Văn hóa Nõ Nường :Lễ hội ông Đùng bà Đà

Lễ hội ông Đùng bà Đà đến đêm cuối cùng thì bị xử chém do hai chị em mà lấy nhau. Phải chăng dòng lễ hội này ra đời từ thời tiền sử vào thời điểm nhằm chấm dứt thời đại quần hôn, mông muội của người vượn Homo eretctus bước sang thời đại người khôn ngoan Homo sapiens của tộc Lạc Việt - Giao Chỉ. Để quán triệt tư tưởng đó trong cộng đồng dân tộc

pdf14 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa Nõ Nường :Lễ hội ông Đùng bà Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa Nõ Nường :Lễ hội ông Đùng bà Đà Trích cuốn “Văn hóa Nõ Nường” – Dương Đình Minh Sơn Lễ hội ông Đùng bà Đà đến đêm cuối cùng thì bị xử chém do hai chị em mà lấy nhau. Phải chăng dòng lễ hội này ra đời từ thời tiền sử vào thời điểm nhằm chấm dứt thời đại quần hôn, mông muội của người vượn Homo eretctus bước sang thời đại người khôn ngoan Homo sapiens của tộc Lạc Việt - Giao Chỉ. Để quán triệt tư tưởng đó trong cộng đồng dân tộc, bậc trí giả tiền nhân đã tạo ra một trạng huống bi kịch dẫn đến đỉnh điểm là mang tội loạn luân, bị luật lệ của cộng đồng xử chém. Lễ hội ông Đùng bà Đà là bức thông điệp mang tính di hận về tội loạn luân, tội tày trời về đạo lý huyết thống của nhân loại, mà Tiên tổ chúng ta đã tạo dựng nên một trạng huống bi kịch để truyền dạy lại cho muôn đời sau. Phải chăng đó là nội dung chính của dòng lễ hội ông Đùng bà Đà, cho nên dòng lễ hội này trước đây được tổ chức rất phổ biến ở các làng quê của vùng châu thổ sông Hồng. Di biệt của dòng lễ hội này là tượng nàng Tô Thị ở Lạng Sơn và núi Vọng Phu ở xứ Quảng. Đó là ý kiến phát hiện của chúng tôi, còn lâu nay, sự tích về ông Đùng bà Đà được lưu truyền như sau. Lễ hội ông Đùng bà Đà rất hoành tráng hào hứng, sôi nổi và linh đình, cờ quạt rợp trời, người đi xem chen lấn nhau chật đường, chật bãi. Ngày trước có nhiều làng tổ chức, nay hầu như chỉ còn một vài làng phục hồi lại, trong đó có làng Đậu An ở sát tỉnh lỵ tỉnh Hưng Yên, mở hội từ ngày mồng 6 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch. Đây là dòng lễ hội tục hèm, được tiến hành như sau: hai hình nộm thật to được đan bằng nan tre, tô mặt dán quần áo. Ông Đùng râu ba chòm, bà Đà khuôn mặt bầu bĩnh, má hồng phinh phính sắc xuân, hớn hở như nàng dâu sắp về nhà chồng (hình 1) Hình 1 Tối ngày mồng 6, ban lễ cáo tế dâng sớ xin thổ thần và mời ông Đùng bà Đà về dự. Sáng hôm sau đội rước gồm trai gái trẻ, khỏe mạnh, chia làm hai tốp, namg khiêng nộm ông Đùng, nữ khiêng nộm bà Đà. Hai nộm được khiêng rước đi qua các ngả, đến các đền (nơi bà Đà đến ở trước khi thành thân), sau cùng rước đi quanh làng, bằng hai hướng để rồi gặp lại nhau. Khi gặp nhau các người khiêng nộm vận động để cho các tay nan vùng vẫy tỏ sự vui mừng. Sau đó người ta khiêng ông Đùng bà Đà cho đụng chạm nhau, ôm nhau trông như tư thế giao hoan. Thế là cờ quạt của đội rước phe phẩy như điệu múa cờ, âm nhạc của đội rước nổi lên một điệu riêng và dân làng đứng ngoài reo hò. Một lát sau, hai hình nộm rời nhau. Đám rước tiếp tục lộ trình rồi trở về đình. Trong đám rước có lực sĩ, có hai mẹ con kẻ khó câu ếch và hổ. Rước xong, tượng nộm ông Đùng bà Đà được thờ trong đình làng từ ngày mồng 6 đến đêm mồng 9. Đêm đó sẽ diễn lại việc xử tử hai ông bà. Cuộc xử kín do ban tổ chức tiến hành, dân làng không được tham dự. Nửa đêm, đội thực hiện án mặc áo dấu, bôi mặt đen thành quỷ dữ, vây quanh hai hình nộm. Ông tiên chỉ đọc bản cáo trạng về tội loạn luân và nhắc lại lời phán quyết của nhà vua. Tiếp đó bọn đao phủ vật ngửa nộm ra, khoét mắt, cắt mũi, cắt tai, cuối cùng chặt đầu. Đặc biệt, người ta đút đầu ông Đùng vào cửa mình bà Đà. Hành hình xong hai hình nộm được khiêng ra ngâm xuống một cái ao đầu làng. Ao được giữ gìn sạch sẽ và được lấy nước tưới ruộng để diệt trừ sâu rầy và mùa màng tốt tươi. Theo Thần tích của làng, vào thời Ngô Quyền làng Đậu An có ông Đùng bà Đà là hai chị em ruột, đã đến tuổi trưởng thành mà không có ai lấy, bởi dị dạng to béo quá cỡ. Một hôm nảy ra ý định cùng đi quanh một quả núi, hễ gặp ai thì lấy người đó. Sau khi đi vòng quanh núi, hai chị em không gặp ai cả mà lại gặp nhau. Cho đó là số trời định nên họ lấy nhau. Nhưng trước khi động phòng, bà Đà bỏ đi đến một nơi khác, nay là đền Bến, ông Đùng phải đi tìm chị về. Hôm sau bà Đà lại đi đến một nơi khác nay là đền Căn, ông Đùng lại đi đón chị về. Đến hôm thứ ba bà Đà lại đi sang một nơi khác nay là đền Võ, ông Đùng lại đến đón chị về. Lần thứ ba này hai chị em về đến nửa đường bỗng có một con cọp chạy ra chặn lại. Ông Đùng được một lực sĩ giúp sức đánh cọp, cọp vẫn không thua. Một bà lão nghèo và đứa con trai câu ếch cạnh đó, thấy thế chạy ra giúp sức đánh đuổi, cọp mới bỏ chạy. Sau lần này trở về, ông bà thành thân với nhau. Được mấy hôm tin đồn đi khắp nơi, đến tai vua, vua kết hai người vào tội loạn luân và xử chém. Sau đây là vài nét về ngôi đình làng Đậu An. Đình không lớn lắm, trước đình có một cái tháp 12 tầng bằng gạch nung có chạm trổ và vẽ các giống vật rất đẹp, xây từ đời Cảnh Trị nhà Lê (1663 – 1671). Đình chỉ mở cửa trước, hậu cung bao giờ cũng đóng, hàng năm dân làng chỉ cắt cử một người được ra vào. Trong hậu cung có một chiếc bệ xây kiên cố, phía trước bệ có một cái hang nhỏ chỉ vừa một người chui lọt, phải bò sát đất mới vào được. Vào đến trong hang rộng ra một chút, ở giữa hang có một cái bệ, chung quanh đốt bảy ngọn đèn dầu le lói (bấc dầu đặt trong cái đĩa). Trên bệ có tượng đá tạc hình một đôi trai gái ôm nhau. Nhận xét: - Sự tích ông Đùng bà Đà truyền tụng ngày nay, và ngay theo Thần phả của làng Đậu An do Toan Ánh sưu tầm vừa trích ở trên, đã có những cứ liệu theo chúng tôi là được tạo ra sau này. Đó là: Chuyện xảy ra vào thời Ngô Quyền và ông Đùng phải nhờ lực sĩ và hai mẹ con người kẻ khó cứu, mới thoát khỏi bị hổ ăn thịt. - Ta biết rằng trong lễ hội, hình nộm của ông Đùng bà Đà to đến quá cỡ. Chuyện dân gian truyền tụng, ông Đùng bà Đà là bậc siêu phàm, người to lớn đến độ: “L” bà Đà bằng ba mẫu ruộng còn “C” ông Đùng bằng tám người khiêng. Do đó sự tích ông Đùng bà Đà xuất hiện từ thời đại khổng lồ - thời đại hạt thóc ngoài đồng to như cái Do đó sự tích ông Đùng bà Đà xuất hiện từ thời đại khổng lồ - thời đại hạt thóc ngoài đồng to như cái thúng, đến khi lúa chin tự lăn về sân. Bà quét sân chưa quét kịp sân, lúa cứ lăn về. Bà bèn lấy đầu cán chổi đập làm cho hạt lúa bé lại như ngày nay. Nghĩa là mọi vật xung quanh con người đều to khỏe cả. - Tư tưởng của con người tự nâng mình lên thành những người khổng lồ chủ yếu biểu tượng bằng hiện vật Nõ Nường xuất hiện vào cuối thời đại nguyên thủy, bước vào thời đại người Khôn ngoan Homo sapiens. Vào thời đó, sự khôn ngoan của con người đem so với sự ngu dốt của các sinh vật khác, thì con người tự coi mình là vĩ đại. Sự vĩ đại đó được nhân cách hóa thành người khổng lồ. - Mỗi dân tộc đều có nhân vật khổng lồ biểu tượng cho dân tộc mình. Người Việt là ông Đùng bà Đà, người Thái ở Tây Bắc là Ải Lậc Cậc. Ải Lậc Cậc của người Thái to khỏe đến mức gánh nổi hai quả núi ban đầu. Khi đứt quang một đầu rơi thành đèo Phadin cạnh Tuần Giáo, còn đầu kia văng ra thành núi Phanxipăng cạnh Lao Cai, v..v..Còn “C”của Ải Lặc Cặc to và dài đến mức, ông đang gánh đất ở cánh đồng Điện Biên còn “C” của ông vươn sang tận cánh đồng Than Uyên Nghĩa Lộ và đang lòn vào hang bắt ếch, v..vVì thế, sức mạnh của ông Đùng bà Đà cũng khỏe như Ải Lậc Cậc của người Thái, không thể thua con hổ được. - Sự tích ông Đùng bà Đà ra đời vào thời kì chấm dứt sự mông muội, bởi quan hệ giao phối bừa bãi, không phân biệt cha con, chị em. Việc vua truyền xử án chị em lấy nhau vào tội loạn luân, đó là lời răn đe, cấm đoán của phong tục. Sự tích nàng Tô Thị và núi Vọng Phu là bắt nguồn từ chuyện ông Đùng bà Đà. Nhưng lâu nay ta hiểu về ý nghĩa của nàng Tô Thị và núi Vọng Phu, coi đó là ca ngợi việc chung thủy của vợ đối với chồng. - Đó là tầng tư tưởng mới được bồi đắp sau này làm phong phú sự tích của một biểu tượng độc đáo của văn hóa dân tộc. Sự tích Nàng Tô Thị mới ra đời gần đây. Theo ông Bế Thào số nhà 100 đường Tam Thanh thị xã Lạng Sơn thì sự tích nàng Tô Thị do cụ Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780) thời gian làm quan ở Lạng Sơn tạo ra, ông còn tìm ra động Nhị Thanh và Tam Thanh và núi Vọng Phu có muộn hơn. Chúng tôi, trong nghiên cứu các sự tích văn hóa dân tộc, thể hiện qua các biểu tượng như Đôi rắn quấn nhau nuốt voi, hoặc Sự tích dây Tơ hồng có câu ca dao Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn, vvVì thế, chúng tôi viết lại chuyện ông Đùng bà Đà trong Thần tích của làng Đậu An theo logic như sau: - Theo thần tích của làng thì ông Đùng bà Đà là hai chị em ruột đã đến tuổi trưởng thành, nhưng người bị dị dạng quá cỡ nên không ai lấy. Một hôm nọ nảy ra ý cùng đi vòng quanh một quả núi, gặp ai thì lấy người đó. Sau khi đi vòng quanh một quả núi, hai chị em không gặp ai mà lại gặp nhau. Cho là số trời định, hai chị em lấy nhau, nhưng trước khi động phòng bà Đà bỏ đi sang một nơi khác, nay là đền bà Đà, ông Đùng phải sang rước bà Đà về. Hôm sau bà Đà lại bỏ đi sang một nơi khác, nay là đền Võ, ông Đùng phải sang rước bà Đà về. Đến hôm thứ ba bà Đà lại bỏ đi sang một nơi khác, nay là đền Căn, ông Đùng lại sang rước bà Đà về. Lần nay hai người về đến giữa đường thì gặp một con cọp đang chắn đường định ăn thịt một bà lão và đứa con đang câu ếch gần đó. Ông Đùng vung tay nhổ cây tre bên đường đánh hổ chết, cứu hai mẹ con bà lão. Ông Đùng đưa bà Đà về được một đoạn đường thì gặp mấy con hổ khác đang chặn đường định ăn thịt tráng sĩ. Tráng sĩ và hổ đang vờn nhau, hổ ra oai gầm gừ, vẫy đuôi chạy vòng quanh tráng sĩ để hăm dọa uy hiếp. Rồi hổ vẫy đuôi, nhún người nhảy cao khỏi đầu tráng sĩ, vờn chân xuống định quắp đầu tráng sĩ, tráng sĩ giương cao ngọn giáo lên, hổ phải dướn mình vượt qua ngọn giáo. Cuộc chiến kiếm mồi của ba con hổ và sự chống lại để cứu mạng sống của tráng sĩ đang quyết liệt, chưa ngã ngũ thì Ông Đùng Bà Đà đến nơi. Ba con hổ đang say mồi thấy hai hình người đến, chúng tưởng tranh mồi cho nên cả ba con hổ lao vào gầm gừ định vồ cả hai người. Ông Đùng lại vung tay nhổ gốc tre bên đường quật mấy nhát, trong nháy mắt cả hai con hổ chết tươi, còn một con bỏ chạy, nhờ đó mà tráng sĩ cũng thoát thân. Tráng sĩ khâm phục sức khỏe của ông Đùng và cảm ơn, rồi họ chia tay nhau. - Sau lần này về nhà hai ông bà thành thân với nhau. Tin đồn đi khắp nơi, đến tai thượng đế, thượng đế khép tội hai chị em mà lấy nhau là loạn luân. Lời của thượng đế tận trên chin tầng mây vọng xuống phán: Hỡi con người ở trần gian vì ngu muội nên đã bao đời nay anh em, cha con, không phân biệt, cứ chung chạ với nhau. Tội ấy trên Trời gọi là loạn luân. Nay ta trị tội một đôi này để làm gương cho kẻ khác. Hỡi thần dân của thượng đế hãy nhớ lấy, nhớ lấy. Lập tức thượng đế cho đội đao phủ đến quê hương của ông Đùng bà Đà để hành quyết ngay trong đêm ấy. Đó là sự tích lễ hội ông Đùng bà Đà. Từ ý thức tránh loạn luân mà người Việt xưa đặt ra lễ hội này để răn dạy con cháu phải tránh xa tội lỗi ấy. Từ đó chuyển sang sự tích nàng Tô Thị và núi Vọng Phu, hai biểu tượng nhắc nhở một hiện tượng bi kịch buổi đầu của dân tộc ta và loài người.
Tài liệu liên quan