một hướng đi mang bản sắc riêng của nền giáo dục nước nhà. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Mong rằng, các bạn đồng nghiệp hãy cùng thắp lên ngọn lửa tình yêu của học sinh với môn GDCD qua việc sưu tầm, vận dụng ca dao tục ngữ trong dạy học bộ môn này, để môn GDCD làm được điều mà cái tên của nó thể hiện – Giáo dục công dân!

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng ca dao tục ngữ Việt Nam nhằm khơi dậy niềm say mê học tập của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân – Phần Công dân với đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 88-95 VẬN DỤNG CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM NHẰM KHƠI DẬY NIỀM SAY MÊ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Đào Thị Ngọc Minh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: lucmanhquan@yahoo.com Tóm tắt. Ca dao, tục ngữ là di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về kinh nghiệm cuộc sống và đạo lí làm người mà ông cha ta đã để lại. Những triết lý giáo dục sâu sắc của nhân dân ta đã được khái quát và đúc kết qua ca dao, tục ngữ sẽ có tác dụng làm cho các bài học GDCD trở nên gần gũi thân thương như lời ru của mẹ, truyện kể của bà. Có nhiều cách khác nhau để vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc giảng dạy môn GDCD – phần công dân với đạo đức như: Sử dụng ca dao, tục ngữ trong việc giảng giải kiến thức mới, trong ôn tập và củng cố tri thức, trong kiểm tra đánh giá kiến thức. . . Việc khai thác ca dao, tục ngữ thông qua các bài giảng GDCD là một hướng đi mang bản sắc riêng của nền giáo dục nước nhà. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Mong rằng, các bạn đồng nghiệp hãy cùng thắp lên ngọn lửa tình yêu của học sinh với môn GDCD qua việc sưu tầm, vận dụng ca dao tục ngữ trong dạy học bộ môn này, để môn GDCD làm được điều mà cái tên của nó thể hiện – Giáo dục công dân! 1. Đặt vấn đề Giáo dục công dân (GDCD) là một môn khoa học xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong trường THPT. Cùng với các môn học khác nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức khoa học, có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị tư tưởng, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và bản thân. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn học sinh phổ thông đều chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này nên xem nhẹ, thậm chí coi thường môn học, giờ học môn GDCD đa phần học sinh ít tập trung, học theo kiểu chống đối hoặc làm việc riêng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song một trong những nguyên nhân cơ bản là do phương pháp dạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say mê học tập ở học sinh. Vậy làm thế nào để khơi dậy 88 Vận dụng ca dao tục ngữ Việt Nam nhằm khơi dậy niềm say mê học tập... niềm say mê học tập ở các em? Khi tìm hiểu về ca dao, tục ngữ Việt Nam tôi thấy đây là kho tàng trí tuệ rất có ích làm cho giờ giảng môn GDCD thêm sinh động hơn và học sinh say mê, hứng thú học tập hơn. Trong phạm vi bài báo này, tôi xin chia sẻ để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vai trò của ca dao, tục ngữ trong dạy học môn GDCD – Phần Công dân với đạo đức Ca dao, tục ngữ là di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về kinh nghiệm cuộc sống và đạo lí làm người mà ông cha ta đã để lại. Ca dao tục ngữ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân. Vì vậy khai thác giá trị của nó để vận dụng vào giảng dạy môn GDCD – phần công dân với đạo đức chắc chắn sẽ khơi dậy được niềm say mê học tập của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn này. Mục tiêu của phần môn GDCD – Phần công dân với đạo đức là giúp HS nắm vững các giá trị đạo đức của xã hội để từ đó có thái độ tôn trọng các giá trị đạo đức ấy, hình thành những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đồng thời có quyết tâm học tập, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân. Để thực hiện mục tiêu đó, nội dung môn GDCD lớp 10 được cấu trúc nhằm giáo dục cho học sinh từ nhận thức đến hành vi đạo đức theo những chuẩn mực cụ thể như: hiếu thảo với ông bà cha mẹ, tôn trọng thầy cô giáo, yêu quê hương đất nước. . . bên cạnh đó giúp các em tự hoàn thiện bản thân thông qua lĩnh hội các khái niệm về lương tâm, trách nhiệm, nhân phẩm, danh dự. . . và thấy được trách nhiệm của mình với cộng đồng, cư xử sao cho hợp chuẩn mực đạo đức. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng như Bác Hồ đã khẳng định: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên. Đặc biệt, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức của giới trẻ hiện nay, một bộ phận thanh thiếu niên đã có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh càng trở nên quan trọng và cần thiết. Giáo viên cần khai thác những giá trị của đạo đức truyền thống đã được ông cha ta đúc kết trong ca dao tục ngữ để giảng dạy cho học sinh qua các giờ học nói chung và giờ học đạo đức môn giáo dục công dân nói riêng. Theo tôi, đó là con đường ngắn nhất nhằm giáo dục đạo đức một cách có hiệu quả cho học sinh bởi lẽ ca dao, tục ngữ là những bài học đạo đức vừa sâu sắc lại có vần điệu, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi chúng ta. Ca dao, 89 Đào Thị Ngọc Minh tục ngữ cũng là những bài học vô cùng quý giá về cách đối nhân xử thế, cách giao tiếp ứng xử giữa con người với nhau trong cuộc sống sinh hoạt và đời sống xã hội và mang tính giáo dục cao. Ví dụ, ông cha ta rất quan tâm tới việc giáo dục con người trong các mối quan hệ gia đình như: Con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ: Cá không ăn muối cá ươn Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư. Anh em phải yêu thương hòa thuận với nhau: Anh em như thể tay chân, Anh em hòa thuận hai thân vui vầy. Vợ chồng thủy chung, chia ngọt sẻ bùi với nhau: Chồng em áo rách em thương, Chồng người áo gấm xông hương mặc người. Ngoài ra tình cảm con người với con người trong cộng đồng cũng được thể hiện trong ca dao tục ngữ Việt Nam: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Tình cảm làng xóm láng giềng: - Tối lửa tắt đèn có nhau./ - Bán anh em xa mua láng giềng gần. Hoặc quan hệ bạn bè: Giàu vì bạn, sang vì vợ. Tình cảm thầy trò: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Mặt khác, trong ca dao, tục ngữ Việt Nam còn chứa đựng những bài học khuyên dạy con cháu về cách đối xử với quê hương, đất nước, với thiên nhiên, với lao động và những người lao động như: Có làm thì mới có ăn, Không dưng ai dễ mang phần đến cho. Hoặc: Ăn quả nhở kẻ trồng cây. Ca dao, tục ngữ Việt Nam thể hiện khá rõ nét tính giáo dục của nó. Đó chính là bài học kinh nghiệm mà thế hệ đi trước muốn được gửi gắm truyền đạt lại cho các thế hệ con cháu sau này cách ăn ở sao cho hợp với đạo trời để mãi được hưởng cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc. Bởi lẽ đó, việc vận dụng những giá trị đạo đức 90 Vận dụng ca dao tục ngữ Việt Nam nhằm khơi dậy niềm say mê học tập... truyền thống trong ca dao, tục ngữ sẽ khơi dậy được niềm say mê, hứng thú học tập của học sinh đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho giới trẻ hiện nay. Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng trong quá trình phát triển hoàn thiện nhân cách cho người học. Những triết lý giáo dục sâu sắc của nhân dân ta đã được khái quát và đúc kết qua ca dao, tục ngữ như ăn sâu vào máu thịt của mỗi người dân Việt Nam sẽ có tác dụng làm cho các bài học đạo đức trở nên gần gũi thân thương như lời ru của mẹ, truyện kể của bà. Giáo dục đạo đức cho học sinh dựa trên việc khai thác ca dao, tục ngữ thông qua các bài giảng là một hướng đi mang bản sắc riêng của nền giáo dục nước nhà. Góp phần hoàn thành nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đề ra, đó là tạo ra những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. 2.2. Cách thức vận dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học môn GDCD - phần Công dân với đạo đức 2.2.1. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong việc giảng dạy kiến thức mới Có nhiều cách khác nhau để sử dụng ca dao, tục ngữ trong việc giảng dạy kiến thức mới môn GDCD. Cách thứ nhất, đưa ra các nhóm câu ca dao nói về trạng thái của tình yêu, sau đó chia lớp thành các nhóm để thảo luận. Ví dụ khi phân tích "tình yêu là gì?" (bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình): Nhóm 1: - Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than. - Mình nhớ ta như cà nhớ muối Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng. Nhóm 2: - Điếu say điếu đổ điếu lăn Anh thương em mãi như ăn phải bùa. - Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. Nhóm 3: - Trách chàng ăn ở chấp chênh 91 Đào Thị Ngọc Minh Em như thuyền thúng lênh đênh giữa dòng. - Anh nói với em như rìu chém xuống đá Như rạ chém xuống đất Như mật rót vào tai Bây giờ anh đã nghe ai Bỏ em giữa chốn non đoài khổ chưa? Các nhóm cử đại diện lên trình bày cảm nhận của mình về các trạng thái tình yêu thể hiện trong đó. Sau đó giáo viên đưa ra kết luận các trạng thái của tình yêu như: nhớ, thương, ghen tuông sầu hận. Cách thứ 2, có thể đưa ra những câu ca dao tục ngữ trái ngược nhau. Ví dụ khi nói tới quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong bài 12: - Hiếu thảo: Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. - Bất hiếu: Cha mẹ nuôi con bằng trời, bằng bể Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày. Sau đó hướng dẫn học sinh khai thác ý nghĩa của từng câu một và chỉ ra ý nào đúng, ý nào sai. Vì sao? Và kết hợp như vậy chúng ta sẽ rút được kết luận đúng đắn về bổn phận của con cái với cha mẹ. Với hình thức này chúng ta chú ý không nên quá lạm dụng mà đưa ra quá nhiều câu tục ngữ, ca dao trong một bài giảng vì như vậy sẽ dẫn tới phân tán sự chú ý của học sinh hoặc sự nhàm chán trong quá trình dạy học. 2.2.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong ôn tập và củng cố tri thức Cùng với các hình thức ôn tập khác ca dao, tục ngữ sẽ góp phần đa dạng hóa và làm hấp dẫn nhận thức cũng như cảm xúc của các em đối với môn học xưa nay vẫn được xem là khó, khô và trừu tượng. Ví dụ: - Em hãy cho biết câu tục ngữ: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” nói tới quan hệ nào trong gia đình? Tại sao? Sau khi phân tích học sinh sẽ hiểu rõ hơn quan hệ anh, chị em trong gia đình. - Theo em người đàn ông trong câu tục ngữ sau đã vi phạm nguyên tắc nào trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của nước ta? Tại sao? 92 Vận dụng ca dao tục ngữ Việt Nam nhằm khơi dậy niềm say mê học tập... “Làm trai năm thê bảy thiếp Phận gái chỉ quyết một bề nuôi con” ( Tục ngữ) Trả lời: Vi phạm nguyên tắc: Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Vì theo điều 18 chương 3 của luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của nước ta thì: “Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững". 2.2.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong kiểm tra đánh giá kiến thức Đây là một hình thức giúp người giáo viên đánh giá được khả năng hiểu và vận dụng kiến thức GDCD của học sinh vào giải quyết vấn đề đặt ra. Ví dụ: Bằng lí luận và thực tiễn cuộc sống hãy làm sáng tỏ câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Hay dưới hình thức trắc nghiệm: Em đồng ý với câu tục ngữ, ca dao nào hãy đánh dấu X: - Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha, kính mẹ mới là chân tu. - Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày. - Trâu để lúc chết tế ruồi. Việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong kiểm tra đánh giá sẽ giúp học sinh có khả năng khai thác, phân tích và lập luận một vấn đề GDCD. Đồng thời, có khả năng vận dụng tri thức môn GDCD vào thực tiễn cuộc sống. Như vậy có thể nói rằng ca dao, tục ngữ có thể vận dụng trong rất nhiều hình thức dạy học bộ môn GDCD làm cho việc giảng dạy bộ môn GDCD nói chung và phần Công dân với đạo đức của lớp 10 nói riêng hấp dẫn hơn, dễ hiểu hơn, dễ nhớ và dễ vận dụng vào thực tiễn hơn. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học tùy theo từng chương, từng phần mà người giáo viên có thể sử dụng một cách hợp lí những hình thức trên để nâng cao chất lượng bộ môn. 2.3. Kết quả mức độ hứng thú, say mê học tập của HS khi dạy học bằng phương pháp sử dụng ca dao, tục ngữ Để đo mức độ hứng thú của học sinh khi vận dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam vào dạy học phần Công dân với đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10, tác giả đã tiến hành dạy thực nghiệm. 93 Đào Thị Ngọc Minh Bảng 1. Mức độ hứng thú của học sinh khi vận dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam vào dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10 Câu hỏi Phương án Trả lời % Câu 1. Cảm nhận của em về bài giảng a. Dễ hiểu 101/120 84,2 theo hướng này như thế nào? b. Bình thường 19/120 15,8 c. Khó hiểu 0 0 Câu 2. Theo em mức độ kích thích a. Cao 87/120 72,5 tính tư duy của bài giảng ra sao? b. Bình thường 33/120 27,5 c. Thấp 0 Câu 3. So với phương pháp dạy học truyền thống thì phương pháp dạy học a. Có 118/120 98,3 mới này có tạo được hứng thú học tập tốt hơn không? b. Không 2 1,7 Câu 4. Em thấy có nên sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học môn a. Có 120/120 100 GDCD nữa không. Vì sao? b. Không 0 0 Thưc nghiệm này diễn ra tại 3 lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sau đó lấy ý kiến trưng cầu của 120 em học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn học sinh (chiếm 84,2%) đều cho rằng sử dụng cao dao, tục ngữ vào bài giảng sẽ giúp cho bài giảng dễ hiểu hơn. Có tới 72% số HS được hỏi cho rằng phương pháp này kích thích được tính tư duy của học sinh. Đặc biệt 98,3% học sinh đánh giá rằng phương pháp vận dụng ca dao tục ngữ tạo được hứng thú tốt hơn cho học sinh so với phương pháp dạy học truyền thống. 100% các em đều ủng hộ việc vận dụng ca dao tục ngữ khi dạy học môn Giáo dục công dân, nhất là phần Công dân với đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10. Như vậy, kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn, chân thực của việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học phần Công dân với đạo đức - GDCD lớp 10 nói riêng và môn GDCD nói chung ở trường THPT. Nó làm cho hoạt động dạy và học trở nên hứng thú nhờ đó mà hiệu quả dạy học được nâng cao đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện đại. Đó cũng là giải pháp thực sự đem lại giá trị trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân hiện nay. 3. Kết luận Có nhiều yếu tố tạo nên hứng thú và tinh thần say mê học tập của học sinh. Lâu nay, chúng ta đều cho rằng việc học sinh không yêu thích môn GDCD là do kiến thức nặng, trừu tượng, khô khan. Tuy nhiên cần phải thẳng thắn nhìn nhận một phần nhiều lỗi là ở giáo viên chúng ta chưa thực sự tâm huyết, đầu tư cho giờ giảng. Vì vậy, qua bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một chút kinh nghiệm của bản thân để chúng ta cùng thắp lên ngọn lửa tình yêu của 94 Vận dụng ca dao tục ngữ Việt Nam nhằm khơi dậy niềm say mê học tập... học sinh với môn GDCD để môn học này làm được điều mà cái tên của nó thể hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Hoàng Sơn, 2009. Khơi dậy niềm hứng thú với học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân. Tạp chí Dạy và học ngày nay, số tết. [2] Đinh Văn Đức Dương Thị Thúy Nga,. . . , 2010. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD lớp 10. Nxb Đại học Sư phạm. [3] Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Thị Thảo, 2010. Khai thác giá trị của tục ngữ để giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông qua dạy học phần công dân với đạo đức – GDCD lớp 10. Tạp chí Giáo dục, số 273. [4] Nguyễn Thị Quỳnh Phương, 1999. Vận dụng tục ngữ, ca dao Việt nam trong dạy học môn Giáo dục học ở trường CĐSP Hải Phòng. Luận văn Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Nguyễn Thị Kim Oanh, 2010. Một số biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh THPT trong học tập môn GDCD. Tạp chí Giáo dục, số 236. [6] Nguyễn Sĩ Quyết Tâm, 2003. Dạy và học môn GDCD ở trường THPT. Tạp chí Giáo dục, số 62. [7] Nguyễn Văn Hùng, 1992. Việc giảng dạy ca dao, tục ngữ trong tình yêu. Tạp chí Giáo dục, số 10. [8] Nguyễn Văn Cư, 2008. Giáo dục đạo đức cách mạng cho HS lớp 10 THPT qua việc dạy và học môn Giáo dục công dân. Tạp chí Giáo dục, số 186. [9] Vũ Ngọc Phan, 1997. Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. Nxb Văn học. ABSTRACT Manage Viet Nam proverb eclogue for arouse feeling deep in study riches is pupilary in who profess education discipline is civil Folk songs and proverbs are a precious spiritual heritage, a repository of knowl- edge and direct experience of life inherited from our forefathers. The profound phi- losophy of education of our people has been generalized and summarized through folk songs and proverbs which will work to make the lessons GDCD closer to our dear mother’s words and stories told by her. There are various ways to translate folk songs and proverbs in teaching GDCD - using morals in folk songs and proverbs to explain new knowledge, the revision and consolidation in the assessment of knowledge. . . The exploitation of folk songs and proverbs through lectures GDCD to identity separate directions of education in this country. This fact is extremely important, especially during the current international integration. Hopefully, your colleagues will join up to light the fire for the love of the subject GDCD students. Through the collection, using folk proverbs in teaching this subject, GDCD will do what its name shows - Educate citizens! 95
Tài liệu liên quan