Văn hoá – Một công cụ trong chính sách thực dân mới của Mĩ ở Việt Nam giai đoạn từ 1954 đến 1975

TÓM TẮT Trong quá trình tiến hành chiến tranh tại Việt Nam, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mĩ đã sử dụng văn hoá như một công cụ đắc lực và hữu hiệu để tạo ra nơi đây một lối sống “gấp”, sống chỉ biết hưởng thụ, nhằm nô dịch về văn hoá và hủy hoại những giá trị văn hoá truyền thống. Giá trị văn hoá được Mĩ áp dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam là thứ văn hoá mị dân, chính yếu tố văn hoá đó đã tác động không nhỏ đến xã hội miền Nam Việt Nam thời kì bấy giờ.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hoá – Một công cụ trong chính sách thực dân mới của Mĩ ở Việt Nam giai đoạn từ 1954 đến 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 - Thaùng 4/2012 VĂN HOÁ – MỘT CÔNG CỤ TRONG CHÍNH SÁCH THỰC DÂN MỚI CỦA MĨ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1954 ĐẾN 1975 TRẦN THỊ KIM OANH(*) TÓM TẮT Trong quá trình tiến hành chiến tranh tại Việt Nam, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mĩ đã sử dụng văn hoá như một công cụ đắc lực và hữu hiệu để tạo ra nơi đây một lối sống “gấp”, sống chỉ biết hưởng thụ, nhằm nô dịch về văn hoá và hủy hoại những giá trị văn hoá truyền thống. Giá trị văn hoá được Mĩ áp dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam là thứ văn hoá mị dân, chính yếu tố văn hoá đó đã tác động không nhỏ đến xã hội miền Nam Việt Nam thời kì bấy giờ. Từ khoá: văn hoá, giá trị truyền thống, công cụ, nô dịch, miền Nam Việt Nam ABSTARCT During the Vietnam war, with the purpose of turning Vietnam into a new colony, the U.S.A used culture as a capable and effective tool which created a rushing “quick” lifestyle of enjoying life to subjugate and destroy the values of the traditional culture. They also used a kind of demagogic culture whose impact on Vietnamese society in the South of Vietname at that time was considerable. Key words: culture, traditional values, tool, neocolonialism, subjugate, Southern Vietnam Văn hoá là một khái niệm rộng, là nền tảng tinh thần của xã hội, là một mặt trận, là mục tiêu phát triển của xã hội. Theo Hồ Chí Minh, văn hoá được hiểu “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”(Hồ Chí Minh toàn tập,tr.431). Theo đó, văn hoá ở đây được hiểu là sự phát triển, là sản phẩm con người tạo ra trong quá trình lao động và hưởng thụ cuộc sống, nhằm mục đích sinh tồn. Văn hoá được (*) CN, Trường ĐH Kĩ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Văn hoá mang nghĩa rộng được hiểu “là toàn bộ phức hệ bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục tập quán và những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”- theo Taylor. Giá trị văn hoá theo nghĩa hẹp được hiểu là những giá trị tinh thần đặc thù của một quốc gia dân tộc nhằm có sự phân biệt giữa quốc gia dân tộc này với dân tộc khác. Theo đó, văn hoá ở góc độ nghĩa hẹp được UNESCO định nghĩa như sau: “Văn hoá đó là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người diễn ra trong quá khứ cũng như diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỉ các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, 63 truyền thống thị hiếu thẩm mĩ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Như vậy, xét ở góc độ văn hoá theo cả định nghĩa rộng và hẹp, văn hoá ở đây được hiểu ở mỗi dân tộc dù có trình độ phát triển cao hay thấp thì đều có những giá trị đặc trưng riêng của mình. Việt Nam mặc dù trải qua quá trình dài đấu tranh chống chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nhưng giá trị văn hoá truyền thống không vì thế mà nhạt phai, ngược lại ngày càng dày lên theo thời gian. Yếu tố truyền thống trong văn hoá Việt Nam là một yếu tố giàu giá trị mà giống như giáo sư Trần Văn Giàu đã từng nói “Giá trị truyền thống được hiểu là là những cái tốt, bởi vì những cái tốt mới được gọi là giá trị. Thậm chí không phải bất cứ cái gì tốt đều được gọi là giá trị mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhất định, đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm “giá trị truyền thống”. Khái quát lại, yếu tố văn hoá truyền thống của Việt Nam nói riêng phải được ra đời trên một nền tảng dân tộc, bền lâu và phải đảm bảo được các đặc tính như: Tính giá trị, tức là đánh giá được các giá trị chuẩn mực, thước đo cho hành vi đạo đức và giá trị ứng xử giữa con người với nhau trong một cộng đồng dân tộc. Trong quá trình phát triển của Việt Nam, giá trị văn hoá truyền thống này đã đóng một vai trò lớn, phân biệt cho con người Việt Nam biết phải trái, đúng sai hướng đến cuộc sống cộng đồng chung. Giá trị tiếp theo là tính lưu truyền. Tức là, cùng với sự phát triển của dân tộc là sự ra đời của các giá trị truyền thống phát triển song song với chiều dài phát triển lịch sử. Giá trị đó được truyền tiếp qua nhiều thế hệ và ngày càng phát triển phù hợp với xã hội Việt Nam. Cuối cùng, giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc là phải đảm bảo được tính ổn định, nghĩa là giá trị văn hoá truyền thống như Việt Nam nói riêng phát triển qua nhiều thế hệ khác nhau càng được tinh lọc và phát triển, hướng đến những giá trị cao nhất là chân thiện mĩ và được thừa nhận. Như vậy, lúc này giá trị văn hoá truyền thống ở đây đóng vai trò khuôn mẫu có định hướng dưới dạng phong tục tập quán, giá trị nghệ thuật hay các nghi lễ dân tộc, yếu tố luật pháp. Tóm lại, giá trị văn hoá truyền thống vốn có của Việt Nam phải là những yếu tố văn hoá đảm bảo các đặc tính trên, trong đó giá trị truyền thống đóng vai trò vừa là góp phần gìn giữ suy tôn các giá trị mang tính nền tảng cho sự phát triển dân tộc, theo đó giá trị truyền thống chính là thước đo mang tính tích cực cho sự phát triển của xã hội. Ngược lại, yếu tố văn hoá truyền thống Việt Nam còn là nơi dung dưỡng, duy trì các giá trị bảo thủ trì trệ, làm chậm đi sự phát triển của một yếu tố thức thời ồ ạt. Yếu tố truyền thống của dân tộc Việt Nam đựơc đánh giá ở đây chính là một bộ phận tích cực đối với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ sử dụng nhiều chính sách về văn hoá, nhằm biến văn hoá thành một trợ thủ đắc lực cho mục tiêu của mình. Tuy nhiên, những giá trị văn hoá thực dân được Mĩ áp dụng là thứ văn hoá “ăn xổi ở thì”, văn hoá ở đây chỉ mang tính chất hưởng thụ tức thời và mị dân cao cấp, điều đó hoàn toàn đi ngược với nguồn gốc, giá trị văn hoá truyền thống của người Việt. Là một đất nước phát triển về kinh tế và tự do trong cuộc sống, Mĩ đang mang trong mình nhiều giá trị văn hoá tiến bộ từ tư tưởng đến hệ thống giáo dục cho tới vận dụng những giá trị thành 64 tựu vật chất vào đời sống con người để làm giàu lên giá trị hưởng thụ. Đó là sự phát triển những loại hình văn học, nghệ thuật, tôn giáo, tư tưởng, tính dân chủ Đi theo sự phát triển nên Mĩ dễ dàng áp dụng những bề nổi của thành tựu văn hoá đó vào một đất nước còn nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam lúc bấy giờ. Với tư tưởng nổi trội của người Mĩ là thực chứng, những giá trị tin dùng của họ là những lí thuyết đã qua sự kiểm chứng, đó là lí do vì sao Mĩ rất khôn khéo khi sử dụng văn hoá như là công cụ đắc lực cho việc thôn tính Việt Nam. Quy luật chung của các nước trong chiến tranh là mang toàn bộ sức mạnh vào cuộc chiến từ sức mạnh quân sự cho đến kinh tế chính trị và văn hoá. Bởi vậy, thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới tại Việt Nam, Mĩ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mĩ đã sử dụng các giá trị văn hoá của họ như một công cụ đắc lực và hữu hiệu, như một biện pháp chiến lược giống quân sự, phối hợp cùng các biện pháp kinh tế, các chiêu sách về chính trị trong chiến tranh. Nếu quân sự, chính trị, kinh tế là các biện pháp tác chiến chiến lược đánh trực tiếp đối phương, thì văn hoá là biện pháp tác chiến chiến lược lợi hại tác động đến tinh thần, tư tưởng nhận thức của phần đông người dân trong xã hội, nó là nhu cầu cuộc sống phù hợp với sự phát triển tự nhiên của con người. Xét cho cùng, mục đích chính của cuộc chiến tranh mà Mĩ thực hiện tại Việt Nam nhằm chống lại sự phát triển của Chủ nghĩa Cộng sản, thôn tính được Việt Nam và biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ tại khu vực Đông Nam Á. Mĩ muốn xóa nhoà ý thức dân tộc bao đời nay của người Việt Nam, làm lu mờ giá trị giữa ý thức dân tộc và giai cấp, gieo rắc tư tưởng tôn sùng sức mạnh vật chất, làm tê liệt ý chí chiến đấu và tạo sự đồng tình ủng hộ đối với chính quyền tay sai. Vì thế, yếu tố văn hoá Mĩ đưa vào là rất khôn khéo, kiên trì và công phu. Cụ thể, Mĩ cho du nhập vào miền Nam Việt Nam tất cả các trào lưu văn hoá, hình thành nên một loại hình văn hoá gọi là “văn hoá chợ trời”, trong đấy mỗi người có thể tự tìm thấy cho mình một món ăn tinh thần mà mình thích nhất. Ngoài ra, dựa trên lối suy nghĩ điều kiện vật chất có thể điều khiển được con người và cột chặt con người vào guồng quay của nó, vậy nên Mĩ cũng ra sức đầu tư của cải vật chất dưới hình thức viện trợ kinh tế phát triển đất nước. Như vậy, song song với các chính sách như diệt chủng về mặt quân sự, áp đặt về mặt chính trị, Mĩ còn tiến hành cả chính sách diệt chủng về văn hoá, nghĩa là bằng những chiêu sách văn hoá đưa ra, Mĩ muốn biến những con người miền Nam Việt Nam thành nô lệ tự nguyện. Áp đặt văn hoá tự do kiểu Mĩ vào trong văn hoá Việt Nam, phổ biến lối sống dân chủ vào đời sống vốn bình dị của họ, cũng chính là mở ra một cuộc “chiến tranh cục bộ” về văn hoá, tạo nên một cuộc chiến tranh mang dáng dấp ý thức hệ mới bằng những công cụ và vũ khí văn hoá. Vì vậy, Mĩ ồ ạt đổ vào miền Nam Việt Nam ngày càng nhiều vật phẩm văn hoá không chỉ là sách vở, tài liệu, ấn phẩm, mà còn cả khối lượng lớn và chủng loại phong phú các hàng hoá tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Một khối lượng hàng hoá khổng lồ được đổ vào miền Nam Việt để nô dịch về kinh tế, thông qua đó để tạo cái bóng văn hoá của Mĩ. Nghĩa là bằng hình thức nô dịch về văn hoá thông qua giá trị kinh tế Mĩ đã tạo nên khu vực này một sự phồn vinh mang tính chất giả tạo, sự phát triển văn hoá xã hội gắn liền với kinh tế Mĩ vì nếu Mĩ ngừng 65 cung cấp thì ở nơi đó lại nhanh chóng trở lại tình trạng đói rách tiêu điều. Đó là một sự phát triển đi ngược với quy luật của xã hội và sự phát triển văn hoá truyền thống khi sự phát triển văn hoá không đi đôi với một nền kinh tế bền vững. Lối sống Mĩ được thổi vào Việt Nam làm bùng lên sự ham thích tiêu dùng về vật chất, hướng tính cách con người Việt vào guồng quay của sự đam mê hưởng thụ, biến tiện nghi vật chất từ chỗ phục vụ lợi ích con người thì lại trở thành mục tiêu khẳng định mình buộc con người phải hướng tới dù bằng mọi giá. So sánh với yếu tố truyền thống thì điều này đã làm băng hoại giá trị con người Việt Nam. Yếu tố văn hoá Mĩ áp dụng đang đánh vào tâm lí chung của con người, tức là khi thoả mãn một số nhu cầu về vật chất mà nhu cầu đó chỉ là ảo tưởng, chỉ thoả mãn giá trị ham muốn nhất thời thì kết quả con người sẽ biến thành một thứ “phản xạ có điều kiện” phụ thuộc vào thứ vật chất ảo tưởng đó. Như vậy, đời sống người dân ở miền Nam Việt Nam càng đi sâu vào cuộc sống hưởng thụ hào nhoáng càng bị cột chặt vào viện trợ Mĩ, tạo điều kiện tâm lí “thích Mĩ” và mất đi tính độc lập vốn có. Mô hình chung kinh tế đi đôi với văn hoá đã trở thành một thứ xiềng xích, một thứ nô lệ kiểu mới làm mê muội con người và băng hoại ý thức dân tộc, lí tưởng và đạo đức, buộc người dân miền Nam Việt Nam hòa nhập vào chế độ thực dân mới nằm trong chiến lược “chiến tranh không súng đạn” của Mĩ. Ngoài ra, để làm lu mờ các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam, Mĩ còn thực hiện trên đất nước này chính sách văn hoá tư tưởng theo kiểu “cách mạng nhàn rỗi đi theo cách mạng tiêu dùng”(3, tr.143). Bởi khi nói đến nô dịch về văn hoá, không thể không nói đến các phương tiện chuyên chở các loại hình văn hoá ấy, đó chính là các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông. Ngoài những giá trị hưởng thụ vật chất thiết thực như ăn, mặc thì Mĩ hướng người dân vào những thứ văn hoá tinh thần mới như: đọc, xem, ca kĩ, giải trí thông qua vô tuyến, truyền hình, truyền thanh. Nếu như những giá trị văn hoá giải trí tinh thần đều mang ý nghĩa tốt đẹp, thì đó là điều không phải bàn, tuy nhiên điều đáng nói ở đây chính là sự luồn lách rất khéo, không mang tính lộ liễu hay áp đặt một thứ văn hoá “phản văn hoá”, đã tác động mạnh đến những con người nhẹ dạ, đua đòi tiếp thu “lối sống Mĩ” một cách kệch cỡm. Quần chúng nhân dân bị “Mĩ hoá” thông qua thế giới ca nhạc, điện ảnh là một thủ đoạn tinh vi mà đạt hiệu quả cao. Như vậy, mặt trái của các loại hình văn hoá ấy đã tác động mạnh mẽ đến xã hội miền Nam Việt Nam, làm ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận dân cư rất lớn, biến nơi đây trở thành nơi xảy ra nhiều tệ nạn xã hội như cướp bóc, đĩ điếm. Nói một cách sâu xa hơn, những yếu tố văn hoá ấy ít nhiều đã làm làm băng hoại những giá trị văn hoá truyền thống của người Việt. Cũng nhằm mục đích phục vụ cho các chiến lược của Mĩ trong thời kì chiến tranh Việt Nam, Mĩ lập ra nhiều tập đoàn cố vấn về quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá tại Việt Nam. Cụ thể, Mĩ cho xây dựng nhiều tổ chức văn hoá thông tin như: sở thông tin Hoa Kì (U.S.I.S), cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kì (U.S.A.I.D), trung tâm tình báo Hoa Kì (C.I.A), bộ phận tiếp vận đài tiếng nói Hoa Kì Mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng riêng, nhưng không nằm ngoài mục tiêu chung là sử dụng nó như một công cụ để xâm chiếm về mặt văn hoá. Ngoài các trung tâm đó, Mĩ còn thực hiện tác động trên lĩnh vực văn hoá thông tin 66 thông qua các tổ chức văn hoá tư nhân, như trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc viện kĩ thuật Mat-sa-su-set-tơ, Viện nghiên cứu Hút-sơn Các tập đoàn này ra đời nhằm hướng hoạt động vào mục tiêu phục vụ chính sách của Mĩ ở Việt Nam, bằng cách kí kết hợp đồng thực hiện hoặc tài trợ cho các công trình do chúng tiến hành. Đồng thời, ngay từ khi vào Việt Nam, Mĩ thực hiện chính sách thu hồi chủ quyền đại học từ tay người Pháp, cải tổ chương trình giáo dục, phát triển bình dân học vụ, phát triển chương trình du học tu nghiệp và du học ngoại quốc tại nhiều nước như Úc đại lợi, Tây Đức, Nhật Bản, Đài Loan và nhất là Hoa Kì. Không phủ nhận nhiều giá trị văn hoá Mĩ đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu và tạo giá trị thiết thực, ví dụ sự nâng cao về chất lượng giáo dục, cơ sở thông tin truyền thông, đưa người dân đến gần hơn và tiếp cận được với những giá trị văn minh của cuộc sống. Tuy nhiên, xét cho cùng những giá trị văn hoá Mĩ đưa vào đó cũng chỉ là một công cụ, một chiến lược cấu thành hoàn chỉnh trong âm mưu thôn tính Việt Nam bên cạnh các chiến lược về kinh tế, quân sự, chính trị. Sự phát triển về văn hoá nhưng kèm theo những giá trị làm tha hoá con người vì thế mà hướng con người chỉ biết đến những giá trị trước mắt, giá trị hào nhoáng bên ngoài là đi ngược với yếu tố văn hoá truyền thống của dân tộc. Lấy yếu tố văn hoá mới để làm lu mờ hoặc xóa bỏ văn hoá cũ là hoàn toàn không thể chấp nhận. Những thứ văn hoá “phản văn hoá” đã bộc lộ rõ nét mục đích mị dân và phản động của văn hoá thực dân mới Mĩ. Đó là những lí do để người Việt Nam, dù ở bên nào trong cuộc chiến, dù có lúc nhận thấy cái văn minh hơn, hiện đại hơn của văn hoá Mĩ, cuối cùng tất cả vẫn phải tẩy chay văn hoá Mĩ, vẫn chống Mĩ xâm lược. Một vài giá trị văn hoá như một cuốn phim, một cuốn truyện có thể tạo ra sự phù phiếm trước mắt, một cuốn phim có thể làm giảm mệt mỏi hay tạo sự giải trí thoát ly trong chốc lát nhưng không dễ gì thay thế được những tuồng, cải lương, những giá trị văn hoá dân tộc đã trường tồn nhiều thế kỉ trong tâm thức của con người vốn rất yêu nước và tự tôn dân tộc cao như người Việt Nam. Bởi vậy, sự tẩy chay thứ văn hoá không phù hợp ấy để bảo vệ giá trị truyền thống của dân tộc là hoàn toàn hợp lí, bởi lẽ đó là cả sinh mệnh văn hoá không phải tức thời sản sinh ra được. Xét cho cùng, thực chất những biện pháp văn hoá mà thực dân Mĩ áp dụng tại miền Nam Việt Nam thời kì chiến tranh Việt Nam chỉ là yếu tố hình thức. Lấy yếu tố văn hoá che mờ cốt lõi và luồn vào đó là âm mưu thôn tính dân tộc một cách toàn diện, áp đặt tư tưởng Mĩ lên toàn bộ hệ thống xã hội miền Nam Việt Nam, bài trừ những giá trị văn hoá truyền thống xây dựng bao đời của người dân nơi đây. Đối với một đất nước còn nghèo nàn lạc hậu và chưa phát triển như Việt Nam thời kì bấy giờ, yếu tố văn hoá mới kiểu Mĩ với những chính sách hiện đại được đánh giá như là một luồng gió mới, làm tha hoá một bộ phận người dân. Điều quan trọng là đi cùng – phối hợp cùng các biện pháp văn hoá đó, Mĩ áp dụng nhiều biện pháp chiến lược tàn bạo về chính trị, quân sự. Bom đạn, chất độc hoá học, bắt bớ giam cầm, giết chóc tàn bạo được áp dụng trong suốt các thời kì chiến tranh. Chính sự xâm lược của Mĩ càng làm thức tỉnh mạnh mẽ tinh thần dân tộc của phần lớn người dân ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy, tinh thần dân tộc, tinh thần đoàn kết dần được khôi phục sau những năm bị văn hoá Mĩ càn quét nặng nề. Từ Sài Gòn đến Huế, xuống nhiều tỉnh 67 miền Tây đã xuất hiện nhiều tổ chức quần chúng công khai mang tinh thần bảo vệ văn hoá dân tộc, trong đó đặc biệt đã thu hút được nhiều trí thức, văn nghệ sĩ, lực lượng tiến bộ trong xã hội. Tóm lại, Mĩ có thể ồ ạt đổ quân chiến đấu vào Việt Nam, có thể thực hiện nhiều biện pháp tàn bạo để chiếm đoạt và thôn tính, nhưng rõ ràng Mĩ không dễ và không thể áp dụng được một tư duy văn hoá mới của mình lên toàn bộ miền Nam Việt Nam và nói chung là lên một đất nước có nền văn hoá sâu sắc của họ. Tuy rằng đó là một luồng văn hoá trong một giai đoạn bị người Việt tẩy chay nhưng vết ố của nó vẫn còn để lại đến nhiều năm sau đó bởi những ấn phẩm văn hoá đó không nằm trong tay người bán hàng nhưng nó đã nằm trong tâm trí của người sử dụng. Đối với người Việt, văn hoá là món ăn tinh thần, giá trị truyền thống, là yếu tố mà người Mĩ không dễ dàng thay đổi, không dễ dàng xóa và cướp được của họ. Tính lưu truyền và tính ổn định đã tạo nên dáng vẻ riêng của văn hoá truyền thống dân tộc, dù là đối đầu với kẻ thù tàn độc, mưu mô như Mĩ thì cuối cùng dân tộc Việt vẫn tìm thấy sức mạnh vĩ đại trong giá trị văn hoá truyền thống, để biết phân biệt phải trái, đúng sai và giữ gìn giá trị truyền thống dân tộc, bảo vệ đất nước. Cuối cùng dù có sử dụng các biện pháp nào cho cuộc chiến tranh Việt Nam, Mĩ vẫn thất bại hoàn toàn bởi tinh thần yêu nước phát triển thành chủ nghĩa yêu nước đó không chỉ là một nét đẹp đạo đức mà còn là một nét văn hoá kết tinh thành giá trị bền vững của văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam. Chính giá trị văn hoá này là cốt lõi làm nên sức sống con người Việt Nam nói chung, quân dân miền Nam Việt Nam nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (Cb) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Đặng Ngọc Tiến Dũng (2001), Hoa Kì phong tục và tập quán, Nxb Trẻ TP.Hồ Chí Minh. 3. Phong Hiền (1984), Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mĩ ở Miền Nam Việt Nam (Khía cạnh tư tưởng và văn hoá 1954-1975), Nxb Thông tin Lí luận, Hà Nội. 4. Thành Lê (2001), Văn hoá và lối sống, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 5. Hồ Chí Minh (1995) toàn tập, in lần 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Lữ Phương (1981), Cuộc xâm lăng về văn hoá và tư tưởng của đế quốc Mĩ tại miền Nam Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 7. Võ Nhân Trí (1978), Khía cạnh kinh tế của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam, tuần báo Đại đoàn kết, số 18. 8. Viện lịch sử quân Việt Nam (tập 11) (2005), Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. * Nhận bài ngày 27/2/2011. Sửa chữa xong 30/3/2012. Duyệt đăng 5/4/2012.