1. Đặt vấn đề
Theo GS. Ngô Đức Thịnh: “Trong quá trình hình
thành một không gian địa - văn hóa nào thì vai trò của
trung tâm là hết sức quan trọng để hình thành nên các
đặc trưng văn hóa trong quá trình giao lưu tiếp biến
văn hóa nhằm tạo nên động năng trong phát triển, có
sức thu hút, lan tỏa văn hóa và cũng là xu hướng phát
triển của toàn bộ vùng văn hoá”.1 Từ đó, chúng tôi đưa
ra giả thuyết lấy văn hóa tín ngưỡng ở kinh đô Huế
hay vùng đất Ngũ Quảng trong thời Nguyễn làm
trung tâm và lấy văn hóa tín ngưỡng ở huyện đảo Lý
Sơn làm ngoại vi để tìm hiểu những giá trị đặc trưng
của tín ngưỡng còn hiện hữu và lưu giữ như một thứ
gia bảo của gia đình, dòng họ và cộng đồng như tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên với bài vị tiền nhân như
họ Trần ở An Vĩnh, họ Dương ở An Hải vẫn còn lưu
giữ từ bao đời nay. Việc thờ cúng gia thần, thờ cúng
nhân thần, thiên thần cũng mang sắc thái đặc
trưng riêng trong từng khu xóm nhằm thích hợp môi
trường sống của họ.2 Đó là lý do mà chúng tôi muốn
tìm hiểu: “Văn hóa tín ngưỡng của người Việt ở huyện
đảo Lý Sơn”
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa tín ngưỡng của người Việt ở huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT
Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN - QUẢNG NGÃI
1. Đặt vấn đề
Theo GS. Ngô Đức Thịnh: “Trong quá trình hình
thành một không gian địa - văn hóa nào thì vai trò của
trung tâm là hết sức quan trọng để hình thành nên các
đặc trưng văn hóa trong quá trình giao lưu tiếp biến
văn hóa nhằm tạo nên động năng trong phát triển, có
sức thu hút, lan tỏa văn hóa và cũng là xu hướng phát
triển của toàn bộ vùng văn hoá”.1 Từ đó, chúng tôi đưa
ra giả thuyết lấy văn hóa tín ngưỡng ở kinh đô Huế
hay vùng đất Ngũ Quảng trong thời Nguyễn làm
trung tâm và lấy văn hóa tín ngưỡng ở huyện đảo Lý
Sơn làm ngoại vi để tìm hiểu những giá trị đặc trưng
của tín ngưỡng còn hiện hữu và lưu giữ như một thứ
gia bảo của gia đình, dòng họ và cộng đồng như tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên với bài vị tiền nhân như
họ Trần ở An Vĩnh, họ Dương ở An Hải vẫn còn lưu
giữ từ bao đời nay. Việc thờ cúng gia thần, thờ cúng
nhân thần, thiên thần cũng mang sắc thái đặc
trưng riêng trong từng khu xóm nhằm thích hợp môi
trường sống của họ.2 Đó là lý do mà chúng tôi muốn
tìm hiểu: “Văn hóa tín ngưỡng của người Việt ở huyện
đảo Lý Sơn”.
Văn hóa tín ngưỡng là thể hiện sự gắn bó mật
thiết và sự tác động qua lại giữa tín ngưỡng và văn
hóa, là sự thể hiện trong văn hóa giao tiếp và văn hóa
tâm linh. Bởi những đối tượng sùng bái, thờ phụng
được thể hiện một niềm tôn kính.3 Đó là thể hiện
sự kính cẩn trang nghiêm thông qua việc sắp xếp lễ
vật, thành kính trong nghi thức khấn vái, đọc văn tế
nhằm thể hiện niềm tin, ước nguyện của mỗi người,
của dòng tộc đến thế giới tâm linh để mong những
điều tốt lành. Đây chính là thể hiện của văn hóa, còn
tín ngưỡng nhằm mang lại tính thiêng, những hoạt
? NGUYễN DUY ĐoÀI*
* ThS., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
động tín ngưỡng của người Việt nhằm xóa đi sự ngăn
cách giữa con người để khơi dậy tinh thần tự nguyện
khi tham gia việc thực hành tín ngưỡng đã hàm chứa
trong cội nguồn ý thức về căn tính của từng một cá
nhân khi tham gia. Bởi khi con người có nhận thức về
cội nguồn của mình thì sẽ có những việc làm tốt cho
cộng đồng và xã hội tốt hơn.
Theo Nguyễn Tri Nguyên: “những giá trị phong tục
tập quán, tín ngưỡng cũng như những sắc thái văn hóa
trong dòng chảy văn hóa Việt Nam như là một hệ thống
mở: từ dòng họ mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xóm
làng trên cơ sở một ý thức và tâm linh cội nguồn chung
như Giỗ tổ Hùng Vương”.4 Vậy, người Việt ở huyện
đảo Lý Sơn cũng đã thể hiện hệ thống mở như các
tín ngưỡng thờ cúng tiền nhân, thờ cúng Việc lề của
từng dòng họ mà có những binh phu đi lính Hoàng
Sa như họ Phạm, họ Võ, họ Đặng hay việc cúng Tiền
chủ... được mở rộng để tạo thành một tín ngưỡng
trong cộng đồng như thờ cúng các vị Tiền hiền, Lễ
khao lề thế lính Hoàng Sa.
Mộ môi rùa tại Lân Lôi Công ở thôn Tây - An Vĩnh.
26 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
2. Một số tín ngưỡng trong gia đình của người
Việt ở huyện đảo Lý Sơn
Trong tín ngưỡng gia đình người Việt ở huyện đảo
Lý Sơn đều có sự ảnh hưởng của văn hóa Sa Huỳnh,
văn hóa Chăm và văn hóa Đại Việt nên đã được hòa
hợp thành một nhất thể thống nhất trong nghi thức
tín ngưỡng. Điều đó cũng phản ánh những dấu ấn
văn hóa tín ngưỡng của người Việt được tiếp nhận
từ đất liền để làm phong phú hơn cho tín ngưỡng
bản địa. Vậy, người Việt thờ cúng tổ tiên, thờ cúng gia
thần trong gia đình có phải là thể hiện sự tôn kính hay
sợ hãi không? Người tham gia thực hành tín ngưỡng
thể hiện quan niệm, tín lý hướng đến tổ tiên, thần
linh, các hữu thể siêu nhiên để làm gì? Các trưởng
tộc, trưởng các chi phái, nhà sư hay pháp sư có phải
làm cầu nối trung gian giữa con người và thế giới siêu
nhiên đó không? Những điều đó có phải nhằm thỏa
mãn cho việc thông giáo với thế giới bên kia hay là
do điều kiện sống của người Việt gặp nhiều biến cố,
rủi ro có thể xảy đến nên cần sự can thiệp của tổ tiên
hay thần thánh? Malinowski đã nhận xét: “Môi trường
xã hội càng bất trắc, nguy hiểm, bất an trong cuộc sống
thì con người hướng đến những thế lực siêu nhiên, cho
nên ở đâu có bất trắc thì ở đó cũng có bùa chú cúng
kiếng, khi ấy con người cần đến những lễ nghi phù
phép với mục đích là để thỏa mãn nhu cầu của mình”.5
Vì vậy, người Việt ở huyện đảo Lý Sơn cũng tin rằng,
mọi biến cố xảy ra từ may mắn đến rủi ro trong cuộc
sống đều có sự can thiệp của tổ tiên hay thần linh nên
thông qua nghi thức tế lễ để được sự chỉ dẫn, truyền
bảo bởi các thần linh. Ngoài ra, họ còn thờ những vị
gia thần như Đương Kiểng Thổ địa chánh thần, thờ vị
Tiền chủ, thờ Nam Hải giã xa đại tướng quân tôn thần
tại nhà thờ họ Đặng.
Hơn thế nữa, ở một số dòng họ có những vị nhân
thần rất hiển linh, như: họ Phạm, họ Đặng, họ Võ,...
khi gia đình hay dòng họ có hữu sự thì khấn vái, niệm
hương hay tế lễ trong 2 hay 3 đêm thì “sẽ ứng lên”
để chỉ bày, khuyên bảo người thân trong dòng tộc.
Những người “ứng lên” đó có phải chăng trước đây là
những người tài đức, nhân hậu nên khi chết được lấy
quyền uy của thần thánh “sinh vi tướng, tử vi thần” nên
người ta gọi là Quan6, bởi “người chết chỉ có thể xác là
rời gia đình, còn linh hồn thì vẫn trở về ở đó, đặc biệt hơn
những bài vị thực sự như là nơi cư ngụ của tổ tiên mà ẩn
chứa điều gì rất linh thiêng và mầu nhiệm, vào dịp cúng
việc lề hay tổ tiên ông bà thì những bài vị đó được rước
ra khỏi hộp đựng như lời cung thỉnh chư vị linh tọa để có
mặt vào ngày cúng giỗ này vậy”.7
Theo chúng tôi, tín ngưỡng trong gia đình của
người Việt không chỉ cho người sống mà còn cho
người đã khuất với những bậc nhân thần nên việc
thờ tự của dòng họ, chi phái cũng được xem như một
ngôi đền vậy.
Theo nghi lễ cổ truyền của người Huế, khi cúng tổ
tiên thì phải dâng cúng hai lễ chính để con cháu phải
tham dự đầy đủ, đó là: “Lễ tiên thường diễn ra chiều
hôm trước ngày kỷ niệm người mất, và lễ chính thường
diễn ra vào sáng sớm ngày kỷ niệm người mất”8 thì tại
huyện đảo Lý Sơn trong nghi thức cúng Việc lề tại các
nhà thờ họ như: họ Phạm ở xã An Vĩnh, họ Nguyễn ở
xã An Hải, hay các chi phái cũng diễn ra trong hai,
ba ngày để vừa làm lễ cầu siêu cho chư tiên linh liệt vị
vừa cầu an gia sự, dòng họ.9
Theo GS. Ngô Đức Thịnh: “ở tiểu vùng văn hóa xứ
Huế, việc an táng người mất thì diễn ra rất nhanh, làm
ma chay trong nhà thì múa hát trước quan tài gọi là
hò đưa linh”10 thì tại huyện đảo Lý Sơn, chúng tôi đã
tham dự đám tang của chị V.T.T ở thôn Đông - An Vĩnh
vào tháng 3 năm 2015 cũng có hò đưa linh để tiễn
đưa người mất như sau: “Ơi thuyền ta.... ơi....., đưa bà đi
khẽ lướt nhẹ nhàng. Nghe chưa chúng tử.... ơi....... Hỡi bà
ơi..., bữa nay bà từ biệt xóm láng giềng, bà con nội tộc
họ hàng cùng thông gia ....ơi ơi....hò ơi ....Ôi bà bà ơi.....
Thờ cúng Đương Kiểng tại nhà thờ họ Võ Xuân - An Vĩnh.
27Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
bà ra đi, bà chẳng trở về ờ...... thấy cảnh chồng gọi tứ bề
quạnh hiu ờ ơi.... Hò .. hò.. đưa ...linh......Ơi... bà, bà ơi....
thuở bình sinh bà ăn ở đàng hoàng ờ..... Bữa nay đưa bà
đi chứ tội nghiệp lắm anh em ơi... Bữa nay bà mất, bà
con họ hàng cũng đều đưa....Ơi .... ơi...”.11
Hiện nay, tín ngưỡng thờ cúng gia thần vẫn được
nhiều nơi thờ tự như ở Huế và một số vùng đất liền ở
Ngũ Quảng, một số nơi khác cũng có tục thờ bà Tổ Cô,
Đương Kiểng Thổ địa chánh thần, Tiền chủ nhưng
rất ít, còn ở huyện đảo Lý Sơn việc thờ cúng này khá
nhiều trong từng gia đình, gia tộc hay trong các nhà
thờ họ tộc thông qua cách bài trí, nghi thức cúng và
sự thể hiện trong bài văn tế12 nhân ngày cúng đầu
năm mới hay cúng Việc lề.
Theo Léopold Cadière cho rằng: “vai trò của bà cô,
nhân vật gái già, chết không con không cái, dù đã qua
thế giới bên kia mà tính nết gắt gỏng vẫn không chịu
sửa. Thỉnh thoảng bà trở về đòi một cháu trai, hay một
chắt gái, đứa bé lâm bệnh rồi chết; nó bị chuyển qua
phục vụ bà cô trong âm phủ. Nên bà cô này không nằm
trong số các tổ tiên thông thường; Bà thường có am nhỏ
riêng, bên cạnh Từ đường”.13 Vậy, trong tâm thức người
Việt ở vùng đất Ngũ Quảng cũng như ở huyện Lý Sơn
từ xưa đến nay bà cô luôn ảnh hưởng trong đời sống
tâm linh nên việc thờ tự trong từ đường thường dành
riêng cho bà ở vị trí hướng Tây hay có một nơi thờ
tự riêng, chẳng hạn như bà Phạm Tiên Điều ở thôn
Đông - An Vĩnh. Đối với người dân Lý Sơn cũng như
dòng họ Phạm Văn thì bà Phạm Tiên Điều rất linh
hiển, nên người dân gọi bà là nhân thần. Theo chúng
tôi ghi nhận được, với lòng thành chí tâm chí nguyện
của dòng họ Phạm Văn để xây dựng lại Dinh thờ bà
hay còn gọi dinh Bà Roi, ngày 18.4.2016 (nhằm ngày
12.3.2016), lúc 12 giờ đêm bà “ứng về” để gặp con
cháu, dặn dò mọi việc. Theo sự chỉ dẫn của bà để con
cháu tu bổ làm đền thờ từ việc cắm mốc tiêm đền cho
đến ngày triệt hạ, thượng lương, khánh thành cũng
được con cháu họ Phạm thực hành theo.14 Đây là hiện
tượng không chỉ diễn ra ở một dòng họ mà hầu hết
các cư dân cũng có niềm tin về thế giới bên kia. Điều
này chúng tôi chưa lý giải được. Ngoài ra, bà Tổ Cô
cũng được xem là người luôn khó tính, hễ người sống
mà làm phật lòng thì sẽ bị phạt như trường hợp của
chú Hà.15 Như vậy, bà Tổ Cô là người luôn gắn bó với
dòng họ để hướng dẫn, giáo dục người thân trong
cuộc sống về cách ứng xử chứ không phải là người
nghiêm khắc, khó tính.
Tục thờ ông Đương Kiểng thổ địa chánh thần
không chỉ thờ trong gia đình mà còn thờ ở các dinh,
miếu. Theo tìm hiểu, tín ngưỡng cổ truyền ở huyện
đảo Lý Sơn có 39 di tích nhưng có đến 11 lân, miếu
được thờ chính tự hay phối tự thờ ông Đương Kiểng
Thổ địa chánh thần.16 Trong các từ đường Tiền hiền,
chi phái hay gia đình của những bậc cao niên cũng
thờ tự ông Đương Kiểng, như nhà ông Đặng Lại ở
thôn Đông - An Vĩnh, nhà ông Dương Quỳnh ở thôn
Đông - An Hải. Theo người dân thì: “Ông là vị thần hộ
mệnh cho cộng đồng và gia đình, vì ông là người chánh
thần nên luôn phù hộ giúp đỡ con dân”17, hay tại Lân
An Hòa - thôn Đông - An Vĩnh, người ta cũng cầu xin
ông Đương Kiểng cho việc đóng thuyền mới hay sửa
lại thuyền Rồng cho đúng mực nước để thuận tiện
cho việc đua thuyền vào dịp đầu xuân hay những dịp
quan trọng khác của cộng đồng.
Hiện nay, ở Huế vẫn lưu giữ tục cúng đất, tục lưu
chủ và các vị thần khác, nghi thức này được diễn ra
trong tháng 2 âm lịch tại các gia đình, dòng họ18, tại
vùng đất đảo Lý Sơn này đã từng có người Chăm
(người Hời) sinh sống nên trong nhận thức của người
Việt luôn thể hiện sự tôn kính tiền chủ nên vẫn còn Thờ cúng Nam Hải tại nhà thờ họ Đặng - An Vĩnh.
28 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
lưu giữ tục cúng Tiền chủ, Thổ thần được thể hiện
trong bài văn cúng có câu: “Tiền hiền khai khẩn, hậu
hiền khai cư liệt vị, cổ trung lồi lạc đẳng chư chơn linh,
hoang thần lạc mộ viết tự đẳng chư chơn linh”.19 Bởi
đất không chỉ là hiện tượng vật chất giản đơn mà
còn hàm chứa một lớp áo khác, đó là sự ảnh hưởng
trên sinh mạng của từng người, như ở Quảng Bình có
làng dù giàu hay nghèo gì cũng phải đi ăn xin ít nhất
một vài ngày trong năm để khỏi tai họa. Bởi thần Đất
muốn thế nên vùng nào, nơi nào cũng phải nhớ tới
họ, không được làm phật lòng.20 Vì thờ thần Đất nên
trong ba ngày đầu năm, những việc gì liên quan đến
Thổ thần, Tiền chủ cũng là điều kiêng kỵ, mọi người
muốn ra đồng làm mùa vụ hay chôn người mất thì
phải chờ làng động thổ xong thì mới tiến hành thực
hiện những việc của gia đình. Cho nên đất và thần
có ảnh hưởng đến người sống là vậy, vì đất là nơi an
nghỉ của những người chết nên có thể gây bất bình
cho con người.
Đối với thần Thổ chủ thì người Việt ở huyện đảo
Lý Sơn thờ tại khám thờ trước nhà hay bàn thờ trước
sân với mong muốn cầu được sự bình yên, sự che
chở của thần linh. Theo Đinh Thị Dung: “Lễ cúng này
chỉ tồn tại các vùng từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi
nhưng đến nay chỉ có ở Huế là người dân vẫn tiến hành
đều đặn nhất”21, nhưng chúng tôi thiết nghĩ bởi đây
là dạng tín ngưỡng mang tính phổ quát chung trên
toàn vùng đất Ngũ Quảng, còn ở huyện đảo Lý Sơn
do điều kiện địa lý có tính đặc thù nên tín ngưỡng
“trung tâm” đó sẽ được bảo lưu ở vùng “ngoại vi” với
những nghi thức tín ngưỡng như cúng Việc lề, Tiền
chủ, Thổ thần Trong nghi thức cúng gia thần cũng
khác so với cúng tổ tiên, như việc thiết trí một bàn
cúng ở ngoài sân và phải lạy ra theo hướng cổng nhà.
Như vậy, về lý lẫn tình thì một số tín ngưỡng trong
gia đình của người Việt ở huyện đảo Lý Sơn thực hiện
là việc làm tốt, cần được duy trì trong mỗi dòng họ,
bởi nó thể hiện sự thích nghi với điều kiện sống của
người Việt nơi đây. Từ tín ngưỡng của gia đình đã mở
rộng thành tín ngưỡng của cộng đồng, điều này đã
tạo nên những giá trị đặc trưng trong văn hóa tín
ngưỡng ở huyện đảo Lý Sơn.
3. Một số tín ngưỡng cộng đồng của người Việt
ở huyện đảo Lý Sơn
Theo Leopold Cadière cho rằng: “thờ cúng ông bà
tổ tiên chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể thần thánh
mênh mông, và việc thờ ông bà chỉ là một trong những
khía cạnh đa dạng của tôn giáo người Việt”22, từ quan
điểm này mà chúng tôi tìm hiểu về tín ngưỡng cổ
truyền của người Việt ở Lý Sơn23 được bao quanh cả
không gian địa lý của huyện đảo Lý Sơn chỉ 10 km2.
Từ những cơ sở thờ tự tín ngưỡng đó cũng nói lên
tâm thức của người dân luôn tin vào thần thánh, nên
việc thể hiện nghi thức và chức năng giao tiếp đối với
thần linh như muốn bày tỏ niềm tin: “Gửi lòng mình
vào vật cúng, vật dâng, lời khẩn nguyện kèm theo thái
độ thành kính. Đó là cách giao tiếp đặc biệt của một
linh hồn nhỏ đối với một linh hồn lớn”.24 Để thực hiện
tín ngưỡng trong cộng đồng thì người có chức sắc
dâng cúng phẩm vật cho thần linh, như cúng lễ động
thổ (3.1 âm lịch), lễ hội đua thuyền (4.1 - 7.1 âm lịch),
thờ cúng cá Ông25, thờ cúng Bà Thiên Y A Na (25.2 âm
lịch). Việc thể hiện trong tín ngưỡng cũng cho biết sự
ảnh hưởng đó như thế nào, mức độ ảnh hưởng đó
tùy theo độ đậm nhạt khác nhau, như theo sắc phong
của triều Nguyễn ban cho Bà Thiên Y A Na là “Hoằng
Huệ Phổ tế, linh cảm diệu thông mặc tướng thượng
đẳng thần”26 nhưng trong bài văn tế tại Lân Vĩnh Hòa
- xã An Vĩnh thì nâng lên tầm cao hơn về mặt tín lý và
niềm tin, đó là “thượng thượng đẳng thần, sắc phong
cựu cựu thượng đẳng thần”, còn tại Dinh Bà ở Trung
Yên - xã An Hải thì “Sắc hoằng huệ phổ tế linh cảm diệu
thông mặc tướng trung huy dực bảo trung hưng Thiên Y
A Na diễn ngọc phi thượng thượng thượng đẳng thần”.27
Những tín ngưỡng đó theo Leopold Cadière: “Việc
Tước vị Thờ cúng ông Dương Công Duyệt tại từ đường Họ
Dương - An Hải.
29Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
thờ kính ấy lưu lại dấu tích của chủ thuyết sùng bái vật
tổ cũng do bao đức tính tự nhiên khác, rồi do sợ hãi
mà khoác cho chúng một tính chất siêu nhiêu”28, nên
việc sùng bái bản thân cây đa, cây sồi, cây sến cũng
là nơi vị thần đó ngự trong cây cũng gọi là thiên thần
“Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa”. Vì vậy, người dân
ở huyện đảo Lý Sơn không chỉ kính sợ cây mà còn
kính sợ thần ngự trong đó, như là sự hòa quyện, gắn
bó giữa thần và cây, nếu chặt cây đi thì sẽ xúc phạm
đến thần. Chúng tôi tham dự tại Lân Xóm Giữa, thôn
Tây, xã An Vĩnh, nhân dịp cầu an đầu năm cho bổn
xóm, bổn vạn từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 1 âm lịch
năm 2016 qua đoạn hội thoại giữa chủ Lân Nguyễn
Đứng và Đức Ngư “ứng lên”29 để xin phép làm lại Lân
Lôi Công. Đây là một hiện tượng chúng tôi chưa giải
thích được, mà chỉ nêu lên để những nhà nghiên cứu,
những nhà khoa học giải thích giúp. Hơn thế, James
George Frazer cũng cho rằng: “Các tộc người cổ đại ở
châu Âu biểu thị lòng tôn kính đối với cây sồi, cùng mối
liên hệ của nó khi họ nhìn thấy cây sồi như là nhìn thấy
Thượng đế vậy”.30 Đó là hiện tượng tín ngưỡng thiên
thần nên mọi đặc tính tự nhiên cũng như sinh lực,
hình thù xem như là những nhân tố của niềm tin có
tương quan giữa thần với cây. Ngoài ra, người dân Lý
Sơn cũng có tín lý về địa cuộc, địa hình gắn với truyền
thuyết “Miếu lưỡi cày và Mộ môi rùa” để từ đó xây Lân
Lôi Công nhằm trấn địa cuộc.
Từ yếu tố địa lý tự nhiên như hình nhọn của hòn
đá được người dân ví như cái răng của con rồng lửa,
khi con rồng lửa phun ra thì nơi đây không còn nguồn
nước để dùng nữa dẫn đến đói khát, bệnh tật, nên ở
thôn Tây, xã An Vĩnh có địa danh là Suối Cạn. Địa cuộc
này được người dân truyền cho nhau nghe về việc sử
dụng ma thuật ngày xưa như “Tầm long điểm mạch”31
để rồi tin vào quyền lực siêu nhiên mà gây tai họa
cho xóm làng “có sát thì mới có phát”32 là vậy. Trong
tâm thức của người dân luôn hằng chứa niềm tin tín
ngưỡng nên mọi sự vật, mọi hiện tượng đều có thần
“thủy thạch kheo lăn vạn thần” được thể hiện trong bài
văn tế, đó chính là quan niệm vạn vật hữu linh.
Chính sự hòa nhập văn hóa tín ngưỡng đất liền
và tín ngưỡng bản địa đã hình thành nên một tín
ngưỡng dân gian phong phú như hiện nay tại huyện
Thờ cúng ông Đương Kiểng tại Lân Vĩnh Lộc – An Vĩnh. Thờ cúng ông Đương Kiểng tại nhà thờ ông Đặng Lại.
30 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
đảo Lý Sơn. Đó chính là sản phẩm tinh thần nhằm đáp
ứng nhu cầu trong cuộc sống của người dân. Dù tín
ngưỡng trong gia đình hay cộng đồng cũng thể hiện
những chức năng của từng loại tín ngưỡng. Hiện nay,
trong quan niệm tín lý, niềm tin của tín ngưỡng thì
được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác đã ảnh
hưởng trong ý thức hay vô thức của từng cá nhân, tập
thể của người Việt ở huyện đảo Lý Sơn.
4. Những giá trị đặc trưng trong văn hóa tín
ngưỡng
Theo GS. TS. Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa biển là hệ
thống các giá trị do con người sáng tạo và tích lũy được
trong quá trình tồn tại lấy biển làm nguồn sống chính”.33
Như vậy, văn hóa tín ngưỡng ở huyện đảo Lý Sơn
cũng đã chứa đựng những giá trị do chính người dân
nơi đây thể hiện qua tín lý, niềm tin trong quá trình
tồn tại ở điều kiện sống khắc nghiệt. Từ đó, việc tiếp
nhận những tín ngưỡng từ vùng đất Ngũ Quảng cũng
như tín ngưỡng bản địa để rồi sáng tạo, tích lũy nhằm
hình thành nên những giá trị văn hóa phi vật thể
mang sắc thái đặc trưng riêng, những giá trị truyền
thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
từ gia đình cho đến cộng đồng như tín ngưỡng cúng
Việc lề hay Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đó là sự thể
hiện mang tính giáo dục “uống nước nhớ nguồn” vậy.
Hơn thế nữa, “đó chính là bảo tàng gia tài quý giá của
người Việt để từ đó phát huy những giá trị truyền thống
đó trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay”.34 Bởi
văn hóa tín ngưỡng không chỉ là thuộc về quá khứ
mà còn được nảy sinh, gần gũi trong đời sống thực
tại nên nó luôn vận động chuyển đổi theo thời gian
và không gian.
Dù tín ngưỡng trong gia đình hay cộng đồng của
người Việt ở huyện đảo Lý Sơn cũng đã thể hiện một
tiêu chuẩn quan trọng về chức năng giáo dục đạo
đức, như việc tưởng nhớ công ơn tổ tiên, tiền nhân
và thần linh đã có công khai khẩn, bồi đắp xóm làng.
Bởi “dương sao âm vậy”, nên con người có linh hồn
“thác là thể phách, hồn là tinh anh”, dù tổ tiên, thần
linh đã không còn nhưng linh hồn vẫn luôn hiển hiện
với con cháu trong từng “sát na” mà chúng ta không
nhìn thấy. Từ đó mà con cháu phải ý thức việc ăn ở
phải đạo, gìn giữ gia phong, củng cố gia tộc, tổ tiên
của mình mà không dám làm những việc sai phạm.
Điều này được thể hiện trong những câu đối treo ở
từ đường của các dòng họ Phạm Văn hay họ Lê như:
“Tổ tiên khai sáng lập cơ đồ. Hậu thế tâm thành nguyện
phát huy”. Đó là kim chỉ nam để các thành viên trong
gia đình, dòng họ tiếp tục duy trì việc thờ cúng tổ tiên
và thần linh.
Từ việc cúng phẩm vật như là phương