Văn hóa sinh kế huyện đảo Lý Sơn những năm gần đây - Hiện trạng những vấn đề liên quan và xu hướng

Tóm tắt Tìm hiểu văn hóa sinh kế nói riêng và văn hóa biển đảo nói chung của các thế hệ cư dân/ngư dân tại các đảo, quần đảo của Việt Nam đã và đang được đặt ra như những nhiệm vụ mang tính cấp thiết đối với khoa học chuyên ngành và khoa học liên ngành (thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học công nghệ) ở Việt Nam những năm gần đây. Thông qua nghiên cứu định lượng và định tính từ 300 phiếu điều tra xã hội học và một số phỏng vấn chuyên sâu đối với người dân, đại diện chính quyền và đội ngũ quản lý văn hóa tại địa bàn hai xã An Hải và An Vĩnh của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, vào các năm 2015 và 2016, tác giả đã khảo sát và nhận diện một số khía cạnh nhất định hiện trạng của diễn biến sinh kế và quá trình thích ứng với biển để kế thừa, bồi đắp cho văn hóa sinh kế biển của cộng đồng người dân huyện đảo Lý Sơn. Từ đó, đề xuất một số cơ chế, giải pháp ứng dụng, phục vụ việc giải quyết các nhiệm vụ đã và đang đặt ra trong sự nghiệp xây dựng đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội tại huyện đảo Lý Sơn hiện nay.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa sinh kế huyện đảo Lý Sơn những năm gần đây - Hiện trạng những vấn đề liên quan và xu hướng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA VĂN HÓA SINH KẾ HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY - HIỆN TRẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VÀ XU HƯỚNG BÙI VŨ DUY QUANG BÙI QUANG THANH Tóm tắt Tìm hiểu văn hóa sinh kế nói riêng và văn hóa biển đảo nói chung của các thế hệ cư dân/ngư dân tại các đảo, quần đảo của Việt Nam đã và đang được đặt ra như những nhiệm vụ mang tính cấp thiết đối với khoa học chuyên ngành và khoa học liên ngành (thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học công nghệ) ở Việt Nam những năm gần đây. Thông qua nghiên cứu định lượng và định tính từ 300 phiếu điều tra xã hội học và một số phỏng vấn chuyên sâu đối với người dân, đại diện chính quyền và đội ngũ quản lý văn hóa tại địa bàn hai xã An Hải và An Vĩnh của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, vào các năm 2015 và 2016, tác giả đã khảo sát và nhận diện một số khía cạnh nhất định hiện trạng của diễn biến sinh kế và quá trình thích ứng với biển để kế thừa, bồi đắp cho văn hóa sinh kế biển của cộng đồng người dân huyện đảo Lý Sơn. Từ đó, đề xuất một số cơ chế, giải pháp ứng dụng, phục vụ việc giải quyết các nhiệm vụ đã và đang đặt ra trong sự nghiệp xây dựng đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội tại huyện đảo Lý Sơn hiện nay. Từ khóa: Sinh kế, Lý Sơn, văn hóa biển đảo Abstract Understanding the culture of livelihood in particular and the marine culture of generations of inhabitants/fishermen in the islands and archipelago of Vietnam in general has been posed as an urgent task for specialized in interdisciplinary science (in the fields of natural sciences, social sciences and technology science) in Vietnam in recent years. Through quantitative and qualitative research based on 300 sociological survey questionnaires and in-depth interviews with local people, government representatives and cultural managers in An Hai and An Vinh communes, island district of Ly Son, Quang Nam province in 2015 and 2016, the author has surveyed and identified some certain aspects of status quo of livelihood and the marine adaptability process to inherit, consolidate the livelihood culture of the Ly Son community. From that, the author propose some (new) mechanism, policies, application to solve the tasks that have been orienting for the cause of promoting economic - culture - society life in Ly Son nowaday. Keywords: Livelihood, Ly Son, Marine culture 1. Vị trí địa lý - lịch sử đặc thù Đảo Lý Sơn nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí địa lý từ 15032’04” đến15038’14” vĩ độ Bắc và từ 109005’04” đến 109014’12” kinh độ Đông, cách đất liền khoảng 15 hải lý (khoảng 28 km), cách quần đảo Trường Sa 445 hải lý về phía đông nam, cách quần đảo Hoàng Sa 130 hải lý về phía đông bắc; cách đường hàng hải quốc tế 35 hải lý về phía đông và được xem như một “hạm đội” nổi trên biển đông. Vì vậy, huyện đảo Lý Sơn giữ một vị trí chiến lược quan trọng trên vùng biển Đông, giữ vai trò đặc biệt trong việc góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ đất liền và trên biển của Việt Nam (1, tr.237) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI Số 24 - Tháng 6 - 201866 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Lý Sơn thực ra là tên gọi hành chính cho cả cụm đảo bao gồm các đảo lớn nhỏ khác nhau, trong đó, Hòn Lớn (nơi cư trú của cư dân, ngư dân toàn huyện đảo) là đảo được hình thành do tàn tích của hoạt động phun trào của núi lửa cách ngày nay từ khoảng 250 đến 300 triệu năm, do vậy địa hình núi lửa chiếm 70% diện tích toàn huyện. Hai ngọn núi Thới Lới và Giếng Tiền là hai họng núi lửa khổng lồ và tuyệt đẹp, cao vút giữa biển khơi tạo thành điểm nhấn cảnh quan vô cùng ngoạn mục cho đảo. Có thể nói, cả đảo Lý Sơn là một di sản về núi lửa và thiên nhiên tuyệt vời có một không hai trên đất nước ta. Những hang động tuyệt đẹp được thành tạo do sản phẩm dung nham núi lửa này thuộc dạng hiếm trên thế giới, rất có giá trị để phát triển du lịch, như Hang Câu, Chùa Hang, Cổng Tò Vò,... Lịch sử đảo Lý Sơn gắn liền với quá trình bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa (2). Cho đến nay, những dấu tích còn lại trên đất Lý Sơn, hiện diện qua các di tích lịch sử văn hóa cùng với nguồn di sản văn hóa phi vật thể đã góp phần quan trọng cho việc nhận diện bức tranh lịch sử của gần 400 năm định cư, sáng tạo của các thế hệ cư dân, kể từ khi người Việt ra khai phá và định cư ở vùng đất này, nhằm đạt được mục đích “thích ứng với biển” để sinh tồn và phát triển. Đồng thời, cũng qua quá trình hàng trăm năm đương đầu với biển cả, ứng xử với mọi thách thức của điều kiện tự nhiên, khí hậu nơi đây, người dân Lý Sơn đã tự xây đắp cho mình một hệ văn hóa sinh kế phù hợp, đủ sức để sinh tồn, phát triển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “bảo vệ tiền đồn” cho chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đặc trưng độc lập - khép kín trong không gian được bao bọc bởi biển khơi của khu vực cư trú - sinh tồn, nơi gần hai vạn dân Lý Sơn hiện đang làm ăn, sinh sống, đã là điều kiện tạo ra bản sắc cho văn hóa sinh kế của ngư dân - cư dân nơi đây, trên bước đường vận động của lịch sử. 2. Tác động của điều kiện tự nhiên - sinh thái, nhân văn 2.1. Tác động của tự nhiên - khí hậu Khảo sát những tác động của điều kiện tự nhiên - sinh thái đối với đời sống sinh tồn của người dân Lý Sơn trong khoảng 5 năm trở lại đây từ hướng tiếp cận xã hội học, có thể định lượng được một số diện mạo cơ bản cùng những hiện trạng do chính người dân Lý Sơn nhận biết và đánh giá. Trước hết, có thể thấy rằng, Lý Sơn là vùng đất nằm trong khu vực sinh thái có khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng biển có chế độ nắng thuộc loại dồi dào nhất trong hệ thống các đảo - quần đảo ven bờ của Việt Nam. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Lý Sơn chủ yếu là dông và bão, tập trung vào các tháng hè1. Theo cảm nhận của các bậc cao niên, những chục năm trước đây, điều kiện sinh thái - tự nhiên của vùng biển Lý Sơn nói chung là thuận lợi cho sức khỏe con người trong các hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển cũng như thuận lợi cho một số cây đặc sản của vùng đất này (hành, tỏi) và một số loại cây ăn quả như đu đủ, chuối, na, dưa hấu,... Tuy nhiên, trong khoảng trên dưới chục năm trở lại đây, trong xu thế biến đổi khí hậu chung toàn cầu, những bất thường về thời tiết gây ảnh hưởng rất lớn đến tự nhiên, quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nếu như trước đây, hàng năm vào các tháng 9 đến 11, Lý Sơn chỉ gặp khoảng một cơn bão và một tháng mưa dông, nhưng trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp thường xuyên xảy ra giông, sét, khô hạn, lũ lụt, bão, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho cư dân/ngư dân trên đảo. Kết quả khảo sát về tình hình thiên tai hay thời tiết bất thường địa phương thường gặp trong 5 năm gần đây như sau: nhiều người phản ánh hiện tượng đất nhiễm mặn chiếm tỷ lệ cao (71,7%); thứ hai, khô hạn (69,0%); lũ lụt, bão (63,7%); nhiệt độ cao (40,7%) và một số hiện tượng thời tiết bất thường khác thể hiện ở biểu đồ 1. 67Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Dưới tác động của những bất thường về thời tiết, sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ là tác nhân khách quan, dẫn đến làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi là quy luật tất yếu không thể tránh khỏi. Những bất thường về thời tiết trong khoảng 5 năm gần đây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt là người già, trẻ em và phụ nữ. Nhiệt độ tăng đã trở thành yếu tố chủ chốt gây ra biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Một số bệnh thường gặp ở người và động vật, như sốt suất huyết, bệnh tả, cúm gia cầm có diễn biến phức tạp và bất thường hơn (như bệnh sốt xuất huyết), mức độ lây lan rộng hơn và gây ra những thiệt hại đáng kể. Nhiệt độ tăng cao, hạn hán kéo dài sẽ làm mực nước ngầm tầng nông bị tụt giảm, giảm trữ lượng nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của con người. Nguồn nước bị nhiễm bẩn, bị nhiễm mặn đã khiến người dân bị thiếu nước ngọt sử dụng, do đó việc thiếu nguồn nước sạch sử dụng sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống người dân và nguy cơ mắc bệnh cao. Những bất thường về thời tiết tác động đến tài sản, sinh kế của người dân tại địa phương bao gồm nhà cửa, nguồn nước, sức khỏe cộng đồng, hạ tầng kỹ thuật. Những tác động này có thể làm suy giảm khả năng của con người trong việc đảm bảo cuộc sống, vượt qua đói nghèo. Theo đánh giá của người dân, những bất thường về thời tiết dẫn đến một số hậu quả lớn như sau: người dân bị mất mùa hoặt thất bát về trồng trọt trên đảo hoặc đánh bắt cá xa bờ (65,3%); năng suất giảm (54,3%); thiếu nước uống (42,7%); hư hại nhà cửa (42,0%). Ngoài ra, người dân bị thiệt hại về vốn, bệnh tật ở người, gia súc, công việc bị gián đoạn... (Biểu đồ 2). Đặc biệt, từ cuối 2014 trở lại đây, khi Lý Sơn xây dựng được mạng lưới điện kéo ra từ lục địa, hàng loạt các gia đình trồng trọt, chăn nuôi trên đảo cũng như các dịch vụ kinh tế khác, đã trang bị hệ thống bơm - hút nước ngọt hiện đại phục vụ tưới cây, vệ sinh chuồng trại, sử dụng trong sinh hoạt, du lịch cộng đồng, đã dẫn đến tình trạng đáng báo động về trữ lượng nước ngọt của toàn đảo. Do sống trong môi trường những bất thường về thời tiết có nguy cơ xảy ra cao, nên người dân địa phương luôn có những phương án, vật dụng để đối phó với thiên tai như: Biểu đồ 1. Những thiên tai hay thời tiết bất thường địa phương gặp trong 5 năm gần đây (%) Số 24 - Tháng 6 - 201868 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Trang bị điện thoại để kịp thời trao đổi thông tin (58,7%); Có ý thức tích trữ lương thực, thực phẩm (53,0%); Trang bị áo phao (54,3%); Trang bị vật dụng để trữ nước ngọt (47,7%) và các vật dụng khác (Biểu đồ 3). Về những khó khăn, cản trở gặp phải trong việc đánh bắt cá ở địa phương những năm gần đây, kết quả khảo sát cho thấy người dân đánh bắt cá trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đã gặp phải khá nhiều khó khăn, như do thời tiết thay đổi (biến đổi khí hậu) (66,0%); Thứ hai, do tàu thuyền của người nước ngoài cản phá, tranh cướp địa bàn làm ăn (44,7%); Thứ ba, do địa bàn đánh bắt cá quá xa nơi đảo cư trú (41,0%). Mặc dù trong những năm gần đây, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá xa bờ về mặt kinh phí và kỹ thuật đóng tàu thuyền có công xuất lớn, đủ sức chống chọi với thời tiết, khí hậu quanh vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng do sự vướng mắc về thủ tục hành chính và sự áp chế về kỹ thuật đóng tàu thuyền giữa nhà nước với ngư dân, cho nên, việc triển khai trong thực tế vẫn còn chậm và chưa hiệu quả. Theo ông Võ Văn Út, một trong những ngư dân vốn đã từng có nhiều năm trực tiếp đánh bắt xa bờ, cho biết: Việc đóng tàu thuyền để phục vụ đánh bắt xa bờ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó không đơn thuần chỉ là kỹ thuật. Với người dân, mỗi khi tổ chức đóng tàu thuyền đủ sức phục vụ đánh bắt hàng tháng trời giữa biển khơi, bên cạnh việc mua bán nguyên vật liệu phù hợp để đóng theo kỹ thuật nhất định, còn là vấn đề tâm linh với người đi biển. Những tín ngưỡng này, chỉ người dân trực tiếp gắn vận mệnh mình với biển đảo mới biết được, có trải nghiệm trực tiếp người dân mới tin được. Những kỹ sư, công nhân đóng tàu thuyền hiện đại chỉ thuần thục về kỹ thuật mà chưa gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng, đấy là chưa kể việc tráo đổi nguyên vật liệu kém chất lượng, không đủ sức chịu đựng được sự ăn mòn của nước biển... vì thế, có chuyện người dân không muốn mua tàu thuyền hoặc sử dụng tàu thuyền của nhà nước hỗ trợ/tài trợ để đi đánh bắt xa bờ, dù họ vẫn khát khao có được sự trang bị hiện đại đó (Biểu đồ 4). Như vậy, vấn đề tác động và gây ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, khí hậu do biến đổi những năm gần đây đã gây ảnh hưởng lớn Biểu đồ 2. Hậu quả từ sự bất thường của thời tiết những năm gần đây 69Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA nhất đến hoạt động sinh kế của người dân Lý Sơn. Thực tế này đã và đang đòi hỏi cộng đồng ngư dân Lý Sơn có những chuyển biến trong nhận thức để vượt qua lối hoạt động sinh kế như truyền thống, để nhanh nhạy ứng xử với sự biến đổi khí hậu biển, có những sáng tạo phù hợp để ổn định và phát triển hoạt động đánh bắt cá nói riêng và đời sống kinh tế - văn hóa nói chung. 2.2. Ảnh hưởng của việc phát triển du lịch đến môi trường sống ở địa phương Những năm gần đây, Lý Sơn là một trong những địa phương biển đảo có tốc độ phát triển du lịch khá nhanh. Thực trạng phát triển khá rõ là tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng và các hệ thống dịch vụ. Từ 2010 trở về trước, Lý Sơn hầu như không có nhà nghỉ và khách sạn phục vụ du khách đến đảo. Năm 2014, huyện Biểu đồ 3. Phương án đối phó với sự bất thường của thời tiết Biểu đồ 4. Những khó khăn, cản trở gặp phải trong việc đánh bắt cá ở địa phương những năm gần đây (%) Số 24 - Tháng 6 - 201870 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA đảo Lý Sơn đã xây dựng được 1 khách sạn và 11 nhà nghỉ với 95 phòng. Đến cuối năm 2015 và đầu năm 2016 (thời gian nhóm nghiên cứu điền dã có mặt), Lý Sơn đã có 4 khách sạn, 31 nhà nghỉ với tổng số 440 phòng. Ngoài ra, còn có hàng chục nhà dân đã và đang tăng số lượng nhà nghỉ trong phạm vi cư trú của gia đình mình, với mục đích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm (homestay) tại các thôn xóm trung tâm của huyện đảo. Đến nửa cuối năm 2017, theo báo cáo của lãnh đạo huyện Lý Sơn, sự phát triển du lịch tại huyện đảo gần như đã và đang có bước ‘nhảy vọt”. Ông Nguyễn Viết Vy, Bí thư huyện ủy đảo Lý Sơn cho biết, năm 2016, tổng giá trị các ngành kinh tế của huyện đạt 1.355 tỷ đồng, tăng gấp đôi năm 2013. Riêng 8 tháng đầu năm 2017, tổng sản phẩm ước đạt 1.043 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lĩnh vực thương mại dịch vụ du lịch nhiều năm liền tăng trưởng trên 30%, riêng 7 tháng đầu năm 2017 tăng trưởng 40%. Cơ cấu thương mại dịch vụ tăng từ 21,49% năm 2010 lên 26,11% năm 2016. Chỉ vào biểu đồ tăng trưởng du khách đến Lý Sơn, ông Nguyễn Viết Vy mô tả: Từ năm 2010 đến 2013, biểu đồ này gần như đi ngang. Nhưng từ năm 2013 đến nay, sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và Lý Sơn hòa điện lưới Biểu đồ 5. Mức độ ảnh hưởng của việc phát triển du lịch đến môi trường sống ở địa phương Biểu đồ 6. Ngành, nghề đang phát triển ở địa phương (%) 71Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA quốc gia thì hiện trạng du lịch ở Lý Sơn đã tăng trưởng đột biến, gần như theo hình thẳng đứng. Cụ thể, năm 2016, Lý Sơn đón 165.000 du khách, tăng 37,5 lần so với năm 2010 và 20 lần so với năm 2013. Trong 8 tháng đầu năm 2017, đảo này tiếp tục đón 210.000 lượt du khách. Phân tích về sự tăng trưởng này, Bí thư Nguyễn Viết Vy nhận định: “Trước tiên, sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, người dân cả nước đã dành cho Lý Sơn tình cảm đặc biệt”. Lý Sơn được biết đến là “vương quốc tỏi”, với những cánh đồng hành và tỏi xanh mướt. Nhưng Lý Sơn không chỉ có hành và tỏi. Lý Sơn được hình thành từ núi lửa phun trào, có nhiều di sản thiên nhiên độc đáo và các di sản văn hóa gắn liền với quá trình bảo vệ đất nước của cha ông. Cho đến nay (8 - 2017), huyện Lý Sơn hiện có 109 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó có 6 khách sạn, 47 nhà nghỉ, 56 nhà phục vụ du lịch cộng đồng (homestay) và hơn 40 cơ sở kinh doanh ăn uống. Mỗi ngày, Lý Sơn đón tới 3.000 lượt du khách. Trong hai năm trở lại đây, đảo Lý Sơn bị “bê tông hóa” khi các khách sạn, nhà nghỉ và công trình cao tầng cấp tập mọc lên. Điều này khiến nhiều ý kiến lo ngại Lý Sơn dần mất đi vẻ nguyên sơ vốn là điểm quyến rũ du khách, đồng thời xâm phạm đến cảnh quan, môi trường, và các di sản thiên nhiên2. Song hành với đó là sự phát triển ồ ạt các hệ thống dịch vụ hàng quán, sự mở rộng, nâng cấp hệ thống đường giao thông theo phương thức bê tông hóa. Với tốc độ phát triển như hiện tại, du lịch tại Lý Sơn bên cạnh việc nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân địa phương, còn là những tác động đa chiều đến cảnh quan môi trường và sự chuyển hướng nghề nghiệp của một bộ phận dân cư trên đảo. TS. Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi khi đó đã nhận xét: Cho đến thời điểm hiện tại, sự phát triển du lịch tại huyện đảo Lý Sơn đã và đang có những ảnh hưởng đáng báo động. Theo ông, chẳng hạn, tại các điểm di tích như Chùa Hang, Hang Câu, núi Giếng Tiên, cổng Tò Vò, hiện trạng các nhà hàng, lều quán mọc lên tự phát quá nhiều, xâm phạm và làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh. Đặc biệt, việc xây dựng đường cơ động xung quanh đảo cùng vành đai rào chắn ven đường đã làm ngăn cách và che khuất nhiều bãi biển đẹp, từ Bãi Kiều, Hang Cò đến hòn Mù Cu, Hang Câu, (Biểu đồ 5). Biểu đồ 7. Nghề sinh sống của gia đình (%) Số 24 - Tháng 6 - 201872 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Theo đánh giá của một bộ phận người dân, việc phát triển du lịch ở địa phương có ảnh hưởng ít đến môi trường sống chiếm (49,3%); không ảnh hưởng là (16,7%). Bên cạnh đó, có (34,0%) trong số những người được hỏi đánh giá việc phát triển du lịch ở địa phương có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống ở địa phương. 3. Văn hóa sinh kế của cộng đồng 3.1. Diễn biến của hoạt động sinh kế thông qua phát triển ngành nghề Cho đến nay, các ngành nghề của cư dân trên đảo Lý Sơn đã có sự phát triển, mở rộng và kết hợp giữa ngành nghề truyền thống với những nghề mới phát sinh. Trong truyền thống, nghề đánh bắt cá có vị trí lớn nhất, sâu rộng nhất trong sinh kế tồn tại của người dân. Nếu như tại Cù Lao Chàm, cư dân chủ yếu đánh bắt cá gần bờ, thì ở Lý Sơn, việc đánh bắt cá xa bờ chiếm số lượng chủ yếu so với đánh bắt cá gần bờ. Việc đánh bắt cá xa bờ không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của người dân, mà còn có bộ phận đánh bắt xa bờ để thực hiện luôn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền khu vực làm ăn của mình, chủ quyền biển đảo các đảo và quần đảo xa bờ như Hoàng Sa, Trường Sa, do chính quyền nhà nước phong kiến giao phó (2). Biểu đồ 6 cho thấy ngành nghề đang phát triển ở địa phương hiện nay chủ yếu là nghề đánh, bắt thủy hải sản chiếm tới (79,0%); thứ hai, nghề nuôi trồng chế biến thủy hải sản (54,0%); thứ ba, nghề dịch vụ du lịch biển đảo (38,3%). Ngoài ra, còn các ngành nghề khác nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn 3 nhóm ngành nghề trên. Sự giảm thiểu một số nghề, như trồng trọt chẳng hạn, có lý do bới điều kiện khách quan của thời tiết, khí hậu, nguồn nước dân khan hiếm. Tuy nhiên, bên cạnh nghề truyền thống trồng tỏi, hành, cư dân Lý Sơn đã và đang mở rộng việc trồng cây ăn quả để đáp ứng nhu cầu sở tại và phục vụ khách du lịch. Với người dân Lý Sơn, từ 1975 trở về trước, hầu hết các gia đình đều gắn chủ yếu với nghề đánh bắt thủy hải sản và nghề trồng hành, tỏi. Kết quả phỏng vấn người dân ở địa phương về ngành nghề sinh sống của gia đình cho thấy, cho đến nay (2015), nhiều gia đình vẫn chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy, hải sản, chiếm 48,7%; đặc biệt, tại đảo Lý Sơn nổi tiếng có nghề trồng hành, tỏi, do đó tỷ lệ gia đình làm nghề trồng hành, tỏi là 34,7%. Bên cạnh đó, một số hộ gia đình làm nghề nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, và đặc biệt vào Biểu đồ 8. Thị trường bán sản phẩm sản xuất của gia đình (%) 73Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA những năm gần đây đã mở rộng thêm nghề dịch vụ du lịch biển đảo Không ít gia đình đã chuyển đổi nghề, bỏ đánh bắt hải sản để đến với hoạt động dịch vụ du lịch, đầu tư phòng nghỉ và các tiện nghi phục vụ du lịch cộng đồng (homestay) (Biểu đồ 7). Những năm gần đây, Lý Sơn đã và đang phát triển mạnh nghề dịch vụ du lịch, đẩy mạnh và gia tăng số các gia đì