Vệ sinh thú y và phòng bệnh trong chăn nuôi lợn

Trớc khi lợn được chuyển đến chuồng nuôi, chuồng phải được chuẩn bị đầy đủ và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như vị trí, diện tích và kích thước, các trang thiết bị (nền sàn, khung cũi, vòi nước uống ). Tổng vệ sinh tẩy uế toàn khu, thay thuốc sát trùng ở đầu các dãy chuồng. Có lưới bao xung quanh tường và trên mái chuồng lợn để chống sự thâm nhập của chó, mèo, chuột và chim vì những loài vật này có thể là vật trung gian làm lây lan bệnh từ ngoài vào đàn lợn.

pdf27 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2981 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vệ sinh thú y và phòng bệnh trong chăn nuôi lợn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CHUYÊN ĐỀ 5 VỆ SINH THÖ Y VÀ PHÕNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI LỢN Mục tiêu Sau khi kết thúc chuyên đề này học viên sẽ: - Hiểu đƣợc yêu cầu và biện pháp kỹ thuật vệ sinh thú y và phòng bệnh trong chăn nuôi lợn sinh sản hƣớng nạc. - Nâng cao ý thức về việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan dịch bệnh lợn từ bên ngoài, giữa các cá thể trong đàn và từ đàn này sang đàn khác. Nội dung chính - Quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn - Phòng trị một số bệnh thƣờng gặp cho lợn Thời gian: 8 giờ Nội dung chuyên đề I. QUY TRÌNH VỆ SINH THÖ Y TRONG CHĂN NUÔI LỢN 1.1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi 1.1.1 Trước khi đưa lợn vào nuôi: Trƣớc khi lợn đƣợc chuyển đến chuồng nuôi, chuồng phải đƣợc chuẩn bị đầy đủ và đáp ứng đƣợc các yêu cầu kỹ thuật nhƣ vị trí, diện tích và kích thƣớc, các trang thiết bị (nền sàn, khung cũi, vòi nƣớc uống…). Tổng vệ sinh tẩy uế toàn khu, thay thuốc sát trùng ở đầu các dãy chuồng. Có lƣới bao xung quanh tƣờng và trên mái chuồng lợn để chống sự thâm nhập của chó, mèo, chuột và chim vì những loài vật này có thể là vật trung gian làm lây lan bệnh từ ngoài vào đàn lợn. 1.1.2. Trong quá trình sản xuất, chăn nuôi: - Khuyến cáo áp dụng phƣơng thức chăn nuôi “cùng vào - cùng ra” + Đối với lợn con sau cai sữa đến giai đoạn sản xuất: Nên tính toán số lƣợng lợn có thể nuôi phù hợp với qui mô chuồng trại. Một chuồng hoặc cả một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên dãy chuồng đƣợc đƣa vào để nhốt đồng loạt cùng một loại lợn (tƣơng đƣơng về khối lƣợng, tuổi). Kết thúc giai đoạn sản xuất, tất cả số lợn này đƣợc chuyển đến khu mới (lợn hậu bị) hoặc xuất bán khỏi chuồng. + Đối với lợn nái chửa cũng nên tính toán thời gian chửa và khoảng thời gian dự kiến đẻ sao cho đồng loạt để áp dụng phƣơng thức cùng vào cùng ra nhƣ vậy sẽ hạn chế khả năng lây truyền bệnh Sau khi áp dụng phƣơng thức cùng vào cùng ra, chuồng sẽ đƣợc để trống khoảng 5-7 ngày. Ngay sau khi trống chuồng chủ trang trại bố trí nhân lực và phƣơng tiện để tẩy rửa và sát trùng. Dùng máy bơm cao áp (có áp lực 25 -30 kg/cm2) để tẩy rửa, sau đó để khô, phun thuốc sát trùng (pha theo đúng liều lƣợng và phun đúng liều theo chỉ dẫn của nhà sản xuất). Phun xong thuốc kéo bạt kín chuồng, khoá cửa, để chuồng trống ít nhất 3 ngày. Nhƣ vậy, việc sản xuất ở các chuồng hoặc dãy chuồng đó tạm thời bị gián đoạn một số ngày nhất định theo kế hoạch. Hệ thống sản xuất này không chỉ áp dụng cho từng chuồng hoặc khu chuồng, mà có thể cho từng trang trại chăn nuôi. Vì phƣơng thức này có tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng thƣờng xuyên, định kỳ mỗi khi giải phóng lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trƣớc với các lô sau, do đó hạn chế khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lô này qua lô khác. - Chế độ vệ sinh chuồng trại hàng ngày Hạn chế tối đa việc sử dụng nƣớc trong công tác vệ sinh chuồng hàng ngày. Trong quá trình vệ sinh phải dành phần chuồng khô cho lợn nằm. Hàng ngày thu gom phân khô, tập trung về nơi ủ, chế biến cho trồng trọt. Hệ thống rãnh thoát nƣớc thải luôn lƣu thông tốt về hệ thống xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng. - Sử dụng bạt che chuồng nuôi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Vệ sinh thức ăn, nƣớc uống Cho lợn ăn thức ăn đảm bảo nhu cầu dinh dƣỡng. Không dùng thức ăn bị ôi, mốc cho lợn. Cần vệ sinh máng ăn của lợn thƣờng xuyên, không để thức ăn còn thừa trong máng quá lâu. Cần cung cấp đủ nƣớc sạch cho lợn. Nƣớc uống đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn và kim loại nặng. Không dùng nƣớc sông ngòi, ao, hồ cho lợn uống. - Vệ sinh phƣơng tiện vận chuyển và vật dụng chăn nuôi Mỗi dãy chuồng nên trang bị xe vận chuyển thức ăn và gia súc riêng. Các phƣơng tiện này cần đƣợc rửa sạch và sát trùng trƣớc và sau mỗi lần vận chuyển lợn. Tất cả mọi phƣơng tiện vận chuyển dùng chuyên chở hàng ra ngoài đều không đƣợc đi vào bên trong chuồng khi chƣa đƣợc vệ sinh thú y. Nên có khu vực dành riêng cho các phƣơng tiện này. Máng ăn, tấm sƣởi phải đƣợc rửa sạch, sát trùng và chuẩn bị đầy đủ trong chuồng trƣớc khi nhập lợn. 1.2. Vệ sinh gia súc 1.2.1. Nhập đàn mới: - Hạn chế tối đa việc nhập đàn lợn mới vào trại - Trong điều kiện bắt buộc phải nhập con giống, cần chọn từ những đàn lợn giống có độ an toàn cao về dịch tễ: từ vùng an toàn dịch bệnh và tại các cơ sở sạch bệnh; lợn đã đƣợc tiêm phòng đầy đủ và đƣợc kiểm tra các bệnh truyền nhiễm. 1.2.2. Chế độ nuôi tân đáo: - Đối với đàn mới nhập cần nuôi cách ly xa trại đang nuôi lợn it nhất 100 m, trong thời gian 30 ngày. Việc cách ly đối với đàn lợn mới nhập nhằm 2 mục đích: + Làm cho những bệnh mà đàn mới có thể bị nhiễm sẵn có đủ thời gian ủ và phát thành bệnh; + Có đủ thời gian cho đàn mới hình thành đƣợc miễn dịch đối với các tác nhân gây bệnh đang tồn tại trong trại do việc tiếp xúc dần dần của đàn mới với các tác nhân đó. Miễn dịch hình thành theo kiểu này tuy chậm nhƣng có hiệu quả tốt hơn là việc đột ngột tiếp xúc với một số lƣợng lớn các tác nhân gây bệnh. - Trong thời gian tối thiểu 30 ngày nuôi tân đáo, tất cả các cá thể cần đƣợc theo dõi chặt chẽ về tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu lâm sàng. Đồng thời không nên bổ sung bất kỳ loại kháng sinh hay chất kích thích sinh trƣởng nào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vào thức ăn vì khi đó các bệnh tiềm ẩn sẽ bị ức chế không phát ra trong thời gian tân đáo và do đó có thể sẽ hiểu nhầm là đàn lợn sạch bệnh. 1.2.3. Nuôi cách ly gia súc bị ốm: Đối với lợn ốm nên có chuồng nuôi cách ly để tránh lây lan bệnh sang con khác; khi phát hiện lợn có hiện tƣợng nghi bệnh cần chuyển sang khu nuôi cách ly ngay. 1.3. Vệ sinh ngƣời chăn nuôi và khách thăm trại 1.3.1. Người chăn nuôi: - Công nhân chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật trƣớc khi xuống trại cần phải tắm giặt, thay quần áo, đi ủng và đi qua hố sát trùng trƣớc khi vào chuồng nuôi. - Đối với những trang trại có quy mô vừa và lớn, công nhân nuôi lợn trực tiếp không nên nuôi lợn trong gia đình để tránh lây nhiễm từ lợn nhà sang. - Ngƣời chăn nuôi không nên di chuyển đến khu vực chăn nuôi lợn khác ngoài khu vực đƣợc phân công. 1.3.2. Khách thăm trại: Càng hạn chế đƣợc ngƣời ngoài vào trại càng tốt vì nhƣ vậy sẽ giảm tối thiểu khả năng lây nhiễm bệnh từ ngoài vào trại. Nên đặt biển "Không phận sự miễm vào" ở cổng trại nhằm cảnh báo hạn chế khách thăm. Phần lớn nguồn bệnh lây lan kiểu này là qua phân gia súc, dịch tiết và nƣớc bọt của lợn bệnh. Các chất bài tiết này dính vào ủng, quần áo của khách thăm đã tiếp xúc với lợn bệnh trƣớc đó. Mỗi trại nên có chƣơng trình an toàn sinh học dành riêng cho khách thăm. Một số trại chỉ cho vào thăm trại đối với những ai không tiếp xúc với các đàn lợn khác trong vòng 48-72 giờ. Khi vào thăm trại khách cần phải thay quần áo và mặc quần áo dành riêng cho khách thăm quan; hoặc tắm rửa, mặc quần áo và đi ủng của trại. Các trại cần có hố chứa dung dịch thuốc sát trùng dành cho ngƣời lội qua trƣớc khi vào trại. 1.4. Tiêm phòng và nguyên tắc sử dụng vắc xin 1.4.1. Lịch tiêm vắc xin và các chế phẩm thú y phòng bệnh cho lợn Loại lợn Vắc xin, chế phẩm Lợn con và lợn hậu bị Lợn nái và lợn đực Bổ sung sắt 2-3 và 7-10 ngày tuổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.4.2. Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng vắc xin - Sau khi tiêm vắc xin vào cơ thể, lợn chƣa có khả năng miễn dịch ngay mà phải từ 7 - 21 ngày sau (tuỳ loại vắc xin) mới có thể miễn dịch. - Thông thƣờng vắc xin chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, do đó việc tiêm nhắc lại đối với một số vắc xin là rất cần thiết. - Bảo quản vắc xin: một số loại vắc xin đòi hỏi phải bảo quản lạnh từ 4 - 10 o C (chỉ dẫn đƣợc ghi trên nhãn vắc xin), và bị phân huỷ bởi ánh sáng trực tiếp, nếu để ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ yêu cầu thì vắc xin sẽ không còn tác dụng. Một số loại vắc xin nhƣợc độc phòng bệnh do siêu vi trùng gây ra phải đƣợc bảo quản trong tủ lạnh âm sâu (-200C) khi chƣa pha tiêm. - Chỉ dùng vắc xin cho lợn khoẻ, không dùng cho lợn yếu hay đang mắc bệnh. - Vắc xin phòng bệnh nào chỉ để phòng bệnh đó. - Dùng vắc xin đúng liều lƣợng, đúng vị trí, đúng lứa tuổi. - Phải tiêm nhắc lại vắc xin đúng định kỳ theo hƣớng dấn của nhà sản xuất. - Khi dùng phải kiểm tra lọ vắc xin bằng mắt thƣờng xem màu sắc, độ vẩn có gì khác thƣờng. (Ví dụ: không dùng vắc xin bị đổi màu, hoặc vẩn đục) - Không dùng vắc xin đã quá hạn sử dụng. - Vắc xin pha xong dùng ngay, không để quá 2-4 giờ sau khi pha, không cầm lâu trong tay. - Các loại vắc xin có thể tiêm cùng một lúc nhiều vị trí khác nhau theo đúng liều quy định. Phó thƣơng hàn 20 và 28 ngày tuổi Dịch tả lợn 20 và 45 ngày tuổi Nhắc lại sau 6 tháng Tụ dấu lợn 40-45 ngày tuổi Nhắc lại sau 6 tháng Farrowsure 6 tháng Lở mồm long móng 5 tháng Dextomax 5 tháng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Dụng cụ, bơm tiêm, kim tiêm, nƣớc cất đều phải vô trùng, sau khi hấp hoặc luộc phải để nguội mới dùng. - Trƣớc khi pha hoặc lấy vắc xin, phải sát trùng tay bằng cồn 70 độ, nút lọ thuốc phải đƣợc sát trùng trƣớc khi lấy thuốc. - Đối với vắc xin nhƣợc độc các dụng cụ phải để nguội, không đƣợc dùng thuốc sát trùng để sát trùng dụng cụ và vị trí tiêm. - Nếu là vắc xin có bổ trợ nhũ dầu phải tiêm bắp sâu, lắc kỹ trƣớc khi dùng. - Dụng cụ dùng xong phải tiệt trùng, kim tiêm, lọ thuỷ tinh không đƣợc vứt bừa bãi. II. CÁC BỆNH THƢỜNG GẶP Ở LỢN 2.1. Bệnh truyền nhiễm 2.1.1. Bệnh dịch tả lợn a) Đặc điểm bệnh: Bệnh do vi rút dịch tả gây ra; bệnh lây chủ yếu do đƣờng tiêu hoá, bệnh xảy ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân. b) Triệu chứng, bệnh tích và chẩn đoán: - Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 2-3 ngày, lợn phát bệnh ở 2 thể: + Thể cấp tính: Lợn sốt cao 41- 42 0 C, run rẩy, bỏ ăn, thích nằm chỗ tối, khát nƣớc, chảy nƣớc mắt và mũi, đặc biệt mắt thƣờng chảy dử trắng hoặc xanh, ngoài ra xuất hiện những đám tụ huyết lấm tấm đỏ nhƣ muỗi đốt, tập trung ở mõm, chỏm tai và quanh sƣờn. Sau vài ngày, nhiệt độ lợn hạ nhanh dƣới nhiệt độ bình thƣờng (37-380C) và lợn bắt đầu ỉa chảy dữ dội, trong giai đoạn sốt cao có thể phân táo bón, nhƣng đến thời kỳ ỉa lỏng, phân màu vàng, có mùi tanh khẳm đặc biệt, có lẫn niêm mạc ruột, lợn chết do mất nƣớc, rối loạn điện giải và kiệt sức sau 3-6 ngày. + Thể mãn tính: Triệu chứng giống nhƣ thể cấp tính nhƣng nhẹ và kéo dài. Lợn suy nhƣợc dần rồi bị liệt chân, nhất là 2 chân sau. Hình 13: xuất huyết ở thận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Bệnh tích (khi mổ khám): + Xuất huyết ở thận, bàng quang. + Lách xƣng, rìa lách bị nhồi huyết hình tam giác. + Đoạn tiếp giáp manh tràng và kết tràng có vết loét hình cúc áo. c) Phòng và trị bệnh: - Điều trị: Hiện nay chƣa có thuốc đặc trị - Phòng bệnh: + Phòng bệnh bằng vaccin: vắc xin dịch tả lợn chế tạo từ chủng virut dịch tả lợn nhƣợc độc, lợn từ 20 ngày tuổi trở lên đều phải tiêm vắc xin (những vùng không có nguy cơ cao có thể tiêm từ 45 ngày), mỗi năm tiêm 2 lần; liều tiêm 1ml dung dịch 1/20, lợn sẽ có miễn dịch kéo dài 12-14 tháng. + Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y: lợn chết phải xử lý cách xa nơi chăn nuôi và nguồn nƣớc, phải đƣợc chôn sâu dƣới 2 lớp vôi bột; khi có lợn ốm nghi dịch tả lợn phải công bố dịch, không đƣợc xuất nhập lợp trong khu vực có dịch để hạn chế lây lan; thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh và tiêu độc chuồng trại bằng các dung dịch sát trùng hoặc nƣớc vôi (10%). 2.1.2. Bệnh tụ huyết trùng a) Đặc điểm bệnh: Bệnh gây ra bởi vi khuẩn tụ huyết trùng (Pasteurella multocida); bệnh thƣờng xảy ra rất nhanh và làm cho lợn chết nhiều. b) Triệu chứng, bệnh tích và chẩn đoán: - Triệu chứng: Vi khuẩn xâm nhập qua đƣờng tiêu hoá, thời gian nung bệnh từ 6 - 8 giờ, thể hiện: sốt cao 41-42 0 C, nằm lỳ một chỗ, thƣờng chui vào xó tối, bỏ ăn, da lợn đỏ rực từng mảng lớn, sau tím sẫm lại. Lợn thở rất khó khăn, đôi khi ngồi thở, nƣớc mắt, nƣớc mũi chảy nhiều, có trƣờng hợp lợn bị hội chứng thần kinh khi sốt cao, đi Hình 14: loét van hồi manh tràng Hình 15: phổi xung huyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vòng tròn, kêu to, run rẩy, sùi bọt mép, chân co giật, lợn bị nhiễm trùng huyết và chết nhanh sau 12-36 giờ. Lợn thƣờng mắc bệnh chủ yếu ở 3 tháng tuổi trở lên; nếu không đƣợc điều trị, lợn sẽ chết 100%. - Bệnh tích (khi mổ khám): + Vùng dƣới da tụ máu và có keo nhầy. + Phổi bị xung huyết hay viêm nặng, hạch phổi xƣng. Thanh quản và phế quản xuất huyết, có dịch màu đỏ. + Gan, thận, lách xƣng to và xuất huyết. b) Phòng và trị bệnh: - Điều trị bằng kháng sinh: Kanamycin với liều dùng 30-50 mg cho 1kg khối lƣợng, dùng liên tục 3-4 ngày. - Có thể thay Kanamycin bằng một trong các kháng sinh sau: + Tetracylin: liều 40-60 mg cho 1kg khối lƣợng, có thể tiêm tĩnh mạch hoặc cho uống, dùng liên tục 3-4 ngày. + Sulfamit: có thể dùng kết hợp với kháng sinh một trong các loại sulfamit sau: Sulfadimetoxin, liều 30-50 mg cho 1kg khối lƣợng, điều trị 3-4 ngày; Sulfametoxipyridazol, liều 30-40 mg cho 1kg khối lƣợng, dùng 2 ngày liền. - Trợ sức và điều trị triệu chứng: có thể dùng kết hợp Vitamin B1, Vitamin C, cafein hay spartein ở dạng tiêm. - Phòng bệnh: phòng bệnh bằng vắc xin 6 tháng/lần. 2.1.3. Bệnh đóng dấu lợn a) Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh - Bệnh đóng dấu lợn gây ra bởi vi khuẩn đóng dấu (Erysipelothix rhusiophathiae). Bệnh thƣờng phát vào cuối mùa Đông, đầu mùa Xuân và bệnh thƣờng gặp nhiều nhất ở lợn từ 3 tháng đến 1 năm tuổi. - Bệnh thƣờng tạo nên các mảng đỏ xuất huyết hình con dấu vuông, quả trám, bầu dục hoặc đa giác… trên các vùng da dày (vai, lƣng, mông). Bệnh ảnh hƣởng đến tim và khớp xƣơng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Bệnh lây trực tiếp từ con ốm sang con khoẻ đƣợc nhốt chung (mầm bệnh từ lợn ốm đƣợc thải ra môi trƣờng qua các chất bài tiết nhƣ nƣớc dãi, nƣớc tiểu, phân); hoặc lây do vật trung gian mang mầm bệnh. b) Triệu chứng, bệnh tích và chẩn đoán - Thể cấp tính (hay bại huyết): + Thể bệnh này rất nguy hiểm, gây tỷ lệ chết cao từ 50 - 60 %. + Lợn ủ rũ, mệt mỏi, mắt đỏ chảy nƣớc mắt, da khô run rẩy 4 chân, sốt cao từ 42 - 430C, kéo dài từ 2-5 ngày. Các niêm mạc đỏ sẫm hoặc tím bầm, kết mạc mắt viêm, mắt đỏ, mí mắt sƣng, viêm niêm mạc mũi, chảy nƣớc mũi. + Trên những vùng da xuất hiện các vết xuất huyết và tụ huyết có hình dạng khác nhau (hình vuông, bầu dục, quả trám, đa giác hoặc thành đám to…), có gờ rõ rệt; chỗ tụ huyết không chỉ ngoài da mà sâu cả vào trong phần mỡ. + Lợn bị nôn mửa, đi táo, phân đóng cục bằng đầu ngón tay màu đen và có bọc màng nhầy. Cuối giai đoạn của bệnh, lợn đi tháo có lẫn máu. + Bệnh tiến triển từ 3-5 ngày. Lợn yếu dần, khó thở, thân nhiệt hạ thấp. Nếu bệnh kéo dài hơn 1 tuần thì chuyển sang mãn tính. - Thể mãn tính: + Lợn ăn uống kém, gầy còm, thiếu máu. Niêm mạc mắt nhợt nhạt, thân nhiệt bình thƣờng hoặc sốt nhẹ. + Triệu chứng chủ yếu là viêm khớp xƣơng và hoại tử da. + Lợn bị sƣng khớp, nóng và đau, đi lại khó khăn. + Hoại tử da thấy ở lƣng, bụng, vai, đầu, mũi, tai, đuôi; da sƣng đỏ lan rộng ra thành mảng lớn, không đau, bị hoại tử, có mủ (nếu bị nhiễm trùng). Da khô dần, đen hoặc nâu, sau bong ra từng mảng (lợn khoác áo tơi), cuối cùng Hình 16: xuất huyết trên da Hình 17: lợn bị viêm khớp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đóng vẩy lại. Khoảng 15-16 ngày vảy rụng, da non mọc lên thành sẹo trắng méo mó. + Lợn ỉa chảy thiếu máu, rụng lông, loét lợi. Bệnh có thể kéo dài 3-4 tháng, sau đó có thể khỏi hoặc chết. - Bệnh tích: + Hạch lâm ba sƣng to ứ máu thấm nƣớc, có lấm chấm xuất huyết. + Lá lách sƣng to tụ máu màu đỏ nâu, bề mặt sần sùi, nổi phồng từng chỗ, cắt ra thấy lách mềm màu nâu. + Dạ dày viêm đỏ và xuất huyết, nhất là vùng hạ vị. + Viêm ruột mạn tính + Khớp xƣơng bàn chân, đầu gối, kheo, gót bị viêm; đầu xƣơng sần sùi, nhiều dịch khớp. + Thể mãn tính, mổ khám bệnh tích phát hiện van tim sần sùi nhƣ hoa súp lơ. c) Phòng và trị bệnh - Vệ sinh phòng bệnh: Nơi có dịch phải đốt xác lợn chết, phân rác, rồi chôn sâu dƣới 2 lớp vôi. Tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch Iodine, chloramin (clo-ra-min) 2%. - Phòng bệnh bằng vắc xin: vắc xin nhƣợc độc đóng dấu lợn đơn giá VR2, dùng tiêm cho lợn từ 2 tháng tuổi trở lên, thời gian miễn dịch 6 tháng (liều tiêm, lợn dƣới 25 kg tiêm 0,5 ml, lợn trên 25 kg tiêm 1 ml/con); vắc xin đa giá tụ dấu 3-2, dùng tiêm cho lợn từ 25 kg trở lên (liều tiêm 2-3 ml/con, phòng bệnh tụ huyết trung và đóng dấu lợn, thời gian miễn dịch 6 tháng); vắc xin đa giá Parasure (liều dùng và cách sử dụng theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất, phòng bệnh đóng dấu lợn, Lép-tô và Parvovirut). - Điều trị bệnh: + Dùng kháng sinh để điều trị Tên thuốc Cách dùng Liều dùng Penicillin Tiêm bắp thịt 10.000-20.000Ul/ kg thể trọng Lincomycin 10% Tiêm bắp thịt 10 mg/kg thể trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Thuốc bổ trợ: Vitamin B1 2,5%, tiêm dƣới da hoặc tiêm bắp (liều 5 ml cho 1 con ở 2-3 tháng tuổi); vitamin C 5%, tiêm băp hoặc tĩnh mạch (liều 5-10 ml cho 1 con ở 2-3 tháng tuổi , chia làm 2 lần trong ngày). + Chữa lở loét và diệt vi khuẩn sống trên da bằng cách xoa xà phòng khắp cơ thể gia súc thành bọt dày sau 1-2 giờ cho bọt xà phòng khô lại, xoa nhẹ lại lần nữa, làm 2-3 lần (với thể nhẹ ) có thể khỏi. 2.1.4. Bệnh phó thương hàn a) Đặc điểm và nguyên nhân bệnh - Bệnh phó thƣơng hàn lợn gây ra bởi vi khuẩn Salmonella choleresuis (vi khuẩn phó thƣơng hàn lợn); bệnh có thể xảy ra cho lợn ở mọi lứa tuổi, nhƣng chủ yếu ở lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi. - Bệnh gây ô nhiễm thực phẩm và ảnh hƣởng đến ngƣời sử dụng thực phẩm nhiễm bệnh; vi khuẩn gây bệnh có khả năng tồn tại ngoài môi trƣờng, gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào có thể lợn qua đƣờng tiêu hoá và gây bệnh. c) Triệu chứng, bệnh tích và chẩn đoán - Thể cấp tính: thời gian ủ bệnh 3 - 4 ngày; lợn kém ăn hoặc không ăn, sốt cao từ 41,5 – 420C; lợn đi táo, bí đại tiện, có nôn mửa và tiếp đến là giai đoạn ỉa chảy rất nặng, phân lỏng thối khắm màu vàng, đôi khi lẫn máu, lòi dom. Lợn kêu la đau đớn do viêm dạ dày, viêm ruột cata, thở khó, ho, suy nhƣợc do mất nƣớc, tim đập yếu….; cuối thời kỳ bệnh, tai, các vùng da bụng, phía trong đùi, ngực xuất huyết đỏ ửng rồi chuyển sang tím bầm. Đặc biệt lợn có các đám đỏ sẫm ở chỏm tai, mõm và 4 chân (bà con nông dân gọi là bệnh tím tai, tím mõm ở lợn con); sau 2 - 4 ngày không can thiệp tích cực, lợn sẽ chết vì ỉa chảy mất nƣớc và kiệt sức. - Thể mãm tính: lợn ăn uống giảm sút, mệt nhọc, gầy yếu dần, chậm lớn, da nhợt nhạt do thiếu Hình 18: xuất huyết ngoài da Hình 19: lợn gầy yếu, đi ỉa lỏng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên máu; trên da có thể có những mảng đỏ hoặc xám tím bầm; lợn ỉa chảy xen kẽ ỉa táo, phân thƣờng lỏng, màu vàng, rất thối; cuối thời kỳ bệnh lợn khó thở, ho, đặc biệt sau khi vận động; lợn có thể tự khỏi bệnh nhƣng chậm lớn và có thể tái phát bệnh - Bệnh tích: niêm mạc ruột viêm loét, hoại tử; ruột rỗng và thành ruột mỏng. c) Phòng, trị bệnh - Vệ sinh phòng bệnh: tiêu độc chuồng trại, máng ăn, máng uống; đảm bảo cung cấp đủ thức ăn và uống sạch, không cho lợn ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chú ý: Người có thể nhiễm Salmonella Choleresuis sau khi ăn phải thịt lợn bệnh và tiếp xúc với lợn bệnh. Salmonella typhymuriumn và Salmonella enteritidis cũng góp phần gây bệnh thương hàn lợn, liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người. - Phòng bệnh bằng vắc xin: tiêm phòng bệ