Tóm tắt. Tư tưởng triết học và sự nghiệp giáo dục đồ sộ của John Dewey đã bao
trùm đời sống trí thức Mỹ, ảnh hưởng to lớn làm thay đổi nền giáo dục Mỹ suốt thế
kỉ XX. Lí thuyết về kinh nghiệm (trong triết lí giáo dục) phải được hiện thực hóa
thông qua thực nghiệm và hòa hợp với thực tiễn. Đó là cốt lỗi của tư tưởng triết học
thực dụng của Dewey được ông vận dụng vào lĩnh vực giáo dục. Vận dụng triết học
giáo dục của John Dewey vào dạy học và dạy học văn mang lại hiệu quả cao trong
nội dung đổi mới dạy học ở Việt Nam hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng triết lí giáo dục của John Dewey vào dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 25-33
This paper is available online at
VẬN DỤNG TRIẾT LÍ GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY
VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Ái Học
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Tư tưởng triết học và sự nghiệp giáo dục đồ sộ của John Dewey đã bao
trùm đời sống trí thức Mỹ, ảnh hưởng to lớn làm thay đổi nền giáo dục Mỹ suốt thế
kỉ XX. Lí thuyết về kinh nghiệm (trong triết lí giáo dục) phải được hiện thực hóa
thông qua thực nghiệm và hòa hợp với thực tiễn. Đó là cốt lỗi của tư tưởng triết học
thực dụng của Dewey được ông vận dụng vào lĩnh vực giáo dục. Vận dụng triết học
giáo dục của John Dewey vào dạy học và dạy học văn mang lại hiệu quả cao trong
nội dung đổi mới dạy học ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Triết lí giáo dục, John Dewey, dạy học.
1. Mở đầu
John Dewey là nhà triết học lớn bậc nhất nước Mỹ nửa đầu thế kỉ XX, ông đồng
thời là nhà giáo dục vĩ đại, đóng góp lớn lao vào công cuộc cải cách giáo dục của nhân
loại. Tư tưởng triết học và sự nghiệp giáo dục đồ sộ của John Dewey đã bao trùm đời sống
trí thức Mỹ, ảnh hưởng to lớn làm thay đổi nền giáo dục Mỹ suốt thế kỉ XX. Tư tưởng của
John Dewey cũng ảnh hưởng ra nền giáo dục nhiều nước trên thế giới. Ở châu Á, từ năm
1919, Dewey đã được mời đến thực hiện một loạt bài giảng tại trường Đại học Hoàng gia
Tokyo, và ngay sau đó (cũng trong năm 1919) ông được mời đến giảng dạy về triết học và
giáo dục tại Bắc Kinh và Nam Kinh (Trung Quốc). Như vậy, cách đây non nửa thế kỉ, triết
học giáo dục của John Dewey đã thâm nhập vào Nhật Bản và Trung Quốc.
Tại Việt Nam, năm 1940, Vũ Đình Hòe đã giới thiệu John Dewey trên báo Thanh
Nghị nhưng sau đó tư tưởng triết học của Dewey gần như đã vắng bóng suốt hai phần
ba thế kỉ. Tuy nhiên, trong chương trình giáo dục thực nghiệm của Hồ Ngọc Đại hai thập
niên gần đây, có sự âm thầm vận dụng tư tưởng của Dewey. Hiện nay, John Dewey đã được
dịch và giới thiệu khá bài bản ở Việt Nam với các công trình của Phạm Anh Tuấn như:
Ngày nhận bài: 15/10/2013 Ngày nhận đăng: 19/2/2014
Liên hệ: Nguyễn Ái Học, e-mail: du_tu_ai@yahoo.co.uk
25
Nguyễn Ái Học
Dân chủ và giáo dục (NXB Tri thức, 2008), John Dewey về giáo dục (Nxb Trẻ, 2012),
Kinh nghiệm và giáo dục (Nxb Trẻ, 2012) cùng với bản dịch Cách ta nghĩ của Vũ Đức
Anh (Nxb Tri thức, 2013)... Tuy nhiên, sự vận dụng triết học giáo dục của John Dewey
vào giáo dục và dạy học ở Việt Nam chưa được tiến hành bằng những công trình nghiên
cứu chuyên sâu, chưa có các nội dụng vận dụng một cách tự giác được hiện thực hóa và
trở nên phổ biến.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Triết học và triết lí giáo dục của John Dewey
2.1.1. Triết học và triết học thực dụng của John Dewey
Quan niệm tiến bộ của John Dewey được gửi gắm trong toàn bộ trước tác của ông
về triết học và giáo dục. Những người nghiên cứu John Dewey đều tìm thấy ý nghĩa thực
dụng ngay khi ông nêu những quan điểm của mình. Hơn ở đâu hết, chúng ta có thể lắng
nghe những tuyên ngôn trực tiếp của ông. Theo Dewey: “Nhiệm vụ chính của triết học là
tìm cách hiểu được nguyên nhân sâu xa của sự rối loạn rất dễ nhận ra trong những thời
điểm diễn ra sự biến động nhanh chóng của nền văn minh, hiểu được cái gì nằm ở đằng
sau cái đang bộc lộ ra bên ngoai, hiểu được chất đất nào nuôi dưỡng những gốc rễ của một
trình độ văn minh cụ thể. Triết học quan tâm tới mối quan hệ giữa con người với thế giới
nơi nó đang sống bao lâu, con người và thế giới bị tác động bởi văn hóa, sự tác động này
là vô cùng lớn, chứ không phải như ta thường vẫn tưởng” [1;1].
Quan niệm triết học của Dewey gắn với quan điểm thực tiễn khá triệt để, bởi vậy
triết học của Dewey thường gắn với cái nhìn của nhà xã hội học. Triết học gắn với nhiệm
vụ xã hội, giải quyết các vấn đề thực tại. “Hiểu rõ được tình hình hiện tại đòi hỏi nhiều can
đảm. Hiểu được tình hình một cách triệt để đòi hỏi nỗ lực lâu dài. Nhưng triết học đem
lại niềm hi vọng mới vì triết học nhất định phải tham gia vào việc khởi xướng những xu
hướng vận động để rồi sau đó con người sẽ hoàn tất những xu hướng đó bằng hành động.
Bước trước tiên là phải thẳng thắn nhận ra thế giới mà chúng ta đang sống lúc này
là gì và nó sẽ đi về đâu. Ngay cả nếu như chúng ta không thể làm được gì bằng sức lực
đôi tay và cơ bắp thì chúng ta ít nhất cũng có thể nhìn thẳng vào nó. Nhưng điều không
nên làm là thêu dệt những bức màn chắn khiến cho chúng ta không nhận ra tình hình đang
diễn ra thực sự” [1;3].
Quan niệm trên đây của Dewey cho thấy nhiệm vụ của triết học là nhiệm vụ phân
tích thực tiễn, để khai mở những con đường hành động. Từ cơ sở sinh vật học, từ Darwin,
từ những nghiên cứu tâm lí học chức năng, Dewey là người phủ định mạnh mẽ thuyết nhị
nguyên truyền thống, như sự chia cắt tinh thần và vật chất, cá nhân và xã hội. Ông hào
hứng nêu lên:“Chúng ta còn thiếu một tư tưởng có hệ thống để chỉ ra sự phát triển tiếp
theo. Triết học không thể giải quyết những vấn đề này, cũng giống như triết học thế kỉ
XVII không thể giải quyết những vấn đề của vật lí học, song các nhà triết học ngày hôm
nay có thể phân tích những vấn đề và đưa ra những giả thuyết phục vụ và gây ảnh hưởng
tới nhiều người để rồi chúng có thể được trắc nghiệm bằng phương pháp duy nhất sau đây:
26
Vận dụng triết lí giáo dục của John Dewey vào dạy học và dạy học ngữ văn...
Việc làm thực tiễn” [1;4].
Quan niệm triết học và công việc của triết học trên đây đã đưa John Dewey trở
thành nhà triết học thực dụng có ảnh hưởng lớn nhất, ông được xem là cha đẻ của trào lưu
tân giáo dục.
Theo Dewey, đôi khi sự biến đổi quyết liệt của môi trường, sinh vật người không
thấy mình có sẵn một đáp ứng thích đáng nào nên nó phải xoay xở cho ra một giải đáp để
tiếp tục sống còn. Do đó có nhu cầu suy nghĩ. Nếu tương quan giữa sinh vật - người và
môi trường được mô tả bằng từ ngữ “hoàn cảnh” hoặc “tình huống” thì người ta có thể cho
rằng tư duy chỉ thiết yếu khi có một hoàn cảnh hay tình huống sụp đổ. . . “Hành động tư
duy có nghĩa là giải quyết một vấn đề. Tư duy không phải một phương tiện để khám phá
bản tính của thực tại tối hậu mà là công cụ thực hành được dùng để tìm kiếm giải pháp
cho các vấn đề thực tiễn [. . . ] Thật vô nghĩa khi nói đến chân lí tuyệt đối, vì tri thức hoặc
chân lí tuyệt đối đều bị giới hạn trong các giải pháp cho các vấn đề cá biệt. Chân lí có tinh
tương đối đối với các hoàn cảnh (hay tình huống) cá biệt, và có bao nhiêu giải pháp cho
vấn đề thì có bấy nhiêu chân lí” [6;420-421].
Về phương diện siêu hình học, chủ nghĩa thực dụng bác bỏ quan niệm của Platon
cho rằng tư tưởng của một con người xuất phát từ một “khái niệm” toàn cầu, bất biến,
thuộc về một cõi siêu hình nào đó và không lệ thuộc vào quan niệm của con người. Thay
vì đi tìm các câu trả lời trong cõi siêu hình, những người thực dụng chú trọng vào sự tương
tác giữa con người với nhau, giữa con người với môi trường nó sinh sống. Những sự tương
tác này tạo ra những vấn nạn con người cần giải quyết để sinh tồn và để sống một cách
thoải mái. Quan tâm chính yếu của những người thực dụng là tìm ra một phương pháp giải
quyết vấn đề của con người trong đời sống thực.
Về phương diện nhận thức luận, Dewey và những người thực dụng quan tâm đến
câu hỏi: Làm thế nào để ta biết rằng ta biết? Làm sao ta có thể biết những ý tưởng của ta
là đúng? Đâu là cách chính xác nhất để ta nhận biết? Tuy nhiên, những người thực dụng
không chấp nhận câu trả lời là “cái biết” của ta do một nguồn nào đó cao hơn kinh nghiệm
của con người ban cho. Họ cho rằng biết của con người phải xuất phát từ kinh nghiệm
mà ra. Dewey định nghĩa: “Kinh nghiệm là tiến trình tương tác giữa con người và môi
trường”. Đời sống theo Dewey và những người theo chủ nghĩa thực dụng là một chuỗi các
vấn đề, và “một đời sống thành công là một đời sống trong đó cá nhân và tập thể xác định
được vấn đề đặt ra cho họ và tìm cách giải quyết được những vấn đề này”.
Về phương diện giá trị luận, Dewey cho rằng các giá trị luân lí, đạo đức thay đổi
theo từng thời đại chứ không bất biến như Plato và Aristotle quan niệm. . .
Về phương diện luận lí học, những người thực dụng dựa vào thực chứng kinh nghiệm
và những ý tưởng đã được đánh giá qua kinh nghiệm và qua các thử nghiệm khoa học.
Những người thực dụng không chấp nhận phương pháp suy luận diễn dịch đi từ một tiền
đề (trong triết học) hoặc một định đề (trong toán học) mà vận dụng phương pháp quy nạp
đưa đến một kết luận tổng quát dựa trên những trường hợp đặc thù.
Một triết học như vừa mô tả trên đây rõ ràng là triết học giải quyết các vấn đề thực
tiễn, triết học gắn với khoa học nhằm cải tạo thực tiễn. Cái nối kết giữa các nhà thực dụng
27
Nguyễn Ái Học
(tiêu biểu là Peirce. James và John Dewey) với nhau là niềm tin của họ rằng có một sự
liên kết mật thiết giữa tư duy và hành động. Khái niệm thực dụng đối với các nhà triết học
thực dụng có nghĩa là cách thức mà tư duy thể hiện trong hành động. Các nhà triết học
thực dụng coi rẻ kiểu tư duy không tạo ra được sự thay đổi nào trong đời sống. Tinh thần
thực dụng nói trên đây đã đưa tới những nguyên tắc cơ bản mà chủ nghĩa thực dụng tuân
theo như: ý tưởng của ta thực sự có giá trị khi đã được thể nghiệm trong hoạt động thực
sự của con người; kinh nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người với nhau và
giữa con người với thiên nhiên; trong đời sống thì con người phải đối phó với những tình
huống “hoang mang, bối rối” trước vấn đề khác với kinh nghiệm đã từng trải qua, đó là
sự trục trặc cần phải giải quyết và tư duy bắt đầu từ đó. Tư duy như vậy hiển nhiên phải là
tư duy khoa học gắn với thực nghiệm để thực thi. Chính điều này đã thúc đẩy John Dewey
tập trung bàn nhiều về tư duy, phương pháp tư duy, rèn tư duy, “rèn trí nghĩ” mà ông gọi
là: “Cách chúng ta nghĩ” (How we think). Chính nơi đây Dewey đã cho ra đời bản lược đồ
tư duy (có người gọi là phương thức tư duy toàn diện) hết sức quan trọng, gồm “năm bước
tách biệt theo logic: (I) một cái khó được thâu nhận; (II) phạm vi và định nghĩa của nó;
(III) đề xuất cho một giải pháp khả dĩ; (IV) sự triển khai bằng cách lập luận cho những
căn cứ của đề xuất; (V) tiếp tục quan sát và thực nghiệm đi đến chấp nhận hoặc bác bỏ đề
xuất, tức là một kết luận tin theo hay không tin theo” [4; 120-121].
Lược đồ trên đây là minh chứng cho quan niệm của các nhà thực dụng rằng: chủ
nghĩa thực dụng là một phương pháp, triết học thực dụng là triết học khoa học, phương
pháp khoa học. Với Dewey, tư duy khời đầu bằng một “sự hoài nghi” có thực, bằng một
“nhu cầu cảm nhận được”. Sự tra vấn triết học dấy lên từ những vấn đề thuộc về lương tri,
gắn với những vấn đề mang ý nghĩa cá nhân, ở đó, việc tìm ra một giải pháp khả thi mới là
quan trọng. Hoài nghi ở đây là “hoài nghi đích thực trong tâm lí” gắn vơi cảm giác bị kích
thích thực sự thay cho cảm giác “hoài nghi giả vờ”, “hoài nghi tất cả” trong truyền thống
triết học Descartes. Thứ đến (giai đoạn hai trong bản lược đồ của Dewey) là “sự cô lập”
điều nghi vấn cần được giải quyết và làm rõ nó. Ở đây, có việc cần phải loại trừ những
nghi vấn giả bằng cách chuyển từ cảm giác đơn thuần bị kích thích sang thành một nghi
vấn trí tuệ, xem xét những điều kiện có thực. Giai đoạn thứ ba của bản lược đồ như chính
Dewey phân tích: “Sự gợi ý chính là trung tâm của suy luận”. Đó là “giả định”, “phỏng
đoán”, “dự đoán”, “giả thuyết”. “Việc nuôi dưỡng các gợi ý đa dạng và có thể thay thế cho
nhau là một nhân tố quan trọng của việc suy nghĩ đến nơi, đến chốn”. Giai đoạn thứ tư
của bản lược đồ là việc “phân giải chi tiết một ý kiến”, tức là tìm phương thức giải quyết
cho một giả thuyết. Đây chính là sự “kiểm soát trí tuệ nghiêm ngặt”, để đi đến giai đoạn
thứ năm là “chứng thực bằng thực nghiệm”.
Năm bước của “cách ta nghĩ” cho thấy trí nghĩ đã được rèn luyện là “trí óc nắm
bắt được tốt nhất mức độ quan sát, việc hình thành ý kiến, lí giải và những kiểm nghiệm
cần thiết cho bất cứ trường hợp đặc biệt nào, và nó tận dụng được tối đa cho những suy
nghĩ tương lai, những sai lầm đã phạm phải trong quá khứ. . . ” [4; tr.130] Theo Reginald
D.Archambault [3; tr.34-35], lần đầu tiên Dewey đã sử dụng thuật ngữ quan trọng của
khoa học, đó là thuật ngữ “giả thuyết”.
28
Vận dụng triết lí giáo dục của John Dewey vào dạy học và dạy học ngữ văn...
Triết học của John Dewey đi vào đời sống học thuật và đời sống xã hội. . . đã nâng
Dewey lên địa vị vừa là nhà triết học, vừa là nhà tâm lí học, vừa là nhà tổ chức xã hội.
Nhưng tên tuổi lẫy lừng John Dewey đặc biệt gắn với triết lí giáo dục của ông.
2.1.2. Triết lí giáo dục của John Dewey
Lí thuyết về kinh nghiệm phải được hiện thực hóa thông qua thực nghiệm và hòa
hợp với thực tiễn. Đó là cốt lỗi của tư tưởng triết học thực dụng của Dewey được ông vận
dụng vào lĩnh vực giáo dục.
Triết học giáo dục của Dewey phải được hiểu trong bối cảnh triết học của ông diễn
ra trong bối cảnh lịch sử của nước Mỹ đầu thế kỉ XX. Trong tiểu luận Nhu cầu về một
triết học giáo dục, Dewey đã đối lập triết học giáo dục của ông với. . . giáo dục của nhà
trường truyền thống, với nhiều điểm lạc hậu của nó. Mở đầu tiểu luận này, Dewey viết:
“Nền giáo dục truyền thống là một tập ngữ nếu không muốn nói là của sự phản kháng thì
ít nhất cũng là sự tương phản, tương phản lại với một nền giáo dục chủ yếu mang tính chất
tĩnh về nội dung, độc đoán về phương pháp, và trẻ em chủ yếu là thụ động và tiếp nhận”.
Từ đó Dewey bắt dầu tiến thẳng vào đặt vấn đề: triết học giáo dục là một nỗ lực nhằm tìm
ra giáo dục là gì và giáo dục diễn ra như thế nào? Để trả lời câu hỏi ấy Dewey đã xuất
phát từ căn cứ khoa học với sinh vật học và cả tâm lí học chức năng. Ông viết: “Trước khi
chúng ta có thể phát biểu một triết lí giáo dục, chúng ta buộc phải hiểu được bản tính con
người được cấu tạo như thế nào trong cụ thể, chúng ta buộc phải hiểu được những hoạt
động của những ảnh hưởng xã hội có thực”. Rõ ràng, Dewey đã chú ý đến hai yếu tố tương
tác với nhau để cho những kết quả giáo dục. Đó là yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường
xã hội. Trong hoạt động tương tác ấy, những nguyên liệu cơ bản được biến thành điều gì
đó mang ý nghĩa to lớn hơn. Như vậy, “giáo dục là một quá trình của phát triển, của tăng
trưởng”, tăng trưởng xã hội trên cơ sở cá nhân. Mục tiêu của giáo dục là phát triển tối đa
những tiềm năng cá nhân. Quá trình giáo dục là quá trình hoạt động của con người trong
một xã hội- “một xã hội của những cá nhân tự do trong đó tất cả bằng lao động của riêng
mình đóng góp cho sự khai phóng và làm phong phú cuộc sống của người khác, chính là
môi trường duy nhất để mọi cá nhân có thể thực sự phát triển bình thường xứng với tầm
của mình”.
Tư tưởng khoa học trong triết lí giáo dục của John Dewey làm cơ sở thật vững chắc
để ông tiến tới tư tưởng dân chủ trong giáo dục- một triết lí gắn với thực tiễn của thời đại
đồng thời là một triết lí tiến bộ nói lên được khát vọng nhân văn to lớn, sâu xa của loài
người. Ông viết: “Trong một thế giới bị cuốn vào cuộc chạy đua điên rồ và thường là tàn
nhẫn vì lợi ích vật chất bằng sự cạnh tranh liên tục, thì trường học phải có trách nhiệm
bằng nỗ lực có tổ chức một cách thông minh và bền bỉ để trên hết phải phát triển ý chí
hợp tác và tinh thần biết nhận ra ở mọi cá nhân khác một con người có quyền bình đẳng
chia sẻ những thành quả văn hóa và vật chất của sự sáng tạo tập thể, của nền công nghiệp,
của kỹ năng và tri thức của con người. Mục tiêu tối cao về trí tuệ và nhân cách này là có
tính tất yếu vì những lí do khác chứ không phải là để bù đắp cho cái tinh thần vô nhân đạo
sinh ra từ sự cạnh tranh kinh tế và bóc lột” [3;66].“Một xã hội không đáng hoan nghênh
là một xã hội đặt ra bên trong và bên ngoài nó những rào cản ngăn chặn sự giao tiếp và
29
Nguyễn Ái Học
truyền đạt kinh nghiệm một cách tự do. Một xã hội cho phép mọi thành viên chia sẻ bình
đẳng lợi ích của nó và điều chỉnh linh hoạt các thiết chế dựa vào mối quan hệ tương giao
của các hình thái tồn tại liên kết khác nhau, xã hội ấy cho tới nay được gọi là dân chủ. Với
tính chất như thế, một xã hội phải có một kiểu giáo dục giúp cho các cá nhân có được mối
hứng thú riêng tới các quan hệ xã hội và kiểm soát xã hội, và tạo ra những thói quen tinh
thần có thể duy trì những thay đổi xã hội mà không gây nên sự hỗn loạn” [2;126].
Đến đây chúng ta có thể thấy, khoa học và dân chủ là hai nội dung lớn duy nhất có
mối quan hệ biện chứng với nhau bao trùm trong triết lí giáo dục của John Dewey. Tinh
thần “khoa học và dân chủ” thấm nhuần và chi phối mọi khía cạnh nội dung lí luận giáo
dục của John Dewey, tạo nên tính nhất quán của triết lí giáo dục của ông. Triết lí ấy hóa
thân vào các nội dung lí luận giáo dục phong phú, sinh động thể hiện qua nhiều công trình
khá đồ sộ mà John Dewey đã đóng góp cho nhân loại. Chúng ta thật khó mà khái quát đầy
đủ triết lí giáo dục của Dewey qua vài nhận xét ngắn gọn. Ở đây, chỉ xin nêu lên một số
nội dung- theo chúng tôi là cốt lõi triết lí giáo dục của Dewey:
- Trường học không đơn thuần là nơi người lớn dạy cho trẻ con các bài học kiến
thức và bài học luân lí. Trường học phải là một cộng đồng dân chủ trong đó mọi hoạt
động được tập trung nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất trong việc chia sẻ cho người học di
sản tri thức nhân loại và làm cho họ có thể sử dụng tài năng của mình vào mục đích xã
hội. Do đó, giáo dục là một hoạt động của đời sống, là bản thân quá trình sống của trẻ em
chứ không phải là một sự chuẩn bị cho một cuộc sống tương lai mơ hồ nào đấy.
- Nhà trường có nhiệm vụ tạo ra những điều kiện tốt nhất để cá nhân người học phát
huy tận độ năng lực của mình, tạo dựng kiến thức cho mình bằng toàn bộ công cụ của
chính mình như: đôi mắt, đôi tai, đôi tay, đôi chân và đặc biệt là tư duy. Tóm lại là người
học có thể phát triển toàn vẹn mọi khả năng của mình để tham gia vào đời sống xã hội.
- Không có nội dung hoặc giá trị tự thân tuyệt đối nào từ bên ngoài được mang áp
đặt cho học sinh. Nhà trường và giáo viên phải tạo ra một môi trường trong đó những hoạt
động của trẻ chứa đựng cả những tình huống khó khăn, để từ đó người học tự tìm tòi và
xây dựng kiến thức thông qua “kinh nghiệm” và “tư duy”, thông qua “trải nghiệm” của
chính bản thân.
- Học sinh là mục đích tồn tại của hoạt động giáo dục. Học sinh phải liên tục được
khuyến khích tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Học sinh phải thực sự là người
cộng tác để lên kế hoạch cho chương trình học và do đó lên kế hoạch cho toàn bộ môi
trường học. Qua hoạt động của nhà trường, của lớp học, học sinh tham gia vào những
phương pháp khoa học và “thủ tục” dân chủ. Học sinh thực sự tham gia vào việc sáng tạo
và duy trì một đời sống xã hội trong cộng đồng lớp học, trong nhà trường.
- Giáo viên đóng vai trò là tác nhân quan trọng bậc nhất cho sự khai phóng của
người học. Đó là “người trợ giáo trong vương quốc đích thực của Thượng đế”. Giáo viên
không phải là một “quyền uy ban phát” kiến thức, không phải là một vị quan tòa mà là
một thành viên trong cộng đồng lớp học. Giáo viên có nhiệm vụ là môt tác nhân kích
thích. Bằng việc cung cấp vật liệu, đầu mối thông tin, gợi ý, tổ chức, hướng dẫn. . . giáo
viên có thể tạo ra một môi trường khuyến khích sự học tập. Muốn vậy, giáo viên phải là
30
Vận dụng triết lí giáo dục của John Dewey vào dạy học và dạy học ngữ văn...
một chuyên gia được đào tạo tốt, một người hiểu biết giáo dục toàn diện.
- Nội dung của giáo dục phải phản ánh sự phát triển của loài người. Nội dung
phải mang tính tăng tiến. Chương trình học phải hiện đại lên cùng với sự phát triển của
loài người.
- Phương pháp dạy học phải gắn chặt với đối tượng và nội dung. Phương pháp là
phương pháp của năng lực và hứng thú của trẻ em, của cá nhân đang trưởng thành, chứ
không phải là phương pháp của người lớn - những kẻ đã trưởng thành. Phương pháp là
sự trình bày rõ ràng biện pháp triển khai nội dung của một kinh nghiệm đang diễn ra để
nó đem lại hiệu quả và kết quả nhiều nhất. Bởi vậy, không thể tách rời phương pháp khỏi
nội d