Vận dụng phép biện chứng duy vật trong xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta

Tóm tắt: Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử, trong suốt quá trình tồn tại Việt Nam luôn bị các thế lực ngoại bang hùng mạnh nhòm ngó và xâm lược. Vì vậy, đã hình thành nên ý thức cũng như sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhân dân ta. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, từng diễn ra nhiều cuộc đấu tranh liên tục và quyết liệt để gìn giữ những tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Từ thực tiễn chống giặc ngoại xâm ấy, ông cha ta đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm phong phú và quý báu cho các thế hệ mai sau. Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống quý báu ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phép biện chứng duy vật trong xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 54 VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐƢỜNG LỐI ĐỔI MỚI KINH TẾ CỦA ĐẢNG TA CN. Nguyễn Thị Tiến Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử, trong suốt quá trình tồn tại Việt Nam luôn bị các thế lực ngoại bang hùng mạnh nhòm ngó và xâm lược. Vì vậy, đã hình thành nên ý thức cũng như sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhân dân ta. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, từng diễn ra nhiều cuộc đấu tranh liên tục và quyết liệt để gìn giữ những tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Từ thực tiễn chống giặc ngoại xâm ấy, ông cha ta đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm phong phú và quý báu cho các thế hệ mai sau. Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống quý báu ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta. Từ khoá: Truyền thống, chủ quyền lãnh thổ, lãnh thổ quốc gia. 1. Từ ý thức đến quyết tâm giành và giữ chủ quyền lãnh thổ Có thể nói, do những điều kiện về địa lý tự nhiên, nằm ở vị trí chiến lược nên lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là lịch sử của quá trình chống thiên tai và giặc ngoại xâm. Lịch sử đã không ghi lại những điều kiện cụ thể về Nhà nước Văn Lang thời vua Hùng nhưng suốt bốn ngàn năm, niềm tự hào về Nhà nước ấy đã ăn sâu vào tâm khảm của dân tộc ta từ đời này qua đời khác. Sự ra đời của một Nhà nước là sự khẳng định chủ quyền trên một lãnh thổ có sự riêng biệt “cõi bờ núi sông”, của phong tục, tập quán, của một nền văn hóa đã định hình. Trong thời kỳ phong kiến, Việt Nam là một quốc gia luôn là đối tượng bị các nước lớn nhòm ngó, lấn chiếm, xâm lược. Đứng trước những kẻ thù to lớn, hung bạo trên thế giới trong các thời đại khác nhau cha ông ta đã xác định phải huy động sức mạnh toàn dân tộc để xây dựng đất nước, để chống giặc ngoại xâm. Điều đó đã vun đắp ngày càng cao ý thức về chủ quyền dân tộc trong từng người dân Việt, với suy nghĩ “nước mất thì nhà tan” và hình thành quyết tâm đánh giặc giữ nước của mọi tầng lớp nhân dân, bất kể già, trẻ, gái, trai. Trên thế giới này có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam, trong mấy ngàn năm lịch sử đã có hơn 1.000 năm phải trực tiếp cầm vũ khí chống ngoại xâm. Một dân tộc sinh ra và phát triển trong cuộc vật lộn cam go, quyết liệt mang tính sinh tồn, trải nhiều biến cố to lớn như vậy, cho nên mọi hoạt động vật chất, tinh thần của dân tộc ta luôn phải tuân theo quy luật xuyên suốt: dựng nước đi đôi với giữ nước. Điều đó khiến cho nhân dân Việt Nam sớm có lòng yêu nước, có ý thức về chủ quyền dân tộc một cách sâu sắc hơn. Hồ Chí Minh đã nói “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 55 làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta” Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho lời khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc. Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã đánh bại quân Minh, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài 21 năm kết thúc bằng một chiến thắng lừng lẫy - Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm giành và giữ chủ quyền dân tộc thì làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến thắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Ý chí quyết tâm giành và giữ chủ quyền dân tộc ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn, đó là sự quyết tâm cao độ của toàn thể của dân tộc Việt Nam. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước, ý chí quyết tâm giành và giữ chủ quyền dân tộc và nó chính là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên. Nhân dân ta đã từng nếm trải và không bao giờ quên được muôn vàn điều cay đắng trong hoàn cảnh nước mất nhà tan. Chính những điều cay đắng ấy đã thôi thúc nhân dân ta kiên cường chiến đấu đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền đất nước. Chính những điều cay đắng ấy đã tạo ra một quyết tâm “ăn thịt, nằm da, nuốt gan, uống máu quân thù” “dẫu trăm thây ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. Tinh thần và ý chí đó đã tạo nên một sức mạnh vô địch đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Tinh thần và ý chí ấy không những tạo ra thái độ kiên cường bất khuất mà còn rèn đúc nên những con người “rất mưu trí và sáng tạo trong chiến đấu và chiến thắng”, liên tiếp gây cho quân địch hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều minh chứng cụ thể và đã khẳng Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 56 định rằng: nếu chúng ta kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc mình, thì dù cho kẻ thù có nguy hiểm, hùng mạnh đi chăng nữa cũng không thể thực hiện được những âm mưu xâm lược và đồng hóa được dân tộc ta. Hồ Chí Minh khẳng định "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi" câu hỏi ấy của Người đã cô đọng lại một cách đầy đủ về ý thức và quyết tâm gìn giữ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta từ bao đời nay. 2. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay Ngày nay, trong một thế giới đang diễn ra mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa, đan xen nhiều mối quan hệ phức tạp, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đấu tranh gay gắt giữa các nước, giữa các nền chính trị, kinh tế và văn hóa khác nhau, sự hưng thịnh hay tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc không còn chỉ là chuyện riêng của từng quốc gia hay dân tộc. Điều đó đã tạo ra cả thời cơ và thách thức với mọi quốc gia, nhất là với các nước nhỏ trong việc bảo vệ lợi ích, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Trong bối cảnh đó, đặc biệt là trước diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và trên thế giới trong những năm gần đây, hơn bao giờ hết, đòi hỏi đất nước ta phải phát triển nhanh, bền vững, nâng cao sức mạnh tổng hợp, nội lực của đất nước về mọi mặt; đồng thời phải luôn nêu cao cảnh giác, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đây là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả của chúng ta hôm nay trước tổ tiên và các thế hệ cha anh đi trước, như lời Bác Hồ dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” và trước các thế hệ con cháu muôn đời sau. Trong bối cảnh trên, việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống của các quốc gia có chủ quyền trên mọi lĩnh vực, không chỉ về kinh tế, chính trị, mà còn cả về văn hóa, tư tưởng, xã hội, chống lại mọi âm mưu toan áp đặt, đe dọa độc lập chủ quyền quốc gia của các thế lực đế quốc là một vấn đề bức xúc, gay go và phức tạp đối với mỗi quốc gia dân tộc. Muốn bảo vệ chủ quyền dân tộc, các nước phải phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của đất nước; tích cực và chủ động tham gia vào các thiết chế chính trị, kinh tế quốc tế; gắn với cuộc đấu tranh chống mọi sự áp đặt, nô dịch, và lệ thuộc của các nước phát triển, của chủ nghĩa đế quốc. Bảo vệ chủ quyền quốc gia phải gắn với bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng quốc gia giàu mạnh; gắn với việc xây dựng và đấu tranh thực hiện các thiết chế chính trị, kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng, dân chủ trong giai đoạn hiện nay. Trải qua lịch sử đấu tranh lâu dài chống ngoại xâm với bao gian khổ, hy sinh, dân tộc Việt Nam mới giành được độc lập. Vì vậy, nhân dân Việt Nam hơn ai hết thấu hiểu được giá trị của độc lập dân tộc và bằng mọi nỗ lực cao nhất của mình luôn phấn dấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định rõ độc lập, chủ quyền là tuyệt đối, không thể chia sẻ, đồng thời kiên định quyền độc lập, tự chủ của Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 57 quốc gia trong giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng chỉ rõ mục tiêu và nhiệm vụ: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta” Quan điểm về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, được Đảng ta khẳng định nhiều lần trong các Cương lĩnh, Nghĩ quyết của Đảng. Điều đó cho thấy sự cần thiết của vấn đề đối với sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Ngày nay, tiếp nối truyền thống của cha ông, kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước, chúng ta đã chiến đấu kiên cường và chiến thắng oanh liệt những đội quân xâm lược hung hãn và hùng mạnh nhất thế kỷ. Chúng ta quyết không cho bất cứ một kẻ thù nào lấn chiếm biên cương hoặc xâm phạm bất cứ một phần nhỏ nào thuộc phạm vi vùng đất, vùng trời, vùng biển và hải đảo thân yêu của Tổ quốc. Chúng ta tôn trọng chủ quyền của nước ta đồng thời cũng tôn trọng chủ quyền của các nước khác. Chúng ta phản đối mọi âm mưu và hành động của những thế lực đen tối hòng thôn tính lãnh thổ và xâm phạm chủ quyền của các quốc gia trên thế giới. 3. Kết luận Có thể nói trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của bao thế hệ người Việt Nam, vật lộn với biết bao thiên tai và giặc ngoại xâm để có thể trường tồn. Cho nên trong mỗi một người Việt đều thấm nhuần tư tưởng “dựng nước thì phải đi đôi với giữ nước”. Trong tâm khảm của mỗi người dân chúng ta đều thấu hiểu được cái giá của độc lập tự do đến nỗi nó như đúc thành một chân lý vững chắc “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chính vì như vậy, trải qua biết bao nhiêu là thăng trầm, biến cố của lịch sử, biết bao nhiêu cuộc đấu tranh, cuộc khởi nghĩa rồi cuộc kháng chiến đã nổ ra để giữ cho được từng miếng đất, từng ngọn cây của Tổ quốc. Và rồi cũng đã biết bao lớp người đã ra đi, đã hy sinh cho nền độc lập của nước nhà để đổi lấy những tiếng vô cùng quý giá: độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào. Từ việc ý thức đến quyết tâm gìn giữ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tôc, từ bao đời nay mỗi một người dân đất Việt đều luôn luôn trân trọng những gì mình được hưởng ngày hôm nay. Kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp mà cha ông đã cất công vun đắp, gìn giữ cho nên chúng ta càng quyết tâm bảo vệ vững chắc từng bầu trời, tấc đất của Tổ quốc. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc dù mang một hình thức khác nhưng có thể sẽ phức tạp hơn. Bởi trong đó là một cuộc chiến trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh. Do vậy, Đảng, Nhà nước và Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 58 nhân dân ta luôn quyết tâm: Bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã quốc xã chủ nghĩa Việt Nam ngày một giàu mạnh. Có như vậy, chúng ta mới cảm thấy không hổ thẹn với thế hệ cha ông đi trước và tự tin viết tiếp vào những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Hơn bao giờ hết dòng máu Lạc Hồng đang cuồn cuộn chảy trong huyết quản mỗi người con đất Việt sẽ trở thành một sức mạnh để toàn dân tộc ta vững bước tiến lên và cũng xứng đáng với bao thế hệ tiền nhân đã dày công khai phá, gìn giữ, vun đắp nên đất nước này. Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường của dân tộc, những bài học giữ nước của cha ông, bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao sức mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của đất nước, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất, nhân dân ta nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc do cha ông để lại để trao truyền cho muôn đời con cháu mai sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam. 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Đại Việt sử ký toàn thư, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tập 2. [3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 6. [4] Nguyễn Mạnh Tường. 2009. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tài liệu liên quan