Về phong cách dạy của giáo viên môn chuyên trường THPT chuyên

Tóm tắt. Phong cách dạy học của giáo viên môn chuyên trường chuyên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học ở trường THPT chuyên. Các kết quả về mặt nghiên cứu lí luận và thực tiễn cho thấy rằng cả giáo viên và học sinh chuyên đều nhất trí cao về những biểu hiện cần thiết của phong cách dân chủ trong dạy học của giáo viên môn chuyên. Tuy nhiên, ở khía cạnh thực trạng số lượng giáo viên chuyên cũng như mức độ giáo viên đạt được trong các biểu hiện của phong cách dạy học còn nhiều hạn chế, nghĩa là trong thực tế còn không ít giáo viên chuyên chưa đáp ứng được những đòi hỏi về mặt phong cách dạy học phù hợp với đối tượng học sinh chuyên.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về phong cách dạy của giáo viên môn chuyên trường THPT chuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 74-80 VỀ PHONG CÁCH DẠY CỦA GIÁO VIÊN MÔN CHUYÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN Nguyễn Minh Hải Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Mobile: 0912348192 Tóm tắt. Phong cách dạy học của giáo viên môn chuyên trường chuyên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học ở trường THPT chuyên. Các kết quả về mặt nghiên cứu lí luận và thực tiễn cho thấy rằng cả giáo viên và học sinh chuyên đều nhất trí cao về những biểu hiện cần thiết của phong cách dân chủ trong dạy học của giáo viên môn chuyên. Tuy nhiên, ở khía cạnh thực trạng số lượng giáo viên chuyên cũng như mức độ giáo viên đạt được trong các biểu hiện của phong cách dạy học còn nhiều hạn chế, nghĩa là trong thực tế còn không ít giáo viên chuyên chưa đáp ứng được những đòi hỏi về mặt phong cách dạy học phù hợp với đối tượng học sinh chuyên. 1. Mở đầu Luật Giáo dục (2005), điều 62 đã nêu: "Trường chuyên được thành lập ở cấp THPT, dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện". Chất lượng đào tạo học sinh ở các trường THPT chuyên phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó người giáo viên giữ vai trò quyết định, bởi lẽ họ là người "trực tiếp bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của học sinh về môn chuyên". Tuy nhiên, trong thực tiễn sư phạm, hệ thống các trường chuyên ở nước ta đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, trong đó có vấn đề đội ngũ giáo viên dạy chuyên. Cho đến nay, chúng ta chưa có quy chế tuyển chọn, sàng lọc giáo viên giỏi để có thể đảm đương được trọng trách đào tạo học sinh chuyên - nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai của nước nhà. Hơn nữa, ở các trường ĐHSP chưa có loại hình đào tạo giáo viên dạy các môn chuyên. Mặt khác, việc sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên giỏi dạy chuyên cũng chưa được quan tâm đúng mức nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo học sinh chuyên. Bởi vậy, những nghiên cứu về giáo viên dạy chuyên dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có tâm lý học là hết sức cần thiết. Ở góc độ tâm lý học thì hiện nay vẫn còn ít các công trình nghiên cứu về trường chuyên nói chung, về giáo viên chuyên nói riêng. Đáng chú ý nhất là các công trình nghiên cứu của 74 Về phong cách dạy của giáo viên môn chuyên trường THPT chuyên tác giả Nguyễn Huy Tú. Trong khuôn khổ các đề tài khoa học cấp nhà nước KX 07-18 và KX 05-06, tác giả Nguyễn Huy Tú đã tổng hợp những cơ sở lý luận tâm lý học về học sinh năng khiếu, phương pháp dạy học sinh chuyên... Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Huy Tú chưa trực tiếp đề cập đến những phẩm chất tâm lý đặc trưng của giáo viên môn chuyên trong hoạt động dạy học sinh chuyên. Theo hướng này, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu trên 60 giáo viên môn chuyên và 846 học sinh chuyên tại 5 trường THPT chuyên: trường THPT chuyên ĐHSPHN; trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa - TP. Hồ Chí Minh; trường THPT chuyên Hùng Vương - Phú Thọ; trường THPT chuyên Lam Sơn - Thanh Hoá; trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterđam. 2. Nội dung nghiên cứu Giáo viên môn chuyên là những giáo viên giỏi và có thành tích cao trong dạy học ở các trường THPT chuyên hoặc ở các khối chuyên của các trường đại học. Họ trực tiếp đảm nhiệm việc bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của học sinh chuyên; Tổ chức và hướng dẫn học sinh chuyên tập dượt nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ tâm sinh lý của các em. Theo chúng tôi, những phẩm chất tâm lý đặc trưng trong hoạt động dạy học của giáo viên môn chuyên được thể hiện trên bốn mặt: trí tuệ, tính cách, phong cách dạy học và kỹ năng dạy học. Trong phạm vi của bài báo, chúng tôi sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về phong cách dạy học của giáo viên môn chuyên trường THPT chuyên. * Xuất phát từ những quan niệm về phong cách dạy học đã được thống nhất trong các tài liệu tâm lý học sư phạm, chúng tôi cho rằng, "phong cách dạy học của giáo viên chuyên là hệ thống hành vi tương đối ổn định, được giáo viên sử dụng nhằm gây ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh và được học sinh cảm nhận những hành vi ổn định đó". Có nhiều cách phân loại phong cách trong lãnh đạo, quản lý cũng như trong dạy học, giáo dục. Theo cách phân loại truyền thống của nhà tâm lý Đức K.Lewin thì có ba loại phong cách: độc đoán, dân chủ, tự do. Từ việc so sánh hiệu quả của ba phong cách, K.Lewin cho rằng, phong cách dân chủ mang lại hiệu quả cao nhất và đây là phong cách của người lãnh đạo thành công. Đặc trưng của phong cách dân chủ trong dạy học là giáo viên thu hút học sinh tham gia vào việc thảo luận, xây dựng và lựa chọn các phương án quyết định cũng như giải quyết những nhiệm vụ học tập. Công việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của tập thể. Thông tin trong tổ chức được chuyển đi theo hai chiều: từ giáo viên đến học sinh và từ học sinh đến giáo viên. Việc xác định đặc trưng của các phong cách cho thấy, mỗi phong cách đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng và phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống nhất định... Chẳng hạn, phong cách dân chủ trong dạy học có ưu điểm nổi bật là nó cho phép khai thác sự sáng tạo, kiến 75 Nguyễn Minh Hải thức, kinh nghiệm của học sinh. Do đó, tạo ra sự thoả mãn ở các em vì các em cảm thấy được tôn trọng, thừa nhận và được thực hiện những công việc do chính họ đề ra, thậm chí được tham gia đánh giá kết quả công việc. Tuy nhiên, nhược điểm của phong cách dân chủ là tốn thời gian, trong khi thời lượng giải quyết nhiệm vụ học tập chỉ có hạn. Từ cách phân loại phong cách trong dạy học trên, theo chúng tôi, phong cách dạy học nổi trội của giáo viên môn chuyên phải là phong cách dân chủ thì mới có điều kiện phát huy được năng lực dạy học của thầy, tính sáng tạo của học sinh, phù hợp với mục tiêu, nội dung, đáp ứng được yêu cầu cao của việc dạy học môn chuyên và phù hợp với những đặc điểm của học sinh chuyên. Một số biểu hiện của phong cách dân chủ trong dạy học của giáo viên môn chuyên: - Thầy dạy chuyên luôn hành xử một cách dân chủ trong quan hệ giao tiếp với học sinh chuyên. - Thầy dạy chuyên thường xuyên thừa nhận, khuyến khích những ý kiến của học sinh khác ý kiến của thầy, tức là thầy không áp đặt một chiều đối với các em. Chấp nhận nhiều cách giải quyết khác, lạ có tính đổi mới một vấn đề. Điều đó kích thích tư duy của học sinh trong việc tìm tòi những phương án khác nhau để giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể nào đó. Theo đó, cả lớp bị lôi cuốn vào việc trao đổi, tranh luận để cuối cùng có phương án tối ưu cho vấn đề cần giải quyết. - Thầy dạy chuyên luôn vui lòng cùng học, cùng giải quyết vấn đề với học sinh chuyên. Sẵn sàng lắng nghe và đáp lại những câu hỏi và câu trả lời của học sinh. Trò học thầy là lẽ đương nhiên nhưng ở các lớp chuyên, đôi khi thầy cũng học ở trò. Trí thông minh, sáng tạo của các em nhiều khi cũng đưa đến cách giải quyết ngắn gọn, độc đáo hơn cả tài liệu và hướng dẫn của thầy. - Thầy dạy chuyên môn có thái độ cởi mở (thoáng). Thầy dạy chuyên luôn động viên, kích thích tính tò mò khoa học và tinh thần học hỏi lý thuyết, thực hành, cách giải quyết mới của học sinh chuyên. - Thầy luôn đưa ra những thử thách mới, đòi hỏi ngày càng cao ở học sinh chuyên và khích lệ khả năng tự học của các em vì đó là một trong những đặc điểm nổi bật của học sinh chuyên. - Thầy phải hiểu cá tính của từng học sinh chuyên và thông cảm (không thành kiến) với sự khác biệt của học sinh nhằm khích lệ mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu trong nét tính cách đặc biệt của học sinh chuyên. - Thầy phải là tấm gương tốt về học tập (tự học) và nghiên cứu khoa học cho học sinh chuyên noi theo. * Chúng tôi tìm hiểu mức độ nhất trí giữa ý kiến của giáo viên và học sinh chuyên về phong cách dạy học của giáo viên chuyên theo 3 khía cạnh: + Mức độ cần thiết của từng phẩm chất tâm lý ở giáo viên môn chuyên được nêu. 76 Về phong cách dạy của giáo viên môn chuyên trường THPT chuyên + Đánh giá số lượng giáo viên môn chuyên ở trường có từng phẩm chất tâm lý được nêu. + Mức độ đạt được của các phẩm chất tâm lý được nêu ở giáo viên môn chuyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bảng 1. Mức độ nhất trí của giáo viên và học sinh về phong cách dạy học của giáo viên chuyên Phong cách Giáo viên (P1) Học sinh (P2) Chỉ số Likeli- hood trung bình (P) Giáo viên chuyên cần phải coi trọng tính trung thực và khách quan trong học tập, nghiên cứu khoa học của học sinh năng khiếu cao. 0.90-C 0.84-C 0.90-C 0.91-C 0.74-K 0.77-K 0.91-C 0.79-K 0.83-C Giáo viên chuyên phải có tình cảm trách nhiệm cao đối với chất lượng giáo dục năng khiếu của trường. 0.90-C 0.79-K 0.87-C 0.90-C 0.75-K 0.78-K 0.90-C 0.77-K 0.83-C Giáo viên chuyên luôn phải hành xử một cách dân chủ trong quan hệ giao tiếp với học sinh năng khiếu cao của trường. 0.86-C 0.80-C 0.87-C 0.87-C 0.69-K 0.71-K 0.87-C 0.75-K 0.79-K Giáo viên chuyên không bao giờ được áp dụng lối dạy học áp đặt, một chiều đối với học sinh năng khiếu cao. 0.88-C 0.75-K 0.86-C 0.88-C 0.67-K 0.72-K 0.88-C 0.71-K 0.79-K Giáo viên chuyên phải là người luôn đòi hỏi cao ở học sinh năng khiếu cao. 0.83-C 0.78-K 0.83-C 0.62-K 0.66-K 0.69-K 0.73-K 0.72-K 0.76-K Giáo viên chuyên phải là người luôn tin tưởng vào học sinh năng khiếu cao của mình. 0.87-C 0.77-K 0.84-C 0.79-K 0.71-K 0.74-K 0.83-C 0.74-K 0.79-K Giáo viên chuyên phải có thái độ tích cực đối với phương pháp giảng dạy giải quyết vấn đề trong môn chuyên của mình. 0.89-C 0.76-K 0.86-C 0.90-C 0.74-K 0.76-K 0.90-C 0.75-K 0.81-C 77 Nguyễn Minh Hải Giáo viên chuyên phải có thái độ cởi mở (thoáng), luôn đồng ý và động viên học sinh năng khiếu cao tiếp xúc, làm việc với bạn bè, với các giáo viên chuyên khác, với các nhà khoa học, công nghệ, nghệ thuật, sẵn lòng lắng nghe và đáp lại những câu hỏi và câu trả lời của học sinh năng khiếu cao ở môn mình giảng dạy. 0.88-C 0.77-K 0.87-C 0.92-C 0.71-K 0.76-K 0.90-C 0.74-K 0.82-C Giáo viên chuyên luôn vui lòng cùng học và cùng giải quyết bài tập, vấn đề với học sinh năng khiếu cao ở môn mình giảng dạy. 0.85-C 0.77-K 0.83-C 0.90-C 0.72-K 0.75-K 0.87-C 0.75-K 0.79-K Giáo viên chuyên phải hiểu cá tính của từng học sinh năng khiếu cao ở môn mình phụ trách và thông cảm (không thành kiến) với sự khác biệt của những học sinh năng khiếu cao này. 0.88-C 0.77-K 0.86-C 0.83-C 0.63-K 0.68-K 0.85-C 0.70-K 0.77-K Giáo viên chuyên luôn phải khích lệ học sinh năng khiếu cao đặt ra câu hỏi liên quan đến chuyên môn. 0.90-C 0.81-C 0.89-C 0.87-C 0.71-K 0.73-K 0.89-C 0.76-K 0.81-C Giáo viên chuyên luôn phải lắng nghe câu hỏi chuyên môn của học sinh năng khiếu, trả lời những câu hỏi đó của các em một cách rõ ràng, cẩn thận, triệt để. 0.91-C 0.79-K 0.87-C 0.92-C 0.72-K 0.75-K 0.92-C 0.75-K 0.81-C Giáo viên chuyên phải là tấm gương tốt về học tập và nghiên cứu khoa học cho học sinh năng khiếu cao noi theo. 0.88-C 0.75-K 0.82-C 0.89-C 0.72-K 0.76-K 0.89-C 0.74-K 0.79-K Giáo viên chuyên luôn phải đưa ra những nhiệm vụ có tính thử thách, những nhiệm vụ đòi hỏi học sinh có năng khiếu cao phải xem xét lý thuyết, thử nhiều hướng giải quyết một cách cẩn thận, tỉ mỉ. 0.88-C 0.73-K 0.81-C 0.82-C 0.67-K 0.72-K 0.85-C 0.70-K 0.77-K Giáo viên chuyên luôn phải chấp nhận các phương pháp dạy khám phá, trao đổi thảo luận, làm việc theo nhóm, nghiên cứu cá nhân của học sinh có năng khiếu cao. 0.87-C 0.77-K 0.83-C 0.84-C 0.65-K 0.68-K 0.85-C 0.71-K 0.76-K Giáo viên chuyên luôn cần thừa nhận, khuyến khích những ý kiến, câu hỏi, cách giải quyết khác lạ có tính đổi mới của học sinh năng khiếu cao. 0.90-C 0.80-C 0.85-C 0.88-C 0.68-K 0.72-K 0.89-C 0.74-K 0.79-K Giáo viên chuyên cần phải khích lệ sự tự học, tìm cách giải quyết mới và hỗ trợ các kỹ năng học tập của học sinh năng khiếu cao. 0.91-C 0.80-C 0.87-C 0.91-C 0.74-K 0.76-K 0.91-C 0.77-K 0.82-C 78 Về phong cách dạy của giáo viên môn chuyên trường THPT chuyên Giáo viên chuyên cần chấp nhận nhiều cách giải quyết một vấn đề của học sinh năng khiếu cao. 0.90-C 0.81-C 0.86-C 0.88-C 0.72-K 0.75-K 0.89-C 0.77-K 0.81-C Giáo viên chuyên cần luôn đề cao cả tư duy logic - hội tụ (tìm một lời giải đúng) và tư duy phân kỳ - sáng tạo (đưa ra càng nhiều lời giải càng tốt, rồi chọn cách giải tối ưu) của học sinh năng khiếu trong việc giải quyết vấn đề. 0.88-C 0.78-K 0.87-C 0.89-C 0.72-K 0.74-K 0.88-C 0.75-K 0.81-C Giáo viên chuyên phải tìm cách kích thích tính tò mò khoa học và tinh thần học hỏi lý thuyết, thực hành, khám phá lý thuyết mới, cách giải quyết mới của học sinh có năng khiếu cao. 0.88-C 0.75-K 0.84-C 0.88-C 0.65-K 0.70-K 0.88-C 0.70-K 0.77-K Hàng 1: Nhận thức, Hàng 2: Số lượng, Hàng 3: Mức độ * Số liệu bảng trên cho thấy: - Về mặt nhận thức: Giáo viên và học sinh đều nhất trí ở mức độ rất cao về những biểu hiện cần thiết của phong cách dân chủ trong dạy học của GV. (các chỉ số Likelihood của giáo viên, học sinh đều từ 0,86 trở lên), ngoại trừ biểu hiện: "Giáo viên chuyên phải là người luôn đòi hỏi cao ở học sinh năng khiếu", giáo viên nhất trí ở mức cao, còn học sinh chỉ nhất trí ở mức khá (0,62). - Về số lượng giáo viên chuyên có phong cách dạy học đã nêu: Cả giáo viên và học sinh nhất trí ở mức độ khá; ngoài một vài biểu hiện giáo viên nhất trí ở mức độ cao như: "Coi trọng tính trung thực, khách quan trong học tập của HS", "hành xử một cách dân chủ trong quan hệ giao tiếp với học sinh", "Luôn khích lệ học sinh đặt ra câu hỏi liên quan đến chuyên môn" v.v... - Về mức độ đạt được trong các biểu hiện của phong cách dạy học đã nêu. Giáo viên và học sinh đều nhất trí mức độ cao ở 9/19 biểu hiện của phong cách dạy học của giáo viên chuyên. Còn 10 biểu hiện còn lại nhất trí ở mức khá. - Trong đó đáng chú ý là các biểu hiện "coi trọng tính trung thực, khách quan trong học tập của học sinh" và "có tình cảm trách nhiệm cao đối với chất lượng giáo dục năng khiếu của trường" được cả giáo viên và học sinh nhất trí ở mức độ cao (0,83). 3. Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu được phân tích ở trên có thể thấy: Về mặt nhận thức, cả giáo viên và học sinh chuyên đều khẳng định sự cần thiết của những biểu hiện phong cách dạy học đã nêu. Tuy nhiên, ở khía cạnh thực trạng, số lượng giáo viên chuyên cũng như mức độ giáo viên đạt được trong các biểu hiện của phong cách dạy học còn nhiều hạn chế, nghĩa là trong thực tế còn không ít giáo viên chuyên 79 Nguyễn Minh Hải thiếu hụt, chưa đáp ứng được những đòi hỏi về mặt phong cách dạy học phù hợp với đối tượng học sinh chuyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bôn-đư-rev N.I., 1984. Những phương pháp công tác chủ nhiệm lớp. Nxb Giáo dục Matxcơva. [2] Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông (Ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [3] Lê Văn Hồng, 1998. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nxb Giáo dục. [4] Phan Thanh Long, 2006. Lí luận giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Hà Nhật Thăng, 2004. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Nxb Giáo dục. ABSTRACT Style of teaching used by teachers in upper secondary schools for gifted students The teacher’s style of teaching exerts great effects on the teaching-learning quality of upper secondary schools for gifted students. The results of both theoretical and practical researches have shown that both teachers and students completely agree upon necessary manifestations in the democratic teaching style of Subject Teachers. However, the number of teachers who can prove themselves and the level of their manifestations remain limited, i.e., not many teachers are able to meet standards which are needed in their teaching methodologies in keeping with the targeted learners. 80
Tài liệu liên quan