NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VẼ KĨ THUẬT
CHƯƠNG 1 - VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ VẼ
1.1 VẬT LIỆU VẼ
1.1.1. Giấy vẽ: Có nhiều loại giấy vẽ, giấy vẽ cứng mặt nhẵn và
mặt nhám, giấy vẽ phác là loại giấy thường, kẻ ô vuông.
1.1.2. Bút chì: Trên bản vẽ chỉ dùng loại chì đen. Loại chì cứng kí
hiệu là H (ví dụ: 2H, 3H 6H). Và chì mềm kí hiệu là B (ví dụ:
2B, 3B 6B). Trong vẽ kĩ thuật thường dùng chì HB để vẽ mờ, và
chì 2B để tô đậm bản vẽ. Phải vót nhọn như (hình 1-1).
1.1.3. Tẩy: Chỉ nên dùng loại tẩy mềm, muốn tẩy những nét vẽ
bằng mực có thể dùng dao cạo hoặc dùng bút tẩy mực trắng.
1.2. DỤNG CỤ VẼ.
1.2.1 Ván vẽ: có thể rời hoặc đóng thành mặt bàn, các cạnh phải
vuông góc thẳng.
1.2.2 Thước tê: dùng vẽ những đường thẳng song song (hình 1-4)
1.2.3 Êke: một bộ gồm 2 cái, 1 cái có góc nhọn bằng 45o , một cái
có góc nhọn bằng 60o. Phối hợp hai êke có thể tạo những đường
song song (hình 1-3), (h 1-5), (h 1-6) và (h 1-7)
58 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vẽ kĩ thuật - Những khái niệm cơ bản về vẽ kĩ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VẼ KĨ THUẬT
CHƯƠNG 1 - VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ VẼ
1.1 VẬT LIỆU VẼ
1.1.1. Giấy vẽ: Có nhiều loại giấy vẽ, giấy vẽ cứng mặt nhẵn và
mặt nhám, giấy vẽ phác là loại giấy thường, kẻ ô vuông.
1.1.2. Bút chì: Trên bản vẽ chỉ dùng loại chì đen. Loại chì cứng kí
hiệu là H (ví dụ: 2H, 3H6H). Và chì mềm kí hiệu là B (ví dụ:
2B, 3B6B). Trong vẽ kĩ thuật thường dùng chì HB để vẽ mờ, và
chì 2B để tô đậm bản vẽ. Phải vót nhọn như (hình 1-1).
1.1.3. Tẩy: Chỉ nên dùng loại tẩy mềm, muốn tẩy những nét vẽ
bằng mực có thể dùng dao cạo hoặc dùng bút tẩy mực trắng.
1.2. DỤNG CỤ VẼ.
1.2.1 Ván vẽ: có thể rời hoặc đóng thành mặt bàn, các cạnh phải
vuông góc thẳng.
1.2.2 Thước tê: dùng vẽ những đường thẳng song song (hình 1-4)
1.2.3 Êke: một bộ gồm 2 cái, 1 cái có góc nhọn bằng 45o , một cái
có góc nhọn bằng 60o. Phối hợp hai êke có thể tạo những đường
song song (hình 1-3), (h 1-5), (h 1-6) và (h 1-7).
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
1.2.4. Hộp compa: Có nhiều loại, compa chì, vẽ kim
Compa đo dùng để do độ dài đoạn thẳng, compa vẽ vòng tròn nhỏ riêng, và
compa vẽ vòng tròn lớn(hình 1- 8)
1.2.5. Thước cong: (hình 1- 9)
Dùng để tô đậm các đường cong không vẽ được bằng compa.
1.2.6. Thước lỗ: (hình 1- 10)
Là những tấm nhựa có lỗ sẵn với các chữ số hoặc vật dụng trong kiến trúc,
(đã tiêu chuẩn hóa) hoặc các lỗ tròn, lỗ elip v.v Với nhiều cỡ khác nhau.
Khi dùng người ta lấy bút kim có số phù hợp để tô vào các lỗ thủng cần thiết
như trên thươc.
HÌNH 1 - 8
HÌNH 1 - 10
HÌNH 1 - 9
1.3. CÁCH TÔ ĐẬM BẢN VẼ.
Trên bản vẽ, trước tiên các hình vẽ được
vẽ mờ bằng bút chì cứng. Sau khi kiểm tra
kĩ, thấy không còn gì sai sót mới tô đậm
bản vẽ. Yêu cầu đầu tiên các nét phải đồng
nhất trên bản vẽ. Nếu tô bằng mực thì
tránh bị nhòe
Chú ý: Nếu bản vẽ cần tô màu mà nét vẽ
lại cần tô mực, thì phải tô màu trước khi tô
nét vẽ.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
CHƯƠNG 2 – NHỮNG TIÊU CHUẨN CƠ BẢN
VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
2.1 KHỔ GiẤY
Mỗi bản vẽ được thực hiện trên một khổ giấy có kích thước được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2-27
Kí hiệu của tờ giấy tương ứng A0 A1 A2 A3 A4
Kích thước các cạnh của khổ
giấy (mm)
1189 x 841 594 x 841 594 x 420 297 x 420 297 x 210
Kí hiệu khổ giấy 44 24 22 12 11
Chú ý: Mỗi khổ giấy chính trên đây theo qui luật
khổ giấy lớn chia đôi theo phương dài sẽ thành khổ
giấy nhỏ. ( hình 2-1)
Khung bản vẽ: Mỗi bản vẽ đều phải có khung, đó là
hình chữ nhật vẽ bằng nét liền đậm và cách mép của
tờ giấy 5mm (đối với khổ giấy A2,A3,A4), hoặc
10mm đối với các khổ giấy lớn hơn. Nếu cần đóng
thành tập ở phía trái bản vẽ cách mép tờ giấy 25mm
hoặc 30mm (hình 2-2).
Khung tên: Mỗi bản vẽ phải có một khung tên đó là
một hình chữ nhật bằng nét liền, dưới góc phải của
bản vẽ, sát khung tên. HÌNH 2 – 1bHÌNH 2 – 1a
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
HÌNH 2 – 2
Tỉ lệ thu nhỏ 1:2
1:50
1:2.5
(1:75)
(1:4)
1:100
1:5
1:200
1:10
1:400
(1:15)
1:500
1:20
(1:800)
1:25
1:1000
(1:40)
1:10n
Tỉ lệ nguyên hình
1:1
Tỉ lệ phóng to 2:1 2,5:1 4:1 5:1 10:1 20:1 40:1 50:1 100:1
2.2 TỈ LỆ:
Tỉ lệ là một hình biểu diễn là tỉ số giữa kích thước đo
trên bản vẽ và kích thước tương ứng đo trên vật thật. Tùy
theo độ lớn và mức độ phức tạp của vật thể mà người ta
chọn tỉ lệ nguyên hình (1:1), tỉ lệ thu nhỏ hay tỉ lệ phóng
to. “Tiêu chuẩn tài liệu thiết kế” TCVN 3-74 quy định
phải chọn tỉ lệ của các hình biểu diễn (bảng 2-1)
Nếu hình biểu diễn của một bộ phận hay chi tiết nào
được vẽ với tỉ lệ khác với tỉ lệ chung của bản vẽ thì phải
ghi riêng dưới dạng phân số.( hình 2-3)
BẢNG 2 - 1
Ghi chú: - n là số nguyên
- Nên hạn chế dùng các tỉ lệ ghi ở trong dấu ngoặc
HÌNH 2 – 3
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
2.3 CÁC NÉT VẼ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
2.4 MỘT SỐ CHÚ Ý:
Trên một bản vẽ các nét vẽ phải thống nhất nhau. Khi hai hay nhiều
nét khác trùng nhau phải vẽ theo thứ tự ưu tiên: 1-đường bao thấy, cạnh
thấy (nét liền đậm, loại A), 2-đường bao khuất, cạnh khuất (nét đứt, loại
C), 3- mặt phẳng cắt (nét chấm mảnh, tô đậm ở hai đầu và ở chỗ gẫy
khúc, loại E), 4-trục đối xứng, đường tâm (nét chấm gạch mảnh, loại
D), 5-đường trọng tâm (nét gạch hai chấm mảnh, Loại H), 6 - đường
dóng (nét liền mảnh, loại B).
Các hình bên dưới giúp chúng ta thể hiện nét vẽ kĩ thuật chuẩn, tạo
những bề rộng nét vẽ bằng nhau, trường hợp vẽ máy thì phải định bề
rộng nét vẽ cho phù hợp.
Chú ý: Các nét vẽ phải liền nhau, trong trường hợp vẽ giao nhau
giữa cung tròn và đường thẳng thì nên vẽ cung tròn trước (hình 2-4)
HÌNH 2 - 4
Cầm viết: Cách cầm viết cũng
một phần hoàn thiện nét vẽ của
mình, tuy nhiên theo thói quen
không sửa được các bạn có thể
bỏ qua. Nhưng nét vẽ phải được
đúng nguyên tắc.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
2.5. CHỮ VÀ SỐ.
Trên bản vẽ kĩ thuật chữ và số không được viết một cách tuỳ tiện mà phải viết theo các kiểu chữ đã quy
định để cho dễ đọc, đẹp mắt và tránh nhầm lẫn.
2.5.1. Chữ kỹ thuật:
Tiêu chuẩn TCVN 6-85 quy định kiểu chữ kĩ thuật (hình 2-5) và (hình 2-6).
- Khổ chữ và chữ số được gọi theo theo chiều cao (h) của chữ hoa.
- Chiều cao của chữ thường nói chung bằng 7/10h
- Chiều rộng của chữ thường nói chung bằng 5/10h
HÌNH 2 - 5 HÌNH 2 - 6
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
2.5.2. Kiểu chữ xây dựng:
Ngoài kiểu chữ xây kỹ thuật ở mục trên, còn cho phép dùng hai kiểu chữ sau để viết trên các bản vẽ xây
dựng (theo TCVN 2233 -77).
HÌNH 2 - 7 HÌNH 2 - 8
a) Kiểu chữ gầy nét đậm (hình 2-7), kiểu chữ này dùng để ghi tên các bản vẽ, các đề mục lớn
b) Kiểu chữ mỹ thuật (hình 2-8), đặc điểm kiểu chữ này là chữ viết đứng, có nét thanh, nét mập, và có
chân. Kiểu chữ này dùng để ghi tên bản vẽ, các tiêu đề lớn. Ngoài ra kiểu chữ này còn được dùng để viết
các con số kích thước, viết thuyết minh kỹ thuật.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
2.6. GHI KÍCH THƯỚC
Trên bản vẽ các kích thước thể hiện độ lớn của vật thể được biểu diễn. Việc ghi kích thước phải tuân theo các
quy định nên trong TCVN 5705- 1993 để giúp cho việc đọc bản vẽ được dễ dàng, tránh mọi nhầm lẫn.
2.6.1. Những quy định chung
• Khi ghi kích thước trên bản vẽ, nói chung phải tiến hành như sau:
- Vẽ đường dóng kích thước
- Vẽ đường kích thước
- Ghi con số kích thước
• Các kích thước nên ghi ở ngoài hình biểu diễn.
• Trên bản vẽ dùng đơn vị dài là mm, và không ghi đơn vị sau con số kích thước.
2.6.2. Đường dóng và đường kích thước.
a) Đường dóng: Dùng để giới hạn phần tử được ghi kích thước.
b) Đường kích thước: Dùng để biểu thị đoạn hoặc góc cần ghi kích thước. Đường kích thước
được vẽ bằng nét liền mảnh, hai đầu có mũi tên chạm sát vào các đường dóng. Đường kích
thước của góc là cung tròn có tâm ở đình góc.
- Không cho phép dùng bất kì đường nào thay thế đường kích thước.
- Khi đường kích thước quá ngắn, không đủ chỗ vẽ mũi tên thì cho phép đưa các mũi tên ra
ngoài hai đường dóng. (Xem hình minh hoạ).
- Trong trường hợp hình vẽ đối xứng nhưng không vẽ đầy đủ thì cho phép vẽ một mũi tên ở
đầu. (Xem hình minh hoạ).
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
* Cách ghi kích thước.
* Trong trường hợp không đủ mũi tên.
* Trong trường đối xứng có thể vẽ 1 mũi tên như trên. * Trong trường hợp ghi nghiêng.
* Cách ghi kích thước đường cong.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
2.7. KÍ HiỆU VẬT LiỆU:
Ghi chú:
- Trên mặt cắt nếu không cần chỉ rõ loại vật liệu thì dùng kí hiệu như trên để
thể hiện.
- Các đường gạch của các kí hiệu vật liệu được vẽ bằng nét mảnh, liên tục
hoặc ngắt quãng và nghiêng một góc thích hợp, tốt nhất là 45o với đường bao
quanh chính hoặc trục đối xứng của mặt cắt.
- Cho phép chỉ vẽ kí hiệu ở vùng biên của mặt cắt nếu miền cần vẽ kí hiệu
quá rộng. (hình 2-9)
- Cho phép tô đen các mặt cắt hẹp có bề rộng nhỏ hơn 2mm. Nếu có các mặt
cắt hẹp kề nhau thì phải để một khe hở không nhỏ hơn 0,7mm giữa các mặt
cắt đó. HÌNH 2 - 9
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
2.8. MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỂ HiỆN:
* Cách ghi tiêu đề.
* Cách sử dụng đường kích thước.
* Khung tiêu đề tiêu biểu.
* Cẩn thận khi thể hiện.
* Thể hiện chổ nối các chi tiết.
Chú ý: Trên đây là một
trong những chú ý nhỏ
trong thể hiện bản vẽ kiến
trúc, cần thể hiện rõ ràng,
và đúng nguyên lý của cơ
bản nhất của bản vẽ kiến
trúc.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
CHƯƠNG 3 – BiỂU DiỄN VẬT THỂ TRÊN BẢN VẼ KĨ THUẬT
Để biểu diễn các vật thể trong không gian lên trên bản vẽ, trong vẽ kĩ thuật ngườ ta dùng nhiều phương pháp.
Phổ biến nhất là phương pháp hình chiếu thẳng góc kết hợp với hình cắt và mặt cắt. Ngoài ra trong kĩ thuật,
nhất là trong vẽ xây dựng, còn dùng hình chiếu trục đo và hình chiếu phối cảnh để biểu diễn vật thể.
3.1. PHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC
Theo phương pháp này, vật thể cần biểu diễn được đặt giữa mắt người quan sát (tâm chiếu) và mặt phẳng hình
chiếu tương ứng(hình 3-1).
Hình chiếu của một vật thể là hình biểu diễn nhận được bằng cách chiếu thẳng góc các đường bao, các
cạnh (nếu có) thuộc bề mặt của mặt phẳng đó lên mặt phẳng hình chiếu tương ứng.
Các đường bao thấy, cạnh thấy được thể hiện bằng nét liền
đậm. Các đường bao khuất được thể hiện ằng nét đứt.
3.1.2. Các hình chiếu cơ bản
Sau khi chiếu thẳng góc vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu đó,
các mặt của hình hộp được trải ra cho trùng với mặt phẳng 1(được
chọn là mặt phẳng của bản vẽ). Sáu hình biểu diễn thu được được
gọi là các hình chiếu cơ bản của vật thể.
Các hình chiếu cơ bản được bố trí như trên (hình 3-2) và được gọi
tên như sau:
- Hình chiếu từ trước (hình chiếu đứng, hình chiếu đứng), hình
chiếu từ trên (hình chiếu bằng), hình chiếu từ trái, hình chiếu từ
phải, hình chiếu từ dưới, hình chiếu từ sau.
HÌNH 3- 1
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
* Hình chiếu vật thể vuông góc lên bản vẽ. * Thể hiện các hình chiếu vuông góc lên bản vẽ.
Thông thường người ta thường chỉ dùng hai
hoặc ba hình chiếu là đủ để biểu diễn một vật thể
(hình3-3 ). Trong kiến trúc thể hiện đầy đủ thì
dùng đến năm hình chiếu. Đối công trình thì gồm
có bốn mặt chiếu thường gọi (mặt đứng, mặt
bên1, mặt bên 2, mặt sau hoặc mặt đứng theo
hướng), và một mặt bằng tổng thể công trình.
HÌNH 3- 2bHÌNH 3- 2a
HÌNH 3- 3
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
CÁC MẶT ĐỨNG VÀ MẶT BẰNG MÁI CỦA MỘT CÔNG TRÌNH KiẾN TRÚC.
Khi vẽ các hình chiếu của
một vật thể phức tạp người ta
thường phân tích nó thành
những bộ phận hình học đơn
giãn hơn. Vẽ hình chiếu của
các bộ phận này rồi tập hợp
chúng lại để có hình chiếu
của vật thể đã cho.
Hình 3-4 bên đây là nêu ví
dụ về cách phân tích một vật
thể thành các bộ phận đơn
giãn hơn để vẽ hình chiếu
của nó.
HÌNH 3 -4
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
MỘT SỐ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIÃN.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
3.1.2. Các hình chiếu cơ bản
Vẽ hình chiếu thứ 3 của một vật thể theo
hai hình chiếu đã cho trong phương pháp
chiếu thẳng góc, để biểu diễn một vật thể
nói chung chỉ cần dùng 2 hình chiếu của
nó. Đôi khi với một hình chiếu kèm theo kí
hiệu khi ghi kích thước cũng đủ để biểu
diễn được một hình học đơn giãn
Tuy nhiên có trường hợp người đọc bản
vẽ có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về
hình dáng, cấu tạo của vật thể (hình 3-5 )
Trên (hình 3-6) nêu cách vẽ hình chiếu
cạnh của vật thể đã cho. Trên hình 3-4 dựa
theo hình chiếu đứng và hình chiếu bằng
của nó. Đường thẳng trang thiết bị kẻ xiên
45o với phương nằm ngang dùng để
chuyển các kích thước sau từ hình chiếu
bằng sang hình chiếu cạnh và được bố trí
sao cho hình chiếu cạnh và hình chiếu
đứng cách nhau một khoảng thích hợp.
Trên hình vẽ cũng cho thấy kích thước 21
của bộ phận B có thể chuyển sang hình
chiếu cạnh bằng cách đo trực tiếp trên hình
chiếu bằng.
HÌNH 3 - 5
HÌNH 3 - 6
Ghi chú:
Các bạn có thể tham
khảo thêm cách vẽ
khác vì đây là cách
vẽ thủ công, không
thông dụng, vì sau
chúng ta sẽ học
những cách vẽ khác.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
3.2. HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT
3.2.1 Định nghĩa hình cắt: Hình cắt là hình chiếu của
phần còn lại của vật thể lên một mặt phẳng hình chiếu
song song với mặt phẳng cắt sau khi đã tưởng tượng cắt
bỏ đi phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát
Chú ý: a) Việc cắt vật thể chỉ là tưởng tượng và mỗi mặt
phẳng cắt chỉ có liên quan đến một hình cắt tương ứng.
Lập xong hình cắt, vật thể lại coi như nguyên vẹn. Muốn
vẽ hình cắt khác, phải dùng mặt cắt tưởng tượng khác.
b) Trên hình cắt, đường bao quanh của phần đặt vị
mặt phẳng cắt đi qua cũng như hình chiếu của phần vật
thể ở phía sau mặt phẳng cắt đều vẽ bằng nét liền đậm.
Riêng đối với các bản vẽ xây dựng, đường bao quanh
của phần vật thể nằm phía sau mặt phẳng cắt được vẽ
bằng nét liền mảnh để cho hình biểu diễn được nổi dễ
nhìn (hình 3-7) và (hình 3-8).
Hình phẳng giới hạn bởi giao tuyến của mặt phẳng cắt
với bề mặt vật thể gọi là mặt cắt.
Như vậy ta thấy hình cắt bao gồm cả mặt cắt và hình
chiếu của phần vật thể nằm phía sau mặt phẳng cắt.
HÌNH 3 - 7
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
HÌNH 3 - 8
Trong kiến trúc ta thường trình bày cả
hình cắt và mặt cắt để thể hiện hết không
gian kiến trúc. Nhưng khi khai triển hoặc chỉ
để xem không gian bên trong phòng thì chỉ
cần vẽ mặt cắt. Hay khi khai triển bản vẽ thì
chỉ vẽ mặt cắt.
Phân loại hình cắt: Người ta phân loại
hình cắt theo nhiều cách.
- Hình cắt đứng: Là hình cắt thu được
khi dùng mặt phẳng cắt song song với
mặt phẳng hình chiéu đứng
- Hình cắt bằng: Là hình cắt thu được
khi dùng mặt phẳng cắt song song với
mặt phẳng hình chiếu bằng.
- Hình cắt xoay: Là hình cắt thu được
bằng cách dùng các mặt phẳng cắt giao
nhau dưới một góc nào đó. Người ta
tưởng tượng xoay các mặt phẳng cắt
cho trùng với nhau thành một mặt
phẳng. Nếu mặt phẳng này song song
với một mặt phẳng hình chiếu cơ bản
thì hình cắt xoay có thể bố trí ngay trên
hình chiếu cơ bản tương ứng. Hướng
nhìn phải vuông góc. (xem hình 3-9)HÌNH 3 - 9
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
3.2.2 Các qui ước về hình cắt
Vị trí của mặt phẳng cắt được xác
định bằng nét cắt. Khi cần chỉ hướng
nhìn, người ta dùng mũi tên, đầu mũi
tên vẽ chạm vào nét cắt như (hình).
Nét cắt ngoài cùng không được chạm
vào đường bao của hình biểu diễn, ở
gần mũi tên có ghi chữ hoa để gọi
tên mặt phẳng cắt. Cho phép ghi
cùng một chữ hoa ở chổ gẫy khúc
của nét cắt khi cần thiết. Phía trên
hình cắt có ghi tên gọi bằng chữ hoa
tưng ứng theo kiếu A-A, B-B
3.2.3. mặt cắt:
a) Định nghĩa: Mặt cắt là hình biểu
diễn nhận được trên mặt phẳng cắt
khi tưởng tượng dùng mặt phẳng này
để cắt vật thể. Đó chính là hình
phẳng giới hạn bởi giao tuyến của
mặt phẳng cắt với bề mặt của vật thể.
Trên bản vẽ xây dựng cho phép ghi vị
trí mặt phẳng cắt và hướng nhìn như
trên (hình 3-11).
HÌNH 3 - 10
HÌNH 3 - 11
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
b) Hình vẽ tách: (Trong kiến trúc còn gọi là khai triển )
Hình vẽ tách hay hình trích là hình biểu diễn bổ sung cho một bộ phận nào đó của vật thể khi cần làm sáng tỏ
thêm về hình dáng và kích thước của nó. Hình vẽ tách có thể là hình chiếu hoặc hình cắt và luôn luôn được
vẽ phóng to so với hình biểu diễn có liên quan. (hình 3-12 ) là ví dụ về hình vẽ tách của diềm mái và trần
hiên của ngôi nhà. Trên hình biểu diễn chính người ta khoanh tròn bằng nét liền mảnh bộ phận cần vẽ tách và
ghi kí hiệu bằng chữ hoa hay chữ số. Hình vẽ tách thường được đặt gần hình biều diễn chính. Nếu hình vẽ
tách vẽ trên một tờ giấy khác hay trên cùng một tờ giấy nhưng ở xa hình biểu diễn chính thì trên hình biểu
diễn chính và hình vẽ tách được ký hiệu như chỉ dẫn (hình 3- 13)
Chữ hoa hoặc chữ số ghi ở nửa trên vòng
tròn là ký hiệu bộ phận cần vẽ tách, con
số ghi ở nữa dưới chỉ số thứ tự tờ giấy vẽ
trên đó có hình vẽ tách tương ứng. Nếu
hình vẽ tách vẽ ngay trên tờ giấy của hình
biểu diễn chính thì thay con số ở nửa dưới
bằng một nét gạch mảnh.
HÌNH 3 - 12 HÌNH 3 - 13
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
CHƯƠNG 4 – BẢN VẼ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
4.1 KHÁI NiỆM CHUNG:
Bê tông cốt thép là loại vật liệu hổn hợp dưới dạng bê tông liên kết
với cốt thép để chúng cùng làm việc với nhau trong cùng một kết
cấu.
4.2 Các loại cốt thép
- Cốt thép mềm: Gồm những thanh thép có mặt cắt tròn
- Cốt thép cứng: Gồm các thanh thép hình chữ I, chữ U
- Cốt thép chịu lực: Trong đó còn phân ra cốt chịu chủ yếu, cốt
chịu lực cục bộ, cốt tăng cường, cốt phân bố.
- Cốt đai dùng để giữ các cốt thép chịu lực ở vị trí làm việc, đồng
thời cũng tham gia chịu lực.
- Cốt cấu tạo: Được đặt thêm theo yêu cầu cấu tạo, tiết diện của
chúng không xét đến trong tính toán.
* Các loại thép.
* Các loại thép trơn phải uốn
thành móc ở hai đầu để tăng
cường liên kết.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Nếu cốt thép không đủ dài, người ta nối cốt thép bằng cách buộc
hay hàn (hình 4-1)
4.3 Các qui định và ký hiệu qui ước dùng trên bản vẽ kết
cấu bê tông cốt thép.
a) Bản vẽ hình dạng kết cấu (hay bản vẽ ván khuôn) để mô
tả hình dáng bên ngoài của kết cấu (hình 4-2 )
b) Bản vẽ chế tạo kết cấu: chủ yếu nhầm thể hiện cách bố trí
các thanh cố thép bên trong kết cấu, khi đó bê tông coi
như trong suốt (hình)
HÌNH 4-1
HÌNH 4-2
c) Qui định về bản vẽ bê tông
cốt thép ( có thể tìm hiều
theo TCVN 4612-88)
HÌNH 4-3
* Bản vẽ kết cấu sàn.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
4.4. Một số bản vẽ kết cấu tham khảo. Nắm và hiểu rõ cách trình bày bản vẽ kết cấu.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
4.5. Một số bản vẽ kết cấu tham khảo. Nắm và hiểu rõ cách trình bày bản vẽ kết cấu.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
CHƯƠNG 5 – BẢN VẼ KẾT CẤU GỖ
5.1 KHÁI NiỆM CHUNG
Kết cấu gỗ là tên chung để chỉ các loại công trình hoặc bộ
phận công trình làm bằng vật liệu gỗ hay chủ yếu bằng vật liệu
gỗ. Ưu điểm của vật liệu gỗ là nhẹ, dễ gia công, cách nhiệt và
cách âm tốt, có khả năng chịu lực khá cao so với khối lượng
riêng của nó.
5.2. CÁC HÌNH THỨC LẮP NỐI CỦAKẾT CẤU GỖ
Gỗ thiên nhiên cũng như gỗ đã qua gia công nói chung có
kích thước hạn chế cả về mặt cắt lẫn chiều dài. Để tăng khả
năng chiệu lực của cấu kiện và liên kết các cấu kiện thành các
dạng kết cấu có hình dáng và kích thước thoả mãn nhu cầu thiết
kế, người ta dùng nhiều hình thức liên kết khác nhau: liên kết
mộng, liên kết chốt, liên kết chêm, liên kết bằng keo dán. Ngoài
ra còn dùng vật ghép nối phụ như bulông, đinh, vít, đinh đĩa
5.2.1 Mộng một răng hoặc 2 răng (hình 5-1) và (hình 5-2)
5.2.2 Mộng tì đầu: (hình 5-3) thường gặp ở nút đỉnh vì kèo
5.2.3 Mộng nối gỗ dọc (hình 5-4) và (hình 5-5)
5.2.4 Mộng ghép thanh gỗ xiên với thanh gỗ nằm ngang (hình 5-
6) mộng này thường gặp ở vì kèo nhà.
5.2.5 Mộng ghép vuông góc hai cây gỗ tròn: loại mộng này
tránh cho gỗ khỏi lăn và trượt được tăng cường bằng 1 bulông
HÌNH 5 - 1
HÌNH 5 - 2
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
HÌNH 5 - 3
HÌNH 5 - 4
HÌNH 5 - 7HÌNH 5 - 5
HÌNH 5 - 6
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
5.3. ĐẶC ĐiỂM, CÁCH TRÌNH BÀY BẢN VẼ KẾT CẤU GỖ. MỘT SỐ BẢN VẼ THAM KHẢO
Một bản vẽ kết cấu gỗ nói chung gồm có: Sơ đồ hình học; hình biểu diễn cấu tạo của kết cấu; hình biểu
diễn của các nút; hình vẽ tách các thanh của từng nút và bảng kê vật liệu. Đối với các kết cấu đơn giản chỉ
cần vẽ hình cấu tạo mà không cần vẽ tách các nút của kết cấu đó và cũng không cần vẽ tách các thanh của
nút.
5.3.1. Sơ đồ hình học của kết cấu: thường được vẽ ở vị trí làm việc, với tỉ lệ nhỏ( 1 : 100 ; 1 : 200) và đặt
ở vị trí thuận tiện trên bản vẽ đầu tiên của kết cấu. Trên sơ đồ có ghi kích thước hình học của các thanh.
HÌNH 5-8
5.3.2. Hình biểu diễn cấu tạo của kết cấu: Thường vẽ với tỉ lệ
1 : 10; 1 : 20 ; 1 : 50. Nếu kết cấu đối xứn thì cho phép vẽ hình biểu
diễn cấu tạo một nữa kết cấu. Trục của các thanh trên hình biểu diễn
cấu tạo phải vẽ song song với các thanh tương ứng trên sơ đồ. Để thể
hiện rõ các chỗ ghép nối có thể dùng hình chiếu phụ, hình chiếu riêng
phần và một số mặt cắt. Trên hình biểu diễn cấu tạo phải ghi các kích
thước chi tiết của kết cấu; các thanh gỗ đều được ghi số kí hiệu bằng
chữ số Ả Rập trong các đường tròn đường kính từ 7 : 10 (mm).
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁT MỘC
Trên hình 5-8
trình bày hình
biểu diễn cấu
tạo của một
dàn vì kèo gỗ
có nhịp dài
7,800m. Ngoài
2 hình chiếu
chính ra, trên
bản vẽ còn có
sơ đồ hình học
của dàn vì kèo;
hình chiếu
riêng phần thể
hiện cách đ