Khái niệm : Khái niệ m về vi phạm hợp đồng nói riêng và vi phạm nghĩa vụ
dân sự nói chung được ghi nhận tại khoản 1 điều 302 BLDS 2005 : “Bên có nghĩa
vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách
nhiệm dân sự đối với bên có quyền”. Theo đó thì vi phạm hợp đồng là một bên của
hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình như
trong hợp đồng quy định. Đây là dấu hiệu q uan trọng nhất để xác định có sự vi
phạ m hợp đồng hay không.
4 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vi phạm hợp đồng trong luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG LUẬT VIỆT NAM
Khái niệm : Khái niệm về vi phạm hợp đồng nói riêng và vi phạm nghĩa vụ
dân sự nói chung được ghi nhận tại khoản 1 điều 302 BLDS 2005 : “Bên có nghĩa
vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách
nhiệm dân sự đối với bên có quyền”. Theo đó thì vi phạm hợp đồng là một bên của
hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình như
trong hợp đồng quy định. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định có sự vi
phạm hợp đồng hay không.
Lỗi của bên vi phạm :
- Lý thuyết về hợp đồng mà pháp luật của Việt Nam và pháp luật của các nước
thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa sử dụng đã chỉ ra rằng, lỗi là một trong
những căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng nói riêng. Trong khi đó pháp luật của các nước thuộc hệ thống
pháp luật Anh-Mỹ lại không coi lỗi là một trong các yếu tố để xác định trách
nhiệm hợp đồng. Sự khác biệt nói trên có lẽ là do truyền thống pháp luật, truyền
thống được hình thành từ các nguồn gốc không giống nhau. Các văn bản pháp lý
quốc tế về hợp đồng, ví dụ Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, có lẽ để hài hòa giữa hai hệ thống pháp luật nói trên, thay vì xác định bên
vi phạm có lỗi hay không đã xác định hành vi vi phạm hợp đồng có phải là hậu quả
của tình huống bất khả kháng hay không.
- Trong pháp luật Việt Nam lỗi do vi phạm hợp đồng được quy định tại Điều 308
Bộ luật dân sự 2005:
1. Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm
dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.
2. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho
người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt
hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây
thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của
mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn
được.
- Như vậy, trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng nói riêng lỗi của người vi phạm là lỗi mặc định (còn gọi là lỗi suy đoán),
người vi phạm nghĩa vụ luôn bị coi là có lỗi nếu họ không chứng minh được rằng
họ không có lỗi. Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước
thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đã có sự phân biệt rõ ràng hai hình thức
lỗi: cố ý và vô ý trong việc xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Thiệt hại do vi phạm hợp đồng :
- Thiệt hại là những gì mà một bên mất đi và những gì đáng lẽ họ nhận được nếu
không có sự vi phạm hợp đồng.
- Trong BLDS 2005 ko có quy định cụ thể nào về phương pháp xác định thiệt hại.
Tại điều 302 khoản 2 BLTM 2005 có đề cập đến khái niệm này : “Giá trị bồi
thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải
chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”
- Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Bộ
luật dân sự và Luật Thương mại khác nhau. Qui định tại Bộ luật dân sự áp dụng
cho các giao dịch dân sự giữa cá nhân – cá nhân (hoặc tổ chức) không nhằm mục
đích kinh doanh. Còn qui định tại Luật Thương mại chủ yếu áp dụng cho đối tượng
và doanh nghiệp (thương nhân) và giao kết hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh,
sinh lợi. Nói chung, Bộ luật dân sự là bộ luật có tính chất “nền tảng” trong hệ
thống pháp luật một quốc gia. Nguyên tắc và các qui định tại Bộ luật dân sự mang
tính lan tỏa và định hướng cho các luật khác (gọi là luật chuyên ngành). Tuy nhiên,
trong trường hợp có sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự và Luật chuyên ngành thì luật
chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng.
Sự kiện bất khả kháng :
- Tại Điều 161 Bộ luật dân sự qui định như sau: “ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện
xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục
được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
- Theo khoản 2 điều 302 BLDS 2005 : “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu
trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác”.
- Căn cứ vào khoản 1 điều 296 BLTM : “Trong trường hợp bất khả kháng, các bên
có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên
không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả
kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả.”
Như vậy, hhi có sự kiện bất khả kháng xẩy ra thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện
bất khả kháng sẽ được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện,
không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả
kháng gây ra(điều 302 BLDS); được kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc
thực hiện hợp đồng bị chậm trễ do sự kiện bất khả kháng (điều 296 BLTM).