TÓM TẮT
Trong bài báo, chúng tôi đã vận dụng kết hợp một số phương pháp giảng dạy chủ
động để dạy học chương “Cảm ứng điện từ” của môn Vật lý đại cương 2 tại Trường Đại
học Công nghiệp Vinh. Với phương pháp này, hầu như sinh viên hoàn toàn chủ động, tự
lực tìm kiếm và tiếp nhận kiến thức. Lớp học được chia làm các nhóm sinh viên, mỗi nhóm
đảm nhận một khối lượng kiến thức trong chương. Giảng viên hướng dẫn và yêu cầu các
nhóm tự chế tạo, lắp ráp, vận hành thí nghiệm liên quan đến kiến thức cần xây dựng.
Những thí nghiệm và kiến thức đó được sinh viên sử dụng phần mềm Powerpoint viết và
trình bày báo cáo quá trình chế tạo, vận hành thí nghiệm để làm rõ kiến thức cho cả lớp.
Sau báo cáo của mỗi nhóm, sinh viên cùng giảng viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, chuẩn
hóa kiến thức, cùng nhau xây dựng và tiếp nhận kiến thức theo sát mục tiêu của chương.
Kết quả dạy học cho thấy: Về kiến thức, sinh viên chiếm lĩnh tri thức một cách sâu sắc
hơn, vận dụng lý thuyết làm bài tập tốt hơn. Về kỹ năng, sinh viên hình thành được năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực hành động thực tiễn, Điều đó cho thấy phương pháp
giảng dạy chủ động này góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường Đại học, Cao
đẳng hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng các phương pháp giảng dạy chủ động vào việc tổ chức dạy học chương “Cảm ứng điện từ” môn Vật lý II ở các trường đại học kỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014
124
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CHỦ ĐỘNG VÀO VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG
“CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” MÔN VẬT LÝ II
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
NGUYỄN DUY CƯỜNG(*)
TÓM TẮT
Trong bài báo, chúng tôi đã vận dụng kết hợp một số phương pháp giảng dạy chủ
động để dạy học chương “Cảm ứng điện từ” của môn Vật lý đại cương 2 tại Trường Đại
học Công nghiệp Vinh. Với phương pháp này, hầu như sinh viên hoàn toàn chủ động, tự
lực tìm kiếm và tiếp nhận kiến thức. Lớp học được chia làm các nhóm sinh viên, mỗi nhóm
đảm nhận một khối lượng kiến thức trong chương. Giảng viên hướng dẫn và yêu cầu các
nhóm tự chế tạo, lắp ráp, vận hành thí nghiệm liên quan đến kiến thức cần xây dựng.
Những thí nghiệm và kiến thức đó được sinh viên sử dụng phần mềm Powerpoint viết và
trình bày báo cáo quá trình chế tạo, vận hành thí nghiệm để làm rõ kiến thức cho cả lớp.
Sau báo cáo của mỗi nhóm, sinh viên cùng giảng viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, chuẩn
hóa kiến thức, cùng nhau xây dựng và tiếp nhận kiến thức theo sát mục tiêu của chương.
Kết quả dạy học cho thấy: Về kiến thức, sinh viên chiếm lĩnh tri thức một cách sâu sắc
hơn, vận dụng lý thuyết làm bài tập tốt hơn. Về kỹ năng, sinh viên hình thành được năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực hành động thực tiễn, Điều đó cho thấy phương pháp
giảng dạy chủ động này góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường Đại học, Cao
đẳng hiện nay.
Từ khóa: Phương pháp giảng dạy chủ động; cảm ứng điện từ.
ABSTRACT
In this article, issue of applying several dynamic methods in teaching the chapter
“electromagnectic induction”, a physics II unit at Industrial University of Vinh is
presented. The issue discused is active learning performed by students in which students
dynamically carry out most of their knowledge searching and understanding with the
tutoring form the teachers. This method includes students in their group manufacturing,
assembling, doing experiments and writing the report on Powerpoint as well as presenting
their work themselves and hence gaining knowledge from other groups. After reports of
each team, students and faculty comments, reviews, supplements and standardized
knowledge, work together to build knowledge and reception follow the objectives of the
program. Results showed that teaching: knowledge, knowledge of students occupied a
deeper way, applying theory homework better. Skills, students formed problem solving
capacity, capability practices,... This shows that teaching methods actively contribute
innovative teaching methods in universities and colleges today.
Key words: dynamic teaching methods; electromagnetic induction.
(*)ThS, Trường Đại học Công nghiệp Vinh
NGUYỄN DUY CƯỜNG
125
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, hầu hết phương pháp giảng dạy
môn vật lý đại cương ở các trường Đại học,
Cao đẳng còn mang tính thụ động, phổ biến
nhất vẫn là sử dụng bảng viết phấn, hoặc
sử dụng máy tính trình chiếu các slide đầy
chữ để sinh viên ghi chép lại. Những
phương pháp đó không còn hiệu quả, quá
phụ thuộc vào các bài thuyết trình của
giảng viên và ít sử dụng các kỹ năng học
tập tích cực, ít có sự tương tác giữa sinh
viên và giảng viên trong và ngoài lớp học.
Sinh viên học một cách thụ động chủ yếu
nghe diễn thuyết của thầy, trò ghi chép,
nhớ lại những thông tin đã học, học thuộc
lòng và tái hiện lại khi làm bài thi hay sử
dụng trong công việc. Học thụ động nên
những cử nhân sau khi ra trường sẽ ít tham
gia nghiên cứu khoa học và không sáng tạo
trong công việc.
Mặt khác vật lý đại cương II là môn học
có rất nhiều ứng dụng trong khoa học kỹ
thuật, thực tiễn và đời sống. Trong khi, một
số yêu cầu đào tạo đối với sinh viên các
ngành công nghệ sau khi học xong môn vật
lý đại cương II về mặt kiến thức và kỹ năng
đó là: sinh viên phải hiểu rõ các khái niệm,
quy luật, hiện tượng vật lý, tìm hiểu cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ
thuật để làm cơ sở cho việc học chuyên
ngành sau này và khi ra trường. Do vậy, nếu
giảng viên giảng dạy thụ động sẽ không đáp
ứng được những yêu cầu đó.
Để khắc phục những hạn chế trên,
chúng tôi nghiên cứu các phương pháp
giảng dạy chủ động vận dụng vào tổ chức
dạy học chương “Cảm ứng điện từ” của
môn vật lý đại cương II, được thực hiện tại
trường Đại học Công nghiệp Vinh.
2. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ
ĐỘNG
Qua những kết luận tại hội thảo CDIO
(Conceive - Design - Implement - Operate)
2010 của Trung tâm Nghiên cứu cải tiến
phương pháp dạy và học đại học Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Chúng
tôi trình bày về phương pháp dạy học chủ
động như sau:
2.1. Khái niệm về phương pháp
giảng dạy chủ động
Phương pháp giảng dạy chủ động là
phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của người học. “Chủ động” trong phương
pháp giảng dạy chủ động được dùng với
nghĩa là hoạt động tích cực, trái nghĩa với
bị động, thụ động. Phương pháp giảng dạy
chủ động hướng tới việc hoạt động hóa,
chủ động hóa hoạt động nhận thức của
người học, nghĩa là tập trung vào phát huy
tính chủ động của người học chứ không
phải là tập trung vào phát huy tính chủ
động của người dạy.
Một nghiên cứu của Biggs năm 2003
cho thấy rằng mối liên hệ chặt chẽ giữa các
hoạt động của người học với hiệu quả học
10% đọc
20% nghe
30% nhìn
50% nghe và nhìn
70% trao đổi với người khác
90% dạy lại cho người khác
80% sử dụng trong thực tế
Hình 1: Tháp học tập thể hiện tỉ lệ phần
trăm ghi nhớ kiến thức tương ứng với các
hoạt động học tập của sinh viên
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ ĐỘNG VÀO VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG
126
tập. Tỉ lệ tiếp thu kiến thức của người học
tăng lên cao khi được vận dụng đa giác
quan vào hoạt động học tập (hình 1), được
sử dụng trong thực tế và đặc biệt nếu được
dạy lại (hoặc truyền đạt lại) cho người
khác. Giảng dạy chủ động chính là tổ chức
các hoạt động học tập đa dạng và phong
phú giúp làm tăng khả năng ghi nhớ và tái
hiện kiến thức.
2.2. Một số đặc điểm của phương pháp
giảng dạy chủ động
a. Người học là trung tâm
Trong phương pháp dạy học chủ động,
người học - đối tượng của hoạt động “dạy”,
đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” -
được cuốn hút vào các hoạt động học tập
do giảng viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua
đó tự lực khám phá những điều mình chưa
rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những
tri thức đã được giảng viên sắp xếp trước.
Sinh viên được đặt vào những tình huống
của đời sống thực tế, người học trực tiếp
quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải
quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của
mình, từ đó nắm được kiến thức kỹ năng
mới, vừa nắm được phương pháp tìm ra
kiến thức, kỹ năng đó.
b. Chú trọng rèn luyện phương pháp
tự học
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi
nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học
và công nghệ phát triển như vũ bão, thì
việc sinh viên tự học sau khi ra trường là
rất quan trọng. Khi đó, người thầy không
còn là người cung cấp trực tiếp cho bạn
kiến thức nữa. Phương pháp giảng dạy chủ
động sẽ rèn luyện cho người học có được
phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự
học từ đó sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi
dậy nội lực vốn có trong mỗi con người,
kết quả học tập sẽ được nhân lên trong đời
sống của họ.
c. Phối hợp giữa học tập cá nhân với
học tập hợp tác
Lớp học là môi trường giao tiếp giảng
viên - sinh viên, sinh viên - sinh viên, tạo
nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân
trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Thông
qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý
kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định
hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình
lên một trình độ mới. Điều này phù hợp với
môi trường thực tế sau này khi sinh viên tốt
nghiệp và đi làm, buộc mọi người phải học
tập suốt đời, phối hợp giữa học tập cá nhân
và học tập hợp tác.
d. Vai trò của giảng viên trong giảng
dạy chủ động: người hướng dẫn, tổ chức
hoạt động
Với phương pháp chủ động, người thầy
không chỉ là người truyền đạt thông tin mà
còn là người tổ chức, chỉ đạo các hoạt động
của người học. Một cách cụ thể hơn, người
thầy còn đóng vai trò thiết kế, tổ chức,
hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo
nhóm nhỏ để sinh viên tự lực chiếm lĩnh
nội dung học tập, chủ động đạt các mục
tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu
cầu của chương trình. Trên lớp, sinh viên
hoạt động là chính, giảng viên chỉ là người
hướng dẫn.
e. Kết hợp đánh giá của giảng viên với
tự đánh giá của sinh viên
Trước đây giảng viên giữ độc quyền
đánh giá sinh viên, nhưng trong phương
pháp chủ động thì giảng viên cần phải
hướng dẫn sinh viên phát triển kỹ năng
đánh giá kiến thức để tự điều chỉnh cách
học. Vì vậy, giảng viên cần tạo điều kiện,
tổ chức hoạt động để sinh viên được đánh
giá về kiến thức khi các nhóm trình bày,
quá trình hoạt động của các nhóm. Qua đó,
sinh viên khắc sâu kiến thức hơn, mạnh
dạn hơn, chủ động hơn trong học tập.
NGUYỄN DUY CƯỜNG
127
2.3. Giới thiệu một số phương pháp
giảng dạy chủ động
Có rất nhiều phương pháp giảng dạy
chủ động, trong bài viết này chúng tôi chỉ
giới thiệu tóm tắt một số phương pháp dạy
học sử dụng phổ biến tại các trường đại
học tiên tiến. Chúng tôi tạm phân biệt chia
các phương pháp dạy học chủ động thành 2
nhóm tùy thuộc vào mức độ gắn kết với
thực tế ít và nhiều: Nhóm phương pháp
sinh viên học chủ động và nhóm phương
pháp giúp sinh viên học tập qua trải
nghiệm. Sau đây là bảng tóm tắt các
phương pháp giảng dạy:
Hợp chất 2 là tinh thể lập phương
không màu, điểm nóng chảy 162-163oC.
Phổ UV cho hấp thụ cực đại ở 212 nm. Phổ
IR (cm-1) cho thấy các pic hấp thụ mạnh ở
tần số 2937 (C=C), 1690 (C=O), 1487
(C=C). Phổ khối lượng va chạm electron
(EI-MS) cho pic ion phân tử ở m/z 302 [M]+
tương ứng với công thức phân tử C20H30O2.
Phổ 1H-NMR của hợp chất 2 cho thấy
tín hiệu của hai proton trên liên lết C=C tại
4,80 (1H, br s, H-17b) và 4,73 (1H, br s,
H-17a), tín hiệu của proton H-13 trên
nhóm metin tại 2,63 (1H, br s, H-13), và tại
1,24 (3H, s, H-18), 0,95 (3H, s, H-20) là
của proton ở hai nhóm metyl vị trí H-18 và
H-20. Phổ cộng hưởng từ 13C-NMR cho
thấy tín hiệu của 20 cacbon, trong đó có tín
hiệu của cacboxylic ở 184,7 ppm, tín
hiệu của liên kết đôi của C-16 và C-17 lần
lượt tại 155,8 và 103,0 ppm. Giá trị cụ
thể được ghi ở bảng 2.
STT
Tên
phương
pháp
Mô tả vắn tắt Lợi ích của người học
Giúp sinh viên học tập chủ động
1. Động não
- GV nêu vấn đề cần giải quyết, quy định thời
gian và cách làm việc.
- SV làm việc cá nhân, liệt kê nhanh các ý tưởng.
- Tư duy sáng tạo
- Giải pháp và đề xuất
2. Chia sẻ theo cặp
- GV nêu vấn đề cần thảo luận, qui định thời gian
và cách chia sẻ
- SV làm việc theo cặp, lắng nghe và trình bày ý
kiến, bảo vệ và phản bác.
- Cấu trúc giao tiếp
- Tư duy suy xét, phản biện
3.
Tổ chức
học tập theo
nhóm
- GV tổ chức lớp học theo nhóm và chuẩn bị các
nhóm học tập.
- Mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ học tập và cùng
hợp tác thực hiện.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm
- Kỹ năng giao tiếp
4.
Dạy học
dựa trên
vấn đề
- GV xây dựng “vấn đề” có liên quan đến nội
dung dạy học.
- SV được giao giải đáp “vấn đề” trên cơ sở cá
nhân hoặc nhóm.
- Xác định và hình thành vấn đề.
- Đề xuất các giải đáp.
- Trao đổi, phán xét, cân bằng
trong hướng giải quyết.
5.
Phương
pháp đóng
vai
- GV chuẩn bị “kịch bản” có nội dung liên quan
đến môn học.
- Một số sinh viên được phân vai để thực hiện
“kịch bản”. Số sinh viên còn lại đóng vai trò
khán giả và người đánh giá.
- Tư duy suy xét, phản biện
- Nhận biết về kiến thức, kỹ
năng và thái độ cá nhân của bản
thân.
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ ĐỘNG VÀO VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG
128
Giúp sinh viên học qua trải nghiệm
6.
Dạy học
thông qua
làm đồ án
- GV chuẩn bị nội dung các đồ án môn học.
- SV được giao thực hiện đồ án trên cơ sở cá
nhân hoặc nhóm
- Lập giả thiết
- Kỹ năng thiết kế - triển khai
- Kỹ năng giao tiếp bằng viết
- Kỹ năng thuyết trình
7. Nghiên cứu tình huống
- GV xây dựng tình huống có liên quan đến nội
dung dạy học
- SV được giao giải đáp các tình huống trên cơ
sở cá nhân hoặc nhóm.
- Đề ra giải pháp
- Ước lượng và phân tích định
tính.
8. Mô phỏng
- GV xây dựng mô hình mô phỏng (phần cứng,
phần mềm), giải thích các qui tắc, tình huống,
giám sát mô hình khi nó vận hành.
- SV thực hiện các mô phỏng và phản ánh lại trải
nghiệm qua những bài báo cáo hoặc các bài tập.
- Kỹ năng mô hình hóa
- Kỹ năng thử nghiệm khảo sát
- Giao tiếp đồ họa
9.
Học tập
phục vụ
cộng đồng
- GV liên hệ cộng đồng và nối kết các vấn đề
cộng đồng với các lý thuyết môn học
- SV tự nguyện tham gia, giải quyết vấn đề của
động đồng, áp dụng các kiến thức được học.
- Vai trò và trách nhiệm đối với
xã hội
- Nhận biết được bối cảnh các tổ
chức xã hội
- Ham tìm hiểu và học tập suốt
đời
3. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG
“CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” THEO
HƯỚNG GIẢNG DẠY CHỦ ĐỘNG
Để đạt được mục tiêu về kiến thức và kỹ
năng khi giảng dạy chương “Cảm ứng điện
từ” tại trường Đại học Công nghiệp Vinh,
chúng tôi đã sử dụng tổng hợp nhiều phương
pháp giảng dạy chủ động khác nhau.
Phương pháp tổ chức học tập theo nhóm
Giảng viên chia lớp thành các nhóm
sinh viên, giao cho mỗi nhóm một nhiệm
vụ nhất định, hướng dẫn tiến trình thực
hiện và yêu cầu thời gian hoàn thành. Với
chương “Cảm ứng điện từ” chúng tôi chia
làm 4 nhóm tương ứng với các nội dung
sau đây:
- Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày khái
niệm về “Hiện tượng cảm ứng
điện từ”.
- Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày “Dòng
điện Phucô”.
- Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày về “Hiện
tượng tự cảm”.
- Nhóm 4: Tìm hiểu và trình bày “Một số
ứng dụng của hiện tượng cảm
ứng điện từ”.
Phương pháp mô phỏng giúp sinh viên
trải nghiệm. Giáo viên yêu cầu sinh viên
chuẩn bị trước các thiết bị thí nghiệm liên
quan đến nhiệm vụ mà nhóm mình đảm
nhiệm. Đối với việc chuẩn bị này giảng
viên phải nêu định hướng trước cho sinh
viên biết các tên thí nghiệm liên quan đến
nội dung nghiên cứu, tên thiết bị, cách tìm
hay chế tạo thiết bị. Có thể giảng viên dành
thời gian tương tác thêm ngoài giờ hướng
dẫn cho sinh viên cho đến khi sinh viên
hoàn thành thí nghiệm. Thông qua quá
trình sinh viên chuẩn bị và làm thí nghiệm
họ sẽ nảy sinh vấn đề, tự đạt ra các câu hỏi
“tại sao?”, “vì sao?”.
Sau khi làm xong thí nghiệm các nhóm
sinh viên viết báo cáo để chuẩn bị trình bày
bằng phần mềm Powerpoint. Vì là sinh
NGUYỄN DUY CƯỜNG
129
viên năm thứ nhất nên giáo viên cần hỗ trợ,
hướng dẫn sinh viên tìm đọc những kiến
thức liên quan của nhóm trong sách giáo
khoa để trình bày về mặt lý thuyết và hỗ
trợ về cách sử dụng phần mềm trình diễn
Powerpoint.
Phương pháp đóng vai, cho các nhóm
sinh viên trình bày nội dung đã chuẩn bị.
Các nhóm sinh viên cử người báo cáo đóng
vai là người truyền đạt thông tin. Số sinh
viên còn lại đóng vai là khán giả và đánh giá
phần báo cáo của các nhóm khác. Giáo viên
là người hỗ trợ, điều chỉnh những nội dung
kiến thức mà sinh viên có sai lệch, bổ sung
những kiến thức còn thiếu trong báo cáo.
3.1. Trình tự tổ chức dạy học chương
“Cảm ứng điện từ”
3.1.1. Tổ chức các nhóm sinh viên
chuẩn bị thiết bị thí nghiệm liên quan đến
nhiệm vụ mà nhóm đảm nhiệm
Trên cơ sở những kiến thức đã có,
giảng viên hướng dẫn các nhóm sinh viên
chuẩn bị thiết bị liên quan đến nhiệm vụ
mà nhóm đảm nhiệm. Nội dung hướng dẫn
cần nêu được: tên thí nghiệm là gì, mục
đích của thí nghiệm, tên các thiết bị thí
nghiệm và mua hoặc tận dụng, chế tạo như
thế nào. Nhiệm vụ này rất quan trọng, có
thể xem là quan trọng nhất và khó nhất, bởi
vì việc làm thí nghiệm bước đầu không dễ
thành công, do đó giáo viên cần hỗ trợ để
sinh viên chắc chắn phải hoàn thành thì
mới có thể làm các bước tiếp theo.
3.1.2. Hướng dẫn và yêu cầu sinh viên
hoàn thành bài báo cáo
- Các nhóm độc lập lắp ráp thí nghiệm
và tiến hành thí nghiệm ở nhà, hoặc ở các
phòng học dành cho sinh viên tự học cho
đến khi thành công.
- Sau khi lắp rắp và tiến hành xong, các
nhóm trình bày nội dung cần báo cáo theo
sự chỉ dẫn của giáo viên. Nội dung báo cáo
cần làm rõ: Mục đích nghiên cứu của
nhóm, các thiết bị thí nghiệm và cách chế
tạo hoặc lấy từ đâu, lắp ráp, tiến hành và nêu
hiện tượng của thí nghiệm, giải thích hiện
tượng, xử lý kết quả thí nghiệm, từ kết quả thí
nghiệm khái quát hóa nên kiến thức vật lý liên
quan. Tất cả các nội dung được trình bày trên
phần mềm trình diễn Powerpoint.
3.1.3. Trình bày báo cáo trước tập thể lớp
- Các nhóm cử một sinh viên đại diện
hoặc một số sinh viên (nếu cần thiết để hỗ
trợ trong khi tiến hành thí nghiệm) để báo
cáo trước lớp. Để báo cáo thành công và có
hiệu quả, giáo viên yêu cầu các nhóm phải
tập duyệt trước khi báo cáo trước lớp.
- Các nhóm còn lại theo dõi báo cáo để
hiểu nội dung, đánh giá báo cáo, đồng thời
đặt câu hỏi, trao đổi và thảo luận.
3.1.4. Sinh viên và giảng viên chuẩn hóa
kiến thức
Kiến thức mà các nhóm sinh viên báo
cáo có thể vẫn chưa được phát biểu thật
chính xác vì vậy sinh viên và giảng viên
cần chuẩn hóa kiến thức. Các nhóm sinh
viên đặt ra những câu hỏi để nhóm báo cáo
trả lời. Nếu nhóm báo cáo không trả lời
được, hoặc trả lời chưa chính xác, giảng
viên cần ghi chép lại. Sau khi các nhóm
báo cáo và chất vấn xong, giảng viên cần
chuẩn hóa kiến thức sao cho đúng với mục
tiêu của bài.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Về chuẩn bị thiết bị, lắp ráp
thí nghiệm và tiến hành các thí nghiệm ở
từng nhóm
4.1.1. Thí nghiệm cho khái niệm “Hiện
tượng cảm ứng điện từ”(nhóm 1)
- Thiết bị thí nghiệm
Hai bản từ (1) gồm nhiều nam châm
gốm được ghép sát nhau. Chúng được gắn
thẳng đứng trên một giá nhựa nằm ngang
và quay dễ dàng do giá nhựa được lắp trên
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ ĐỘNG VÀO VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG
130
ổ bi. Các nam châm gốm (2) dùng để gắn
lên hai bản từ. Một khung dây dẫn kín (3)
được quấn từ các sợi dây đồng có đường
kính 0,07 mm, có phủ sơn cách điện. Trên
khung dây có hai cặp đầu dây lấy ra 200
vòng và 400 vòng. Khung dây được làm
biến dạng nhờ một thanh thép inox mảnh
(4), xê dịch dễ dàng, được gắn ở phía dưới
khung. Hai đèn LED (5) được dùng để phát
hiện có dòng điện cảm ứng trong khung
dây hay không (nếu đèn lóe sáng chứng tỏ
có dòng điện). Nguồn điện một chiều 12 V
có sẵn ở các trường Đại học, Cao đẳng.
- Với các thiết bị thí nghiệm trên
nhóm 1 có thể làm được các thí nghiệm
sau:
Thí nghiệm về sự xuất hiện dòng điện
cảm ứng trên khung dây khi độ lớn cảm
ứng từ B tại tiết diện khung dây thay đổi.
Thí nghiệm về sự xuất hiện dòng điện
cảm ứng trên khung dây khi diện tích S
của tiết diện khung dây thay đổi.
Thí nghiệm về sự xuất hiện dòng điện
cảm ứng trên khung dây khi góc α giữa
véc tơ pháp tuyến n của tiết diện khung
dây và cảm ứng từ B thay đổi.
4.1.2. Thí nghiệm về “Dòng điện Fu -
cô”(nhóm 2)
- Thiết bị thí nghiệm
Thanh nhôm dài 300 mm, có gắn tấm
nhôm mỏng, liền khối (1) và thanh nhôm
dài 300 mm, có gắn tấm nhôm mỏng, được
xẻ nhiều rãnh (2). Hai tấm nhôm này có
cùng kích thước là 70 mm 50 mm 2
mm. Trục lồng hai ổ bi (3) để lắp các thanh
nhôm và trục được gắn trên giá thí nghiệm
(4). Hai bản từ gồm nhiều nam châm gốm
được ghép sát nhau gắn trên giá đỡ có ổ bi
ở thiết bị thí nghiệm về hiện tượng cảm
ứng điện từ. Ống dây đồng 2000 vòng,
hình trụ đường kính trong 40 mm, cao 60
mm (5), có các đầu ra được nối vào phích
cắm điện. Lõi thép chữ U (6) có tiết diện
ngang 10 mm 10 mm, cao 60 mm, được
ghép từ nhiều lá thép cách điện với nhau.
Khối