TÓM TẮT
Thời kì Lan Na xây dựng và củng cố vương quốc kéo dài khoảng 100 năm (1300 –
1400). Bước sang thế kỉ XV, Lan Na tiến vào giai đoạn phát triển rực rỡ trong khoảng 125
năm (1400 – 1525). Nhiều nhà nghiên cứu gọi đó là “Thời kì vàng son”. Dựa trên thành
quả của một nửa thế kỉ tạo lập vương quốc, Lan Na dần dần phát triển thành một vương
quốc lớn mạnh không chỉ ở việc mở rộng lãnh thổ mà còn ở khả năng gây ảnh hưởng
chính trị của nó đến các quốc gia láng giềng. Với sức sống mạnh mẽ của một đất nước
đang trỗi dậy, Lan Na đã truyền bá nhiều đặc trưng văn hoá và thành tựu của nó ra các
nước láng giềng, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung về văn hoá khu vực, nhất là
vùng cực Bắc Đông Nam Á - vùng đất tiếp giáp biên giới Myanma - Thái Lan - Trung
Quốc - Lào hiện nay. Đến thế kỉ XIX, Lan Na trở thành một bộ phận lãnh thổ của Xiêm,
nay là Thái Lan. Tuy vậy, nhiều di sản của nó, nhất là truyền thống văn hoá đặc sắc
(truyền thống Phật giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, các ngành nghề thủ
công ) của thời đại vàng son vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục phát huy ảnh hưởng ở
Thái Lan ngày nay.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về quá trình từ khởi đầu tới thời kì vàng son của vương quốc cổ Lan Na, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
53
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 - Thaùng 4/2012
VỀ QUÁ TRÌNH TỪ KHỞI ĐẦU TỚI THỜI KÌ VÀNG SON CỦA
VƯƠNG QUỐC CỔ LAN NA
TRẦN XUÂN HIỆP(*)
TRẦN ĐÌNH HÙNG (**)
TÓM TẮT
Thời kì Lan Na xây dựng và củng cố vương quốc kéo dài khoảng 100 năm (1300 –
1400). Bước sang thế kỉ XV, Lan Na tiến vào giai đoạn phát triển rực rỡ trong khoảng 125
năm (1400 – 1525). Nhiều nhà nghiên cứu gọi đó là “Thời kì vàng son”. Dựa trên thành
quả của một nửa thế kỉ tạo lập vương quốc, Lan Na dần dần phát triển thành một vương
quốc lớn mạnh không chỉ ở việc mở rộng lãnh thổ mà còn ở khả năng gây ảnh hưởng
chính trị của nó đến các quốc gia láng giềng. Với sức sống mạnh mẽ của một đất nước
đang trỗi dậy, Lan Na đã truyền bá nhiều đặc trưng văn hoá và thành tựu của nó ra các
nước láng giềng, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung về văn hoá khu vực, nhất là
vùng cực Bắc Đông Nam Á - vùng đất tiếp giáp biên giới Myanma - Thái Lan - Trung
Quốc - Lào hiện nay. Đến thế kỉ XIX, Lan Na trở thành một bộ phận lãnh thổ của Xiêm,
nay là Thái Lan. Tuy vậy, nhiều di sản của nó, nhất là truyền thống văn hoá đặc sắc
(truyền thống Phật giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, các ngành nghề thủ
công) của thời đại vàng son vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục phát huy ảnh hưởng ở
Thái Lan ngày nay.
Từ khoá: vương quốc Lan Na, vàng son, đặc trưng văn hoá, lãnh thổ, quyền lực
ABSTRACT
The building and prospering of the kingdom of Lan Na lasted 100 years (1300-1400).
In the 15th century, Lan Na entered the stage in which it flourished for about 125 years
(1400-1525), which was called "the golden age" by researchers. Based on the results of a
half-century founding of the kingdom, Lan Na gradually developed into a powerful
kingdom not only geographically but also politically, which greatly influenced its
neighboring countries. With the strong vitality of an emerging country, Lan Na’s typical
culture and its achievements had a tremendous impact on its neighboring countries, thus
making worthy contributions to the development of the regional culture, especially the
northernmost region of Southeast Asia - the land currently bordering Myanmar, Thailand,
China and Laos. By the nineteenth century, Lan Na became part of the territory of Siam,
now Thailand. However, many of its heritage, especially the unique cultural traditions
(Buddhism, the language, the architecture, the sculpture and the crafts ...) of the golden
age, still keeps its value and continues to promote its impact on Thailand today.
Key words: the kingdom of Lan Na, "the golden age, typical culture, territory, power
Quá trình mở rộng thế lực của ngƣời
Tai Yuan
(1)
gắn liền với vị vua đầy tài năng
(*)ThS, Đại học Duy Tân
(**)
ThS, Đại học Sƣ phạm - Đại học Huế
Mangrai đã đƣa đến sự ra đời một vƣơng
quốc mới thống nhất và lớn mạnh vào cuối
thế kỉ XIII - vƣơng quốc Lan Na. Tuy vậy,
sự tạo lập ấy chỉ là “bƣớc nhảy” có ý nghĩa
54
đầu tiên trên hành trình phát triển của vƣơng
quốc. Bài viết này sẽ làm rõ quá trình phát
triển của Lan Na ở Đông Nam Á lục địa
trong các thế kỉ từ XIV- XVI.
1. SỰ CỦNG CỐ VỀ MẶT NHÀ NƢỚC
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BƢỚC ĐẦU
CỦA LAN NA (1300 – 1400)
Sau khi thành lập vƣơng quốc (1296),
Mangrai bắt tay vào việc xây dựng bộ máy
chính trị và quản lí vƣơng quốc. Nhƣng tổ
chức chính trị thời Mangrai còn khá sơ khai.
Một bộ luật thành văn đã đƣợc xây dựng dƣới
thời Mangrai (còn gọi là Manrayavinicchaya
hay Mangraisat). Mangraisat
(2) đƣợc soạn
thảo dựa trên sự tham khảo các điều luật từ
bộ luật Mon Dharmasastra của Hariphunchai.
Bộ luật, về cơ bản, đã trở thành nền tảng cho
việc cai quản bằng luật pháp của vƣơng quốc
Lan Na dƣới thời vua Mangrai và trong các
thế kỉ tiếp theo.
Khi vua Mangrai mất vào năm 1317,
ông đã tạo lập đƣợc một vƣơng quốc khá
rộng lớn bao gồm các mƣờng riêng biệt
của ngƣời Yuan trên lƣu vực sông Kok,
sông Ing và lãnh thổ của vƣơng quốc Mon
Hariphunchai cũ. Ông đã tạo đƣợc ảnh
hƣởng với ngƣời Shan (Müang Nai) ở phía
tây vƣơng quốc, cũng nhƣ ngƣời Khün
(Chiang Tung) ở phía Tây Bắc và ngƣời
Lü
(3)
(Sipsòng Panna) ở phía Bắc(4).
Sự thống nhất của Lan Na phụ thuộc
nhiều vào uy tín và tài năng lãnh đạo của
vua Mangrai. Sau khi Mangrai chết, Lan
Na đã bị chia thành hai trung tâm quyền
lực trong giai đoạn 1317-1340: Chiang Mai
- Lamphun và Chiang Rai - Chiang Saen.
Ngƣời kế vị Mangrai là ngƣời con trai
thứ hai Cai Songkam (1317- 1327), đảm
trách công việc ở Chiang Mai trong vòng 4
tháng. Sau đó, ông chuyển đến trị vì tại
Chiang Rai và giao ngai vàng ở Chiang
Mai lại cho con trai của ông là Thao
SaenPu. Ngƣời con trai thứ hai là Thao
Nam Thuam đƣợc cử đến cai quản Fang và
ngƣời thứ ba là Pho Thao Ngua đƣợc giao
cai quản Chiang Khong. Sau một vài sự lục
đục nội bộ, SaenPu đã trở lại ngai vàng ở
Chiang Mai vào năm 1324 và củng cố
quyền lực. Sau khi Songkram chết (1327),
SaenPu chuyển đến cai quản Chiang Rai
thay cha và giao Chiang Mai lại cho Kham
Fu quản lí.
Cũng năm 1327, SaenPu đã cho xây
dựng một toà thành (wiang) trên một nhánh
phía Tây của sông Mekong, cách Chiang
Rai khoảng 50 km về phía Đông Bắc, rồi
chuyển đến sống và cai trị ở đó. Chiang
Saen trở thành nơi định đô mới của nhà
vua. Vị trí của thành phố này cách thành cổ
Ngoen Yang (đã đổ nát) khoảng 1500 wa
(1w = 2m)
(5)
. Vai trò kinh tế quan trọng của
Chiang Saen là trung tâm nối liền các tuyến
giao thƣơng trên sông, ngƣợc dòng thì lên
Vân Nam, xuôi dòng thì sang Lào, rất thuận
tiện. Vì thế, Chiang Saen nhanh chóng trở
thành một trung tâm thƣơng mại quan trọng
ở cực Bắc Lan Na và Chiang Saen đã tiếp
tục giữ vị thế ấy trong các thế kỉ tiếp theo.
Vào giai đoạn cuối thời trị vì của
Kham Fu (1325–1336), nhà vua đã yêu cầu
nhà cai trị ở Nan giúp ông tấn công tiểu
quốc Phayao độc lập, sau đó sáp nhập nó
vào lãnh thổ Lan Na. Mặc dù Nan đòi chia
sẻ quyền lợi (từ sự hợp tác thành công đó)
nhƣng đã bị Kham Fu từ chối và còn bị gây
áp lực trở lại. Chiến tranh đã nổ ra giữa
Lan Na và Nan vào năm 1336, với sự thất
bại từ phía Nan. Tuy nhiên, Nan không suy
yếu hẳn, mà còn tồn tại trong khoảng một
thế kỉ nữa. Một thời gian ngắn sau khi hợp
nhất với Phayao, vùng trung lƣu lƣu vực
sông Mae Khong cũng đạt đƣợc sự thịnh
vƣợng vào giữa thế kỉ XIV)(6).
Sau khi Kham Fu chết (1345/46),
55
ngƣời nối ngôi là Pha Yu (1337 - 1355) đã
rời Chiang Saen, quay về lại Chiang Mai
vào năm 1346, chấm dứt tình trạng hai
trung tâm quyền lực cùng tồn tại. Điểm nổi
bật trong thời cai trị của Pha Yu là ông đã
ủng hộ mạnh mẽ Phật giáo và đã cho xây
dựng ngôi chùa Li Chiang Phra (Wat Phra
Singh). Ông cũng đã xây dựng một ngôi
bảo tháp (Cheli) để thờ di hài của vua cha -
Kham Fu. Sự thay đổi có ý nghĩa về văn
hoá và chính trị này diễn ra trong suốt thời
trị vì của vua Pha Yu và con trai ông Kün
Na (1355 - 1385).
Thời trị vì của Kün Na diễn ra một
cuộc cải cách tôn giáo, đƣa đến sự xuất
hiện một giáo phái Phật giáo mới ở Lan
Na. Kün Na đã cho mời một vị sƣ tên là
Sumanathera từ vƣơng quốc láng giềng
Sukhothai đến Lan Na vào năm 1369, để
giúp ông trở thành một tín đồ Phật giáo
Singhalese (tín ngƣỡng của ngƣời
Singhalese, dân tộc chiếm đa số dân cƣ ở
Sri Lanka, nơi đƣợc xem là trung tâm của
Phật giáo nguyên thuỷ lúc bấy giờ), thuộc
dòng tu Udumburagiri, một dòng tu của
các nhà sƣ tu ở trong rừng(7). Thoạt đầu,
nhà vua đã chọn Lamphun làm nơi xây
dựng để xây dựng giáo phái Phật giáo mới.
Theo một bản văn khắc ở Wat Phra
Yün (Lamphun), việc chọn Lamphun thay
vì Chiang Mai làm nơi xây dựng trung tâm
tôn giáo mới đã phản ánh tầm quan trọng
về văn hoá - tôn giáo bền vững của
Lamphun, một kinh đô của ngƣời Mon, từ
thời kì tiền Lan Na cho đến lúc đó(8). Tuy
nhiên, sau khi suy xét, có lẽ Sumanathera
muốn thoát ra khỏi tầm ảnh hƣởng của
truyền thống Phật giáo Mon và muốn xây
dựng nên một giáo phái mới thuần chất
Phật giáo Singhalese. Vào năm 1373,
Sumanathera đã chuyển thánh tích mà ông
đã mang từ Sukhothai tới chùa Suan Dòk
(ngoại ô Chiang Mai). Tại đây, ông đã sáng
lập giáo phái Wat Suan Dok theo truyền
thống Phật giáo Singhalese.
Grabowsky cho rằng: Trong khi Wat
Phra Yün tƣợng trƣng cho sự liên tục của
lịch sử tiền Thái xƣa (Mon-Lawa), thì Wat
Suan Dòk tƣợng trƣng cho sự liên kết giữa
Phật giáo Theravada với nền chính trị của
ngƣời Yuan mà không đƣa đến xung đột
với truyền thống Mon. Việc liên kết này đã
giúp thúc đẩy sự tập trung chính trị ở Lan
Na và thúc đẩy sự phát triển của một ý thức
khu vực đồng nhất giữa ngƣời Yuan với
cộng đồng đa dân tộc nơi đây(9). Với những
việc làm đó, Pha Yu và Kün Na là những
ngƣời đã đặt nền tảng cho sự lan tỏa mạnh
mẽ của Phật giáo và đƣa tôn giáo vào đời
sống chính trị, yếu tố đã dẫn đến thời đại
vàng son của vƣơng quốc Lan Na.
Saen Müang Ma (1385-1402) kế vị vua
cha vào năm 1385, lúc 23 tuổi. Trong thời
trị vì của Müang Ma, chiến tranh đã nổ ra
với Ayuthaya (Xiêm) - một thế lực lớn của
ngƣời Thái ở hạ lƣu lƣu vực sông Chao
Phraya vào năm 1386. Thắng lợi đã thuộc
về Lan Na. Chiến thắng của Chiang Mai
đƣợc viết trong các biên niên sử miền Bắc
Thái
(10)
và đã đƣợc nguồn sử liệu Xiêm
thừa nhận.
Müang Ma đã cho quân tấn công
Sukhothai nhằm mở rộng thế lực và lãnh
thổ vƣơng quốc. Nhƣng việc làm có ý
nghĩa trong thời trị vì của ông có lẽ là việc
tập trung phát triển Phật giáo vƣơng quốc.
Một trong số đó là cho xây dựng Phra
Chedi Luang với quy mô lớn đến 2000 wa.
Ngƣời Yuan chƣa có chữ viết khi họ
đến Lan Na và cũng không có truyền thống
Phật giáo. Tổ chức hành chính, tổ chức xã
hội và nền tảng kĩ thuật của họ tinh tế hơn
và hiệu quả hơn những cƣ dân địa phƣơng
(Mon, Lawa, Khmer). Dù nền văn hoá của
56
họ chƣa thể sánh bằng những cƣ dân ở đây
nhƣng họ sớm thu hẹp khoảng cách bằng
cách kết hợp với ngƣời Mon(11). Khoảng
năm1350, phần lớn Lan Na đã đƣợc cai trị
bởi ngƣời Yuan, kiểm soát một cách trực
tiếp hay gián tiếp hoặc chịu ảnh hƣởng của
Chiang Mai. Vậy là trong một thời gian
ngắn, ngƣời Yuan không chỉ thay thế ngƣời
Mon và các nhóm ngƣời khác trong vai trò
là những nhà quản lí của vùng này mà còn
mở rộng hơn nữa phạm vi lãnh thổ của
ngƣời Mon trƣớc đây.
2. SỰ PHÁT TRIỂN TỚI THỜI KÌ
VÀNG SON CỦA VƢƠNG QUỐC
LAN NA (1400 - 1525)
Thời kì Lan Na xây dựng và củng cố
vƣơng quốc kéo dài khoảng 100 năm (1300
- 1400). Bƣớc sang thế kỉ XV, Lan Na tiến
vào giai đoạn phát triển rực rỡ trong
khoảng 125 năm (1400 - 1525). Nhiều nhà
nghiên cứu gọi đó là “Thời kì vàng son”.
Saen Müang Ma chết vào mùa xuân năm
1402, các vị bô lão đƣợc triệu tập ở Chiang
Mai đã bầu Sam Fang Kaen làm vị vua
mới. Dƣới thời vua Sam Fang Kaen (1402 -
1441), một cuộc chiến tranh giành ngai
vàng đã diễn ra mà địch thủ là Ñi Kum
Kam (anh cùng cha khác mẹ với Sam Fang
Kaen) kết hợp với quân Sukhothai dƣới
thời trị vì của Sai Lüthai (1398–1419).
Cuộc đấu tranh đƣợc miêu tả chi tiết trong
các nguồn biên niên sử ở miền Bắc Thái,
gây nên sự thiệt hại nặng nề của cả hai bên:
“Số lượng lớn quân Chiang Mai và quân
miền Nam (Sukhothai) bị giết. Họ giết lẫn
nhau gần một cái ao, cái ao do đó mang tên
là Nòng Saen Tòn (cái ao của 100000 chân
tay bị chặt)”(12), cái tên này vẫn đƣợc sử
dụng cho tới tận ngày nay. Cuối cùng,
chiến thắng thuộc về quân đội Chiang Mai.
Sau chiến thắng này, sức mạnh và sự thống
nhất Lan Na đƣợc củng cố.
Ngoài một cuộc chiến tranh nữa với
nhà Minh (Trung Quốc) vào năm 1402(13),
thì hầu hết trong thời trị vì dài của Sam
Fang Kaen, ngƣời dân đƣợc sống trong
cảnh hoà bình. Từng bƣớc, ông ấy đã củng
cố quyền thống trị lên toàn bộ vƣơng quốc
Lan Na. Sam Fang Kaen đã bổ nhiệm
ngƣời con trai lớn nhất của ông làm phó
vƣơng (uparat) ở thành Wiang Cetlin gần
Chiang Mai. Những ngƣời con khác của
ông đƣợc cử đến cai trị những vùng đất
quan trọng khác của vƣơng quốc nhƣ
Chiang Saen, Chiang Rai, Phayao, Phrae
và Fang.
Cũng dƣới thời Sam Fang Kaen, một
cuộc cải cách mới của Phật giáo Singhalese
đƣợc thực hiện. Kết quả của cuộc cải cách
này là một giáo phái mới xuất hiện: giáo
phái Wat Pa Daeng hay còn gọi là Nikai
Langkawong, đƣợc truyền bá bên cạnh các
giáo phái cũ Wat Suan Dòk, Wat Phrathat
Hariphunchai (Wat Phra Yün). Giáo phái
Wat Pa Daeng đƣợc các vua thời sau ủng
hộ nên nhanh chóng phát triển, gây ảnh
hƣởng hơn cả hai phái Phật giáo cũ. Vào
năm 1441, nhà vua truyền ngôi vị lại cho
con trai là Tilokaracha (1442 - 1487).
Vua Tilok (tên viết tắt của
Tilokaracha) theo chính sách khoan dung
tôn giáo, cố gắng hạn chế đến mức thấp
nhất mối bất hoà của các giáo phái Phật
giáo khác nhau mà không có sự ép buộc
nào. Nhƣng ông ấy có sự ủng hộ mạnh với
giáo phái Nikai Langkawong và đặt nó
dƣới sự bảo trợ của hoàng gia. Dƣới thời trị
vì của Tilok, việc liên kết tôn giáo với
chính trị đƣợc thực hiện mạnh mẽ. Đến
thời điểm này, Tilok đã đƣợc tôn vinh là
quốc vƣơng vũ trụ/vạn vật (universal
monarch, tiếng Pali gọi là Cakravartin). Ý
tƣởng Cakravartin có mối quan hệ gần gũi
với khái niệm dharmaraja (đại vƣơng: vua -
57
thần) của ngƣời Khmer, điều này đƣợc
minh họa trong một đoạn của Biên niên sử
Jinakalamalipakaranæam ca ngợi đức vua:
"Ông ấy được ban cho đức tính dũng cảm,
sự tinh thông và huy hoàng; ông là người
có khả năng nhận thức rõ cái gì là tốt với
chính mình và với người khác; ông là
người thận trọng, trung thành, ngoan đạo
và sở hữu sự hiểu biết uyên thâm. Kể từ khi
nhận được sự phong thánh, ông ấy được
biết tiếng vua vũ trụ Siridhamma, hoàng đế
Tilok"
(14)
. Tinh thần Cakravartin cũng đƣợc
chứng tỏ qua cái tên đầy đủ của nhà vua là
Cao Siridhamma Cakraphat
Tilokrarachathirat – “Chúa tể của dharma,
cakravartin, người cai trị cả 3 thế giới, vị
vua của các vua”(15). Những điều này cũng
đã chứng tỏ sự thắng lợi của xu hƣớng tập
quyền nhà nƣớc dƣới thời trị vì của Tilok.
Ý niệm của Tilok về vị vua “vừa là
ngƣời trị vì” và “vua vũ trụ (tôn giáo)” đã
đƣợc chia sẽ bởi một ngƣời cùng thời với
ông ấy, vua Bòrommatrailokanat(16)
(Trailok) của Ayutthaya (1448–1488).
Nhƣng hai vị vua là kẻ thù không đội trời
chung với nhau. Mấy mƣơi năm cuối thế kỉ
XV, các cuộc chiến tranh lớn đã nổ ra giữa
hai vƣơng quốc mà tiêu điểm là cuộc tranh
giành quyền kiểm soát Sukhothai -
Phitsanulok. Sukhothai - Phitsanulok có
một vị thế quan trọng. Những tuyến đƣờng
thƣơng mại nối kết Lan Na với miền
thƣợng Vân Nam và miền biển phải đi qua
Sukhothai - Phitsanulok, cũng nhƣ từ đây
đi xuống vùng hạ Miến hay đến vịnh Xiêm.
Việc kiểm soát Sukhothai bởi Lan Na hay
Ayuthaya đều đem lại chiến thắng khải
hoàng cũng nhƣ một sự thuận lợi dài lâu
trƣớc kẻ thù của họ. Không bên nào giành
thắng lợi trong cuộc chiến tranh này dƣới
thời trị vì của Tilok và Trailok.
Hai năm sau khi Tilok lên ngôi, Lan
Na đã gây chiến tranh với tiểu quốc Nan.
Nan, một nơi có vị thế quan trọng về kinh
tế vì các mỏ muối, cuối cùng bị sáp nhập
vào Lan Na năm 1449. Tiểu quốc Phrae,
bạn đồng minh của Nan, cũng trở thành
một bộ phận của Lan Na.
Nói chung, trong thời trị vì của Tilok,
ông đã thu phục ngƣời Lü và Khün ở Ken
Tung (tiểu quốc Shan) và Chiang Rung
(Vân Nam). Ông ấy chinh phục và sáp
nhập Nan, Phrae và 11 tiểu quốc Shan. Lan
Na đạt lãnh thổ lớn nhất dƣới thời Tilok,
trải dài từ sông Salween (Miến Điện) đến
sông Mekong, từ Keng Tung và Chiang
Rung ở phía Bắc (Vân Nam) đến Lamphun
(có khi là Sukhothai) ở phía Nam (trung
lƣu sông Chao Phraya).
Một trong những dấu ấn đỉnh cao của
Phật giáo Lan Na là cuộc Kiết tập Phật
giáo quốc tế lần thứ 8 (Sangayana) vào
năm 1477 đã diễn ra tại Wat Jet Yot gần
Chiang Mai nhằm mục đích thanh chỉnh
kinh Phật (phù hợp với kinh điển Phật
giáo) khỏi sự sai lạc. Vua Tilok cho xây
dựng ngôi tháp mộ (stupa) Phra Maha That
tại Lamphun, và cho đúc nhiều chuông và
tƣợng. Cũng vào năm 1477, bộ kinh mới
Tipitæaka bằng tiếng Pali đƣợc xuất bản.
Thập niên cuối trong thời trị vì của mình,
Tilok đã cho xây dựng một số lƣợng lớn
đền tháp trên khắp đất nƣớc(17). Những
điều đó đã biến Lan Na thành một trong
những trung tâm Phật giáo lớn và có nhiều
ảnh hƣởng trên thế giới thời kì đó.
Tilok chết vào năm 1487, cháu nội của
ông ấy là Ñòt Chiang Rai (Ñòt Ciang Hai)
kế vị ngai vàng. Biên niên sử không cho
chúng ta biết nhiều về thời gian trị vì tƣơng
đối ngắn ngủi của vị vua này. Từ năm
1495, ông ấy buộc phải nhƣờng ngôi lại cho
ngƣời con trai 14 tuổi của ông tên là Müang
Kaeo. Dƣới thời trị vì của Müang Kaeo,
58
văn chƣơng Phật giáo bằng tiếng Pali rất
thịnh hành. Những tác phẩm nổi tiếng nhƣ
Jinakalamalipakaranam, Camadevivama và
Mulasasana đƣợc viết trong thời gian này.
Nhà vua đã ủng hộ việc xây dựng các tự
viện với số lƣợng chƣa từng thấy. Có 3
dòng phật giáo chính ở Lan Na: Wat Suan
Dòk, Wat Pa Daeng và Wat Phrathat
Hariphunchai, đã đƣợc hoà giải bởi vua
Müang Kaeo. Ba dòng phật giáo này đƣợc
sự ủng hộ của Müang Kaeo và coi Müang
Kaeo là “một nhà cai trị công bằng và đạo
đức” (thammikarat)(18), trong khi đó (nhƣ
hành động đáp lại), vua đã ban cho các nhà
sƣ nhiều đặc quyền, đặc lợi.
Song song với sự phát triển tâm linh -
tinh thần là sự phát triển về vật chất và các
lĩnh vực khác. Học giả Hans Penth đã tóm
tắt sự phát triển đó nhƣ sau: Lan Na có một
bộ máy quản lí phong kiến đƣơc tổ chức
tốt; các dự án phát triển các vùng, liên
vùng và cơ sở hạ tầng nhƣ nhƣ hệ thống
đƣờng sá, những con đƣờng lữ hành đƣợc
xây dựng; các con đập, con kênh và bánh
xe nƣớc lớn (luk) phục vụ mục đích tƣới
tiêu đƣợc thực hiện; quân đội vững mạnh;
thợ thủ công và kiến trúc sƣ điêu luyện;
đông đảo các nhà sƣ có kiến thức uyên bác
– họ đã viết ra những cuốn sách nổi tiếng
và quý giá; tỉ lệ những ngƣời biết chữ cao,
bởi vì hầu hết những ngƣời đàn ông trẻ
thƣờng vào chùa làm sƣ và học tập trong
một thời gian; nhiều thầy thuốc giỏi; luật
pháp và phép tắc đƣợc biên soạn rõ ràng,
trong đó dành nhiều chỗ cho sự phát triển
cá nhân; các loại thuế vừa phải và nhà
nƣớc giới hạn việc lao động nghĩa vụ cho
các vƣơng công quý tộc. Nhà vua và các
hoàng tử có quyền lực tuyệt đối nhƣng
thƣờng xuyên hỏi ý kiến rộng rãi của các
quan lại và nhà sƣ. Những ngƣời bình dân
thích thú với cảnh tự do cá nhân(19). Tất cả
những việc làm trên đã tạo nên một Lan Na
thịnh vƣợng vào năm 1500.
Trong suốt thời đại vàng son, Lan Na
đã phát triển thành một trung tâm thƣơng
mại quan trọng. Trong bài nghiên cứu về
sự tƣơng tác lẫn nhau qua đất liền giữa nhà
Minh và Đông Nam Á, Sun Laichen đã đƣa
ra ý kiến rằng, ở Lan Na “một khối lượng
lớn đáng kinh ngạc kim loại đã chi cho các
mục đích tôn giáo [...], không nghi ngờ về
một sự phát triển lớn về thương mại, cả nội
thương lẫn ngoại thương”(20). Hầu hết các
kim loại quan trọng nhƣ vàng, bạc, đồng,
sắt có lẽ đến từ Vân Nam. Việc hợp nhất
tạm thời miền Sipsòng Panna, một vùng
giàu các mỏ bạc và quặng sắt nhƣ một chƣ
hầu của Chiang Mai trong suốt thời trị vì
của Tilok đã đƣa đến sự nổi lên của nền
kinh tế Lan Na. Những mối quan hệ
thƣơng mại gần gũi giữa Lan Na và Trung
Quốc vẫn đƣợc tiếp tục trong các thập niên
tiếp theo.
Lan Na cũng duy trì trao đổi văn hoá
và thƣơng mại với các quốc gia láng giềng
khác nhƣ Miến Điện, Ayuthaya, Lansang
và giữ vai trò là trung tâm xuất khẩu và
nhập khẩu quan trọng. Khi Lan Na bƣớc
vào thời đại vàng son và trở thành một
quyền lực mang tính lãnh đạo, nhiều đặc
trƣng văn hoá và thành tựu của nó đƣợc
truyền sang các khu vực láng giềng nhƣ
chữ viết, phật giáo, kiến trúc điêu khắc
những nơi mà Lan Na từ xƣa đã có quan hệ
gần gũi. Luang Prabang (Lan Chang),
Chiang Tung (vùng đất của ngƣời Thái
Khün, ở cự