Văn hóa khoan dung Việt Nam từ triều đại nhà trần đến thời đại Hồ Chí Minh

Thuật ngữ “khoan dung” xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Ngay từ khi xuất hiện, nghĩa của “khoan dung” được thống nhất ở các ngôn ngữ khác nhau, ở phương Tây từ nguồn gốc chung là tiếng Latinh (Tolerantia) sau đó được phổ biến sang các thứ tiếng khác thuộc hệ ngữ Latinh (chẳng hạn tiếng Anh là Tolerance, tiếng Pháp - Tolérance, tiếng Đức - Toleránz). Trong Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh, “khoan dung” được sử dụng đồng nghĩa với “bao dung”, trong đó “khoan” là rộng rãi, dung được nhiều, độ lượng rộng; và “dung” là tiếp nhận, bao chứa, bao bọc. Do vậy, “khoan dung” được hiểu là rộng lòng bao dung, là khoan thứ, vị tha. Đại từ điển tiếng Việt cũng nhất trí với cách giải thích này . Văn kiện chính thức của Liên hợp quốc cũng đã chỉ rõ một số điểm về khoan dung như sau: một là, sự tôn trọng, chấp nhận và đánh giá cao sự phong phú và đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới. Hai là, khoan dung không phải là nhượng bộ, hạ cố hay chiều lòng, mà trước hết là một thái độ tích cực xuất phát từ việc thừa nhận các quyền phổ biến của con người. Ba là, thừa nhận đa dạng của sự phát triển trên thế giới. Bốn là, thừa nhận tự do lựa chọn niềm tin của mình và chấp nhận những người khác cũng có quyền tự do như vậy, không áp đặt ý kiến của người này lên ý kiến của những người khác.

docx7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa khoan dung Việt Nam từ triều đại nhà trần đến thời đại Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HÓA KHOAN DUNG VIỆT NAM TỪ TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN ĐẾN THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH 1. Thuật ngữ “khoan dung” xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Ngay từ khi xuất hiện, nghĩa của “khoan dung” được thống nhất ở các ngôn ngữ khác nhau, ở phương Tây từ nguồn gốc chung là tiếng Latinh (Tolerantia) sau đó được phổ biến sang các thứ tiếng khác thuộc hệ ngữ Latinh (chẳng hạn tiếng Anh là Tolerance, tiếng Pháp - Tolérance, tiếng Đức - Toleránz). Trong Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh, “khoan dung” được sử dụng đồng nghĩa với “bao dung”, trong đó “khoan” là rộng rãi, dung được nhiều, độ lượng rộng; và “dung” là tiếp nhận, bao chứa, bao bọc. Do vậy, “khoan dung” được hiểu là rộng lòng bao dung, là khoan thứ, vị tha. Đại từ điển tiếng Việt cũng nhất trí với cách giải thích này . Văn kiện chính thức của Liên hợp quốc cũng đã chỉ rõ một số điểm về khoan dung như sau: một là, sự tôn trọng, chấp nhận và đánh giá cao sự phong phú và đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới. Hai là, khoan dung không phải là nhượng bộ, hạ cố hay chiều lòng, mà trước hết là một thái độ tích cực xuất phát từ việc thừa nhận các quyền phổ biến của con người. Ba là, thừa nhận đa dạng của sự phát triển trên thế giới. Bốn là, thừa nhận tự do lựa chọn niềm tin của mình và chấp nhận những người khác cũng có quyền tự do như vậy, không áp đặt ý kiến của người này lên ý kiến của những người khác.  Nội hàm của khái niệm “khoan dung” được mở rộng, và với thời gian nó gắn liền với cuộc đấu tranh vì sự tôn trọng quyền con người, trong đó có quyền bày tỏ chính kiến, quan niệm, niềm tin của cá nhân, sự cùng tồn tại và đối thoại giữa các lực lượng xã hội, chống lại sự phân biệt đối xử trong quan hệ xã hội. Ở một số giai đoạn lịch sử cụ thể tại một số nơi (phương Tây thời Phục hưng và Cận đại) cuộc đấu tranh vì khoan dung mang ý nghĩa tích cực, nhằm bảo vệ các giá trị khoa học, các quan điểm mới nảy sinh trong bối cảnh cái lạc hậu, bảo thủ (hệ tư tưởng phong kiến và chủ nghĩa thần quyền) đang còn khá mạnh. Vì lẽ đó khoan dung là sự thể hiện một phần tư tưởng nhân văn. Trong xã hội có giai cấp, khoan dung cũng mang tính giai cấp. Ở đây cần phân biệt nguyên tắc khoan dung từ thế giới quan mác xít, từ chủ nghĩa nhân văn mác xít, với khoan dung vô nguyên tắc, phi giai cấp. Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn khẳng định tính đảng phái trong tư tưởng, trong sinh hoạt tinh thần nói chung. Xét đến cùng, khoan dung cần hướng tới mục tiêu phát triển xã hội, hướng con người đến các giá trị nhân văn thực sự, chứ không thỏa hiệp giai cấp, nhượng bộ đối với cái ác. Chúng ta thực hiện khoan dung, kể cả khoan dung trong chính sách tôn giáo, nhưng với mục đích định hướng chính trị rõ ràng: thêm bạn bớt thù, cải hóa con người, phát huy sức sáng tạo của con người, hướng tới mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Do đó bên cạnh việc thực hiện đạo lý khoan dung truyền thống, Đảng và Nhà nước ta cũng cương quyết đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, và không chấp nhận thỏa hiệp, cải lương.  2. Khoan dung từ lâu là một trong những đức tính tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc ta trong quá trình dựng nước và giữ nước. Khoan dung đã trở thành đạo nghĩa của dân tộc ta trong quan hệ với chính mình và với các dân tộc khác. Trong mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta đều có thể tìm thấy sự thể hiện đạo nghĩa khoan dung này như trong cách sinh hoạt cộng đồng thì “thương người như thể thương thân” , “lá lành đùm lá rách” hay “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” và còn nhiều câu ca dao khác nữa. Với tấm lòng rộng mở, người Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn, vì họ quan niệm “miếng ăn khi đói bằng gói khi no”. Sự đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau được người Việt Nam coi là “làm phúc”, và quan niệm “làm phúc như làm giàu”, “làm phúc không cần được phúc” ... Khoan dung không chỉ thể hiện tính cách của người Việt Nam, đã được thử thách qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước mà được nâng lên thành văn hóa khoan dung. Văn hóa ấy hình thành trong hệ thống ứng xử, tổ chức đời sống xã hội, đường lối chính trị, xử lý văn hóa, và ngày càng trở nên giá trị phổ biến. Lịch sử dân tộc thời đại nhà Trần là một trong những minh chứng sống động cho văn hóa khoan dung Việt Nam.  Triều đại nhà Trần thay triều đại nhà Lý vào năm 1225 khi vua Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Ngay sau khi thay thế, nhà Trần đã thực hiện các biện pháp nhằm trấn hưng đất nước, trong đó nhờ việc thực hành đạo nghĩa khoan dung đã tập hợp được các lực lượng, góp phần không nhỏ đưa đất nước từ trạng thái mục nát, suy sụp cuối thời nhà Lý nhanh chóng trở nên hùng mạnh, đủ sức đánh thắng các cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến phương Bắc. Kế thừa truyền thống khoan dung nhân ái của dân tộc, đạo nghĩa khoan dung được nhà Trần thực hiện không chỉ đối với những người trong hoàng thân quốc thích mà cả với những người khác trong xã hội. Trần Liễu (Hoài Nam vương, anh ruột vua) tụ tập nhiều người ở sông Cái nổi lên chống lại triều đình, khi tự biết việc mình làm không thể thành công được, nhân khi nhà vua ra chơi thuyền ngoài sông, Liễu giả dạng làm người đánh cá, lẻn đi thuyền độc mộc đến thuyền nhà vua xin hàng. Vua Trần Thái Tông không những tha tội mà còn lấy đất An Phụ, An Dưỡng, An Sinh, An Bang ban cho và phong cho Trần Liễu làm An Sinh vương, qua đó thấy được lòng nhân từ và đức độ của nhà vua. Hay như việc tha tội cho Hoàng Cự Đà: nguyên do trước kia có lần vua ban xoài cho các người hầu cận, Cự Đà không được ăn. Đến khi quân Nguyên tới Đông Bộ Đầu, Cự Đà ngồi thuyền nhẹ chạy trốn gặp hoàng thái tử đi thuyền ngược liền gọi lớn: “Quân Nguyên ở đâu?”. Cự Đà trả lời: “Không biết, các ngươi đi mà hỏi những ai ăn xoài ấy”. Đến đây, thái tử xin khép Cự Đà vào cực hình để răn những kẻ làm tôi bất trung nhưng vua đã ôn tồn nói: “Việc Cự Đà là lỗi ở ta, tha cho hắn tội chết, cho phép hắn đánh giặc chuộc tội” . Một vị quân vương theo chế độ phong kiến tập quyền phương Đông, quyền lực vô biên mà sẵn sàng nhận lỗi trước bề tôi, thật là hiếm thấy.  Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, một người có công đánh giặc khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ nhất, được phong chức Phiêu kỵ Đại tướng quân, rồi thăng đến Tử phục Thượng vị hầu. Sau vì tư thông với Thiên Thụy Công chúa, phải tội cách hết quan tước và tịch thu tài sản. Khánh Dư phải lui về ở Chí Linh làm nghề bán than. Lúc bấy giờ Khánh Dư chở thuyền qua bến Bình Than, người chân sào đầu đội nón cói, mặc áo cánh bằng vải gai. Vua Nhân tông trông thấy, trỏ vào thuyền Khánh Dư bảo với các quan hầu cận rằng: “Người kia chả phải Nhân Huệ vương đấy ư?” Nói xong liền cho quân sĩ bơi chiến thuyền nhỏ đuổi theo. Khi quân sĩ theo kịp, hô lên: “Có mệnh vua cho triệu ông đấy!” Khánh Dư nói: “Lão già này là người đốt than, có việc chi mà vua triệu?” Quân sĩ đem câu nói ấy về tâu. Nhà vua nói: “Đúng là Nhân Huệ vương rồi, người thường chắc không dám nói thế”. Lại sai nội thị đến triệu. Khi Khánh Dư đến, mặc áo cánh vải gai, đội nón cói vào yết kiến. Nhà vua nói: “Không ngờ nam nhi lưu lạc đến thế?” Vua cởi áo ra cho, cùng bàn việc binh, nhiều điều hợp ý, liền hạ chiếu phục chức vương và phong làm Phó Đô tướng quân”. Cử chỉ trên đủ tỏ lòng bao dung nhân từ của vua Trần Nhân tông. Trong quá trình tồn tại của mình, triều đại nhà Trần luôn thực hiện đạo nghĩa khoan dung để thu phục những người hiền tài, giáo hóa dân chúng, nhờ vậy đã thống nhất giang sơn và xây dựng lòng tin nơi dân chúng. Còn đối với những người trong dòng họ thì “nhà Trần xử với tộc thuộc hòa vui không hiềm nghi gì, trong đạo vua tôi ở với nhau như người nhà, khi vô sự thì thơ từ xướng họa, vui vẻ hết đường; khi hữu sự thì đồng lòng góp sức, thân hơn chân tay, đó là phong tục tốt của đời ấy, ít ai theo kịp ... nên mới có hiệu quả chống nổi giặc mạnh khi bấy giờ” . Khoan dung còn được thể hiện trong thái độ đối xử với kẻ thù và truyền thống ngoại giao giữ hòa khí, sống trọng tình nghĩa, tránh đối đầu, tránh chiến tranh, muốn giữ hiếu hòa. Nếu có chiến tranh chẳng qua không còn con đường nào khác nhằm bảo vệ độc lập và phẩm giá của con người Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, khi có tin cấp báo sự xâm chiếm của kẻ thù, nhà Trần nhóm họp các vương hầu và trăm quan tại Bình Than để bàn kế công và thủ (1282). Năm 1284 vời các bô lão nhóm họp ở điện Diên Hồng để hỏi ý kiến nên đánh hay hàng, qua đó đã thể hiện sự tôn dân, trọng dân của nhà vua, cũng như sách khoan thư sức dân của Trần Quốc Tuấn, “phải bớt dùng sức dân để làm cái kế thâm căn cố đế, đó là thượng sách giữ nước” ... Nhờ vậy đã tạo ra sức mạnh để nhà Trần đánh bại ba lần xâm lược của quan quân nhà Nguyên. Đối xử với tù binh chiến tranh cũng là lĩnh vực thể hiện tinh thần khoan dung của dân tộc. Trên thế giới, ít có nước nào mà lại đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh như ở Việt Nam, đối xử tử tế với tù binh của con người Việt Nam không phải vì các nguyên tắc cứng nhắc do con người đặt ra mà xuất phát từ tinh thần khoan dung, lòng nhân ái của dân tộc, cho nên sau mỗi lần chiến thắng quân xâm lược, tù bình chiến tranh không những không bị giết hay ngược đãi mà được nuôi sống tử tế, chu cấp lương thực và phương tiện cho trở về nước...  Khoan dung nhưng không vì thế mà rơi vào nhu nhược. Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai, quan quân ta đánh nhưng thất bại phải lùi về Vạn Kiếp. Bấy giờ Vua cỡi thuyền nhỏ đi Hải Đông, mời Quốc Tuấn đến hỏi: “Sách nói tranh đất để đánh nhau giết người đầy đồng. Nay quân giặc thế lực mạnh như thế, hay là ta xin hàng để cứu sống lấy muôn dân”. May mắn thay còn có lời khẳng khái quyết sống chết với nước của Trần Quốc Tuấn: “Bệ hạ nói lời ấy, thật là lời nói của bậc nhân, nhưng còn tôn miếu xã tắc thì sao? Thần xin trước hết hãy chém đầu thần đi trước đã rồi sau hãy hàng giặc. Đầu của thần còn trên cổ, xã tắc hãy còn, xin Bệ hạ đừng lo, thần đã có kế hoạch phá được giặc” . Nét son trong văn hóa khoan dung thời Trần thể hiện ở lĩnh vực đời sống tinh thần, ở sinh hoạt tôn giáo. Điển hình nhất là hiện tượng tam giáo đồng nguyên. Như chúng ta đã biết, Phật giáo du nhập Việt Nam khoảng thế kỷ I, muộn hơn nhiều so với Nho và Lão nhưng được đại chúng đón nhận, vì nó góp phần làm phong phú đời sống của người Việt xét từ góc độ triết lý lẫn góc độ văn hóa tâm linh. Trước đó, trong tín ngưỡng người Việt vẫn còn phổ biến những tín ngưỡng dân gian đơn giản và mộc mạc. Phật giáo đã đem đến tríết lý về đời người, về giải thoát, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu sâu sắc thêm vấn đề nhân sinh. Về phương diện văn hóa và đạo đức, trong Phật giáo chứa đựng nhiều luận điểm phù hợp với các giá trị và chuẩn mực đạo đức. Vào thời Lý - Trần, các vua và triều đình cùng một lúc coi trọng cả ba đạo, cùng một lúc sử dụng cả nhà nho, nhà sư và đạo sĩ, tổ chức ra các kỳ thi tam giáo. Đó không phải là điều ngẫu nhiên mà là xuất phát từ nội dung của mỗi đạo cũng như vị trí của mỗi đạo trong thế giới quan người Việt.  Nho giáo, một học thuyết chính trị - đạo đức, được giai cấp thống trị đề cao và thần thánh hóa. Tuy nhiên, trong nhiều phương diện hoạt động của con người, nó chỉ chú ý đến phương diện xã hội; trong nhiều mối quan hệ xã hội, nó chỉ chú ý đến quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ…; trong nhiều nhu cầu của con người, nó chỉ thấy nhu cầu thống trị của giai cấp phong kiến. Bước sang lĩnh vực khác của đời sống xã hội, nó bỏ qua hoặc tỏ ra bất lực. Lão giáo, một học thuyết yếm thế, chủ trương xa lánh xã hội, quay về sống với tự nhiên, bắt chước tự nhiên. Quan niệm này có vẻ như mâu thuẫn với chủ trương nhập thế của Nho giáo, với lối sống của nhà nho nhưng dưới chế độ phong kiến, khi con người bị dày vò, tài năng bị chà đạp, những con người tích cực nhất, ham hoạt động nhất phải rơi vào cảnh trầm luân, thì đạo Lão - Trang được coi là niềm an ủi, được người ta vin lấy, tán thưởng. Nhưng đạo Nho và Lão - Trang lảng tránh hoặc có thái độ hư vô chủ nghĩa đối với những vấn đề cơ bản có liên quan tới đời sống con người, như các vấn đề: sống chết, thọ yểu, phúc họa, sướng khổ, v.v… Chủ nghĩa tôn quân của đạo Nho cho rằng, chưa biết việc sống làm gì phải biết việc chết, cho rằng thọ hay yểu là do mệnh, phúc hay họa là do trời, … Chủ nghĩa tương đối của đạo Lão - Trang cho rằng, sống hay chết, thọ hay yểu là điều tự nhiên, con người không còn can thiệp vào, còn về phúc - họa thì cho rằng, trong cái phúc đã ẩn náu cái họa, trong cái họa đã ẩn náu cái phúc, … Tất cả những lý lẽ đó không thể thỏa mãn được những nhu cầu về mặt nhận thức cũng như về mặt tâm lý của con người. Đạo Phật đã giành lấy miếng đất gần như bỏ trống đó trong tinh thần con người. Phật giáo là một bộ phận trong thế giới quan của người Việt trong lịch sử, nhưng bộ phận này có khả năng tồn tại lâu dài hơn hai bộ phận kia là Nho và Lão - Trang … Nho và Lão - Trang chỉ là thế giới quan của giai cấp phong kiến, của con người phong kiến. Còn Phật, ngoài vấn đề là thế giới quan của giai cấp phong kiến, còn đi vào tâm linh của người dân bình thường, được quần chúng tự nguyện tin theo. Ngoài tính giai cấp ra, Phật giáo còn có tính quần chúng. Phật giáo đề ra tư tưởng từ bi, bác ái, chủ trương hỷ xả, cứu khổ cứu nạn, là những tư tưởng gây được sự xúc động trong lòng người, là nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo . Tuy nhiên, giáo lý Phật giáo không bàn tới lĩnh vực chính trị - xã hội, công việc của triều đình, tổ chức bộ máy nhà nước, vấn đề trị nước yên dân … Chính vì vậy, thời Lý - Trần, tuy Phật giáo vẫn là quốc giáo nhưng nhà Lý đặc biệt nhà Trần đã thi hành chế độ tam giáo Nho, Phật, Đạo đều suy tôn. Nho giáo phụ trách việc tổ chức thi cử, tuyển chọn người cho bộ máy quan lại, phục vụ việc trị nước, Phật giáo, Đạo giáo nghiêng về đáp ứng đời sống tâm linh, tinh thần của con người nhiều hơn.  Khoan dung không chỉ giới hạn ở quan hệ vua - tôi, mà còn được minh chứng qua các yếu tố dân chủ trong sinh hoạt cộng đồng. Đường lối đức trị, tự nó đã mang ý nghĩa khoan dung sâu sắc, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược và xây dựng đất nước trong thời bình. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại những chuyến vi hành của vua và các cận thần về vùng quê, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, kịp thời điều chỉnh chính sách điền địa, thuế khóa, kịp thời trừng trị những kẻ ức hiếp dân chúng . Thời chiến, để huy động sức dân, nêu cao tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, nhà vua mở Hội nghị Diên Hồng. Thời bình, để thực hiện chính sách an dân, Trần Hưng Đạo khuyên vua Trần Thánh Tông: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Cần thấy rằng, khoan dung đã trở thành truyền thống trong đường lối trị nước của các triều đại lớn có những đóng góp vào sự phát triển chung của dân tộc. Tinh thần đó cũng được thể hiện ở thời Lê, trong Bình Ngô đại cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Nguyễn Ái Quốc trong quá trình bôn ba hải ngoại để tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc luôn mang trong mình chất Á Đông, chất Việt Nam - cái chất mà ngay từ thuở ấu thơ, Nguyễn Sinh Cung sau này là Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu được từ gia đình và quê hương đất nước. Trước khi Nguyễn Ái Quốc xuất dương tìm đường cứu nước, Người đã bị dằn vặt bởi câu hỏi là tại sao người Pháp ở Việt Nam vốn là những người nhân danh khai hóa lại đối xử mất nhân tính với đồng loại như thế? Từ sự giằng xé ấy, Người nêu ý định “muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” . Mục đích của Nguyễn Ái Quốc là muốn tìm con đường phù hợp nhằm giải phóng dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ. Trong thời gian lưu lại ở nước Mỹ (khoảng cuối năm 1912 đến cuối năm 1913), Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mỹ trong đó đề cập đến “quyền bình đẳng”, “quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” của con người … và từ thực tiễn của nước Mỹ, Người đã nhận ra nghịch lý: đằng sau những lời lẽ hoa mỹ về tự do, bình đẳng là sự bất bình đẳng và nghèo đói của hàng triệu người lao động. Nguyễn Ái Quốc đã phê phán sự xuyên tạc của thực dân Pháp đối với tư tưởng về “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” do các nhà tư tưởng khai sáng Pháp đưa ra. Do xác định rõ đâu là bạn và đâu là thù đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc có cách xử lý khác nhau đối với hai “nửa” này của ngước Pháp. Tuy nhiên, Người không dừng lại ở tư tưởng nhân văn trừu tượng mà tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và cho rằng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới là thứ chủ nghĩa nhân văn thực sự và phù hợp với thời đại.  Trong những phác thảo đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động cách mạng ở nước ngoài có thể nhận thấy một số nét lớn về tư tưởng khoan dung của Người. Một là, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại lai, trên cơ sở thừa nhận cái nội sinh là cái chủ yếu. Vì lẽ đó, Nguyễn Ái Quốc luôn nhấn mạnh rằng cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của dân tộc ta, cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do, vì quyền bình đẳng, tự chủ trong quan hệ với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào sức mạnh bên trong của dân tộc với bề dày truyền thống hàng ngàn năm. Đây là điểm khác biệt giữa Nguyễn Ái Quốc và các nhà cách mạng lão thành trước đó như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu ….  Hai là, nguyên tắc khoan dung của Nguyễn Ái Quốc là sự kết hợp các yếu tố khoan dung truyền thống phù hợp với điều kiện lịch sử mới và hướng tới một mục tiêu rõ ràng, chứ không mơ hồ, thậm chí huyễn hoặc và mang tính cải lương như ở một số nhà yêu nước khác trong cùng thời điểm lịch sử. Mục tiêu cao nhất đối với Nguyễn Ái Quốc từ lúc Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.  Ba là, Nguyễn Ái Quốc luôn xác định một dân tộc biết bảo vệ tự do của mình thì đồng thời cũng tôn trọng tự do của dân tộc khác, biết đấu tranh vì quyền tự quyết của mình thì cũng ủng hộ những dân tộc khác vì mục đích như thế. Ngược lại, nếu nhân danh nhân quyền, dân chủ, tự do, mà chà đạp quyền làm người của dân tộc khác, áp đặt khuôn mẫu giá trị của mình ra ngoài biên giới, thì đó là sự xuyên tạc các giá trị nhân loại. Theo Nguyễn Ái Quốc, sự cộng sinh, sự cùng chung sống giữa các dân tộc, chỉ có thể hiểu như sự tôn trọng lẫn nhau và cùng phát triển. Từ điểm xuất phát này, Nguyễn Ái Quốc đã đến với Quốc tế Cộng sản, và từ việc tiếp xúc với Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã làm giàu thêm truyền thống dân tộc, một khi nội dung của khoan dung được xác định, và trở thành yếu tố hòa giải, tập hợp lực lượng, trong cuộc đấu tranh vì những giá trị của dân tộc, thì bản thân từ này cũng đã vượt qua phạm vi hữu hạn ban đầu.  Không chỉ kế thừa truyền thống khoan dung với tính chất mộc mạc của dân tộc, Hồ Chí Minh còn là người thể hiện rất chính xác tính bình dị ấy. Người đã từng tâm đắc với quan niệm dù rất đơn giản mộc mạc, nhưng rất thấu lý đạt tình và cũng rất duy vật, chẳng hạn như: “Nhất Sĩ nhì Nông, hết gạo chạy rông, nhất Nông nhì Sĩ”, đúng là một kiểu triết lý rất Việt Nam - mộc mạc, dễ hiểu, rất đời thường và cũng không kém phần chính xác. Theo cách tư duy như vậy mà xưa kia ông cha chúng ta đã tổng kết và rút ra luận điểm tương đối khái quát và có độ chuẩn xác cao: “Có thực mới vực được đạo”. Tư tưởng duy vật này của dân tộc, một cách rất tự nhiên phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò quyết định của yếu tố vật chất, yếu tố kinh tế. Sau này khi đã trở thành người mác xít thì Hồ Chí Minh nhìn lại: “ Có thực mới vực được đạo” đó là duy vật, đó là gốc của chủ nghĩa Mác - Lênin” . Trước đó, Người cũng đã giải thích “nếu bụng đói nói hay cũng chẳng ai nghe”. Vì vậy tình thương yêu con người, lòng khoan dung được xét đoán trên nhiều bình diện, nhưng xét đến cùng phải phù hợp với đời sống con người hay khoan dung phải được xét trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định. Qua đó thấy rằng ngay từ những năm tháng đầu tiên tìm đường cứu nước, trong hành trang tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, thì lòng nhân ái, tư tưởng khoan dung, đã thực sự có tác dụng lớn, nhất là khi Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, và một lần nữa, phấn đấu để đạo lý khoan dung từng bước biến thành những nội dung tư tưởng cụ thể. 4. Từ cuộc đại thắng chống quân Nguyên của nhà Trần cũng như các cuộc chống qu