1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 BỨC XẠ, ÁNH SÁNG, MÀU SẮC
Mọi vật thể ở nhiệt độ lớn hơn không độ tuyệt đối
(0K) sẽ không ngừng bức xạ năng lượng vào không
gian chung quanh nó dưới dạng sóng điện từ.
Bước sóng thay đổi trong một phạm vi rất rộng từ
10-10m đến 2 – 3 km.
Chỉ có một phần bức xạ trong phạm vi bước sóng
rất hẹp từ 380 mμ đến 760 mμ mới gây ra trong
mắt chúng ta cảm giác sáng và được gọi là ánh
sáng
52 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vật lý kiến trúc - Phần II: Chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo các công trình kiến trúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LÝ KIẾN TRÚC
PHẦN II
CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN & NHÂN TẠO
CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 BỨC XẠ, ÁNH SÁNG, MÀU SẮC
Mọi vật thể ở nhiệt độ lớn hơn không độ tuyệt đối
(0K) sẽ không ngừng bức xạ năng lượng vào không
gian chung quanh nó dưới dạng sóng điện từ.
Bước sóng thay đổi trong một phạm vi rất rộng từ
10-10m đến 2 – 3 km.
Chỉ có một phần bức xạ trong phạm vi bước sóng
rất hẹp từ 380 mμ đến 760 mμ mới gây ra trong
mắt chúng ta cảm giác sáng và được gọi là ánh
sáng.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 BỨC XẠ, ÁNH SÁNG, MÀU SẮC
Mắt người giống như một thiết bị thu nhận ánh sáng
theo từng dải rất hẹp trong phạm vi từ 380mμ đến
760mμ.
Mỗi dải hẹp đó cho ta một cảm giác màu sắc khác nhau
ứng với các dải màu: tím , lam, xanh, lục, vàng, da cam,
hồng đỏ.
Chúng ta có thể xem xét màu sắc khác nhau của một
nguồn sáng khi cho ánh sáng chiếu qua một lăng kính
theo thí nghiệm của Newton, tương tự như hiện tượng
cầu vồng ta thường thấy khi ánh sáng mặt trời chiếu qua
một đám mưa.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 BỨC XẠ, ÁNH SÁNG, MÀU SẮC
Lăng kính tách ánh sáng thành các tia đơn sắc
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 BỨC XẠ, ÁNH SÁNG, MÀU SẮC
Có thể biểu diễn AS của nguồn sáng dưới dạng phổ AS.
Ánh sáng chỉ gồm một bước sóng gọi là ánh sáng đơn
sắc, nó chỉ có một màu thuần khiết.
Nếu ánh sáng là một pha trộn liên tục của tất cả các
bước sóng (từ 380 mμ đến 760 mμ) với liều lượng khác
nhau sẽ cho ta một phổ AS liên tục.
Sự pha trộn của tất cả các màu sắc tự nhiên tạo nên
một ánh sáng không màu hay còn gọi là ánh sáng trắng.
Phổ của ánh sáng có thể không liên tục, hay còn gọi là
phổ vạch. VD: ánh sáng của một loại đèn phóng điện.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 BỨC XẠ, ÁNH SÁNG, MÀU SẮC
Ánh sáng ban ngày mà mắt chúng ta nhìn thấy được là
tập hợp liên tục những ánh sáng đơn sắc từ màu tím
đến màu đỏ.
Nhiều ánh sáng đơn sắc sẽ tạo thành ánh sáng phức
tạp.
Tính chất của một ánh sáng phức tạp được quyết định
bởi tỷ lệ cường độ quang phổ của các ánh sáng đơn
sắc thành phần chứa trong tập hợp đó. Vấn đề này rất
có ý nghĩa trong chiếu sáng kiến trúc.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2. MẮT NGƯỜI VÀ SỰ CẢM THỤ
ÁNH SÁNG, MÀU SẮC
1.2.1. MẮT NGƯỜI
Mắt người là một cơ quan cảm thụ
ánh sáng có khả năng chuyển đổi
không tuyến tính và thay đổi theo
thời gian các kích thích quang học
thành các tín hiệu điện để truyền
lên não và tạo nên ở đó một hiện
trượng gọi là sự nhìn.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2. MẮT NGƯỜI VÀ SỰ CẢM THỤ ÁNH SÁNG, MÀU SẮC
1.2.1. MẮT NGƯỜI
Giáp mạc và thủy tinh thể tạo thành một thấu kính để tập
trung hình ảnh ở võng mạc.
Nếu ví mắt người như một máy ảnh thì đó là một máy ảnh
tự động cực kỳ tinh vi và chính xác. Nó có thể tự động điều
chỉnh độ cong của thủy tinh thể (tương ứng với sự thay đổi
các kính quang học có tiêu cự khác nhau) để các hình ảnh xa
gần khác nhau rơi đúng ở võng mạc. Hiện tượng này gọi là
hiện tượng điều tiết của mắt.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2. MẮT NGƯỜI & SỰ CẢM THỤ AS, MÀU SẮC
1.2.2. SỰ NHÌN
Trên võng mạc có các tế bào thần kinh (các tế bào quang điện) được nối lên não
qua các dây thần kinh thị giác. Nhờ vậy, các tín hiệu thần kinh (tín hiệu điện)
được truyền lên não tương thích với các kích thích thị giác.
Có hai loại tế bào thần kinh thị giác: loại hình nón và loại hình que.
Tế bào nón, chỉ phản ứng đối với ánh sáng mạnh, hầu như không phản ứng đối
với ánh sáng yếu và cho phép cảm thụ màu sắc. Sự nhìn sử dụng tế bào nón là
sự nhìn ban ngày hay nhìn trung tâm.
Tế bào que: Ngược lại với tế bào nón, tế bào que chỉ cảm thụ được ánh sáng
thấp (như lúc hoàng hôn, lúc ánh trăng, ) và không cho cảm giác màu sắc (vì
vậy lúc hoàng hôn chỉ nhìn thấy cảnh vật một màu xám). Sự nhìn sử dụng tế bào
que là sự nhìn ban đêm hay nhìn ngoại vi.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2. MẮT NGƯỜI & SỰ CẢM THỤ AS, MÀU SẮC
1.2.2. SỰ NHÌN
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2. MẮT NGƯỜI & SỰ CẢM THỤ AS, MÀU SẮC
1.2.2. SỰ NHÌN
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2. MẮT NGƯỜI & SỰ CẢM THỤ AS, MÀU SẮC
1.2.2. SỰ NHÌN
Khi chuyển từ nhìn ban ngày sang nhìn ban đêm hoặc ngược
lại, cảm giác sáng không xảy ra tức thời, mà phải qua một
thời gian. Đó là hiện tượng thích ứng của mắt.
Gọi là thích ứng sáng khi chuyển từ tối sang sáng và thích
ứng tối khi chuyển từ sáng sang tối.
Sự thích ứng sáng sảy ra nhanh hơn thích ứng tối và và
chúng rất có ý nghĩa trong thiết kế chiếu sáng tự nhiên và
nhân tạo.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 BỨC XẠ, ÁNH SÁNG, MÀU SẮC
TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA MÀU SẮC
Khi cảm thụ màu sắc, mắt chúng
ta còn đồng thời chịu tác động về
mặt tâm lý của nó: VD
Màu đỏ mang đến những cảm xúc
yêu thương, ấm áp, sự kích động,
sự bốc đồng.
Màu xanh dương có thể mang
đến những cảm xúc về sự tin cậy,
sự điềm tĩnh, sức mạnh và tính
chuyên nghiệp.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2. MẮT NGƯỜI & SỰ CẢM THỤ AS, MÀU SẮC
1.2.3. SỰ NHÌN MÀU
Trong mắt người có ba loại tế bào cảm thụ màu của ánh sáng:
Loại trội với màu đỏ
Loại trội với màu lục
Loại trội với màu lam.
Tùy theo tương quan giữa cảm giác của ba loại tế bào trên với ánh
sáng mà chúng ta cảm nhận được màu sắc của mọi vật.
Một bằng chứng của lý thuyết ba màu là bệnh mù màu sắc ở một số
người. Có một số người không cảm nhận được màu đỏ hoặc màu lục
hoặc màu xanh. Lúc đó cảm giác về màu sắc so với người xung quanh
hoàn toàn đảo lộn so với người bình thường.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.1. QUANG THÔNG F, LUMEN (lm)
Bức xạ ánh sáng của một nguồn vào không gian trước hết
được đánh giá bằng năng lượng bức xạ đo bằng oát (W).
Oát là một đơn vị thuần túy vật lý.
Các thực nghiệm về ánh sáng cho thấy, cùng một năng lượng
nhưng bức xạ dưới các bước sóng khác nhau lại không gây
hiệu quả giống nhau trong mắt chúng ta. Vì vậy cần phải hiệu
chỉnh đơn vị đo theo độ nhạy cảm phổ của mắt người (đường
cong νλ) đơn vị mới này được gọi là quang thông, kí hiệu là
F, và được biểu diễn theo công thức sau:
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.1. QUANG THÔNG F, LUMEN (lm)
Wλ là phân bố phổ của năng lượng bức xạ;
νλ là hàm số độ nhạy cảm tương đối;
k là hệ số chuyển đổi đơn vị;
λ1 = 380 mµ, λ 2 = 760 mµ,
dvkWF
2
1
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.1. QUANG THÔNG F, LUMEN (lm)
Nếu năng lượng bức xạ đo bằng oát, quang thông đo bằng
lumen (viết tắt là lm), thì theo thực nghiệm k = 683 lm/W.
Khi đó ta có :
Như vậy, quang thông là một đơn vị đo ánh sáng đã xét đến
đặc điểm cảm thụ của mắt người.
dvWF
2
1
683
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.2. CƯỜNG ĐỘ SÁNG I, CANDELA (cd)
Xét trường hợp chung khi một nguồn sáng bức xạ quang thông
không đồng đều vào vào không gian quanh nó.
Giả thiết một ngồn sáng O bức xạ một năng lượng quang
thông dF tới một điểm A – tâm của một diện tích dS. Gọi dΩ là
góc khối nhìn diện tích dS từ O. Ta định nghĩa Cường độ sáng I
là :
d
dF
I
dOA 0
lim
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.2. CƯỜNG ĐỘ SÁNG I, CANDELA (cd)
Nếu trong góc khối Ω, quang thông F phân bố đều thì:
F
I
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.2. CƯỜNG ĐỘ SÁNG I, CANDELA (cd)
Cường độ sáng luôn gắn liền với một hướng đã cho và được biểu diễn
bằng một véctơ theo hướng đó. Mô đun của nó được đo bằng candela
(cd).
Nói cách khác, cường độ sáng là mật độ không gian của quang thông do
nguồn bức xạ.
Cường độ sáng của một số nguồn thường gặp:
Ngọn nến: 0,8 cd theo mọi hướng không gian
Đèn nung sáng 40W/220V: 35 cd theo mọi hướng
Đèn nung sáng 300W/220V: 400 cd theo mọi hướng
Đèn nung sáng 300W/220V: 1500 cd (hướng trung tâm – có chao đèn)
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.2. CƯỜNG ĐỘ SÁNG I, CANDELA (cd)
Góc khối Ω, steradian (st)
Góc khối Ω là góc không gian mà qua nó ta nhìn diện tích S
trên mặt cầu từ tâm O của cầu. Ta có định nghĩa:
Vậy góc khối Ω được định nghĩa là tỷ số giữa diện tích S trên
mặt cầu và bình phương bán kính R của mặt cầu đó.
2R
S
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.2. CƯỜNG ĐỘ SÁNG I, CANDELA (cd)
Góc khối có giá trị cực đại khi từ tâm O ta nhìn toàn bộ mặt
cầu bao quanh nó. Khi đó:
Một steradian là một góc khối dạng hình nón có diện tích bề
mặt là 1m2 trong một hình cầu có bán kính 1m.
4
4
2
2
2max
R
R
R
S
; st
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.3. ĐỘ RỌI E, LUX (lx)
Độ rọi là mật độ quang thông trên bề mặt được chiếu sáng.
Như vậy nếu một bề mặt diện tích S, nhận được một quang
thông F thì độ rọi E được xác định theo công thức:
Đơn vị độ rọi là lux (lx), 1 lux = 1 lm/m2.
Kết quả tính toán trên cho chúng ta độ rọi trung bình của bề
mặt S.
S
F
E
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.3. ĐỘ RỌI E, LUX (lx)
Xét một điểm M trên bề mặt đó. Điểm là một phần tử của bề
mặt khi diện tích của nó giảm dần đến không. Quang thông
bức xạ theo hướng tới điểm M khi góc khối giảm dần đến
không cũng chính là cường độ sáng trên hướng này. Vậy
cường độ này cho ta độ rọi tại điểm M.
Vậy mỗi một điểm M của bề mặt tồn tại một độ rọi điểm ứng
với cường độ sáng tới điểm đó. Trị số trung bình của độ rọi
tất cả các điểm trên bề mặt S chính là độ rọi trung bình của bề
mặt này.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.3. ĐỘ RỌI E, LUX (lx)
Tỷ số giữa độ rọi ở điểm chiếu sáng yếu nhất và độ rọi trung bình của một
bề mặt được gọi là hệ số đồng đều độ rọi.
Sau đây là một vài trị số độ rọi thường gặp:
Độ rọi giữa trưa trên mặt đất ở Hà Nội thay đổi từ 35000 - 70000 lx.
Cũng như trên khi trời đầy mây từ 25000 đến 35000 lx
Độ rọi đêm trăm rằm 0,25 lx
Độ rọi cho phòng làm việc 200 - 400 lx
Độ rọi trong nhà ở 100 - 300 lx
Độ rọi trên đường phố có đèn chiếu sáng 20 - 50 lx
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.3. ĐỘ RỌI E, LUX (lx)
Quan hệ giữa độ rọi, cường độ và khoảng cách
Xét một nguồn điểm O bức xạ quang thông với cường độ I tới
một vi phân diện tích dS ở khoảng cách r so với nguồn. N là
pháp tuyến của dS và dΩ là góc khối từ O nhìn dS. Ta có:
Quan hệ này cho thấy độ rọi tỷ lệ thuận với cường độ sáng và
tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ nguồn tới mặt
được chiếu sáng.
2
cos
r
I
E
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.3. ĐỘ RỌI E, LUX (lx)
Quan hệ giữa độ rọi, cường độ và khoảng cách
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.4. ĐỘ CHÓI L. cd/m2
Một bề mặt được chiếu sáng sẽ phản xạ lại một phần quang
thông nhận được và được coi là nguồn phát sáng thứ cấp. Bề
mặt của nó sẽ bức xạ quang thông theo mọi hướng không
gian.
Người ta định nghĩa độ chói L của một bề mặt phát sáng dS
theo một hướng khảo sát là tỷ số giữa cường độ sáng Iα theo
hướng đó và diện tích mặt bao nhìn thấy dS từ hướng đó.
Đơn vị độ chói là cd/m2.
cosdS
I
L
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.4. ĐỘ CHÓI L. cd/m2
Nhận xét:
Độ chói của một bề mặt bức xạ phụ thuộc hướng quan sát bề
mặt đó.
Khi α = 0
L┴ và I┴ tương ứng là độ chói và cường độ sáng theo hướng vuông
góc với bề mặt bức xạ.
Độ chói của một mặt bức xạ không phụ thuộc khoảng cách từ
mặt đó đến điểm quan sát.
dS
I
L
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.5. HỆ SỐ PHẢN XẠ, XUYÊN SÁNG VÀ
HẤP THỤ ÁNH SÁNG
Nếu có một lượng quang thông Fi tới đập
vào một bề mặt vật liệu thì có thể xảy ra
các trường hợp sau đây:
Một phần của quang thông tới sẽ phản xạ từ
bề mặt đó, ký hiệu là Fρ;
Một phần của quang thông tới sẽ bị vật liệu
hấp thụ, ký hiệu là Fα;
Một phần của quang thông tới sẽ xuyên qua
vật liệu, ký hiệu là Fτ.
Khi đó ta có: Fi = Fρ + Fα + Fτ
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1.3.5. HỆ SỐ PHẢN XẠ, XUYÊN SÁNG VÀ HẤP THỤ ÁNH SÁNG
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.5. HỆ SỐ PHẢN XẠ, XUYÊN SÁNG VÀ HẤP THỤ ÁNH SÁNG
Nếu gọi là hệ số phản xạ ánh sáng
Nếu gọi là hệ số hấp thụ ánh sáng
Nếu gọi là hệ số xuyên sáng
Ta có ρ + τ + α = 1
iF
F
iF
F
iF
F
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.5. HỆ SỐ PHẢN XẠ, XUYÊN SÁNG VÀ HẤP THỤ ÁNH SÁNG
Giá trị của các hệ số ρ, α và τ thay đổi tùy theo đặc tính quang
học của các vật liệu. Ví dụ:
Bột màu trắng ρ = 0,8
Gương soi ρ = 0,85
Thạch cao trắng ρ = 0,90
Lớp mạ bạc ρ = 0,93
Kính trong τ = 0,8 – 0,9
Các hệ số trên là trị số trung bình trong phạm vi bước sóng ánh sáng.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.6. ĐỊNH LUẬT LAMBERT
Định luật Lambert (nhà toán học
Đức 1728 – 1777) chỉ áp dụng
cho các bề mặt phản xạ (hoặc
xuyên sáng) khuếch tán hoàn toàn.
Định luật Lambert thiết lập mối
quan hệ giữa độ rọi E mà một bề
mặt có hệ số phản xạ ρ (hoặc hệ
số xuyên sáng τ) nhận được và độ
chói mà bề mặt này bức xạ.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3. CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1.3.6. ĐỊNH LUẬT LAMBERT
Định luật Lambert đối với bề mặt phản xạ hoàn toàn là:
L π = ρ E
Định luật Lambert đối với bề mặt xuyên sáng hoàn toàn là:
L π = τ E
Trong đó:
E - là độ rọi trên mặt nhận ánh sáng (mặt trước)
L - là độ chói bức xạ sau khi xuyên sáng (mặt sau)
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.4. TIỆN NGHI NHÌN
1.4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA SỰ NHÌN
a, Khả năng phân biệt của mắt người: xác định bằng góc (đo
bằng phút) mà người quan sát có thể phân biệt được hai điểm
hoặc hai vạch đặt gần nhau.
(Góc nhìn là góc tạo thành bởi hai đường thẳng nối điểm đầu
và điểm chân của vật quan sát đến quang tâm O của mắt)
Sự nhìn là bình thường nếu góc phân biệt là một phút. Để đọc
sách cần góc phân biệt 3-5 phút.
Khả năng phân biệt được xem xét khi định tiêu chuẩn độ rọi
cho các công việc khác nhau.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.4. TIỆN NGHI NHÌN
1.4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA SỰ NHÌN
b, Độ tương phản C: CIE định nghĩa độ tương phản C như sau:
Trong đó Lv và Ln – tương ứng là độ chói của vật cần nhìn và
của nền trên đó đặt vật.
C có thể dương (độ tương phản của vật sáng trên nền tối)
hoặc âm (độ tương phản của vật tối trên nền sáng).
C thay đổi từ 0 cho đến 1.
nn
nv
L
L
L
LL
C
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.4. TIỆN NGHI NHÌN
1.4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA SỰ NHÌN
b, Độ tương phản C:
Sự cảm thụ độ tương phản là yếu tố cần thiết để phân biệt
các vật và hình dạng của chúng.
Khi ΔL cực tiểu, kí hiệu là ΔLs, là độ chói nhỏ nhất cần thêm vào
độ chói của vật hoặc nền để có thể phân biệt chúng, ta sẽ có
ngưỡng tương phản. Ngưỡng tương phản, kí hiệu là Cn thay
đổi theo độ chói của nền Ln.
Trị số nghịch đảo của ngưỡng tương phản được
gọi là độ nhạy cảm tương phản tương đối, kí hiệu là RCS.
sn L
L
C
1
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.4. TIỆN NGHI NHÌN
1.4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA SỰ NHÌN
b, Độ tương phản C:
Dưới đây là một vài trị số của RCS.
Ln,
cd/m2 1 10 100 1000 10000
RCS 13,5 36,2 62,2 83,3 100
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.4. TIỆN NGHI NHÌN
1.4.2. SỰ CHÓI LÓA
CIE phân biệt hai loại chói lóa.
a, Chói lóa nhiễu: là sự chói lóa làm giảm khả năng nhìn do nó
làm tăng ngưỡng độ chói tương phản.
b, Chói lóa mất tiện nghi: sảy ra khi có một vật có độ chói cao
nằm trong trường nhìn của mắt.
Thực nghiệm cho thấy, sự chói lóa mất tiện nghi bắt đầu khi có
độ chói vượt 5000 cd/m2 trong trường nhìn. (Độ chói nhỏ nhất
mắt nhận biết được là 10-5 cd/m2).
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.4. TIỆN NGHI NHÌN
1.4.2. SỰ CHÓI LÓA
Thực nghiệm cho thấy, sự chói lóa mất tiện nghi càng tăng lên
khi nguồn gây chói mằm sâu trong trường nhìn của mắt. Quan
hệ này được đánh giá qua góc γc (góc bảo vệ) và cảm giác
mất tiện nghi
Khi góc bảo vệ nhỏ hơn 450 thì sự chói lóa mất tiện nghi không
còn đáng kể. thường trong các nhà công nghiệp chiếu sáng
bằng đèn phóng điện có chụp hở, người ta yêu cầu phải đảm
bảo góc bảo vệ nhỏ hơn 600.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.4. TIỆN NGHI NHÌN
1.4.2. SỰ CHÓI LÓA
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1.4. TIỆN NGHI NHÌN
1.4.2. SỰ CHÓI LÓA
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.4. TIỆN NGHI NHÌN
1.4.3. ĐỘ RỌI YÊU CẦU Eyc, lx.
Là độ rọi trung bình trên mặt phẳng làm việc (thường nằm
ngang), cần thiết để tiến hành tốt nhất công việc. Trong chiếu
sáng, một độ rọi quá cao chưa chắc đã là một giải pháp chiếu
sáng tốt nhất.
Độ rọi yêu cầu thường xác định bằng thực nghiệm, nó phụ
thuộc vào góc phân biệt các chi tiết tương ứng với mỗi loại
công việc.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1.4.3. ĐỘ RỌI YÊU CẦU Eyc, lx.
Loại chiếu sáng Độ rọi Eyc, lx Loại công việc hoặc hoạt động
Chung, hoạt động
gián đoạn, chi tiết
cần nhìn thô
20
50
100
150
Tối thiểu cho các lối đi bên ngoài
Bãi xe, lối đi
Bốc dỡ hàng, bến xe, bến cảng
Đường đi bên trong, cầu thang, cửa hàng
Chung, nơi làm
việc liên tục
200
500
750
1000
Tối thiểu khi phải nhìn chi tiết
Cơ khí trung bình, làm việc văn phòng
Phòng vẽ, máy tính
Cơ khí tinh, chạm khắc, so sánh màu, vẽ tinh vi
Chung hoặc cục bộ 1500
Cơ khí chính xác, điện tử
Kiểm tra các loại
Cục bộ >2000
Các chi tiết cực kỳ tinh vi, trong công nghiệp hoăc
trong phòng thí nghiệm.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.4. TIỆN NGHI NHÌN
1.4.4. ĐỘ RỌI TRỤ Et, lx.
Trong chiếu sáng, nếu chỉ quan tâm đến độ rọi trên
mặt ngang sẽ dẫn đến chiếu sáng phẳng, trong khi
muốn phân biệt chi tiết lại cần cả chiều nghiêng tạo
nên hình khối vật.
Độ rọi trụ là độ rọi mặt đứng trung bình của một
hình trụ nhỏ.
Tỷ số giữa độ rọi trụ Et và độ rọi nằm ngang En
(Et/En) là chỉ số nổi.
Để đảm bảo sự tiện nghi chiếu sáng, thường yêu
cầu chỉ số nổi từ 0,3 đến 0,7.
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.4. TIỆN NGHI NHÌN
1.4.5. NHIỆT ĐỘ MÀU VÀ TIỆN NGHI MÔI TRƯỜNG SÁNG
Khái niệm ánh sáng trắng chưa đủ thể hiện chất lượng của các
nguồn sáng khác nhau. Để đánh giá chính xác hơn các loại ánh
sáng trắng người ta dùng “nhiệt độ màu” kí hiệu Tm, đơn vị là
độ Kelvin (0K).
Nhiệt độ màu của một nguồn sáng không phải là nhiệt độ của
bản thân nó mà là nhiệt độ của vật đen tuyệt đối khi được đốt
nóng đến nhiệt độ này thì ánh sáng do nó bức xạ có phổ hoàn
toàn giống phổ ánh sáng của nguồn khảo sát
CSTN& NT CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.4. TIỆN NGHI NHÌN
1.4.5. NHIỆT ĐỘ MÀU VÀ TIỆN NGHI MÔI TRƯỜNG SÁNG
Người ta xác định được nhiệt độ màu của các ánh sáng trắng
khác nhau như dưới đây:
2500 - 3000 0K : ánh sáng mặt trời lặn, đèn nung sáng, ánh
sáng nóng (giàu bức xạ đỏ)
4500 – 5