Tóm tắt: Cải biến (adaptation) là một thủ pháp
thường được sử dụng trong thực hành dịch, nhưng cho
đến nay các nhà lí luận vẫn chưa có ý kiến thống nhất
về ưu điểm và hạn chế của thủ pháp này. Có người
quan niệm cải biến là một loại hình dịch, một quá trình
sáng tạo, một thao tác cần thiết nhằm biểu đạt ý nghĩa
của một phát ngôn và duy trì sự cân bằng của hoạt
động giao tiếp liên ngôn ngữ. Ngược lại, một số tác giả
lại cho rằng cải biến không phải là dịch, và cải biến
đồng nghĩa với phóng tác. Vậy cần phải nhìn nhận cải
biến như thế nào? Tiêu chí nào cho phép khẳng định
cải biến là cần thiết và xác đáng? Bài viết này sẽ cố
gắng trả lời những câu hỏi nêu trên.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về thủ pháp dịch cải biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng
56
VỀ THỦ PHÁP DỊCH CẢI BIẾN
Vũ Văn Đi
Trường Đại học Hà Nội
Tóm t
t: Cải biến (adaptation) là một thủ pháp
thường được sử dụng trong thực hành dịch, nhưng cho
đến nay các nhà lí luận vẫn chưa có ý kiến thống nhất
về ưu điểm và hạn chế của thủ pháp này. Có người
quan niệm cải biến là một loại hình dịch, một quá trình
sáng tạo, một thao tác cần thiết nhằm biểu đạt ý nghĩa
của một phát ngôn và duy trì sự cân bằng của hoạt
động giao tiếp liên ngôn ngữ. Ngược lại, một số tác giả
lại cho rằng cải biến không phải là dịch, và cải biến
đồng nghĩa với phóng tác. Vậy cần phải nhìn nhận cải
biến như thế nào? Tiêu chí nào cho phép khẳng định
cải biến là cần thiết và xác đáng? Bài viết này sẽ cố
gắng trả lời những câu hỏi nêu trên.
Abstract: Adaptation is a method commonly used
in interpreting and translation, however, theorists have
not reached an agreement on its strength and
limitations. On one hand, adaptation is considered a
type of interpreting and translation, a creative process,
an essential act to express the meaning of discourse
and maintain the balance of inter-language
communication activities. On the other hand, some
authors claim that adaptation is not interpreting and
has the same meaning with paraphrasing. So how
should adaptation be figured out? Which criteria affirm
the importance and properness of adaptation? This
article tries to answer these questions.
Mở đầu
Cải biến (adaptation) là một thủ pháp thường
được sử dụng trong thực hành dịch. Ưu điểm và
hạn chế của thủ pháp này đã được phân tích sâu
trong nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về
dịch thuật. Có thể nói cho đến nay các học giả vẫn
chưa có ý kiến thống nhất về vấn đề này. Một số
tác giả như Nida (1969), G.L Bastin (1993) quan
niệm cải biến là một loại hình dịch, một quá trình
sáng tạo, một thao tác cần thiết nhằm biểu đạt ý
nghĩa của một phát ngôn và duy trì sự cân bằng
của hoạt động giao tiếp liên ngôn ngữ vốn có thể
bị phá vỡ nếu chỉ áp dụng thủ pháp dịch đơn thuần.
Khác với quan điểm trên, một số nhà lí luận như
Ladmiral (1994) lại cho rằng cải biến không còn
là dịch, tức là khi áp dụng thủ pháp này, người
dịch đã vượt qua giới hạn của dịch thuật.
Newmark (1982) cũng nhấn mạnh rằng trong
nhiều trường hợp, cần phải dịch cải biến (dịch
giao tiếp theo thuật ngữ của tác giả), nhưng chủ
trương áp dụng dịch ngữ nghĩa, kiên quyết không
định hướng hoàn toàn vào đối tượng tiếp nhận bản
dịch theo quan điểm của trường phái Nida. Cuộc
tranh luận đến nay vẫn còn tiếp diễn. Vậy cần phải
nhìn nhận cải biến như thế nào? Tiêu chí nào cho
phép khẳng định cải biến là cần thiết và xác đáng?
Bài viết này sẽ cố gắng trả lời những câu hỏi nêu
trên.
1. Lịch sử vấn đề “cải biến”
Lịch sử nghiên cứu dịch thuật cho biết từ thời
văn minh cổ đại, người ta đã biết áp dụng phương
pháp cải biến. Ciceron (106-43 trước CN) và
Horace (65-8 trước CN)1 đã phân biệt hai chiến
lược dịch: hoặc là dịch nguyên văn từng câu chữ
của nguyên bản, hoặc là dịch tự do, hay cải biến.
Cuộc tranh luận giữa hai quan điểm này diễn ra
suốt thời kỳ Trung Cổ và không dẫn đến một kết
luận rõ ràng. Giới dịch thuật phải chờ đến thế kỷ
17 mới được chứng kiến “sự lên ngôi” của kỹ
thuật cải biến mà kết quả là những bản dịch “đẹp
nhưng bất tín”. Những người ủng hộ xu hướng
này biện minh rằng cần cải biến nguyên bản cho
phù hợp với thị hiếu của thời đại, phù hợp với
những giá trị đã được thừa nhận trong ngôn ngữ
và văn hóa đích và điều này đảm bảo cho bản dịch
1
Dẫn theo Guidère, M. Introduction à la traductologie.
Penser la traduction: hier, aujourd’hui, demain, De
Boeck, 2010.
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
57
được công chúng đón nhận và được phát hành
rộng rãi. Hai thế kỷ sau, người ta lại kêu gọi hạn
chế “sự tự do” hoặc “sự bất tín” trong dịch thuật
bằng cách tôn trọng nguyên bản hơn khi chuyển
ngữ. Thời kỳ này các tài liệu khoa học kỹ thuật
được xuất bản nhiều, và xu hướng trung thành với
câu chữ của nguyên bản ngày càng thắng thế. Vì
thế người ta dựa vào quan điểm đạo đức nghề
nghiệp để phê phán chiến lược cải biến và cho
rằng chiến lược này chỉ làm biến dạng nguyên bản
một cách phi lý. Đến thế kỷ 20, một số tác giả tiếp
tục nhận định rằng cải biến là một sự phản bội tác
giả, thậm chí coi đó là tư tưởng thao túng và vi
phạm nguyên bản cần phải loại trừ khỏi lĩnh vực
dịch thuật. Ví dụ, Begman (1985) không chấp
nhận phương pháp cải biến vì nó ngăn cản độc giả
bản dịch làm quen và lĩnh hội “yếu tố nước ngoài»
trong ngôn ngữ và văn hóa bản địa.
Trong các nghiên cứu đương đại về dịch thuật,
chúng ta tìm được nhiều phương pháp tiếp cận và
nhiều định nghĩa về cải biến. Trước hết là ý kiến
đáng chú ý của Vinay và Darbelnet trong công
trình Phong cách học so sánh tiếng Anh và tiếng
Pháp, xuất bản lần đầu vào năm 1958: các tác giả
định nghĩa cải biến là một trong những thủ pháp
dịch, được sử dụng khi tình huống mà thông điệp
nguyên bản quy chiếu đến không tồn tại trong
ngôn ngữ và văn hóa đích, nhằm vượt qua sự khác
biệt ngôn ngữ và tạo ra một sự tương đương về
tình huống văn hóa xã hội. Hai ông đưa ra sơ đồ
cải biến như sau:
M1 ← S 1 = S 2 → M2 M = Message (thông
điệp); S = Situation (tình huống)
Sơ đồ trên cho thấy tình huống giao tiếp không
đồng nhất trong hai ngôn ngữ và áp dụng phép cải
biến chính là thiết lập những tương đương tình
huống. Minh họa cho quan điểm của mình, các tác
giả dẫn ví dụ sau: trong một tiểu thuyết của Anh
có đoạn miêu tả một người cha đi công tác xa về,
cô con gái chạy ra đón bố, và ông bố hôn lên môi
con gái. Quyết định dịch câu He kissed his
daughteur on the month trong nguyên bản tiếng
Anh sang tiếng Pháp là il embrassa sa fille sur la
bouche (ông hôn lên môi con gái) tức là đưa vào
văn hóa Pháp một yếu tố không tồn tại trong nền
văn hóa đó, và điều này có thể bị chối bỏ. Vì vậy
người dịch cần tạo ra một tình huống tương đương
bằng cách cải biến một phần nguyên bản, ví dụ il
serra tendrement sa fille dans ses bras (ông trìu
mến ôm con gái).
Thống nhất với quan điểm của hai nhà nghiên
cứu trên, một số tác giả đương đại khác cho rằng
cải biến là một loại hình dịch bắt buộc khi dịch
một số thể loại văn bản, ví dụ, khi dịch các vở bi
kịch sang một ngôn ngữ khác để công diễn, hoặc
các văn bản quảng cáo nhằm khuyến khích tiêu
dùng sản phẩm và dịch vụ. Đối với những loại văn
bản đó, với quan điểm địa chính trị Brisset (1990)
coi cải biến là một quá trình bản địa hóa nguyên
bản, trong khi đó theo Santonyo (1989) đây là
hình thức nhập tịch ngôn ngữ nhằm tạo ra hiệu
ứng như bản gốc. Ý kiến của Truffaut (2010) cũng
rất đáng chú ý khi ông quan niệm cải biến không
chỉ đơn thuần là một hình thức dịch, mà còn là
một hoạt động biên soạn sáng tạo nhằm thay đổi
thể loại văn bản, hoặc sửa đổi một phần nguyên
bản. Theo tác giả, đối với các văn bản quảng cáo
thương mại, người dịch phải có khả năng sáng tạo
thực sự mới có thể tạo ra một hiệu ứng giao tiếp
tương đương như nguyên bản. Hơn nữa đây là loại
văn bản đặc biệt, thường sử dụng các thủ pháp tu
từ tinh tế như lối chơi chữ, kết hợp vần điệu,
những quy chiếu văn hóa riêng biệt của một cộng
đồng. Ví dụ, rõ ràng không thể áp dụng thủ pháp
dịch nguyên tự đối với những quảng cáo như của
hãng Biti’s (Bước chân Long Quân xuống biển,
bước chân Âu Cơ lên non, bước chân Tây Sơn
thần tốc, bước chân vượt dãy Trường Sơn; bước
chân tiến vào thiên niên kỷ mới; Biti’s nâng niu
bàn chân Việt) vì điều này gây khó hiểu đối với
độc giả đích do khác biệt về quy chiếu văn hóa.
Đến đây, chúng ta có thể trả lời câu hỏi thế nào là
cải biến? Theo chúng tôi cải biến là thao tác tái diễn
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng
58
đạt thông điệp và sửa đổi một phần các biểu thức
ngôn ngữ của nguyên bản nhằm làm cho bản dịch
phù hợp hơn với ngôn ngữ và văn hóa đích trên
bình diện quy chiếu văn hóa và hiệu quả giao tiếp.
2. Các hình thức cải biến
Có thể xác định được ba nhóm cải biến chính
là lược bỏ, thêm vào, và thay thế.
• Lược bỏ là không dịch một phần của nguyên
bản: đó có thể là một từ, một ngữ, một câu hay
một đoạn văn. Trong ví dụ dưới đây, có thể lược
bỏ nhóm từ ở phía Nam vì việc dịch nhóm từ này
là không cần thiết và gây khó hiểu đối với độc giả
Việt Nam: trong tiếng Pháp, “các nước Phương
Nam” chỉ những nước nghèo, nói chung nằm ở
phía Nam của các lục địa phát triển, ví dụ, một số
nước châu Phi cận Xahara. Thông tin này được
coi là không quan trọng đối với độc giả Việt Nam.
Nguyên bản tiếng Pháp: Dans cette tâche, le
Vietnam et la France sont partenaires naturels.
Vous et nous mettons déjà notre coopération au
service des Etats les plus pauvres du Sud.
Dịch ngữ nghĩa: Trong sứ mệnh ấy, Việt Nam và
Pháp là những đối tác tất yếu. Các bạn và chúng tôi
đã từng hợp tác trong việc giúp đỡ các quốc gia
nghèo nhất ở phía Nam.
Dịch cải biến: Trong sứ mệnh ấy, Việt Nam và
Pháp là những đối tác tất yếu. Hai nước chúng ta đã
hợp tác trong việc giúp đỡ các quốc gia nghèo nhất.
• Thêm vào, tức là đưa vào bản dịch những
thông tin không có trong nguyên bản nhằm giải
thích cho rõ hơn hoặc mở rộng nội dung của nó,
giúp cho độc giả bản dịch dễ dàng diễn giải nội
dung đó. Trong ví dụ dưới đây, thay vì dịch
nguyên văn là “Thượng viện”, cần dịch cải biến là
“Thượng viện Pháp”.
Nguyên bản tiếng Pháp: Le Sénat vote le projet
de loi sur la formation professionnelle, amputé de
sa partie sur l’inspection du travail.
Dịch ngữ nghĩa: Thượng viện bỏ phiếu thông
qua dự luật về đào tạo nghề nhưng cắt bỏ chương
về thanh tra lao động. (Câu này dành cho độc giả
Pháp, ở trên đất Pháp vì vậy tác giả bài chỉ cần
viết là “Thượng viện”.
Dịch cải biến: Thượng viện Pháp bỏ phiếu
thông qua dự luật về đào tạo nghề nhưng cắt bỏ
chương về thanh tra lao động. (Câu dịch dành cho
độc giả Việt Nam, vì vậy yếu tố thêm vào là cần
thiết).
• Thay thế là thay một yếu tố văn hóa của
nguyên bản bằng một yếu tố khác được coi là
tương đương. Đây là sự thiết lập tương đương về
tình huống văn hóa xã hội theo Vinay và
Darbelnet.
Ví dụ, trong bộ truyện tranh Những cuộc phiêu
lưu của Tintin của Hergé, hai nhân vật anh em
sinh đôi là Dupond và Dupont (hai từ đồng âm
này chỉ khác nhau ở phụ âm cuối [t] ≠ [d]), đã
được cải biến sang tiếng Anh là Thomson và
Thompson, tiếng Tây Ban Nha là Hernandez và
Fernandez.
Lối nói so sánh của tiếng Việt gày như con hạc
thờ sẽ được cải biến sang tiếng Pháp là gày như
một cái đinh như trong ví dụ sau:
“Suốt ngày được sửa gáy vít đầu thiên hạ mà
Tám vẫn không đủ vắt mũi đút miệng. Người đã gày
như con hạc thờ lại một vợ bốn con quanh năm hết
dật tạm lại vay nóng”.
→ Mais avec ce métier qui consistait à rendre
les autres plus beaux, le pauvre Tam avait lui bien
du mal à vivre. Maigre comme un clou, Tam avec
sa femme et ses quatre enfants, était toujours dans
le besoin, cherchant d’un bout de l’année à l’autre
quelques dongs à emprunter ça et là.
Đầu đề cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn
Trung Quốc Mạc Ngôn, giải thưởng Nobel văn
học năm 2012, nguyên văn là Phong nhũ phì đồn
(vú to mông nở) đã được dịch giả Trần Đình Hiến
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
59
cải biên thành “Báu vật của đời”2 cho trang nhã
hơn, phù hợp hơn với độc giả Việt Nam.
Với phát ngôn sau, trích từ một báo cáo khoa
học tại Hội thảo về đa dạng sinh học năm 2007 tại
Hà Nội: «La conservation de la diversité
spécifique exceptionnelle de la cordillère
annamite3 en tant que patrimoine de l’humanité»,
chúng tôi thấy không thể dịch nguyên văn nhóm
từ cordillère annamite vì nó chứa một tính từ đã
quá lỗi thời (dãy Trường sơn An Nam) nên đã cải
biến là: Bảo tồn đa dạng sinh học đặc thù của dãy
Trường Sơn, một di sản của nhân loại.
Lý do của những hình thức cải biến trình bày
trên đây là gì? Trả lời cho câu hỏi này chính là
thảo luận về tính thích đáng của phương pháp dịch
cải biến, đồng thời nêu ra được những hạn chế của
nó. Chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này ở phần sau.
3. Biện minh cho tính thích đáng của
phương pháp dịch cải biến
Thực hành dịch thuật cho thấy cải biến trước
hết là phương pháp cho phép chúng ta vượt qua
những yếu tố ngôn ngữ bất khả dịch. Thực vậy,
việc dịch những đơn vị này thường là theo cách từ
đối từ sẽ làm mất đi sự cân bằng thậm chí gây bế
tắc trong giao tiếp liên ngữ. Chính vì thế cải biến
là một giải pháp tất yếu. Xét ở góc độ ngôn ngữ,
đúng là khi lựa chọn chiến lược này người dịch đã
vượt ra khỏi địa hạn ngôn ngữ, đã “bất tín” với tác
giả nguyên bản, vì thế, Ladmiral đã phát biểu rằng
“cải biến không còn là dịch nữa” như chúng tôi đã
trình bày trên đây, và ý kiến của ông không phải là
không có cơ sở. Nhưng vì dịch là một hành vi giao
tiếp, và mục tiêu quan trọng nhất của nó là truyền
đạt lại nội dung thông điệp, dù có phải sử dụng
những phương tiện hay hình thức diễn đạt khác
với nguyên bản. Theo tinh thần này, cải biến cần
được nhìn nhận như một phương pháp dịch, có cơ
sở lí thuyết, giống như các phương pháp khác. Có
2
Báu vật của đời, tác giả Mạc Ngôn, dịch giả Trần Đình
Hiến, nhà xb T/P HCM, 2007.
3
Báo cáo của dự án FSP «Biodiva», 2007.
thể dẫn nhiều ví dụ minh họa cho ý kiến này.
Để dịch cụm từ tóc mây, ta không thể ghép tóc
(cheveux) với mây (nuages), mà cần cải biến
thành les cheveux légers comme nuages (tóc nhẹ
như mây). Người Pháp không nói tóc mây mà tóc
nhẹ. Trường hợp này có thể minh họa cho sự khác
biệt về tư duy giữa hai cộng đồng ngôn ngữ.
Cụm danh từ phức những giọt mồ hôi màu
xanh cũng phải cải biến thành những giọt mồ hôi
của sinh viên tình nguyện vì dịch nguyên văn sẽ
cho kết quả là một cụm từ mà độc giả Pháp sẽ
thấy khó hiểu: des gouttes de sueur verte.
Như vậy trước một cụm từ, một lối nói đặc thù,
hay một biểu thức ngôn ngữ phức tạp mà dịch
nguyên văn có thể khiến độc giả đích diễn giải sai
ý nghĩa, người dịch phải chọn một trong hai chiến
lược chính: hoặc cải biến tức là tìm kiếm sự tương
đương về hiệu quả giao tiếp hoặc dịch từ đối từ,
dịch nguyên tự và chú giải ngay trong văn bản
hoặc ở cuối trang. Chiến lược thứ nhất thể hiện
khả năng tự do sáng tạo ở mức độ cao nhất của
người dịch và sự ưu tiên cho văn hóa và ngôn ngữ
đích. Với lựa chọn thứ hai, người dịch quyết định
dành ưu tiên cho văn hóa và ngôn ngữ nguồn.
Ngoài việc xử lí những yếu tố bất khả dịch, cải
biến còn được coi là một giải pháp giúp vượt qua
những khó khăn do nội dung văn hóa của nguyên
bản gây ra. Cải biến một thông điệp chính là thực
hiện một số biến đổi trên bình diện ngôn ngữ và
văn hóa sao cho phù hợp với đặc điểm văn hoá
của đối tượng tiếp nhận bản dịch. Nói cách khác,
cải biến là thay thế một tình huống văn hóa xã hội
đặc thù của ngữ nguồn bằng tình huống tương
đương trong ngữ đích. Có thể thấy nội dung văn
hóa của nguyên bản thường gây trở ngại cho giao
tiếp liên ngữ và liên văn hóa. Thế mà những khác
biệt về văn hóa, chính trị giữa các cộng đồng xã
hội luôn nhiều hơn tương đồng. Do vậy chú ý đến
người tiếp nhận bản dịch và những đặc điểm văn
hóa xã hội của họ là một trong những yêu cầu
quan trọng, là lý do thực hiện dịch cải biến. Sau
đây là một số ví dụ minh họa cho quan điểm trên.
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng
60
Theo A. Meseriacov4, khi dịch một truyện ngắn
thời Trung đại của Nhật đầu đề Câu chuyện về
Ông già Taketori, trong nguyên bản có câu “ngày
xưa có người đàn ông”, viện sĩ N.I. Konrat (1981-
1970) đã dịch sang tiếng Nga là “Ngày xưa có nhà
hiệp sĩ”. Theo tác giả, sở dĩ viện sĩ đã cải biến như
vậy là vì cách nói “nhà hiệp sĩ” thích hợp với văn
hóa châu Âu hơn là cụm từ “người đàn ông” và
ông đã thêm vào bản dịch “chất trang nhã”, và cả
chất văn hóa châu Âu.
Trong dịch văn học, cải biến được coi là thủ
pháp hữu hiệu nhất nhằm tạo ra tương đương về
hiệu quả giao tiếp, bởi lẽ các tác phẩm văn học
chứa đựng nhiều ẩn dụ và tham chiếu văn hóa
(référence culturelles) nói chung là bất khả dịch.
Quan sát bản dịch tiếng Pháp truyện ngắn Người
đàn bà tóc trắng của Nguyễn Quang Thiều (1993),
do Phan Thế Hồng5 thực hiện, chúng ta tìm được
nhiều trường hợp cải biến đáng chú ý.
Trước hết đầu đề của truyện ngắn này đã được
chuyển thành Bí mật khủng khiếp về mái tóc trắng
của bà Nhím (Le terrible secret des cheveux
blancs de la vieille Nhim). Nhiều đầu đề một số
tác phẩm khác của nhà văn cũng được dịch cải
biến như: Mùa hoa cải bên sông → Cô gái bên
sông (La fille du fleuve); hoặc Nấc tràng hạt thứ
hai mươi mốt → Giấc mơ kỳ lạ của ngài Ba
Nhuận khả kính (Le rêve étrange de l’honorable
monsieur Ba Nhuận); Thị trấn những cây bàng cụt
→ Cô bé bán bún (La petite marchande de
vermicelles). Không chỉ các tác phẩm của Nguyễn
Quang Thiều, đầu đề các tác phẩm văn học dịch
khác cũng ít khi trung thành với nguyên bản mà
được cải biến theo quyết định của người dịch.
Hiện tượng này cũng diễn ra trong văn học dịch
nước ngoài. Tiểu thuyết The Thorn Birds của nhà
văn Australia Colleen McCullough, xuất bản năm
4
A. Meseriacov, Tính sáng tạo của người dịch, Đỗ Thanh
dịch từ tiếng Nga, báo Văn Nghệ, số 29, 17-7-2010.
5
Nguyễn Quang Thiều Le terrible secret des cheveux
blancs de la vieille Nhim, version française par Phan Thế
Hồng , Maison d’édition de l’Aube 1988.
1977 được chuyển sang tiếng Pháp là Les oiseaux
se cachent pour mourir = Những con chim giấu
mình chờ chết, và tiếng Việt là Tiếng chim hót
trong bụi mận gai. Có lẽ cần thêm nhiều cuộc thảo
luận để khẳng định cải biến đầu đề là tất yếu.
Trước mắt chúng tôi cho rằng đúng là tất yếu nếu
đầu đề đó chứa một liên tưởng (allusion) hay một
tham chiếu văn hóa bất khả dịch, như trường hợp
của Nấc tràng hạt thứ hai mươi mốt, vốn là một
liên tưởng đến đời sống tín ngưỡng Phật giáo
phương Đông, xa lạ với độc giả Pháp ngữ. Còn
những trường hợp khác chúng ta cần cân nhắc.
Một số trường hợp cải biến khác bắt nguồn từ
mục đích vượt qua sự khác biệt rõ rệt về đặc trưng
văn hóa xã hội, và những khác biệt về tư duy giữa
hai cộng đồng ngôn ngữ. Những ví sau minh họa
cho ý kiến này.
Ngôi nhà lúc nào cũng thâm u như chùa → La
maison n’avait pas changé: profonde et
silencieuse comme un tombeau = Ngôi nhà lúc
nào cũng thâm u như lăng mộ
Người Mô nhỏ nhưng rắn chắc như tre → Mo
n’était pas grand mais c’était un gars bien bâti =
Mô không to cao nhưng đó là một chàng trai có
thân hình cân đối.
Vào đi, người hôi như chuột. Ra giếng mà tắm
(Lời nhân vật Nhím nói với cô bé ăn mày trong
truyện ngắn) → Entre donc. Mais tu pues comme
un bouc. Va d’abord te laver au puits = Vào đi,
người hôi như dê. Ra giếng mà tắm.
Trong làng có một người chuyên viết điếu văn
cho các cụ già khi về cõi tiên. Thế mà khi bà Nhím
chết người viết điếu văn đành chịu bó tay. → Il
existe pourtant dans ce village un homme préposé
aux discours qui accompagnent les vieillards
morts de leur belle mort. Mais quand la vielille
Nhim a rendu l’âme, cet homme a été paralysé et
n’a pas réussi à écrire une seule ligne. = Trong
làng có một người chuyên viết điếu văn tiễn biệt
các cụ già khi qua đời. Thế mà khi bà Nhím chết,
người viết điếu văn bị tê liệt không thể viết nổi
một dòng.
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
61
Trong những ví dụ trên, dịch giả đã thay thế
những quy chiếu văn hóa của ngữ nguồn bằng
những quy chiếu quen thuộc trong ngữ đích: âm u
như chùa được thay bằng như lăng mộ; hôi như dê
thay cho hôi như chuột... Giữ lại những quy chiếu
của người Việt trong bản dịch tiếng Pháp có thể sẽ
tạo ra một hiệu ứng khác với hiệu ứng mà tác giả
mong muốn, vì độc giả Pháp ngữ không có cùng
trải nghiệm, các