Kinh sách nói: ý thức thần thoại và triết học là sự hiểu biết
đầu tiên của con người về chính mình và ngoại cảnh. Đối với
nhân loại cổ sơ không có đến hai hình ảnh về thế giới – một
khách quan và một chủ quan – như chúng ta quan niệm ngày
nay, mà chỉ có hình ảnh hồn nhất. Lại tiếp, đại nhân là nói
người ta coi Trời,
12 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa Nõ Nường : Tượng đá Ông Chồng, Bà Chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa Nõ Nường :
Tượng đá Ông Chồng,
Bà Chồng
Trích cuốn “Văn hóa Nõ Nường” – Dương Đình Minh Sơn
Hình 1: Sầm Sơn Thanh Hóa
Kinh sách nói: ý thức thần thoại và triết học là sự hiểu biết
đầu tiên của con người về chính mình và ngoại cảnh. Đối với
nhân loại cổ sơ không có đến hai hình ảnh về thế giới – một
khách quan và một chủ quan – như chúng ta quan niệm ngày
nay, mà chỉ có hình ảnh hồn nhất. Lại tiếp, đại nhân là nói
người ta coi Trời, Đất vạn vật làm một thể, coi thế giới làm
một nhà, toàn dân làm một người. Ví bằng đem hình ảnh so
sánh mà đặt câu hỏi của mình của người, phân tích cái ta và
cái không ta thì là tiểu nhân vậy. Đại nhân mà có thể coi
thiên địa vạn vật làm một thể, không phải chỉ là ở ý tưởng mà
thôi đâu, đấy là cái bản thể nhân bản của tâm, nó vốn cùng
thiên địa vạn vật là một thể. Phải chăng chỉ có đại nhân mới
thế? Chỉ vì kẻ tiểu nhân tự coi mình là tiểu đó thôi.
Trịnh Xuân Thuận, nhà bác học vật lý vũ trụ, tín đồ của đạo
Phật từng nói: “Khoa học cung cấp cho ta những dữ kiện,
nhưng không mang lại sự tiến bộ về tâm linh và chuyển hóa.
Trái lại, sự tiếp cận tâm linh hay quán tưởng chắc chắn phải
đưa ta đến một số chuyển hóa bản thân sâu sắc mà chúng ta
nhận thức về thế giới để dẫn đến hành động.
Như vậy, con người vẫn là chủ thể bao quát cả Thiên, Địa,
Nhân do đó bất kỳ ở đâu có một vật đại diện cho con người
tức là ở đó có con người. Nếu chúng ta coi loài người cũng từ
loài vật mà ra thì loài vật đánh dấu lãnh địa của chúng bằng
nước tiểu. Còn con người thì dựng luôn vật sinh thực của
mình ở đó để đánh dấu.
Vì thế mà ở người Kinh, những vùng đất do con người cai
quản đều được người ta đặt vào đây những hiện vật biểu
tượng Nõ Nường hoặc là những hiện vật kí thác. Hiện vật kí
thác thì nhiều vô kể, chẳng hạn như đá Ông Chồng Bà Chồng
ở Sầm Sơn Thanh Hóa hoặc ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh, từ
cửa Ông ra Quan Lạng, mặt biển có những ngọn núi dựng
đứng, đều có tên là sinh thực của nam và nữ - tức là hòn núi
“C” hòn núi “L” (Nõ Nường). Khách du lịch hỏi tại sao lại
đặt tên như thế? Người hướng dẫn du lịch nói: Đó là quan
niệm của người đời xưa. Và trên bản đồ Di sản văn hóa thế
giới vùng Quan Lạng chúng tôi thấy ghi rõ các tên như thế.
Hiện tượng này có thể thấy ở các cánh đồng của những làng
quê của cả nước. Chẳng hạn ở Nam Định, theo đường từ
thành phố đi Ninh Bình, đến đoạn đền Phủ Dầy thì bên trái
phía biển có hòn núi “C”và bên phải có cánh đồng “L”,
hoặc ở làng Ninh Hiệp huyện Đông Anh Hà Nội, ngoài cánh
đồng có thuở ruộng “ba bờ”, hòn đống “C”, hoặc ở làng
Kẻ Giáp (nơi có miếu thờ Nõ Nường) nay là xã Tứ Xã, Lâm
Thao, Phú Thọ, ngoài cánh đồng đều phân chia theo biểu
tượng Nõ Nường: có một con lạch, nước chảy từ miếu Trò
uốn lượn qua cánh đồng ra sông Cái gọi là lạch “C”, còn
các thuở ruộng hai bên con lạch đó có tên là “L” còn gọi là
ruộng “ba bờ”.
Ngoài ra, các nơi có những tảng đá nằm cạnh nhau người ta
cũng gọi đó là hòn Trống mái. Do đó theo chúng tôi, biểu
tượng “rùa” đội “bia” đá ở khu Văn Miếu (hình 2) cũng là
hình ảnh của vật “thiêng” như đá Ông Chồng Bà Chồng – Nõ
Nường.
Hình 2: Rùa đội bia đá
Tâm thức về văn hóa Nõ Nường của người Việt rất sâu sắc,
xuất hiện từ thuở thỏi đá cầm tay, đến chày bàn nghiền, hoặc
tượng nam nữ trên thạp đồng Đào Thịnh, hoặc tượng người
đàn ông ở di chỉ Văn Điển, hoặc tượng Bà Đanh (Banh).
Tượng Bà Đanh tồn tại cho đến nửa đầu thế kỷ XX, hoặc
miếu thờ Nõ Nường và lễ hội Nõ Nường thì có ở nhiều nơi.
Ngay những trụ đá đơn, nhưng trong đó đã có hình của hai
vật Nõ Nường trên tròn dưới vuông, hoặc trên vuông dưới
tròn, cột Mốc còn gọi là Ông mốc hoặc như trụ Đá thề ở núi
Nghĩa Linh, chùa Một Cột, Hà Nội, v.v
Trong tín ngưỡng “Ông Mốc” của văn hóa dân gian ngày nay
ở miền Bắc hầu như không còn nữa, nhưng ở miền Nam thì
vấn đề này vẫn còn đang sâu sắc, nhất là Ông mốc đứng ở vị
trí địa giới của ba làng. Ngày xưa, khi cắm Ông mốc thì các
nhà chức trách, như lý trưởng kỳ mục của cả ba làng đều có
mặt để làm lễ hạ mốc.
Trong những lần về thăm quê Quảng Trị tôi đi tìm lại dấu
tích tâm linh Ông Mốc, nơi ngày tôi mới sinh, cha tôi đem
gửi. Khi đến 12 tuổi hết hạn cha tôi đưa tôi đi theo, dâng lễ
tạ, xin cho tôi về. Lễ tạ là một quả trứng đặt trên bát cơm và
3 nén hương (ngoài ra có lễ tạ hàng năm là khác).
Tuy thế Ông Mốc vẫn theo dõi và sẽ đến ứng cứu khi “hồn
tôi” bị lâm nguy. Do đó, tôi có một niềm tin sắt đá, cho đến
ngày nay không ai xâm hại được “hồn” của tôi – (Minh triết
phương Đông quan niệm “thần hồn” bảo vệ “thân xác”,
chẳng hạn thuở nhỏ, “thần hồn” Đinh Tiên Hoàng lóe vầng
hồng chắn lưỡi mai của công chú lao vào gót chân).
Hình 3: Cột mốc làng Phương Ngạn
Một người cha đưa con đi lễ tạ, xin con về.
Ông trưởng làng Phương Ngạn Nguyễn Thanh Duệ cho tôi
biết: Ông Mốc ở làng Phương Ngạn này không chỉ có uy tín
với dân ở địa phương mà còn với cả người ngoài tỉnh nữa,
vào ngày rằm, mồng một hàng tháng đều có người đưa con
đến gửi nhờ Ông mốc trông coi hộ. Vị trí này cạnh đường ôtô
từ Thành cổ Quảng Trị đi Cửa Việt cho nên người ở Huế ra
vào Đông Hà đều thuận tiện. Ngày gửi thì lẻ tẻ, nhưng ngày
tạ thì cùng một lúc, đó là ngày mồng 5 tháng 5 ta và mồng 1
tết Âm lịch, người ta đến lễ tạ, xếp hàng rồng rắn đến 5 ngày
mới tan lễ.
Chị tôi, bà Dương Thị Xuyên 80 tuổi ở làng Bích La Nam kể
rành rọt: người ta tin Ông Mốc lắm. Những gia đình có con
“một” đều đưa con đến gửi nhờ Ông Mốc trông coi, đến 12
tuổi mới xin về. Ngày đến xin, lễ tạ là một nắm cơm và một
quả trứng. Còn những nhà hiếm hoi về đường con cái, người
ta còn gửi Ông Mốc trông coi từ khi người mẹ mới mang
thai.
Ngày xưa coi Ông Mốc là một vật “thiêng”, vì ngài đã nhận
lệnh của Thần hoàng làng ra chôn chân xuống vị trí địa giới
của ba làng: một tấc không đi, một li không rời, ngày đêm
trông coi đất đai của làng. Do đó, Ông Mốc có đủ linh
nghiệm trông coi “thần hồn” cho mỗi thành viên trong làng.
Tiếng miền Trung gọi đường ranh giới giữa hai làng là “cọi
giái” – “cọi” là gọi chệch từ “cọc” mà thành. Nếu đúng nghĩa
về hình ảnh của “cọi giái” thì gồm một cái trụ đứng “cọc”,
còn dưới chân trụ là hai bọng tròn hai bên. Hiện nay, cột mốc
cắm ở biên giới cũng thiết kế theo mẫu mã này, nhưng người
ta không để ý, chỉ nghĩ cái bọng ấy là để giữ cho vững cột.
Song cái gì cũng có lịch sử nguồn cội của nó, phải đặt chúng
vào hệ thống thì mới nhận thức được vấn đề.
Văn hóa Nõ Nường trong các dân tộc thiểu số ở nước ta cũng
rất phong phú. Người Thái ở Tây Bắc, trên nóc cột bếp trong
nhà sàn treo một cái “mu rùa” và cái “dùi đục”, chiếc cột ấy
gọi là cột “xau hẹ” vật “căm” để trông coi ngọn lửa cho bếp
ăn của gia đình “lớn” – ngôi nhà “lớn” dài 20 đến 30 gian,
chiều ngang đến 10m. Khi trong nhà có việc tang thì quan tài
được quàn cạnh cột “xau hẹ” này.
Với người Hà Nhì trên cổng bản treo một đôi “dùi đục”, “mu
rùa” để người của bản khi đi làm nương về, hoặc người lạ
vào bản phải lòn cúi dưới đó, chịu sự kiểm tra tránh bọn ma
quỷ trà trộn theo người lẻn vào bản, gây hại cho người và gia
súc. Ở người Kháng thì thầy mo làm một vật dài như thanh
kiếm kẹp vào háng làm vật “thiêng” trong lễ cúng trừ đuổi tà
ma, hoặc có thầy mo đeo vào người như đòn gánh v.v
Như vậy văn hóa Nõ Nường thể hiện trong các hình thái hoạt
động của xã hội, nói cách khác văn hóa Nõ Nường là văn hóa
con người, được diễn ra trong mọi hình thái hoạt động của xã
hội loài người.