Vật lộn với "lũ" truyền thông: Khơi dòng hay ngăn đập?

Sự phát triển của các hình thức mạng xã hội trên thế giới cho thấy, quan niệm cho rằng đây chỉ là trò chơi ảo của lũ trẻ con là một cách nhìn phiến diện. Mạng xã hội có tiềm năng phát triển như một nền kinh tế thật và hỗ trợ ngược lại để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thật

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vật lộn với "lũ" truyền thông: Khơi dòng hay ngăn đập?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vật lộn với "lũ" truyền thông: Khơi dòng hay ngăn đập? Sự phát triển của các hình thức mạng xã hội trên thế giới cho thấy, quan niệm cho rằng đây chỉ là trò chơi ảo của lũ trẻ con là một cách nhìn phiến diện. Mạng xã hội có tiềm năng phát triển như một nền kinh tế thật và hỗ trợ ngược lại để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thật Từ vương quốc ảo… Facebook hiện có 400 triệu thành viên, trong đó có 65 triệu truy cập qua mobile. Đó là “vương quốc” có dân số lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Facebook là trang mạng số 1 thế giới về số phút người sử dụng hoạt động trên đó mỗi ngày. Trên toàn thế giới, người ta sử dụng tới 6 tỉ phút hàng ngày trên Facebook. Một người sử dụng trung bình dành 169 phút hàng tháng cho Facebook. Đó là “vương quốc” mà các thần dân của nó không chỉ ghé chơi chốc lát mà đã thực sự dành nhiều thời gian để “sống” trong đó. Với 2 tỉ đoạn nội dung được các thành viên chia sẻ mỗi tuần, Facebook là website số 1 về số lượng các đoạn nội dung do người sử dụng tự tạo. Trong “vương quốc” đó, các công dân đã không chỉ sống, mà còn kết nối và sẻ chia. Có 350 nghìn ứng dụng viết cho Facebook đến thời điểm hiện tại và có tới 500 triệu lượt download các ứng dụng này. Không chỉ kết nối và sẻ chia, “vương quốc” này còn là nơi tiêu thụ và vui chơi cho các thần dân của nó. Vương quốc Facebook không có vua, đó là quốc gia dân chủ nhất thế giới. Chính phủ của nó chỉ tạo ra nền tảng để các công dân tự nói tiếng nói của mình. Vương quốc Facebook không có vua, đó là quốc gia dân chủ nhất thế giới. … tới nền kinh tế thật Sức sống của mạng xã hội ảo là ở chỗ: nó mô phỏng thế giới thật. Thế giới ấy cũng bao gồm những cá nhân và bạn bè của họ, giao tiếp với nhau qua những cách thức thậm chí còn đa dạng hơn thế giới thật. Quá trình “thật” hóa thế giới ảo lên tới đỉnh cao với mạng xã hội Cyworld của Hàn Quốc. Hiện có tới phân nửa dân số Hàn Quốc sử dụng mạng xã hội này. Số thành viên Cyworld tăng với tốc độ chóng mặt, từ 2,5 triệu năm 2003 lên tới 21 triệu năm 2007 với một quốc gia chỉ có 50 triệu dân. Tới hơn 90% dân số thuộc lứa tuổi từ 20 đến 29 là thành viên của Cyworld. Cyworld cũng phát triển trang cá nhân cho thành viên như cho phép họ có thể tặng cho nhau những món quà ảo. Quà thì ảo nhưng phải mua bằng tiền thật, đi xa hơn, công ty này phát triển dịch vụ cho phép người sử dụng mua đồ ảo về tự trang trí cho ngôi nhà ảo trên mạng của mình như: hình vẽ nghệ thuật, điện tử, đồ đạc trong gia đình, âm nhạc… Năm 2006, những món đồ ảo bán được chiếm tới 72% trong doanh thu 93 triệu USD của Cyworld. Cyworld đã cho ra mắt đồ ảo 3D với mong muốn doanh thu sẽ lên tới 120 triệu USD trong năm 2010 này. Âm nhạc chiếm tới 30% những món đồ được bán trên Cyworld, trong năm 2006 công ty này bán được tới 200.000 bài hát mỗi ngày và doanh thu bán nhạc năm 2007 đạt con số 38 triệu đôla Mỹ. Cyworld đã đi trước Facebook về lĩnh vực bán đồ ảo bằng tiền thật trên mạng, Facebook là một vương quốc ảo nhưng Cyworld đã là một nền kinh tế thật. Sức sống của mạng xã hội ảo là ở chỗ: nó mô phỏng thế giới thật. (Ảnh: wordpess.com) Gần đây, Facebook đã bắt đầu thử nghiệm mô hình này theo những cách thức đơn giản nhất. Facebook thử nghiệm cho phép một số người dùng ở Mỹ gửi cho nhau những ca khúc trên web với giá 10 xu hoặc những File nhạc MP3 với giá 90 xu. Đây là sẽ là bước đầu tiên trong quá trình thật hóa những giao dịch kinh tế trên Facebook. … và sự liên thông giữa hai thế giới Nền kinh tế thật và những giao tiếp ảo trên mạng còn có sự liên thông ngày càng chặt chẽ với nhau. Thể hiện rõ nhất là trong lĩnh vực quảng bá và quảng cáo trên các mạng xã hội. Một chiêu tiếp thị độc đáo nhất vừa rồi là chiến dịch trên Facebook của công ty Honda. Công ty này đã gửi một món quà ảo hình trái tim nhỏ vào ngày Valentine cho 750.000 người. Món quà nhỏ mang nhãn hiệu Honda này có thông điệp: “Trái tim các bạn luôn ấm áp và thùng xăng của các bạn luôn tràn đầy.” Sau đó, 750.000 người này lại gửi món quà ảo trên cho 750.000 người khác, kéo theo đó là sự bàn luận xôn xao trên mạng. Theo giám đốc điều hành của Facebook thì chiến dịch trên đã gây ấn tượng với 200 triệu người, một cách quảng bá vừa rẻ vừa hiệu quả của hãng Honda. Năm 2007, quảng cáo chỉ chiếm 16% doanh thu của Cyworld nhưng chiếm phần lớn doanh thu của Facebook hay MySpace. Cuối năm 2007, MySpace đã triển khai thí điểm chương trình quảng cáo mục tiêu. Giai đoạn đầu có tên “quảng cáo dựa trên sở thích”, người dùng MySpace sẽ được chia thành 10 nhóm dựa trên sở thích cụ thể của họ như thể thao, thời trang, ô tô, tài chính… Giai đoạn hai có tên “mục tiêu trọng điểm”, người dùng sẽ được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ. Kết quả cho thấy có tới 80% người dùng nhắp chuột vào quảng cáo. Vật lộn với "lũ" truyền thông: Khơi dòng hay ngăn đập? Cho dù còn đang phải vật lộn chiến đấu để tìm ra những hình thức đưa quảng cáo tới người dùng một cách tinh tế và hiệu quả, quảng bá trên mạng xã hội là mảnh đất nhiều tiềm năng và kích thích đối với trí tưởng tượng sáng tạo của doanh nghiệp. Sự phát triển của các hình thức mạng xã hội trên thế giới cho thấy, quan niệm cho rằng đây chỉ là trò chơi ảo của lũ trẻ con là một cách nhìn phiến diện. Mạng xã hội có tiềm năng phát triển như một nền kinh tế thật và hỗ trợ ngược lại để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thật. Gạn đục khơi trong để khai thác hết tiềm năng của cơn lũ truyền thông mới sẽ là cách thức hiệu quả hơn nhiều so với việc tìm mọi cách đắp đê ngăn dòng. Và cũng không sức nào ngăn nổi một vương quốc có tới 400 triệu thần dân.
Tài liệu liên quan