Văn hóa Đàng trong - Điểm lại thành tựu nghiên cứu từ Trung Hoa

Chính quyền Đàng Trong là một chính quyền cát cứ đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Trong giai đoạn chúa Nguyễn cai trị vùng phía nam sông Gianh, xã hội Đàng Trong đã có nhiều chuyển biến về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa và những chuyển biến đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình lịch sử Việt Nam. Chính vì vậy, Đàng Trong đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam, cả trong cũng như ngoài nước, trong đó có giới nghiên cứu Trung Quốc. Việt Nam là nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” của Trung Quốc, hai nước có quan hệ mật thiết, cả trong lịch sử và hiện đại, quan tâm và nghiên cứu những biến đổi của xã hội Việt Nam giúp ích cho việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam, lịch sử quan hệ Trung - Việt và củng cố, phát triển quan hệ song phương. Cho nên, việc nghiên cứu Đàng Trong luôn luôn được giới Việt Nam học của Trung Quốc quan tâm và đã có nhiều thành quả nghiên cứu ra đời. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu những thành quả nghiên cứu về Đàng Trong của giới nghiên cứu Trung Quốc (gồm Lục địa Trung Quốc, Đài Loan Trung Quốc, và Hương Cảng Trung Quốc) mà chúng tôi đã tiếp xúc, để góp phần vào việc nghiên cứu Đàng Trong.

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa Đàng trong - Điểm lại thành tựu nghiên cứu từ Trung Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAÊN HOÙA ÑAØNG TRONG - ÑIEÅM LAÏI THAØNH QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU TÖØ TRUNG HOA TÆÅÍNG QUÄÚC HOÜC(*) Học viện ngoại ngữ Lạc Dương (Trung Quốc). Dưới đây là bài viết về tình hình nghiên cứu Đàng Trong ở Trung Hoa của Tưởng Quốc Học (TQH), giảng viên Học viện Ngoại ngữ Lạc Dương (Hà Nam, Trung Quốc), nghiên cứu sinh Đại học Hạ Môn về đề tài Mậu dịch hải ngoại của Đàng Trong. Đây là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử dân tộc, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà Việt Nam học nước ngoài. Xin cảm ơn tác giả TQH và trân trọng giới thiệu một góc nhìn từ Trung Hoa - BBT. 1. Chính quyền Đàng Trong là một chính quyền cát cứ đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Trong giai đoạn chúa Nguyễn cai trị vùng phía nam sông Gianh, xã hội Đàng Trong đã có nhiều chuyển biến về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa và những chuyển biến đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình lịch sử Việt Nam. Chính vì vậy, Đàng Trong đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam, cả trong cũng như ngoài nước, trong đó có giới nghiên cứu Trung Quốc. Việt Nam là nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” của Trung Quốc, hai nước có quan hệ mật thiết, cả trong lịch sử và hiện đại, quan tâm và nghiên cứu những biến đổi của xã hội Việt Nam giúp ích cho việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam, lịch sử quan hệ Trung - Việt và củng cố, phát triển quan hệ song phương... Cho nên, việc nghiên cứu Đàng Trong luôn luôn được giới Việt Nam học của Trung Quốc quan tâm và đã có nhiều thành quả nghiên cứu ra đời. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu những thành quả nghiên cứu về Đàng Trong của giới nghiên cứu Trung Quốc (gồm Lục địa Trung Quốc, Đài Loan Trung Quốc, và Hương Cảng Trung Quốc) mà chúng tôi đã tiếp xúc, để góp phần vào việc nghiên cứu Đàng Trong. 2. Thành quả nghiên cứu về Đàng Trong của Trung Quốc đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên môn toàn diện như Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18 của tiến sĩ Li Tana (Australia) mà ở đây, chỉ có bài viết “Thử bàn về Quảng Nam Quốc trong lịch sử Việt Nam” (Học báo Học Viện kỹ thuật Công nghiệp Lạc Dương, tháng 6/1999) của Trần Anh Kiệt. Bài viết này đã phân tích tương đối toàn diện về sự hình thành, thống trị, diệt vong của Quảng Nam Quốc và sự đóng góp của Hoa kiều đối với Quảng Nam Quốc. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài viết, khó có thể đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề về Đàng Trong. Ngoài ra, những công trình và bài viết về Đàng Trong hoặc chỉ là một bộ phận về nghiên cứu lịch sử Việt Nam, hoặc chỉ tập trung vào một hay một số chủ đề, như Hoa kiều, kinh tế, văn hóa... của Đàng Trong. 2.1 Thành quả nghiên cứu về Hoa kiều Đàng Trong Vì Đàng Trong có nhiều Hoa kiều và Hoa kiều đã đóng góp to lớn đối với xã hội Đàng Trong cũng như quan hệ Trung - Việt, nên Hoa kiều Đàng Trong trở thành vấn đề trọng tâm của giới nghiên cứu Việt Nam ở Trung Quốc. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về Hoa kiều Đàng Trong được công bố, đăng tải. Chẳng hạn như Trần Kinh Hòa (Đài Loan), trong thời gian giảng dạy tại Đại học Huế, Đại học Sài Gòn, Đại học Đà Lạt, đã điều tra điền dã, thu thập, chỉnh lí và nghiên cứu các sử liệu, gia phả bi ký về Hoa kiều ở Đàng Trong và đã công bố ở Đài Loan và Hương Cảng: Thừa Thiên Minh Hương xã Trần thị chính phổ(1) Sở nghiên cứu Tân Á Đại học Trung Văn Hương Cảng, Hương Cảng, 1964. , “Chú thích Mạc thị gia phả Hà Tiên trấn Hiệp trấn”(2) Học báo Văn Sử Triết (Đài Loan), số 7/1956. , “Khảo về thế hệ Mạc thị Hà Tiên”(3) Học báo Hoa Cương (Đài Loan), số 5/1969. , “Phố khách và thương nghiệp của Hội An thế kỷ XVII - XVIII”(4) Học báo Tân Á (Hương Cảng), số 1, quyển 3. , “Minh Hương xã và Thanh Hà phố Thừa Thiên”(5) Học báo Tân Á (Hương Cảng), số 1, quyển 4. , “Tàn bộ Trình Thành Công di cư Nam kỳ thời kỳ đầu nhà Thanh (Thượng, Hạ)”(6) Học báo Tân Á (Hương Cảng), số 1, quyển 5; số 2, quyển 8. , “Mấy vấn đề về Minh Hương” (bài thu tập trong sách Quang hệ quốc tế đời Minh: Vương Thiết Dị”(7) Thư cục học sinh Đài Loan, 1968. ... Đến thập kỷ 1970, ông lại có những thành quả công bố bằng tiếng Anh và tiếng Nhật về Hoa kiều Đàng Trong, như Historical Notes on Hoi-an (Faifo)(8) East Asian Cultural Studies Series N0 12, 1974. , On the Rules and Regulations of the Duong-thuong Hoi-quan’ of Faifo (Hoi-an)(9) Southeast Asian Archives, Vol. II, Kuala Lumpur, 1969. , Mac Thien Tu and Phraya Taksin, A Survey on Their Political Stand, Conflicts and Background(10) Proceedings, Seventh IAHA Conference, Vol. II, Bangkok, 1979. . Giáo sư Trần Kinh Hòa học thức uyên bác, lại thông thạo tiếng Việt, nên nghiên cứu của ông đã góp phần khôi phục lại được xã hội Hoa kiều ở Đàng Trong bằng nguồn tài liệu phong phú, trở thành cơ sở nghiên cứu Hoa kiều Đàng Trong của giới học thuật Trung Quốc. Chẳng hạn, qua so sánh, phân tích những tài liệu của Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Anh, Giáo sư Trần Kinh Hòa đã đưa ra kết luận là Dương Ngạn Địch, thực ra là hải tặc Dương Nhì, từng làm Tổng binh trấn Lễ Võ của chính quyền Trình Thành Công ở Đài Loan, chứ không phải là Tổng binh Long Môn như sử sách Việt Nam thường ghi. Và thời gian Dương Ngạn Địch đến Quảng Nam cũng không phải như sử sách Việt Nam ghi là “Kỷ Mùi, năm thứ 31 (1679), mùa xuân, tháng giêng” (Đại Nam thực lục) mà đoàn thuyền Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên chia hai đợt đến Quảng Nam vào tháng 12/1682 và tháng 5/1683. Những kết luận này có được trên cơ sở luận cứ tường tận và chân thật, luận chứng nghiêm chỉnh, nên đã được nhiều người tín phục và thường được dẫn dụng trong nghiên cứu. Ngoài Trần Kinh Hòa, ở Đài Loan, Hội biên soạn Hoa Kiều Chí, năm 1958 đã cho ra mắt công chúng cuốn sách Hoa kiều chí: Việt Nam; Lữ Sĩ Bằng và Trương Văn Hòa đã cho xuất bản trước tác cùng tên là Sử thoại Hoa kiều Việt Nam vào năm 1958 và năm 1974(11) Nxb Văn khố hải ngoại, Đài Bắc, 1958; Công ty hữu hạn cổ phần sự nghiệp văn hóa Lê Minh Đài Loan, 1974. , Trình Thụy Minh có viết Hoa kiều Việt Nam đời Thanh(12) Sở Nghiên cứu Lịch sử Đại học Sư phạm Quốc lập Đài Loan, 1976. . Mấy cuốn sách trên đều có nhắc đến Hoa kiều ở Đàng Trong, chủ yếu nói về lịch sử Hoa kiều đến Đàng Trong và đóng góp của họ đối với Đàng Trong. Ở Lục địa Trung Quốc, trước những năm 1980, giới học thuật chuyên nghiên cứu về Hoa kiều Đàng Trong khá ít và hiếm thấy có thành quả công bố, dù có cũng chỉ là đề cập đến trong khi bàn nghị Hoa kiều Việt Nam nói chung, như sách Cương yếu Hoa kiều của bán đảo Trung Nam(13) Diêu Nam, Thương Vụ ấn thư quán, 1946. và bài viết “Mấy vấn đề về bối cảnh lịch sử Hoa kiều Việt Nam” (Tư liệu về vấn đề Hoa kiều) của giáo sư Hàn Chấn Hoa công bố vào tháng 8/1978. Từ những năm 1980 trở đi thì sự quan chú đối với Hoa kiều Đàng Trong dần dần tăng lên. Chẳng hạn năm 1981, Từ Thiện Phúc của Sở Nghiên cứu Hoa kiều Đại học Ký Nam đã công bố bài “Hoa kiều miền Nam Việt Nam thế kỷ XVII-XIX” trong Tập luận văn về lịch sử Hoa kiều (Tập I)(14) Sở Nghiên cứu Hoa kiều Đại học Ký Nam, Quảng Châu, 1981. . Trong bài tác giả đã thảo luận những vấn đề như Hoa kiều đến Đàng Trong, Minh Hương và sự đóng góp của Hoa kiều đối với sự phát triển văn hóa giáo dục Việt Nam. Cuốn sách Người Hoa và Hoa kiều Việt Nam của Lí Bạch Nhân(15) Nxb. Đại học Sư phạm Quảng Tây, 1990. đã giới thiệu và phân tích lịch sử đến Việt Nam, lai lịch và diễn biến của “Minh Hương”, số lượng và phân bố, đặc điểm kinh tế, tình hình giáo dục và đóng góp đối với Việt Nam và tổ quốc của Hoa kiều Việt Nam, trong đó có kể đến Hoa kiều ở Đàng Trong. Nhưng vì là một quyển sách mang tính “lập truyện tác sử” (trang 1) cho Hoa kiều Việt Nam nên có đặc điểm là phạm vi miêu tả rộng nhưng phân tích không sâu. Năm 2001, Phó Kim Hoa đã phát biểu bài “Thử bàn chính sách Hoa kiều chính quyền Quảng Nam” trên Học báo Học viện Triệu Khánh (số 1/2001), dựa trên những sử liệu cuối đời chính quyền Quảng Nam mà đưa ra kết luận là: “Chính quyền Đàng Trong để duy trì sự thống trị của mình đã áp dụng chính sách bóc lột và áp bức đối với Hoa kiều tầng dưới và chính sách đả kích, bài xích đối với Hoa kiều tầng trên”(16) Học báo Học viện Triệu Khánh, 3/2001. . Hoa kiều và người Hoa Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX(17) Vưu Kiến Thiết, luận án tiến sĩ của đại học Trình Châu. đã phân tích khá sâu sắc bối cảnh di cư, nguyên nhân di cư, cấu thành của Hoa kiều Việt Nam, đóng góp đối với kinh tế xã hội Việt Nam và sự quản lý đối với Hoa kiều của chính quyền Việt Nam. Về chính sách Hoa kiều của chính quyền Đàng Trong, luận án có kết luận khác với Phó Kim Hoa: “Từ đó ta thấy, họ Nguyễn miền Nam đã áp dụng chính sách tích cực để hấp dẫn Hoa kiều, như khen thưởng mậu dịch, dành đất cho kiều dân xây nhà cư trú” (trang 33). Trong bài “Thử bàn chính sách Hoa kiều người Hoa của chính quyền phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX” tác giả Vưu Kiến Thiết sau khi so sánh chính sách của chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đối với Hoa kiều đã có kết luận: “Chúa Nguyễn Đàng Trong, để lợi dụng sức Hoa kiều mở mang cương vực, phát triển mậu dịch, đã áp dụng chính sách tự trị tương đối rộng mở khi quản lý Hoa Kiều”(18) Vưu Kiến Thiết, Học báo Đại học Sư phạm Tây Nam, số 6/2006. . Chúng tôi cho rằng quan điểm của Vưu Kiến Thiết phù hợp với hiện thực hơn nên càng có tính thuyết phục. Ngoài ra, bài viết “Đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam của Hoa kiều thời kỳ chúa Nguyễn” của Vưu Kiến Thiết(19) Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2005. , “Người Hoa: lịch sử và đóng góp” của Nhan Tinh, Trương Tác Mai(20) Học báo trường Cao đẳng Sư phạm Văn Sơn, số 5/2002. , “Phố khách và miếu Quan Công Hội An Việt Nam” của Đàm Chí Từ(21) Tám Quế Kiều San, số 5/2005. , “Hoạt động di cư và sự ảnh hưởng của Hoa kiều Việt Nam thế kỷ XVII - XIX” của Long Viễn Hàng(22) Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/1997. ... đều có nói tới đóng góp của Hoa kiều đối với kinh tế, văn hóa, chính trị của Đàng Trong. Còn trong bài “Sơ thảo vấn đề Hoa kiều đi Việt Nam từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX” của Tôn Hồng Niên(23) Tung hoành Đông Nam Á, số thêm, năm 2000. , ngoài thảo luận loại hình Hoa kiều đến Việt Nam và đóng góp đối với Việt Nam ra, còn có suy đoán số lượng Hoa kiều ở Việt Nam qua các thời kỳ. Chẳng hạn, ông suy đoán năm 1.775, số Hoa kiều ở Hà Tiên là 844 - 1.407 người, Đông Phố là 10.757 - 12.909 người, Gia Định khoảng 10.000, Hội An 10.000 - 15.000. Nói chung, về nghiên cứu Hoa kiều Đàng Trong, giới nghiên cứu Trung Quốc thường tập trung vào mấy phạm vị dưới đây: - Nguyên nhân đến Đàng Trong. - Tầng lớp của Hoa kiều Đàng Trong. - Vấn đề Minh Hương. - Chính sách của chính quyền Đàng Trong đối với Hoa kiều. - Đóng góp của Hoa kiều cho kinh tế xã hội Đàng Trong. Về nguyên nhân đến Đàng Trong của Hoa kiều, thường phân tích theo lý luận “sức đẩy sức kéo” (push-pull theories) của E. G. Ravenstein, tức là phân tích những nguyên nhân ở phía Trung Quốc “đẩy” người Trung Quốc phải ra đi và nguyên nhân ở phía Việt Nam “kéo” người Trung Quốc đến. Về nguyên nhân phía Trung Quốc, nhiều người thường phân tích từ các mặt chính trị như Mãn Thanh thay đổi nhà Minh; mặt kinh tế như vùng ven biển Phúc Quảng người nhiều đất ít và truyền thống buôn bán; ngoài ra, còn có các yếu tố khác như quan hệ thân thuộc, buôn bán người... Về phía Việt Nam, người ta cũng phân tích theo chính trị là Đàng Trong không có quan hệ chính trị chính thức với Trung Quốc; về kinh tế, Đàng Trong là mảnh đất ít, hay chưa được khai thác. Ngoài ra, còn phân tích từ mặt địa lý là xa cách với Trung Quốc, về văn hóa là có văn hóa gần gũi với văn hóa Trung Quốc... Về kết cấu của Hoa kiều Đàng Trong, nhiều nhà nghiên cứu thường chia ra làm mấy loại: di thần, di dân đời Minh, thương nhân, thợ khai khoáng, tàn bộ của nghĩa quân nông dân đời Thanh, và những loại người khác. Về vấn đề Minh Hương, giới nghiên cứu thường thảo luận nguồn gốc, ý nghĩa của tên Minh Hương, phân bố của các Minh Hương xã, quan hệ giữa người Minh Hương với người Thanh Hà phố... Về chính sách của chính quyền Đàng Trong đối với Hoa kiều, đa số các nhà nghiên cứu dựa trên so sánh chính sách Hoa kiều của Đàng Trong và Đàng Ngoài, có kết luận là dù chính sách Hoa kiều là một bộ phận của một chính quyền phong kiến, nhưng so với Đàng Ngoài vẫn là một chính sách linh hoạt về nhập cảnh, rộng mở về cư trú, tự chủ về quản lý hành chính, ưu đãi về mặt kinh tế, cởi mở về mặt văn hóa, là chính sách có lợi cho cả chính quyền Đàng Trong và Hoa kiều. Về đóng góp của Hoa kiều cho Đàng trong, người ta thường phân tích đóng góp trên các khía cạnh chính trị, kinh tế và văn hóa. Về chính trị, chủ yếu là Hoa kiều thường tham gia vào bộ máy quản lý của chính quyền Đàng Trong và cống hiến tài năng của mình. Về đóng góp kinh tế, thường thảo luận từ các mặt nông nghiệp, thương nghiệp và khoáng nghiệp, trong đó thương nghiệp lại là trọng tâm thảo luận. Về đóng góp văn hóa, thường theo tầng cấp văn hóa vật chất, văn hóa chế độ và văn hóa tinh thần để thảo luận sự đóng góp của Hoa kiều đối với Đàng Trong. 2.2. Thành quả nghiên cứu về kinh tế Đàng Trong Phân tích thành quả nghiên cứu về Hoa kiều như phần trên nêu ra cho thấy đa số thành quả có liên quan đến kinh tế của Đàng Trong. Thực ra, nghiên cứu Hoa kiều là khó tránh khỏi phải nghiên cứu đến kinh tế Đàng Trong, vì đó là môi trường sinh sống của Hoa kiều. Ngược lại, những thành quả nghiên cứu về kinh tế Đàng Trong cũng không thể không nhắc đến Hoa kiều vì Hoa kiều đã hòa nhập vào xã hội Đàng Trong, trở thành một bộ phận không thể thiếu của Đàng Trong và từng có đóng góp to lớn cho phát triển xã hội kinh tế Đàng Trong. Cho nên, chúng tôi phân loại như thế chỉ là phân loại đại khái để tiện thể hành văn, cho những thành quả nặng về kinh tế vào phần này trình bày, chẳng hạn như bài: - “Mậu dịch Trường Kỳ và đi lại giữa Nhật Bản với Nam Dương của thuyền Trung Quốc thời kỳ đầu nhà Thanh” của Trần Kinh Hòa(24) Học báo Nam Dương, tập I, quyển 13, Singapore, 1958. đã phân tích số lượng thuyền Trung Quốc đi lại giữa Đàng Trong với Nhật Bản; - “Mậu dịch thuyền buồm Trung Quốc ven biển Việt Nam từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX” của Tiền Giang(25) Hương Cảng, tập IX, tuyển tập luận văn về lịch sử phát triển hải dương Trung Quốc, Đài Bắc: 2005. đã lấy Hội An làm thí dụ phân tích sơ lược lịch sử thuyền buồm Trung Quốc hoạt động vùng biển Đàng Trong. Qua đó, đã cho chúng ta thấy phác thảo bức tranh về tình hình mậu dịch đối ngoại của chính quyền Đàng Trong. Trong bài, Tiền Giang đã lần đầu tiên chia Hoa thương tham gia vào mậu dịch ven biển Đàng Trong làm 4 loại: + Hoa thương đến từ lục địa Trung Quốc, nhất là hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. + Hoa thương đến từ các đảo ven biển Trung Quốc, chủ yếu là đảo Đài Loan và đảo Hải Nam. + Hoa thương ngụ cư ở vùng ven biển Việt Nam và Hoa thương ngụ cư ở khu vực Đông Nam ngoài Việt Nam. - “Liên hệ mậu dịch với Trung Quốc, Nhật Bản của chúa Nguyễn Quảng Nam thế kỷ XVII-XVIII” của Vu Hướng Đông, Trương Lỗi Bình(26) Tung hoành Đông Nam Á, 10/2003. đã giới thiệu khái quát tình hình mậu dịch hải ngoại với Trung Nhật và cho rằng: “Thái độ tích cực của chúa Nguyễn đã thúc đẩy sự phát triển của mậu dịch hải ngoại Đàng Trong; sự phồn thịnh của mậu dịch hải ngoại lại góp phần cho sự phát triển nền kinh tế Đàng Trong”. Ngoài những bài viết trên đây, Sở nghiên cứu Việt Nam của Đại học Trịnh Châu ở đầu thế kỷ XXI đã có mấy luận án thạc sĩ viết về kinh tế Đàng Trong, như: - “Hoa kiều và người Hoa Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX” của Vu Kiến Thiết, đã giới thiệu ở phần trên. Tuy chủ yếu viết về Hoa kiều, nhưng trong phần đóng góp của Hoa kiều đối với xã hội chính trị kinh tế văn hóa của Việt Nam, đã viết đến nông nghiệp, thương nghiệp và khoáng nghiệp của Đàng Trong. - “Quản lý mậu dịch đối ngoại Việt Nam thời kỳ chúa Nguyễn (1600 - 1682)” của Trương Lỗi Bình (bảo vệ năm 2003) đã bàn đến chính sách mậu dịch đối ngoại, chế độ quản lý mậu dịch đối ngoại và cơ chế vận hành của cơ cấu quản lý mậu dịch đối ngoại của chính quyền Đàng Trong. Trong khi đánh giá chính sách quản lý mậu dịch đối ngoại của chúa Nguyễn, luận án viết: “Chính sách về mậu dịch đối ngoại và sự vận hành của cơ chế quản lý thời chúa Nguyễn đã phát huy tác dụng thúc đẩy đối với sự phát triển mậu dịch đối ngoại, nhưng đó vẫn mang tính bất cập vì dù sao, đó cũng là công cụ thống trị của chính quyền phong kiến, cái tính chất này quyết định phương hướng phát triển của nó không thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản như chính sách mậu dịch đối ngoại của các nước phương Tây cận đại” (trang 12). - “Sự hưng phế và địa vị lịch sử của phố cảng Hội An” là luận án thạc sĩ của Lâm Dương bảo vệ năm 2001. Với ưu thế thông thạo tiếng Việt, Lâm Dương trên những tài liệu tiếng Hán, tiếng Việt và tiếng Anh, đã phân tích khá tỉ mỉ nguyên nhân biểu hiện về hưng thịnh và suy yếu của phố cảng Hội An và đã khẳng định địa vị lịch sử của nó: “Là một thương cảng, Hội An có tác dụng to lớn trong lịch sử. Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế Đông Nam Á, châu Á, thậm chí tác động đến kinh tế của thế giới phương Tây” (trang 59 - 60). - Còn luận án thạc sĩ của Khưu Phổ Diễm về “Quan hệ mậu dịch giữa chúa Nguyễn Quảng Nam với Trung Quốc năm 1600 - 1774” (bảo vệ năm 2006) đã phân tích quá trình phát triển và diễn biến quan hệ mậu dịch giữa Đàng Trong và Trung Quốc, những cảng khẩu chính mậu dịch với Trung Quốc và vai trò Hoa kiều và Hoa thương trong mậu dịch Đàng Trong với Trung Quốc. Phân tích những thành quả nghiên cứu về kinh tế Đàng Trong ta thấy, giới nghiên cứu Trung Quốc khi nghiên cứu kinh tế Đàng Trong thường tập trung về lĩnh vực mậu dịch đối ngoại của chính quyền Đàng Trong. Điều đó, có lẽ xuất phát từ mấy nguyên nhân dưới đây: - Một là chính quyền Đàng Trong có chính sách mậu dịch đối ngoại rộng mở nhất trong lịch sử Việt Nam, đã đưa mậu dịch hải ngoại phát triển đến độ cao nhất trong lịch sử Việt Nam. Đối với một nước phong kiến luôn luôn trọng nông ức thương như Việt Nam mà nói thì đây là một ngoại lệ duy nhất. - Hai là mậu dịch hải ngoại của Đàng Trong là một bộ phận của mạng lưới mậu dịch Đông Á - Đông Nam Á, mà nghiên cứu mạng lưới mậu dịch Đông Á - Đông Nam Á đang là điểm nóng của giới học thuật Trung Quốc và thế giới trong mấy thập kỷ gần đây. - Ba là nghiên cứu mạng lưới mậu dịch Hoa thương đang trở nên nóng hổi ở giới nghiên cứu Hoa kiều mà Hoa kiều và Hoa thương đã đóng vai trò quan trọng trong mậu dịch hải ngoại của Đàng Trong, nên nghiên cứu mậu dịch hải ngoại của Đàng Trong cũng là bộ phận không thể thiếu sót trong khi nghiên cứu mạng lưới mậu dịch Hoa thương. 2.3. Thành quả nghiên cứu về văn hóa Đàng Trong Như phần trên đề cập đến, nghiên cứu kinh tế Đàng Trong thường gắn liền với Hoa kiều ở Đàng Trong, nghiên cứu văn hóa Đàng Trong cũng thường thường gắn chặt với nghiên cứu Hoa kiều và kinh tế Đàng Trong, nên nhiều thành quả nghiên cứu về văn hóa Đàng Trong là phân tán trong những thành quả nghiên cứu về Hoa kiều, kinh tế hay những chủ đề khác. Chẳng hạn, trong các luận án thạc sĩ của Đại học Trình Châu về kinh tế Đàng Trong, đều có nhắc tới văn hóa Đàng Trong, còn thành quả tập trung nghiên cứu văn hóa Đàng Trong tương đối ít ở Trung Quốc. Theo chúng tôi được biết, có những công trình và bài viết chuyên nghiên cứu văn hóa Việt Nam dưới đây có nội dung liên quan đến văn hóa Đàng Trong: - “Thích Đại Sán và hành trình đi Việt Nam” (Đới Khả Lai và Vu Hướng Đông, Văn sử Lĩnh Nam, 1/1994) đã giới thiệu và phân tích cuộc đời của Đại Sán, Hải ngoại ký sự của Đại Sán và hành trình đi Đàng Trong của Đại Sán từ góc độ giao lưu văn hóa Trung Việt. - “Bàn về lịch sử thiền tông Việt Nam” của Thích Thanh Quyết, luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (bảo vệ năm 2001) trong khi phân tích lịch sử phát triển và đặc trưng của thiền tông Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử, đã phân tích nguyên nhân và quá trình thiền tông Lâm Tế và Tào Động Trung Quốc truyền sang Đàng Trong và tập trung thảo luận tư tưởng Phật học và đóng góp của các thiền sư như Nguyên Thiều, Liễu Quán và Thập Liêm (tức Thích Đại Sán). Quan hệ của chúa Nguyễn Phúc Chu với đạo