Văn hóa tắm xông hơi Jimjilbang của Hàn Quốc

I. MỞ ĐẦU Mối bang giao giữa Hàn quốc và Việt Nam đã không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực kể từ khi chính thức được thiết lập vào năm 1992. Ngày càng nhiều các công ty Hàn quốc đầu tư vào Việt Nam, nhiều khách du lịch Hàn quốc tìm đến Việt Nam và số lượng người Việt Nam học tập, lao động, du lịch tại Hàn quốc đang ngày càng tăng nhanh. Vì thế, việc học ngôn ngữ Hàn quốc, tìm hiểu về đất nước, lịch sử và văn hóa Hàn quốc là nhu cầu chính đáng của nhiều người Việt nam hiện nay. Ngày nay, Hàn Quốc đã và đang là một quốc gia có vị thế lớn về kinh tế ở Châu Á cũng như trên toàn thế giới. Phải chăng một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển ấy chính là do Hàn Quốc vẫn luôn duy trì được những đặc trưng riêng có của dân tộc mình. Đó là sự siêng năng, cần cù nhưng có lẽ tính cộng đồng mới chính là điểm nổi bật nhất và cũng là điều khiến người Hàn Quốc tự hào nhất về dân tộc mình. Cùng với sự phát triển về kinh tế cũng như việc hòa nhập ra thế giới thì việc làm thế nào để xây dựng được ý thức tập thể và việc làm thế nào để”hòa nhập mà không hòa tan”vẫn không bao giờ là xưa cũ trong xã hội Hàn Quốc. Và vì vậy, trong thời đại hòa bình này, tính tập thể vẫn luôn được Hàn Quốc coi trọng, giữ gìn, đồng thời phát huy một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra một môi trường sinh hoạt lành mạnh, có tác dụng định hướng văn hóa cho cả một cộng đồng. Và văn hóa tắm tập thể chính là một dẫn chứng điển hình nhất cho nét văn hóa này của một quốc gia văn minh phát triển. Do sự chi phối bởi yếu tố về lịch sử Hàn Quốc nên bài nghiên cứu này tập trung vào việc nghiên cứu văn hóa tắm tập thể trên bán đảo Hàn Quốc trước năm 1945 và tại Hàn Quốc sau năm 1945 đến nay.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa tắm xông hơi Jimjilbang của Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 245 VĂN HÓA TẮM XÔNG HƠI JIMJILBANG CỦA HÀN QUỐC SVTH: Triệu Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Linh GVHD: Vương Thị Năm I. MỞ ĐẦU Mối bang giao giữa Hàn quốc và Việt Nam đã không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực kể từ khi chính thức đƣợc thiết lập vào năm 1992. Ngày càng nhiều các công ty Hàn quốc đầu tƣ vào Việt Nam, nhiều khách du lịch Hàn quốc tìm đến Việt Nam và số lƣợng ngƣời Việt Nam học tập, lao động, du lịch tại Hàn quốc đang ngày càng tăng nhanh. Vì thế, việc học ngôn ngữ Hàn quốc, tìm hiểu về đất nƣớc, lịch sử và văn hóa Hàn quốc là nhu cầu chính đáng của nhiều ngƣời Việt nam hiện nay. Ngày nay, Hàn Quốc đã và đang là một quốc gia có vị thế lớn về kinh tế ở Châu Á cũng nhƣ trên toàn thế giới. Phải chăng một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển ấy chính là do Hàn Quốc vẫn luôn duy trì đƣợc những đặc trƣng riêng có của dân tộc mình. Đó là sự siêng năng, cần cù nhƣng có lẽ tính cộng đồng mới chính là điểm nổi bật nhất và cũng là điều khiến ngƣời Hàn Quốc tự hào nhất về dân tộc mình. Cùng với sự phát triển về kinh tế cũng nhƣ việc hòa nhập ra thế giới thì việc làm thế nào để xây dựng đƣợc ý thức tập thể và việc làm thế nào để”hòa nhập mà không hòa tan”vẫn không bao giờ là xƣa cũ trong xã hội Hàn Quốc. Và vì vậy, trong thời đại hòa bình này, tính tập thể vẫn luôn đƣợc Hàn Quốc coi trọng, giữ gìn, đồng thời phát huy một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra một môi trƣờng sinh hoạt lành mạnh, có tác dụng định hƣớng văn hóa cho cả một cộng đồng. Và văn hóa tắm tập thể chính là một dẫn chứng điển hình nhất cho nét văn hóa này của một quốc gia văn minh phát triển. Do sự chi phối bởi yếu tố về lịch sử Hàn Quốc nên bài nghiên cứu này tập trung vào việc nghiên cứu văn hóa tắm tập thể trên bán đảo Hàn Quốc trƣớc năm 1945 và tại Hàn Quốc sau năm 1945 đến nay. II. NỘI DUNG 1.Văn hóa tắm và nhà tắm công cộng trên thế giới Từ xa xƣa, trên thế giới, từ phƣơng đông đến phƣơng tây, hình thức tắm tại nhà tắm công cộng đã xuất hiện và đƣợc khá nhiều quốc gia ƣa chuộng. Với nhiều quốc gia, việc tắm tại nhà tắm công cộng đã trở thành một nét văn hóa độc đáo, thể hiện đƣợc rõ lối sống, cách suy nghĩ và tƣ duy của đất nƣớc đó. Thời kỳ từ 605 - 562 trƣớc công nguyên, khi vua Nebucha-denezzar là bá chủ vùng Lƣỡng hà, bồn tắm là thứ chƣa hề có trên đời. Ngƣời dân vùng này chỉ có mỗi cách tắm duy nhất làl nhảy ùm xuống sông Tigris và Euphrate để tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Các bậc vƣơng tôn, công tử thì có nô lệ rƣới nƣớc lên đầu, lên thân. Họ dùng thảo mộc thơm đốt lấy tro trộn với chất béo để làm xà bông thơm mà tắm gội cho các thành viên trong triều 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 246 đình. Thời kỳ từ năm 100 trƣớc công nguyên đến năm 400 sau công nguyên, ngƣời La Mã đã có hình thức nhà tắm công cộng dành cho giai cấp quyền thế, giàu có. Việc nam nữ tắm chung ở nơi tắm tập thể bị cấm dƣới thời hoàng đế Julius Cesar (100 - 44 trƣớc công nguyên) nhƣng sau đó thì lệnh cấm đã đƣợc gỡ bỏ. Thời trung cổ, phòng tắm tập thể mất sức hút đối với giai cấp quý tộc giàu có, họ bắt đầu thiết kế phòng tắm riêng ở lâu đài, biệt thự. Do khan hiếm nƣớc, không dự trữ sẵn đƣợc mà phải lấy lên từ sông, giếng nên đã xuất hiện việc thuê gánh nƣớc và quy định giới hạn số xô nƣớc cho từng hộ. Thậm chí, có đội kiểm tra việc này. Cũng vì thế cũng đã sinh ra”tệ nạn”ép các cô gái và thiếu phụ phải khoả thân nếu muốn đƣợc lấy thêm nhiều xô nƣớc hơn so với quy định chung. Các hiệp sĩ thì luôn đƣợc các trinh nữ xinh đẹp tắm gội cho mỗi khi sắp sửa lên ngựa ra chiến trƣờng. Ở một số quốc gia, do điều kiện tự nhiên và địa lý, kinh tế, hoàn cảnh lịch sử, văn minh, triết lý và ảnh hƣởng tôn giáo khác nhau mà văn hóa tắm tập thể cũng phát triển theo những cách khác nhau. Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng trên thế giới về văn hóa tắm tập thể. Điều kiện khí hậu lạnh và những suối nƣớc nóng là một thuận lợi lớn cho văn hóa tắm tập thể phát triển ở Nhật Bản. Nhà tắm tập thể của Nhật Bản lần đầu tiên đƣợc xây dựng vào năm 1591 với tên gọi Sentō và vẫn tồn tại cho đến nay. Ngƣời Nhật thƣờng đi tắm trần cùng nhau tại các Sentō với mục đích giải tỏa mệt mỏi, tri bệnh và làm đẹp da. Ngƣợc lại, tại Trung Quốc, văn hóa tắm tập thể không hề phát triển. Ở Trung Quốc, nƣớc đƣợc coi là thứ quý hiếm nên các bồn tắm lớn hay nhà tắm công cộng không đƣợc chú trọng xây dựng. Thêm vào đó, do điều kiện khí hậu có tính chất lục địa gây nhiều ảnh hƣởng đến da, tiếp xúc lâu với nƣớc cũng dễ mắc bệnh nên văn hóa tắm tập thể lại càng không có điều kiện để phát triển ở Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ, các phòng tắm tập thể không chỉ là nơi gột rửa bụi bặm trên cơ thể mà còn là nơi có ý nghĩa quan trọng tới việc hôn nhân của nam nữ. Trƣớc đây, các phòng tắm tập thể tại đất nƣớc có sự pha trộn đặc biệt của văn hóa Á – Âu này thƣờng phân thành các khu vực riêng cho nam, nữ. Nhƣng ngày nay, hình thức này đã dần đƣợc thay thế bởi các phòng tắm chung rộng rãi cho cả hai phái. Đàn ông, phụ nữ đều tự nhiên đi lại trong phòng và trò chuyện thoải mái. Thông qua những lời trò chuyện cởi mở, nếu hai ngƣời cảm thấy tâm đầu, ý hợp có thể giữ liên lạc thƣờng xuyên và nảy nở tình cảm yêu đƣơng về sau. 2. Văn hóa tắm và nhà tắm công cộng ở Hàn quốc Ở Hàn Quốc, hình thức nhà tắm công cộng xuất hiện từ rất sớm (từ thời Tam Quốc), và qua mỗi thời kỳ, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện xã hội chi phối thì hình thức của nó cũng bị biến đổi theo. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 247 2.1 Vƣơng triều Shilla Vào thời tam quốc, vƣơng triều Shilla, văn hóa tắm tập thể phát triển mạnh mẽ nhất.Vào thời đó, tắm tập thể đã gần nhƣ phổ biến với tất cả tầng lớp, từ quý tộc đến dân thƣờng. Xã hội Shilla thời kỳ này chịu tác động khá nhiều bởi đạo Phật. Theo Phật Giáo, tắm là việc không chỉ giúp con ngƣời làm sạch cơ thể mà còn giúp làm sạch tâm hồn, rửa tội và tránh xa những điều sai trái. Hơn nữa, trƣớc mỗi sự kiện có tính chất quan trọng của quốc gia hay của mỗi khu vực hoặc đơn giản trƣớc khi tiến hành cúng tế thì việc tắm nhất thiết phải đƣợc thực hiện. Vì vậy, tại mỗi ngôi chùa đều cho xây dựng những bồn tắm chung lớn và trong mỗi gia đình cũng đều có bồn tắm riêng. Nhiều ngƣời phải tắm đồng thời cùng lúc nên hình thức tắm tập thể đã dần dần đƣợc hình thành và văn hóa tắm tập thể cũng dần phát triển. Cùng với sự ra đời của hình thức tắm tập thể thì các loại sản phẩm dành phục vụ cho việc tắm cũng đƣợc ra đời theo. Vào thời đó, ngƣời ta đã phát minh ra một loại hƣơng liệu tắm đƣợc làm từ bột của các loại ngũ cốc nhƣ đậu đỏ nhằm giúp loại bỏ mùi cơ thể và tạo hƣơng thơm. 2.2 Thời đại Goryeo So với thời Shilla, văn hóa tắm tập thể ở thời Goryeo trở nên một khái niệm xa xỉ. Dƣới triều đại này, quan niệm về phân biệt nam nữ có phần cởi mở hơn nên cả nam và nữ đều có thể tắm chung với nhau. Trong xã hội thƣợng lƣu, ngƣời ta dùng hoa đào hay hoa lan thả vào nƣớc tắm dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em để làm trắng, mềm da và tạo ra hƣơng thơm cho cơ thể. 2.3 Thời Joseon Đến thời Joseon, khi Nho giáo bắt đầu thế chỗ của Phật giáo với vai trò là một quốc giáo, sự bình đẳng tƣơng đối giữa nam và nữ từng tồn tại trong thời Goryeo cũng không còn tồn tại. Đồng thời, văn hóa tắm tập thể của thời kỳ này cũng phản ánh đậm chất Nho Giáo của xã hội khi ấy. Trƣớc khi tế lễ, việc tắm rửa vẫn đƣợc thực hiện nhƣng nhất định nam nữ không đƣợc tắm trần và tuyệt đối không đƣợc tắm chung. Hình thức tắm và địa điểm tắm cũng khác nhau tùy theo thân phận. Ngƣời dân thƣờng thời đó chỉ đƣợc tắm ở những chỗ nhƣ bờ song bờ suối còn tầng lớp quý tộc thì đƣợc tắm ở một nơi đƣợc thiết kế sẵn trong nhà gọi là”jeongbang”(정방). 2.4 Thời kỳ mở cửa Xã hội Chosun dần phát triển và bắt đầu mở cửa ra giao lƣu với nhiều nƣớc trên thế giới. Lúc này, những ngƣời phƣơng Tây đến Chosun cảm thấy bất tiện với loại hình văn hóa tắm tập thể và để giải quyết vấn đề này thì nhà Chosun bắt đầu cho xây dựng những khách sạn hoặc nhà nghỉ và lắp đặt nhà tắm riêng ở trong. Đầu năm 1905, hệ thống suối nƣớc nóng ở Busan đã đƣợc khai thác và đƣa vào sử dụng với mục đích tắm để phòng bệnh và chữa bệnh. Tại đây, một nhà tắm tập thể lớn dành cho nhiều ngƣời tắm cùng lúc đã đƣợc ra đời, áp dụng theo cách xây dựng hệ thống sƣởi ấm sàn truyền thống và đƣợc đặt tên là Hanjeungmak (한중막). Trƣớc khi có loại hình nhà tắm tập thể này, trừ mùa lạnh, 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 248 ngƣời dân thƣờng phải tắm ở sông, suối hay hồ, còn vào mùa đông thì phải đun nƣớc nóng lên và tắm ở trong bếp hay kho chứa đồ còn tầng lớp quý tộc thì tắm trong bồn đƣợc làm bằng gỗ và đặt sẵn trong phòng. Đây có thể coi là khởi đầu của loại hình nhà tắm tập thể hiện đại của xã hội Hàn Quốc sau này. 2.5 Thời hiện đại Năm 1905, nhà tắm tập thể lớn đầu tiên của Triều Tiên đƣợc xây dựng, tuy nhiên, vì ngƣời Triều Tiên khi ấy vẫn chƣa thể thích ứng ngay với việc tắm mà cởi bỏ hết đồ trƣớc mặt mọi ngƣời do rào cản mà văn hóa Nho giáo đem lại. Phải đến khoảng 10 năm sau, văn hóa tắm tập thể mới chính thức đƣợc phổ biến một cách rộng rãi ở đây. Năm 1924, vào thời kỳ Nhật xâm lƣợc, Nhật Bản đã cho xây dựng tại Triều Tiên một nhà tắm tập thể hiện đại tại Bình Nhƣỡng, và sau đó, năm 1925 tiếp tục đƣợc xây dựng ở Seoul một nhà tắm khác. Dần dần, các nhà tắm tập thể xuất hiện ngày càng nhiều ở Triều Tiên. Tuy vậy, cho đến tận năm 1960, ngƣời dân thƣờng vẫn chƣa thể đến nhà tắm tập thể thƣờng xuyên do không đủ tiền để vào cửa. Nhƣng hàng năm, vào mỗi dịp trung thu hoặc tết âm lịch thì tất cả các nhà tắm tập thể lại trở nên đông đúc với những ngƣời dân mà một năm chỉ dám đi nhà tắm hai ba lần do không đủ khả năng chi trả cho hoạt động này. 3.Tắm xông hơi Jjimjilbang 3.1 Ý nghĩa của Jjimjilbang đối với văn hóa cộng đồng của ngƣời Hàn Quốc hiện đại Xã hội Hàn Quốc dần phát triển theo hƣớng hiện đại hóa, công nghiệp hóa ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn nhƣng hình thức văn hóa tắm tập thể truyền thống không vì thế mà mai một mà ngƣợc lại nó ngày càng rộng khắp hơn, đa dạng hơn để phù hợp với xã hội hiện đại. Về hình thức, các nhà tắm tập thể xƣa kia nay đƣợc thay vào đó là các sauna xông hơi và một loại hình nhà tắm cộng cộng kết hợp cả hình thức tắm truyền thống và sauna xông hơi mang tên jjimjilbang (찜질방). Jjimjilbang (찜질방) ra đời là một bƣớc ngoặt lớn thể hiện rõ đƣợc tính tập thể của dân tộc Hàn Quốc và làm nên nét khác biệt giữa văn hóa cộng đồng của Hàn Quốc với các quốc gia khác trong khu vực cũng nhƣ trên toàn thế giới. Ở Hàn Quốc, Jjim-jil-bang đầu tiên xuất hiện ở Busan vào đầu năm 1990, sau đó năm 1995 đã có mặt ở khắp Seoul và nhanh chóng lan ra khắp cả nƣớc. Trong tiếng Hàn, Jjim- jil-bang (찜질방) là từ ghép của Jjim-jil (xông hơi) và bang (phòng). Jjim-jil (xông hơi) là một phƣơng pháp chữa bệnh bằng cách dùng những vật nóng hoặc lạnh chƣờm lên bề mặt cơ thể hoặc ngâm cả cơ thể vào nƣớc nóng hay cát nhằm giúp cơ thể tiết mồ hôi. Đây chính là phƣơng pháp áp dụng theo hình thức chữa bệnh bằng liệu pháp dân gian giống với cách đã đƣợc sử dụng ở các Hanjeungmak thời cận đại. Mỗi Jjim-jil-bang ngày nay có thể có các quy mô lớn nhỏ khác nhau nhƣng cơ bản đều đảm bảo có các khu riêng biệt nhƣ: khu tắm riêng cho nữ, khu tắm riêng cho nam, khu tắm xông hơi chung cho cả nam lẫn nữ, khu vực nghỉ ngơi tập thể. Những Jjim-jil-bang hiện đại, có qui mô lớn còn có thêm các loại hình dịch vụ nhƣ: phòng tập thể hình, phòng 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 249 chiếu phim miễn phí, phòng đọc sách, phòng internet Có Jjim-jil-bang còn thiết kế cả phòng massage, phòng dành riêng cho chăm sóc móng tay và phòng karaoke phục vụ khách. Nhƣ vậy Jjim-jil-bang là sự kết hợp hài hòa nhất về cả nét hiện đại và truyền thống của văn hóa Hàn Quốc, chứa đựng không gian sinh hoạt văn hóa chung của cả một tập thể. 3.2 Những nét thú vị khi đến với Jjim-jil-bang Ngƣời Hàn Quốc chọn Jjim-jil-bang là nơi tuyệt vời nhất để thể hiện sự gắn kết về tình cảm giữa ngƣời với ngƣời. Với bất kể điều kiện thời tiết nào, dù mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá thì ngƣời Hàn, sau những khoảng thời gian làm việc căng thẳng, vất vả, đƣợc ngâm mình trong những bể nƣớc nóng của Jjim-jil-bang là cách giải tỏa stress hữu hiệu nhất. Ngƣời Hàn Quốc ít khi đi Jjim-jil-bang một mình. Họ đến Jjim-jil-bang với ít nhất từ 2 ngƣời trở lên. Họ có thể đến Jjim-jil-bang với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời yêu Jjim-jil-bang không giới hạn lứa tuổi, tầng lớp hay nghề nghiệp. Tất cả mọi ngƣời, khi bƣớc chân vào Jjim-jil-bang đều bỏ lại tất cả mọi tham vọng cũng nhƣ ƣu phiền, đều trở thành những cá thể bình đẳng có chung mục đích là tìm sự thƣ giãn, nghỉ ngơi. Đặc biệt, với ngƣời Hàn Quốc, nếu họ đi đến Jjim-jil-bang với một ngƣời nào đó không phải ngƣời thân thì đó là sự thế hiện mối quan hệ khá thân thiết với đối phƣơng, bởi vì không dễ gì những ngƣời không có quan hệ thân mật lại có thể cùng tắm trần và kỳ cọ lƣng cho nhau. Khi đến Jjim-jil-bang, điều đầu tiên là phải gửi lại đồ đạc vào tủ riêng và tắm qua bằng vòi sen để làm sạch cơ thể, tiếp đó là việc tắm ở các bồn tắm lớn dành riệng cho nam và nữ. Khi bƣớc vào khu vực tắm riêng này mọi ngƣời từ già trẻ, lớn bé đều”nude”một cách tự nhiên. Tất cả quần áo – tƣợng trƣng cho những lễ nghĩa, thứ bậc xã hội đều đƣợc trút bỏ, và khi đã bƣớc vào khu vực tắm thì”ai cũng nhƣ ai”. Ở đây mỗi ngƣời có thể ngâm mình trong làn nƣớc ấm, thƣ giãn và kỳ cọ lƣng cho nhau. Đây là một nét văn hóa khá độc đáo trong văn hóa tắm tập thể của ngƣời Hàn Quốc, thể hiện tình cảm thân thiết giữa mọi ngƣời và cũng là một hoạt động khá hữu ích để kết nối tình thân. Sau đó có thể chọn tắm xông hơi bằng những căn phòng đá, phòng muối, phòng thạch anh(thay vì các nguyên liệu truyền thống) với những mức nhiệt độ khác nhau để tiết mồ hôi nhằm thƣ giãn, giải độc, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da và giảm cân. Sau khi tắm ở khu vực riêng và xông hơi, hoặc có thể nếu không thích xông hơi, mọi ngƣời sẽ đeo chìa khóa tủ gửi đồ của mình ở dƣới chân và di chuyển tới khu sinh hoạt chung cả nam lẫn nữ, tụ tập với gia đình, bạn bè của mình tại đây, tận hƣởng những giây phút thoải mái cùng ngƣời thân, bạn bè tại bất cứ vị trí nào của sảnh chung. Vì đây là không gian tự do nên mọi ngƣời đƣợc quyền chọn cho mình những địa điểm tùy thích trên sàn nhà đƣợc lát gỗ hoặc đá luôn đƣợc lau chùi và giữ gìn sạch sẽ để cùng trò chuyện, ăn uống, xem ti vi.. Tuy là không gian sinh hoạt tự do nhƣng không có nghĩa là lộn xộn. Ngƣời Hàn Quốc ngay từ nhỏ đã đƣợc giáo dục ý thức, đạo đức sinh hoạt nơi tập thể nên mọi ngƣời luôn có ý thức, tôn trọng không gian riêng và không làm ảnh hƣởng đến ngƣời 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 250 khác. Hoạt động thƣờng thấy nhất trong phòng sinh hoạt chung là ngủ. Với ngƣời Hàn Quốc, ngủ đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu khi đến Jjim-jil-bang. Nhiều ngƣời còn ngủ lại qua đêm hoặc thậm chí là ngủ lại cả tuần tại các phòng ngủ ở Jjim-jil-bang. Vì là không gian sinh hoạt tập thể nên các phòng ngủ cũng thƣờng đƣợc thiết kế riêng biệt, yên tĩnh để đảm bảo sự thoải mái cho mỗi ngƣời. Ăn uống cũng là hoạt động không thể thiếu sau khi tắm và xông hơi. Ngoài các đồ uống thông thƣờng thì ngƣời Hàn Quốc rất thích đƣợc thƣởng thức sikhye – một loại thức uống cổ truyền đƣợc làm từ gạo, còn về đồ ăn thì bánh gạo và trứng luộc là những món phổ biến nhất. Thay vì đập trứng xuống sàn nhà thì ngƣời Hàn Quốc lựa chọn đập trứng vào đầu mình hoặc đầu ngƣời bạn đi cùng. Đây là nét truyền thống đặc biệt trong văn hóa tắm hơi ở Hàn chứ không hề có ý xúc phạm hay vô phép, là sự thể hiện mối quan hệ thân tình giữa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời yêu Một nét thú vị nữa ở Jjim-jil-bang đƣợc yêu thích đó là việc quấn khăn. Khi tắm xong, ngƣời Hàn Quốc thƣờng quấn khăn lên đầu và gọi đó là yang mori(양머리). Ngƣời Hàn Quốc rất thích đội chiếc khăn này, không phải chỉ vì để làm khô tóc mà còn vì họ rất thích đùa, họ thích vẻ ngộ nghĩnh của mọi ngƣời khi đội nó. Yang mori còn đƣợc gọi bằng những cái tên khác nhƣ khăn tắm hình chú cừu hay khăn Jjim-jil-bang, và ý nghĩa quan trọng nhất của nó là có thể tạo ra đƣợc niềm vui và tiếng cƣời cho tất cả cả mọi ngƣời trong không gian sinh hoạt văn hóa chung ấy. Jjim-jil-bang là hình thức nhà tắm tập thể duy trì đƣợc những nét truyền thống nhƣng cũngchứa đựng cả những nét hiện đại trong văn hóa tắm tập thể của Hàn Quốc. Vốn dĩ, ở Nhật Bản và nhiều quốc gia khác, tắm tập thể ra đời trƣớc và cũng phát triển khá mạnh mẽ,tuy nhiên, tính đến nay vẫn chƣa có một quốc gia nào lại có loại hình văn hóa tắm tập thể độc đáo và có nhiều hoạt động thú vị nhƣ loại hình tắm hơi Jjim-jil-bang của Hàn Quốc. Văn hóa tắm hơi Jjim-jil-bang nói riêng và tắm tập thể nói chung đã góp phần đƣa Hàn Quốc thành một quốc gia phát triển nhƣng vẫn lƣu giữ đƣợc những giá trị truyền thống từ xƣa đáng quý. II. KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu về lịch sử những nét độc đáo trong văn hóa tắm hơi hay tắm tập thể của Hàn Quốc ta thấy đƣợc những nét đẹp trong văn hóa, lối sống và cách suy nghĩ của một đất nƣớc. Trải qua bao khó khăn trong công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc, tinh thần đoàn kết và tính tập thể của dân tộc Hàn Quốc vẫn không hề mất đi mà ngày càng đƣợc củng cố và thắt chặt hơn. Qua một quá trình phát triển lâu dài, văn hóa tắm tập thể của Hàn Quốc đã trở thành nét riêng biệt chỉ có ở nơi đây, đồng thời cũng trở thành một trong những niềm tự hào của dân tộc Hàn Quốc với bạn bè trong khu vực và trên toàn thế giới. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 251 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 강만준 지음 한국문화생활사전 2006 년 2. 한국의 찜질방 문화 2009 년 3. thongtinhanquoc.com 4. newsplus.chosun.com 5. sgtt.vn/oldweb 6.