TÓM TẮT
Bài viết nghiên cứu về thế giới nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy thế giới trẻ thơ trong truyện của Xuân Quỳnh rất hồn nhiên, vui tươi, trong sáng, và
giàu tình cảm. Những câu chuyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh đều diễn ra xung quanh cuộc sống
của các em. Đó là mối quan hệ trong gia đình và những người xung quanh. Tất cả những gì diễn ra
trong đời sống hàng ngày được tác giả đưa vào tác phẩm đều trở nên gần gũi thân quen.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vẻ đẹp của nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 68 (02/2020) No. 68 (02/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
67
VẺ ĐẸP CỦA NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN VIẾT
CHO THIẾU NHI CỦA XUÂN QUỲNH
The beauty of child characters in Xuân Quỳnh’s short stories for children
ThS. Nguyễn Quỳnh Trang
Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Bài viết nghiên cứu về thế giới nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy thế giới trẻ thơ trong truyện của Xuân Quỳnh rất hồn nhiên, vui tươi, trong sáng, và
giàu tình cảm. Những câu chuyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh đều diễn ra xung quanh cuộc sống
của các em. Đó là mối quan hệ trong gia đình và những người xung quanh. Tất cả những gì diễn ra
trong đời sống hàng ngày được tác giả đưa vào tác phẩm đều trở nên gần gũi thân quen.
Từ khoá: nhân vật, trẻ em, truyện Xuân Quỳnh
ABSTRACT
The article researches into the world of child characters in Xuân Quỳnh’s stories for children. The result
shows that the world of children in Xuân Quỳnh’s stories was very innocent, joyful, pure and
affectionate. Xuân Quỳnh’s stories for children were taking place around their lives. It is the
relationship in the family and the people around. All that happened in daily life put into her works was
familiar to the children.
Keywords: characters, children, stories written by Xuân Quỳnh
1. Mở đầu
Thế giới trẻ em được Xuân Quỳnh
khắc họa qua truyện ngắn viết cho thiếu
nhi hết sức cảm động. Đây là những câu
chuyện rất nhỏ nhặt, đời thường nhưng tác
giả đã khéo léo nhào nặn, thổi hồn vào tạo
thành những câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.
Bức tranh trẻ em trong sáng tác của
Xuân Quỳnh đều diễn ra xung quanh cuộc
sống thường nhật của trẻ. Đó là mối quan
hệ trong gia đình giữa ông bà với con cháu,
giữa cha mẹ với con. Đó còn là những mối
quan hệ với những người xung quanh của
trẻ như những người hàng xóm, những
người bán hàng rong, người thầy, người
bạn.v.v. Tất cả những gì diễn ra trong đời
sống hàng ngày được Xuân Quỳnh đưa vào
tác phẩm đều trở nên gần gũi thân quen với
các em.
2. Nội dung
2.1. Nhân vật trẻ em là những đứa trẻ
hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng
Đặc điểm nổi bật của trẻ em là hồn
nhiên và ngây thơ. Vì vậy, trước hết, sức
hút của văn học viết cho thiếu nhi chính là
sự thể hiện được cái hồn nhiên, ngây thơ
Email: quynhtrangdhsg@gmail.com
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020)
68
của trẻ. Đó có thể là sự hồn nhiên, ngây thơ
trong hành động hoặc cách cảm, cách nghĩ
của các nhân vật. Tác giả Xuân Quỳnh nắm
bắt được đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi
này nên các nhân vật của bà hầu hết đều
thể hiện rõ những tính cách của trẻ em.
Trẻ em rất thích những điều mới lạ
Những điều mới lạ vốn luôn thu hút
sự quan tâm hiếu kỳ của trẻ. Đặc biệt
những đồ chơi bằng bột màu thường bày
bán ở vỉa hè luôn níu giữ đôi chân của các
cô bé và cậu bé mỗi khi đi qua trong truyện
Người làm đồ chơi, hễ “ở ngoài phố, ngọn
cái sào nứa buộc cái chổi xuể cắm đồ chơi
của bác dựng chỗ nào là chỗ đó các bạn
nhỏ xúm xít lại. Không chỉ xem đồ chơi mà
các bạn còn muốn xem cách làm các đồ
chơi ấy” (Xuân Quỳnh, 2012, tr.114). Bé
Trang (Quà tặng của chú hề), là một cô bé
rất thích xem xiếc như nhiều đứa trẻ khác
mà đặc biệt là em rất thích tiết mục của chú
hề. Cậu bé Hoàn (Con sáo của Hoàn) thì
lại ao ước có một con sáo. Hoàn mê sáo
đến nỗi “đêm ngủ em cũng mê thấy chú sáo
của em đập cánh hót lảnh lót bên tai”
(Xuân Quỳnh, 2012, tr.152).
Trẻ em rất dễ kết bạn
Trẻ vốn dễ hoà nhập và cũng thích
được kết bạn chỉ cần vài buổi làm quen, trò
chuyện là bọn trẻ có thể chơi đùa với nhau
như những người bạn thân. Bọn trẻ ở khu
tập thể trong truyện Thằng Bêm, lúc đầu
còn e dè nhưng sau đó nhanh chóng “dần
dà làm quen với Bêm”, chúng hỏi Bêm mọi
chuyện về miền núi và còn kể cho Bêm
nghe bao nhiêu là chuyện về thành phố, về
ngôi nhà tập thể của chúng. Trẻ em vốn rất
dễ hoà nhập với môi trường mới. Thằng
Bêm tuy sống ở miền núi, chưa quen với
nếp sinh hoạt ở thành thị nhưng chỉ cần vài
ngày trò chuyện với bọn trẻ trong khu tập
thể Bêm nhanh chóng hòa nhập cùng với
bọn trẻ chơi đá bóng rồi biết xếp hàng mua
muối, biết băng qua đường.v.v.
Trẻ em vốn có trí tưởng tượng tuyệt
vời, ngộ nghĩnh, đáng yêu
Truyện của Xuân Quỳnh không thiếu
các chi tiết nói đến sự ngộ nghĩnh đáng yêu
của trẻ. Các cô bé trong truyện Người cô
của bé Hương, tranh nhau khoe sự tài giỏi
của những người thân trong gia đình mình.
Bạn Tâm thì tự hào vì có người anh lái
máy bay. Khi bay ở trên cao anh ấy còn có
thể “mỉm cười vẫy tớ, có khi còn ném cả
thư cho tớ nữa”. Bạn Loan thì lại khoe có
người chú lái tàu thuỷ, chú ấy có thể biết
“nhiều chuyện ly kì ở tận dưới đáy biển”.
Các em còn tin rằng “Ghé tai vào chiếc vỏ
ốc là nghe thấy biển nó nói chuyện với
mình.” hay việc “Hương lấy nước hoa rửa
mặt cho búp-bê, Hương chỉ muốn cho em
bé vừa sạch vừa thơm thôi” (Xuân Quỳnh,
2012, tr.85). Đây cũng là minh chứng cho
suy nghĩ ngây thơ, đơn giản của trẻ em.
Trẻ em cũng có những thần tượng
riêng của mình
Các em thường ngưỡng mộ những
công việc to tác của người lớn đang làm.
Cô bạn nhỏ tự hào về công việc của một
người phi công “anh ấy bay cao lắm và
biết được trên trời có những gì”, còn
công việc của người lái tàu thuỷ thì thấy
được biết “bao nhiêu là chuyện ly kỳ ở tận
dưới đáy biển”. Riêng cô của bé Hương là
người đặc biệt nhất và tài giỏi nhất. Bởi cô
Thu của Hương “rất hiểu mọi người, nhất
là những người ốm. Người ốm không cần
nói gì mà cô tớ vẫn hiểu được người ấy
đau ở chỗ nào, cần những cái gì?” (Xuân
Quỳnh, 2012, tr.85). Còn bọn trẻ con trong
truyện Hoa mận trắng lại rất ngưỡng mộ
bác lái tàu “trên đời không có gì tài giỏi và
NGUYỄN QUỲNH TRANG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
69
oai vệ bằng một bác lái tàu hoả, ngồi trên
đầu tàu to lớn, nóng bỏng, áo lấm lem bụi
than, tóc bay phần phật”
(https://isach.info/story.php?list=story&aut
hor=xuan_quynh). Từ sự ngưỡng mộ về tài
năng, đức độ của người lớn mà trẻ sẽ tự
phấn đấu, tự cố gắng bắt chước học tập, rèn
luyện đạo đức để có thể mai này được
giống như thần tượng của mình.
Trẻ em vốn suy nghĩ đơn giản, dễ tin
và chóng quên
Trong truyện Bà bán bỏng cổng
trường tôi, cả lớp tin những lời Tòng nói là
bà bán bỏng ngô bị lao “Tin ấy không chỉ
lan truyền ở lớp tôi mà còn sang cả các lớp
khác. Bà hàng bỏng vắng khách dần. Cuối
cùng chỉ còn những bạn nhỏ qua đường
hoặc những bạn quanh đấy chưa biết tin ấy
là mua bỏng của bà mà thôi” (Xuân
Quỳnh, 2012, tr.1126).
Trong truyện Bà tôi, cậu bé rất thương
bà, không muốn sống xa bà, nhưng trẻ con
cũng vốn mau chóng thích nghi với hoàn
cảnh nên lúc đầu từ chỗ em quen với sự
quan tâm chăm sóc của bà hàng ngày, rồi
đến lúc em cũng quen với việc không có bà
ở nhà: “Dần dần tôi cũng quen biết nếp
sống trong gia đình không có bà. Thỉnh
thoảng tôi cũng nhớ đến bà nhưng không
còn cảm thấy khổ sở như ngày bà mới đi
nữa” (Xuân Quỳnh, 2012, tr.98).
2.2. Trẻ em luôn khao khát được
sống trong một gia đình hạnh phúc
Nhận định về hình tượng nhân vật trẻ
em sau 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị
Song Hương nhận xét: “Cuộc sống hiện
đại của thời cơ chế thị trường đã khiến nền
tảng gia đình lung lay. Cha mẹ không có
nhiều thời gian cho con cái và cũng không
có nhiều thời gian cho gia đình. Hiện thực
đó đã tác động sâu sắc tới sự thể hiện hình
tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của
các nhà văn sau 1975.” (Nguyễn Nhị Hà,
2014, tr.106). Trong truyện ngắn của Xuân
Quỳnh, những trẻ em sống trong gia đình
bất hạnh tuy chịu nhiều thiệt thòi, nhưng
lại là những đứa trẻ ngoan biết quan tâm
đến người khác.
Hạnh phúc gia đình là niềm khao khát
không chỉ của riêng ai, đặc biệt là với
những đứa trẻ bất hạnh không được sống
trong một gia đình hạnh phúc trọn vẹn thì
niềm khao khát ấy càng lớn vô cùng. Trong
xã hội hiện nay, cuộc sống gia đình đang
phải đối mặt với biết bao thách thức khi mà
tình người, sự cảm thông, chia sẻ, sự khoan
dung tha thứ, lòng nhân ái dường như ít
đi. Thay vào đó là sự tính toán vụ lợi và
thực dụng nhiều hơn. Khi những lo toan,
những bề bộn của cuộc sống, giá trị của
đồng tiền được đặt lên hàng đầu, con người
ta chỉ muốn làm giàu mà không chú ý phát
triển đến nhân cách con người, thì hạnh
phúc đích thực vẫn còn vời xa.
Cậu bé Thân (Tìm bố), là một đứa trẻ
luôn khao khát một gia đình hạnh phúc có
đủ bố và mẹ luôn yêu thương, chăm sóc và
quan tâm lẫn nhau. Dù còn nhỏ nhưng
Thân cũng đã cảm nhận một sự mất mát to
lớn sắp xảy ra trong tâm hồn trẻ thơ “Sự
chia cách gia đình luôn ám ảnh tôi trong
lúc ăn, lúc chơi cũng như trong giấc ngủ”.
Xuân Quỳnh đã thấu hiểu sự lo lắng của
cậu bé bởi vì nếu bố mẹ không ở cùng với
nhau thì “tôi sẽ ở với ai. Nếu như ở với mẹ
thì tôi lại nhớ bố Hải, ở với bố Hải thì lại
chẳng có mẹ bên cạnh. Khi ấy tôi sẽ buồn
và khổ lắm. Đáng ra bố mẹ tôi phải biết là
tôi cũng buồn lắm chứ, buồn khổ chẳng
khác gì bố mẹ tôi đâu. Hay bố mẹ tôi nghĩ
rằng những đứa trẻ không bao giờ biết
buồn. Mà đúng ra thì họ chả nghĩ gì về tôi,
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020)
70
chả hiểu gì cả. Tôi bé bỏng thế này mà nỗi
khổ thì thật là to lớn quá!”
(https://isach.info/story.php?list=story&aut
hor=xuan_quynh).
Cậu bé Hưng (Bến tàu trong thành
phố) là một đứa trẻ không có anh chị em
bên cạnh. Tuy vậy Hưng cũng chẳng lấy
thế làm buồn. Thậm chí Hưng không muốn
có thêm anh em trong gia đình vì không
muốn bị người khác chia sẻ tình yêu của bố
mẹ dành cho mình. Lúc đầu vì ích kỷ nên
Hưng không muốn có anh Hà cùng sống
chung mái nhà. Nhưng sau đó Hưng cảm
thấy mình cần phải có ai đó bên cạnh mình
để cùng chơi chung, cùng chia sẻ niềm vui
nỗi buồn “anh đi rồi em chơi với ai?
Chẳng lẽ em ra bãi sông một mình, em
chạy một mình, em cười một mình à? Chán
lắm!”. Hưng ước ao “Hai đứa ở gần nhau,
má sẽ cho anh với Hưng ra bãi sông luôn.
Chúng mình sẽ chơi với nhau mãi” (Xuân
Quỳnh, 2012, tr.112).
2.3. Trẻ em trong truyện là những trẻ
ngoan, giàu tình cảm, biết quan tâm đến
người khác
Lòng trắc ẩn là món quà quý giá mà
cuộc sống ban tặng cho con người, chính
lòng trắc ẩn làm tăng giá trị nhân phẩm con
người và cũng làm cho con người tỏa sáng
hơn. Lòng trắc ẩn là một thứ mà con người
luôn phải nuôi dưỡng để có được một cuộc
sống hạnh phúc. Lòng trắc ẩn đến từ thiện
tâm và bất kỳ ai cũng sẽ cảm nhận được từ
lòng thương chân thành của người khác.
Trẻ em rất hiếu thảo với bố mẹ, ông bà
Thân (Tìm bố) là một đứa trẻ tuy
nghịch ngợm nhưng rất yêu bố mẹ. Nỗi sợ
hãi khi biết bố mẹ sắp chia tay khiến em lo
lắng và luôn ám ảnh em “trong lúc ăn, lúc
chơi cũng như trong giấc ngủ”. Thậm chí
Thân chấp nhận bác Thành vì mẹ, bảo vệ
mẹ khi mẹ và bác Thành cãi nhau. Thân rất
thương mẹ. Thân chỉ muốn “ở với mẹ mãi
mãi. Bác Thành có đánh mắng con, con
cũng chịu được hết, chỉ cần được gần mẹ”
(https://isach.info/story.php?list=story&aut
hor=xuan_quynh). Bé Thân tuy tuổi còn
nhỏ nhưng cũng biết quan tâm đến mẹ, rất
muốn mẹ được sống hạnh phúc kể cả em
phải chịu đựng sự khắc nghiệt của người
bố dượng.
Hay Lộc (Bạn Lộc) là một người con
hiếu thảo. Mẹ mất sớm, bố lại bị đau mắt
sắp bị mù loà. Lộc phải vừa phụ bố kiếm
sống vừa phải thay bố làm những công việc
nhà. Lộc “Giúp bố giặt quần áo, gọt mướp,
phơi quần áo”. Khi biết bố phải vào viện
để mổ mắt Lộc quyết định sẽ “phải làm
thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm
sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa” (Xuân
Quỳnh, 2012, tr.150). Ở tuổi em, trong khi
các bạn ngoài thời gian học thì thời gian
còn lại là nghỉ ngơi vui chơi, nhưng Lộc lại
phải quán xuyến việc nhà vì mẹ mất sớm.
Cậu bé trong truyện Bà tôi, là đứa trẻ
có tấm lòng hiếu thảo. Tình yêu thương
của nhân vật người cháu đối với bà của
mình được thể hiện qua chi tiết “Tôi đi học
một buổi, về lại quanh quẩn nhặt rau, lấy
muối giúp bà, xâu kim cho bà vá quần
áo” (Xuân Quỳnh, 2012, tr.95). Và cũng
chính lời nói chân thật của một đứa trẻ hết
lòng yêu thương bà đã làm thức tỉnh lương
tâm và trách nhiệm của bố mẹ: “bà già rồi,
sao bố lại để bà như thế”, “Đời nào bà lại
thích đi bán bỏng hơn là ở nhà với con với
bố mẹ Bà thương bố mẹ và con lắm kia
mà” (Xuân Quỳnh, 2012, tr.101). Quãng
đời còn lại của người già sẽ ấm áp biết bao
khi có những đứa cháu hiếu thảo, yêu quý
như nhân vật “tôi” trong câu chuyện.
Hay cậu bé Minh (Ông nội và ông
NGUYỄN QUỲNH TRANG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
71
ngoại) luôn so sánh những việc làm của hai
người ông dành cho mình để xem ai thương
mình hơn. Nhưng đến lúc hiểu được tình
yêu của ông ngoại dành cho mình, em chỉ
mong ước “Bao giờ con lớn con cũng nuôi
ông ngoại”. Những giọt nước mắt của Minh
ở cuối truyện giúp trẻ em hiểu được tình
cảm của những người thân trong gia đình
thật là quý báu dù cho hoàn cảnh khiến họ
không thể sống gần nhau.
Trẻ em rất giàu lòng trắc ẩn
Không chỉ xây dựng tính cách trẻ thơ
trong các mối quan hệ gia đình mà Xuân
Quỳnh còn luôn đặt các em trong những
tình huống xã hội của cuộc sống cộng đồng
qua mối quan hệ với thầy trò, bạn bè và
những người xung quanh. Qua những tình
huống ấy các em bộc lộ cách ứng xử giàu
tình cảm của mình.
Cô bé Trang (Quà tặng chú hề) là một
cô bé như thế. Lần đầu tiên được mẹ cho đi
xem xiếc nên cô bé thích lắm. Nhưng đến
tiết mục biểu diễn của chú hề thì cô bé lại
buồn và thương chú quá. Vì chú đã làm
món quà bất ngờ để tặng cô bạn gái vậy mà
lại bị vỡ tan tành. Cô gái bỏ đi, chú hề chạy
vội theo ra khỏi sân khấu. Cô bé thương
chú hề quá cho nên lần gặp lại chú ở công
viên cô bé đã nhờ mẹ mua một quả bóng
bay tặng chú hề vì “Con muốn biếu chú hề
quả bóng để chú đền cho cô hôm nọ”
(Xuân Quỳnh, 2012, tr.135). Hành động
của cô bé khiến chú hề xúc động và quả
bóng cô bé tặng chính là phần thưởng lớn
lao trong cuộc đời biểu diễn của chú.
Cậu bé trong truyện Người làm đồ
chơi vì thương mến người hàng xóm mà cả
đêm cậu bé không ngủ, luôn nghĩ đến việc
phải làm gì để bác vui vẻ hạnh phúc trong
buổi bán hàng cuối cùng. Cậu bé quyết
định đập con lợn nhỏ được một số tiền và
đem chia cho các bạn cùng lớp, nhờ các
bạn bí mật mua đồ chơi của bác. Và đúng
là lần bán hàng cuối cùng ấy bác rất vui vì
được nhiều người mua và khen là đẹp. Chú
bé giàu lòng nhân ái ấy đã mang lại niềm
vui cho mọi người mà không đòi hỏi người
được giúp đỡ biết đến và cảm ơn.
Nhân vật tôi trong truyện Bà bán bỏng
cổng trường tôi thấy thương bà cụ bán
bỏng ngô trước cổng trường ngày nào. Bà
bây giờ “lưng còng hẳn xuống, quần áo
rách rưới” (Xuân Quỳnh, 2012, tr.127).
Chứng kiến cảnh bà bán bỏng trở nên
nghèo khổ, tiều tuỵ và bị quát mắng, cậu bé
trong câu chuyện “thấy thương bà quá” và
cậu bé đã chạy lại “ấn vội vào tay bà số
tiền mẹ đưa mua rau”. Hành động của cậu
bé vừa thể hiện cậu bé biết cảm thương
trước hoàn cảnh của người già nghèo khổ,
vừa như muốn chuộc lại lỗi lầm mà mình
trót đã gây ra cho bà.
Truyện Con sáo của Hoàn, gợi lên
lòng yêu thương của con người đối với
những con vật. Hoàn rất thích nuôi chim
sáo và cậu ao ước có một con chim sáo.
Rồi Hoàn cũng mua được một con sáo ưng
ý. Nhưng suốt chặng đường về nhà, sáo mẹ
cứ bay theo con của nó. Hai mẹ con sáo
không chịu rời nhau. Hoàn “nhìn lại con
sáo yêu quý của em rồi, như đã quyết, em
quay mặt đi, đưa tay nhắc cái cửa lồng.
Con sáo nhỏ lùi lại, ngơ ngác, rồi vội vã
bay vút như một viên đạn. Con sáo mẹ lao
đến, hai mẹ con bay chấp chới, quấn quýt
rồi đậu trên một cành xoan cao” (Xuân
Quỳnh, 2012, tr.156). Thế là ước mơ có
được một con sáo cho riêng mình của Hoàn
không còn nữa, nhưng quyết định của em
khi mở cửa lòng để thả con sáo là một hành
động giàu lòng trắc ẩn. Em không thể để
cho hai mẹ con sáo phải xa nhau. Em
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020)
72
không nỡ để sáo con phải buồn vì xa mẹ.
Trẻ em rất hồn nhiên ngây thơ và
nhưng cũng rất nhạy cảm giàu tình yêu
thương với thầy cô, bạn bè
Những người học sinh trong Thầy giáo
dạy vẽ đến xem triển lãm phòng tranh. Các
em rất buồn vì không ai để ý đến bức tranh
của thầy. Các em thay nhau viết vào cuốn
sổ ghi cảm tưởng ở phòng triển lãm về bức
tranh của thầy giáo để mang đến cho thầy
chút niềm vui giản dị. Theo năm tháng, các
cô cậu học trò lớp Năm ngày nào giờ đã
trưởng thành, còn thầy Bản thì đã thành
người thiên cổ. Nhưng thầy vẫn sống mãi
trong tâm trí của họ. "Thầy không phải là
một nghệ sĩ nổi tiếng như các bạn của
thầy, nhưng đối với chúng tôi, hình ảnh
hiền hậu khiêm nhường của thầy đáng quý
trọng biết bao" (Xuân Quỳnh, 2012, tr.124).
Câu truyện Hoa mận trắng, khiến
người đọc cảm động về tình bạn của những
đứa trẻ làng Dược Hạ. Khi biết Bích rất
quý cây mận ngoài ga tàu. Định muốn đem
lại niềm vui cho bạn nên đã không ngại
hiểm nguy để đem cây mận về. Người đọc
cảm động nhất là hình ảnh chú bé Định
giữa trời tối gió lạnh ôm cái xẻng đi về
phía nhà ga mặc có dòng chữ: “nguy hiểm
có bom nổ chậm”. Tác giả đã tạo nên một
tình bạn đẹp – một tình bạn vô tư, hết lòng
vì bạn, không toan tính, không nghi kị,
không đòi hỏi - khiến ai đọc vào cũng phải
trầm trồ ngưỡng mộ.
Cậu bé Bêm (Thằng Bêm) cùng với
bọn trẻ trong khu tập tuy chỉ quen biết
nhau trong một thời gian ngắn nhưng tình
bạn của bọn trẻ thật đáng quý. Tình bạn ấy
đã làm ta vô cùng xúc động khi Bêm sắp
rời đi, bọn trẻ làm đồ chơi gởi tặng Bêm
như một món quà kỷ niệm về tình bạn: “...
Ai có gì cho nấy: nào là con quay, quả
bóng, bộ tam cúc, giấy bút, sổ tay. Bạn
Trang tặng Bêm cả cái khuy áo bằng nhựa
óng ánh rất đẹp” (https://isach.info/story.
php?list=story&author=xuan_quynh). Tình
bạn của những đứa trẻ trong khu tập thể và
thằng Bêm mãi trở thành một kỷ niệm đẹp
để rồi nhiều năm trôi qua chúng vẫn nhớ về
thằng Bêm với thung lũng đầy hoa ban
bướm trắng. Tình cảm trong đôi mắt trẻ thơ
thật hồn nhiên và trong sáng, tình cảm đó
sẽ theo các em, là hành trang để các em
vững bước trên đường đời.
Tình cảm bạn bè còn được khắc hoạ
qua hai nhân vật Lộc và Tôi trong truyện
Bạn Lộc. Tình bạn ấy càng trở nên thân
thiết khi bạn bè hiểu và thông cảm với
hoàn cảnh của nhau. Khi biết tin bố Lộc
sắp vào viện mổ mắt thì cậu bé trong
truyện đã chủ động đề nghị giúp Lộc “Cậu
cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong
thời gian bố cậu vào bệnh viện. Sau giờ
học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình
sẽ cùng học cùng làm” (Xuân Quỳnh,
2012, tr.150). Một hành động nhỏ bé mà
đầy ý nghĩa, đầy ắp tình yêu thương, san sẻ
giữa những người bạn với nhau.
2.4. Nhân vật trẻ em là những đứa trẻ
rất gan dạ, dũng cảm, giàu nghị lực
nhưng cũng dễ mắc sai lầm và cũng biết
hối lỗi
Sức hấp dẫn từ những câu chuyện viết
cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh còn là
những bài học giáo dục nhẹ nhàng và sâu
lắng. Có thể nói, mỗi câu chuyện của bà
đều chứa đựng trong nó một bài học quý
giá. Các nhân vật trong truyện có những
nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi được
Xuân Quỳnh khai thác một cách tự nhiên
nhưng không lý tưởng hóa nhân vật.
Không phải em bé nào cũng ngoan, nhưng
các em đã biết vượt qua những khuyết
NGUYỄN QUỲNH TRANG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
73
điểm của mình để trở thành những cậu bé,
cô bé biết yêu thương và sống có trách
nhiệm hơn.
Trẻ em là những đứa trẻ rất gan dạ,
dũng cảm, giàu nghị lực
Bé Ân (Đứa trẻ nhút nhát) vốn là cậu
bé rất nhút nhát nhưng khi biết mẹ đang
nằm viện, Ân quyết định đi thăm mẹ. Lần
đầu tiên Ân dám đi một mình ra đường.
Cậu bé ấy đã biết hỏi thă