Vận dụng linh hoạt các phương pháp để giải nhanh bài toán hoá học

Kể từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức chuyển cấu trúc đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Hoá học từ tự luận sang trắc nghiệm 100%. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc trong vòng 90 phút, học sinh phải thật bình tĩnh để lựa chọn phương án trả lời tối ưu nhất trong thời gian ngắn nhất. Để làm được như vậy, đa phần học sinh đều tìm đến những phương pháp giải toán hoá họctrong sách tham khảo hoặc trên các diễn đàn. Một vài phương pháp đó là: bảo toàn (electron, điện tích, nguyên tố, khối lượng), tăng giảm khối lượng, sơ đồ đường chéo, đồ thị, trung bình, và một phương pháp khá hiệu quả làquy đổi, .Tuy nhiên, để áp dụng thật nhanh nhạy và chính xác những phương pháp đó cần trải qua một thời gian khá lâu. Và để thực hiện tốt hơn điều đó, bài viết này tôi xin giới thiệu một số kỹ năng để giải những bài toán hoá học phần vô cơ.

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng linh hoạt các phương pháp để giải nhanh bài toán hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Trang 1 - VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TOÁN HOÁ HỌC ThienVyHuy Administrator of Kể từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức chuyển cấu trúc đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Hoá học từ tự luận sang trắc nghiệm 100%. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc trong vòng 90 phút, học sinh phải thật bình tĩnh để lựa chọn phương án trả lời tối ưu nhất trong thời gian ngắn nhất. Để làm được như vậy, đa phần học sinh đều tìm đến những phương pháp giải toán hoá học trong sách tham khảo hoặc trên các diễn đàn. Một vài phương pháp đó là: bảo toàn (electron, điện tích, nguyên tố, khối lượng), tăng giảm khối lượng, sơ đồ đường chéo, đồ thị, trung bình, và một phương pháp khá hiệu quả là quy đổi, ... Tuy nhiên, để áp dụng thật nhanh nhạy và chính xác những phương pháp đó cần trải qua một thời gian khá lâu. Và để thực hiện tốt hơn điều đó, bài viết này tôi xin giới thiệu một số kỹ năng để giải những bài toán hoá học phần vô cơ. Sau đây là một số ví dụ: Ví dụ 1. [Khối A – 2007] Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36. – GIẢI – Từ giả thiết dễ dàng suy ra được 1,0 CuFe nn (mol). Hơn nữa, ta có )( 2 2 XM MM NONO      19.238 2 4630 nên gọi 2NONO nna  . Theo định luật bảo toàn electron, dễ dàng suy ra phương trình (pt): aa  32.1,03.1,0 hay 25,0a (mol). Vậy V = 5,6 (lít). Nhận xét: Bài tập này chỉ yêu cầu học sinh nhìn nhận kĩ đề bài, thành thạo kĩ năng tính nhẩm và sử dụng tinh ý phương pháp bảo toàn mol electron. Tôi xin đưa ra một công thức dễ nhớ để vận dụng nhanh hơn: Nếu giả thiết bài toán sinh ra 1, 2 hay nhiều khí (NxOy), thậm chí muối amoni nitrat, ta luôn có: số mol electron nhận = 34222 81083 NONHNONNONO nnnnn  Ở đây chỉ xét cho trường hợp tổng quát, tuỳ từng bài toán cụ thể mà ta có hệ thức thích hợp. Ví dụ 2. [Khối A – 2007] Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04. – GIẢI – Đối với dạng toán tạo muối, thông thường nếu viết pt thì sẽ tốn nhiều thời gian. Vì vậy chúng ta nên tập thao tác hình dung trong đầu 2 pt có thể xảy ra đối với bài toán. Ở pt tạo muối cacbonat: 08,0 322 )(  BaCOOHBaCO nnn (mol) nên CO2 dư 04,008,012,0  (mol). Còn ở pt tạo muối hidrocacbonat thì 02,004,0. 2 1 2)( OHBan (mol). - Trang 2 - Vậy 04,0 5,2 02,008,0 a (mol/l). Nhận xét: Dạng toán tạo muối rất thường gặp trong kỳ tuyển sinh Đại học và Cao đẳng nên học sinh cần phải nắm vững các kỹ thuật nhẩm số mol, khối lượng mol để giải quyết mau lẹ. Việc tưởng tượng trong đầu các pt phản ứng xảy ra dựa trên định luật bảo toàn nguyên tố cũng rất có lợi cho học sinh trong việc tranh thủ thời gian làm bài. Ví dụ 3. [Khối A – 2007] Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là A. 1. B. 6. C. 7. D. 2. – GIẢI – Ta có số mol H+ ban đầu là: 5,0)5,0.21.(25,0 Hn (mol). Mặt khác số mol H+ phản ứng là: 475,02375,0.22 2  HH nn (mol). Suy ra 1 25,0 475,05,0lg    pH . Nhận xét: Dạng toán về pH đã khá quen thuộc với chúng ta từ đầu học kì I lớp 11. Để giải quyết những bài tập này, thông thường ta không nên viết các phương trình điện li vì sẽ tốn nhiều thời gian. Ở đây tôi xin đưa ra 1 hệ thức để tính số mol H+ (OH- cũng tương tự) nhanh chóng: Giả sử có V (lít) dung dịch A chứa hỗn hợp axit HaX p (M), HbY q (M), ... thì: ...)...(  qcpaVnH Đôi khi bài tập pH có thể được giải quyết bằng máy tính bỏ túi trong vòng khoảng 10 – 20s. Sau đây là một bài tập áp dụng công thức trên: [Khối B – 2009] Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8. Hướng dẫn: ][ .04,0)1,0.22,0.(1,0 .02,0)1,005,0.2.(1,0      OH n n OH H dư .13114.1,02,0 02,004,0  pH Ví dụ 4. [Khối A – 2008] Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 0,746. B. 0,448. C. 1,792. D. 0,672. – GIẢI – Từ giả thiết ta có các số liệu sau: 05,0Cun , 12,0Hn , 08,03 NOn . Khi đó: 2 08,0 3 05,0 8 12,0  , tức H+ hết nên 03,012,0. 8 2 NOn (mol) hay V = 0,672 (lít). Nhận xét: Sở dĩ bài toán trên được giải quyết ngắn gọn là bởi ta đã quá gần gũi với pt ion rút gọn của phản ứng Cu tác dụng với HNO3 sinh ra khí NO: OHNOCuNOHCu 2 2 3 423283   . Ở đây chỉ cần nhớ hệ số của 3 chất tham gia và khí NO là ta có thể làm giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn nhất. Ví dụ 5. [Khối A – 2009] Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là - Trang 3 - A. NO và Mg. B. NO2 và Al. C. N2O và Al. D. N2O và Fe. – GIẢI – Dựa vào đề bài, ta có pt sau: 7 822441614 yxyx  . Dùng máy tính bỏ túi giải phương trình nghiệm nguyên thu được kết quả: x = 2, y = 1 (N2O) nên đáp án chỉ có thể là C hoặc D. Áp dụng công thức ở ví dụ 1 đã đề cập, tính được ne (cho) = ne (nhận) = 336,04,22 9408,0 .8  (mol). Từ đó: nnM M 9336,0 024,3  . (với n là số oxi hoá cao nhất của kim loại M). Vậy M là Al. Nhận xét: Bài toán này yêu cầu học sinh phải sử dụng hết tất cả giả thiết để tìm ra đáp án đúng nhất. Nếu chỉ dùng ½ giả thiết thì chỉ loại được 2 phương án không chính xác. Tuy nhiên, bài này cũng không khó đối với chúng ta nếu biết bình tĩnh nhìn nhận vấn đề chính xác. Ví dụ 6. [Khối A – 2009] Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là A. 360. B. 240. C. 400. D. 120. – GIẢI –  số mol electron cho = 12,06492,1.25612,1.3  (mol). 08,03 NOn (mol). Dựa vào pt: OHNOeHNO 23 234   suy ra: Hn (dư) = 24,012,0.3 45,0.2.4,0  (mol). 36,0 1 24,012,0 V (lít) = 360 (ml). Nhận xét: Đây là một bài toán về HNO3 khá khó, khiến nhiều học sinh mất nhiều thời gian đầu tư vào việc viết pt ion rút gọn của phản ứng Fe và Cu. Vì vậy, để rút ngắn thời gian hơn nữa, chúng ta nên sử dụng bán phản ứng trên. Đồng thời thông qua 2 pt: Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 và Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 để tính được tổng số mol của OH- phản ứng với 2 ion Fe3+, Cu2+ trong dung dịch X. Kết hợp với số mol H+ còn dư để suy ra được đáp án đúng. Tuy nhiên, ở đây ta có thể dùng tổng số mol electron cho của 2 kim loại ban đầu để tính số mol OH- phản ứng. Ví dụ 7. [Khối A – 2009] Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 38,34. B. 34,08. C. 106,38. D. 97,98. – GIẢI – Dựa trên kỹ thuật nhẩm trung bình ở ví dụ 1, dễ dàng tính được 03,0 2 06,0 22  NON nn (mol). Khi đó,  số mol electron nhận = 3.46,038,154,003,0.1003,0.8  = số mol electron cho. Thế nên, sẽ có muối NH4NO3 sinh ra với số mol là: 105,08 54,038,1  (mol).      35 8 NeN . Vậy 38,10680.105,0213.46,0 m (gam). - Trang 4 - Nhận xét: Ở bài tập này ta chỉ lưu ý một điều, phải xét xem dung dịch sau phản ứng có bao gồm NH4NO3 hay không ? Nhưng nó sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu ta để ý rằng giả thiết cho HNO3 dư nên Al tan hết tạo ra 97,98 (gam) muối. Vì vậy A và B bị loại. Tiếp tục xem xét phản ứng có tạo muối amoni hay không bằng cách so sánh 2 số mol electron nhường và nhận, thấy được sự chênh lệch. Như thế bài toán chắc chắn tạo muối NH4NO3 và khối lượng m phải lớn hơn 97,98 (gam). Đáp án C. Và đây là một bài nhỏ tương tự nhưng mức độ dễ hơn: [Khối B – 2008] Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là A. 8,88 gam. B. 13,92 gam. C. 6,52 gam. D. 13,32 gam. Ví dụ 8. [Khối B – 2009] Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là A. 52,2. B. 54,0. C. 58,0. D. 48,4. – GIẢI – Ta sẽ sử dụng phương pháp quy đổi để giải quyết bài toán trên. Quy đổi oxit sắt thành sắt và oxi. Từ các pt: 145,029,0 2 2 2 3 3 4623        SeS bb OeO aaa FeeFe , ta có hệ: 29,0 29,023 88,201656      ba ba ba (mol). Vì vậy, 58400.29,0. 2 1 342 )( SOFem (gam). Nhận xét: Ta cũng có thể đặt công thức tổng quát của oxit sắt là FexOy để làm. Tuy nhiên, việc giải hệ sẽ tốn thêm một ít thời gian hơn. Điểm mấu chốt trong bài này chính là tìm được khối lượng muối sunfat khan, không nhất thiết phải tìm ra chính xác công thức của oxit sắt. Ví dụ 9. [Khối A – 2009] Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam. – GIẢI – Ta đã biết CO không phản ứng với Al2O3 nên số mol oxi CuO bị hao hụt là: 05,016 3,81,9 oxin (mol). Đây cũng chính là số mol của CuO trong hỗn hợp. Vậy 480.05,0 CuOm (gam). Nhận xét: Bài toán về CO này không có gì là khó đối với học sinh, chỉ cần một chút nhanh trí là có thể giải quyết mau lẹ. Một vài học sinh có thể đặt hệ phương trình nhưng việc đó không cần thiết và cũng khiến họ mất nhiều thời gian hơn. Cuối cùng tôi xin đưa ra 1 ví dụ được coi là “kinh điển” trong các kì tuyển sinh đại học vừa qua: Ví dụ 10. [Khối A – 2008] Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36. – GIẢI – Đây là một bài khá phổ biến, được nhiều học sinh quan tâm đến. Ở trên các diễn đàn trình bày khá nhiều về phương pháp giải của nó. Thầy Vũ Khắc Ngọc cũng đã đưa ra tận 18 cách giải cho bài - Trang 5 - này. Thầy Lê Phạm Thành còn chứng minh được công thức áp dụng nhanh chóng cho mọi trường hợp. Tuy nhiên, những vấn đề đó đã được đề cập nên tôi sẽ không nói đến nữa mà sẽ trình bày một cách thông thường đối với dạng toán này: Quy đổi hỗn hợp thành Fe và Fe2O3 với số mol lần lượt là a và b (mol). Khi đó ta có hệ:         05,0 06,0 18,03 36,1116056 b a a ba (mol). Vì vậy,   72,3805,0.206,0.242 m (gam). MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG (Trích từ đề thi tuyển sinh Đại học và một số đề thi thử Đại học của các trường Trung học phổ thông trên toàn quốc năm học 2009 – 2010) Bài 1. [Khối A – 2008] Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Bài 2. [Khối B – 2008] Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là A. 11,5. B. 10,5. C. 12,3. D. 15,6. Bài 3. [Khối A – 2007] Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là A. 80. B. 40. C. 20. D. 60. Bài 4. [Khối B – 2009] Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là A. 21,95% và 2,25. B. 78,05% và 2,25. C. 21,95% và 0,78. D. 78,05% và 0,78. Bài 5. [Khối B – 2007] Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là A. 0,24M. B. 0,48M. C. 0,4M. D. 0,2M. Bài 6. [Khối A – 2008] Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A. 57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 90 ml. Bài 7. [Khối A – 2009] Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 101,48 gam. D. 97,80 gam. Bài 8. [Khối B – 2008] Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12. Bài 9. [Khối A – 2007] Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam. Bài 10. [Khối A – 2009] Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,182. B. 3,940. C. 1,970. D. 2,364. Bài 11. [Khối B – 2009] Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung - Trang 6 - dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 45,6. B. 48,3. C. 36,7. D. 57,0. Bài 12. [Khối A – 2008] Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc); - Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 22,75 B. 21,40. C. 29,40. D. 29,43. Bài 13. [Khối B – 2007] Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4. B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư. C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4. D. 0,12 mol FeSO4. Bài 14. [Khối B – 2007] Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 2,52. B. 2,22. C. 2,62. D. 2,32. Bài 15. [Khối A – 2009] Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Bài 16. [Khối B – 2009] Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là A. 10,8 và 4,48. B. 10,8 và 2,24. C. 17,8 và 2,24. D. 17,8 và 4,48. Bài 16. [Khối A – 2009] Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là A. 1,92. B. 3,20. C. 0,64. D. 3,84. Bài 17. [Khối A – 2009] Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một oxit) nặng 0,95m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là A. 95,00%. B. 25,31%. C. 74,69%. D. 64,68%. Bài 18. [Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng] Cho 7,22 g hỗn hợp gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hòa tan hết trong dung dịch HCl dư thu được 2,128 lít H2 (đktc). Phần 2 hòa tan hết trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lít khí NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là A. Cu. B. Mg. C. Zn. D. Al. Bài 19. [Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng] Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 3,36. B. 7,84. C. 10,08. D. 4,48. Bài 20. [Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng] Hòa tan hoàn toàn m g hỗn hợp bột gồm Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch HNO3 nóng dư, thu được 3,36 lít hỗn hợp A gồm 2 khí (đktc) và dung dịch B. Tỷ khối hơi của A đối với hiđro bằng 22,6. Giá trị m là A. 15,24 g. B. 13,92 g. C. 69,6 g. D. 6,96 g. Bài 21. [Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng] Nhiệt phân hoàn toàn m g hỗn hợp gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 g chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp là A. 8,62%. B. 62,5%. C. 6,25%. D. 50,2%. - Trang 7 - Bài 22. [Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng] Hoà tan hoàn toàn 24,95 gam hỗn hợp A gồm 3 kim loại (X, Y, Z) bằng dung dịch HNO3 loãng, dư. Thấy có 6,72 lít khí NO duy nhất thoát ra (đktc) và dung dịch B chỉ chứa muối kim loại. Khối lượng muối nitrat thu được khi cô cạn cẩn thận dung dịch B là A. 43,50 gam. B. 99,35 gam. C. 62,15 gam. D. 80,75 gam. Bài 23. [Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng] Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là A. 12,80%. B. 19,53%. C. 15,25%. D. 10,52%. Bài 23. [Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng] Cho 5,1 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thấy khối lượng dung dịch tăng lên 4,6 gam. Số mol HCl tham gia phản ứng là A. 0,5 mol. B. 0,3 mol. C. 0,25 mol. D. 0,125 mol. Bài 24. [THPT Trần Đăng Ninh – Hà Nội] Cho 3,12 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1,2M (lấy dư) thoát ra 1,344 lít khí (đktc) và dung dịch X. Thêm tiếp 100 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thu được kết tủa có khối lượng là A. 3,9 gam. B. 6,24 gam. C. 3,12 gam. D. 4,68 gam. Bài 25. [THPT Trần Đăng Ninh – Hà Nội] Đem để 11,2 gam Fe ngoài không khí, sau một thời gian thu được một hỗn hợp gồm Fe và các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc). Tính số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng. A. 0,5 mol. B. 0,3 mol. C. 0,45 mol. D. 0,4 mol. - HẾT -
Tài liệu liên quan