Vì sao thế giới ngày mai cần năng lượng hạt nhân

Con người đã tồn tại hàng ngàn năm và chẳng gây mấy ảnh hưởng lớn tới bầu sinh quyển. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 thế kỷ gần đây, do ảnh hưởng của các cuộc cách mạng về nông nghiệp, công nghiệp và y học, dân số thế giới đã tăng gần 15 lần. Trong số 6 tỷ người trên thế giới ngày nay, nhiều triệu người có mức sống cao chưa từng có. Nhưng một phần ba nhân loại lại không được dùng điện, một phần ba nữa không có đủ điện dùng. Rất nhiều người sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Hơn 1 tỷ người dân sống không có nước sạch và 2,4 tỷ người không có đầy đủ điều kiện vệ sinh trong sinh hoạt. Mỗi ngày có 40.000 người (hay là mỗi phút có 25 người) chết vì bệnh mà đáng ra có thể chữa trị được nếu điều kiện kinh tế chophép.

pdf13 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vì sao thế giới ngày mai cần năng lượng hạt nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÌ SAO THẾ GIỚI NGÀY MAI CẦN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN Con người đã tồn tại hàng ngàn năm và chẳng gây mấy ảnh hưởng lớn tới bầu sinh quyển. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 thế kỷ gần đây, do ảnh hưởng của các cuộc cách mạng về nông nghiệp, công nghiệp và y học, dân số thế giới đã tăng gần 15 lần. THỦY TRIỀU NHÂN LOẠI Con người đã tồn tại hàng ngàn năm và chẳng gây mấy ảnh hưởng lớn tới bầu sinh quyển. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 thế kỷ gần đây, do ảnh hưởng của các cuộc cách mạng về nông nghiệp, công nghiệp và y học, dân số thế giới đã tăng gần 15 lần. Trong số 6 tỷ người trên thế giới ngày nay, nhiều triệu người có mức sống cao chưa từng có. Nhưng một phần ba nhân loại lại không được dùng điện, một phần ba nữa không có đủ điện dùng. Rất nhiều người sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Hơn 1 tỷ người dân sống không có nước sạch và 2,4 tỷ người không có đầy đủ điều kiện vệ sinh trong sinh hoạt. Mỗi ngày có 40.000 người (hay là mỗi phút có 25 người) chết vì bệnh mà đáng ra có thể chữa trị được nếu điều kiện kinh tế cho phép. Trong vòng 50 năm nữa, khi dân số thế giới tăng tới 9 tỷ người, những nhu cầu của con người mà ngày nay vẫn còn chưa được đáp ứng sẽ còn tăng lên bội phần. Phát triển kinh tế là điều không thể thiếu không chỉ để làm giảm những điều kiện sống khổ cực mà còn để tạo ra những điều kiện cần thiết nhằm ổn định dân số thế giới. Ngày nay, ở nhiều nước đang phát triển, để đảm bảo đáp ứng những nhu cầu này, người ta đã phải sử dụng thêm rất nhiều năng lượng. Tới năm 2050, phần năng lượng sử dụng trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi. BẦU SINH QUYỂN BỊ ÐE DỌA Trong bầu khí quyển của trái đất, hiệu ứng nhà kính tức là hiện tượng trái đất nóng dần lên là một hiện tượng rõ ràng. Nếu không có hiệu ứng này, trái đất sẽ được bao bọc bởi băng. Hàng ngàn năm qua, một mức độ khí nhà kính tương đối ổn định đã tạo ra môi trường thuận lợi cho loài người tiến hóa, phát triển. Trong thế kỷ 21, các hoạt động của con người có thể sẽ làm tăng gấp đôi lượng khí nhà kính, vốn là các loại khí giữ nhiệt. Nếu nhìn lại lịch sử của loài người thì sự gia tăng khí nhà kính riêng trong thế kỷ 21 là quá đột ngột, chưa từng có tiền lệ. Hầu hết các năng lượng ngày nay đều bắt nguồn từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, đây là những nhiên liệu để tạo ra điện, để vận hành các nhà máy, các phương tiện đi lại và để giúp sưởi ấm trong các hộ gia đình. Các nguồn nhiêu liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt tự nhiên đang được tiêu thụ nhanh tới mức chúng sẽ gần như cạn kiệt trong thế kỷ tới. Ðối với các loại nhiên liệu hóa thạch, các chất thải đều được thải trực tiếp vào trong không khí. Trong số này nhiều loại chất thải tồn tại đưới dạng khí nhà kính như đi-ô-xít các-bon. Mỗi năm các chất thải từ nhiên liệu hóa thạch đã đưa thêm 25 tỉ tấn đi-ô-xít các- bon vào khí quyển, như vậy là 70 triệu tấn mỗi ngày, hay 800 tấn mỗi giây. Các chuyên gia trên thế giới, thông qua Ủy ban nghiên cứu thay đổi khí hậu liên chính phủ của Liên hiệp quốc, đang cùng hợp tác để phân tích những ảnh hưởng của hiện tượng khí giữ nhiệt tăng nhanh chóng. Tác động của hiện tượng thay đổi khí hậu rất phức tạp và có rất nhiều lý thuyết trái ngược nhau về vấn đề này. Nhưng các nhà khoa học đều nhất trí rằng khí nhà kính tăng lên sẽ làm cho trái đất thu hút thêm nhiều nhiệt từ mặt trời. Hầu hết các nhà khoa học về khí hậu đều cho rằng khí nhà kính do con người tạo ra là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trong 15 năm qua có 10 năm được coi là nóng nhất trong lịch sử. Nhìn chung, các chuyên gia về khí hậu đều cảnh báo rằng gia tăng khí nhà kính sẽ là một hiện tượng khủng khiếp trong thế kỷ tới. Nước biển dâng cao, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, bão lớn, nạn hạn hán cùng hiện tượng lan tràn dịch bệnh có thể sẽ phá hoại sản xuất lương thực và nơi sinh sống của con người ở nhiều nơi. Các chuyên gia cảnh báo rằng thay đổi lớn về khí hậu có thể sẽ làm xáo trộn bầu sinh quyển. Tất cả các nước trên thế giới đều có liên quan tới khí hậu thay đổi, cả về nguyên nhân lẫn hậu quả của nó. Trung bình mỗi người dân Bắc Mỹ mỗi ngày thải 54 ki lô gam chất đi-ô-xít các-bon vào không khí. Tại Châu Âu và Nhật Bản, mức chất thải này tính theo đầu nguời là hơn 23 ki lô gam. Tại Trung quốc, một nước đang phát triển rất nhanh với 1,3 tỉ dân, mức thải đi-ô-xít các-bon hàng ngày đã vượt quá 6 ki lô gam mỗi người. Người ta ví rằng, nếu lịch sử là dòng sông thì con người đã tiến tới sát đáy sông. Dân số thế giới ngày nay chiếm hơn một nửa dân số của nhân loại từ trước tới nay. Trong vòng 50 năm tới, con người trên toàn cầu sẽ dùng nhiều năng lượng hơn phần năng lượng mà con người đã từng sử dụng trong lịch sử. Loài người đang đối mặt với một tương lai có nhiều thay đổi lớn, cả trong cách thức tạo ra năng lượng cũng như tình trạng của hành tinh trái đất. NGĂN CHẶN KHÍ HẬU THAY ÐỔI ÐỘT BIẾN Con người không thể đi ngược lại lịch sử. Dân số thế giới tăng với tốc độ chóng mặt, đòi hỏi phải có một lượng năng lượng khổng lồ để: - Cung cấp nước sạch - Vận hành các nhà máy, nhà cửa và phương tiện giao thông - Giúp tạo ra cơ sở hạ tầng cho dinh dưỡng, giáo dục và y tế. Ðể đáp ứng được những nhu cầu này, con người cần huy động năng lượng từ mọi nguồn. Nhưng quá trình sản xuất ra năng lượng cho thế giới cần phải được tiến hóa dần khỏi việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch. Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ bảo vệ môi trường và duy trì những nguồn năng lượng không thể thay thế cho các thế hệ tương lai. Ðể có thể bình ổn quá trình gia tăng khí nhà kính, lượng khí thải trên toàn thế giới cần phải giảm đi 50%. Thử thách này còn khó khăn hơn nữa vì các nước nghèo cần phải tăng mức sống cho người dân. Ngay cả nếu các nước đang phát triển tham gia thực hiện tiết kiệm năng lượng và dùng các công nghệ năng lượng sạch thì các nước này lại là những nước đông dân và vì vậy người dân sẽ lại thải ra lượng khí nhà kính còn lớn hơn cả ở các nước công nghiệp phát triển hiện nay. Ðể có thể ‘dọn đường’ cho những lượng chất thải mới này của các nước đang phát triển và vẫn giảm được tổng số chất thải trên toàn cầu, các nước công nghiệp phát triển phải cắt giảm 75% lượng khí thải ô nhiễm. Ðể giảm khí thải nhưng đồng thời vẫn tăng sản xuất năng lượng, thế giới cần đưa vào sử dụng gấp những công nghệ dùng năng lượng có ít khí thải. Như vậy có thể tưởng tượng ra những thành phố lớn trong tương lai thải ra rất ít chất thải trực tiếp do dùng điện, ắc quy sạc điện và các loại khí đốt dùng hydro tạo ra từ điện. Nhưng điện là cách duy nhất để phân phối năng lượng. Vấn đề mấu chốt là làm thế nào để tạo ra nguồn điện theo một quy trình sản xuất sạch TÍNH THỰC TẾ CỦA NĂNG LƯỢNG SẠCH 1. Phương thức tạo ra điện sạch từ các nguồn mới - như mặt trời, gió, sinh nhiệt và địa nhiệt - cần được ủng hộ. Nhưng khả năng tạo ra điện năng bằng các công nghệ này trong thập niên tới còn rất hạn chế. Theo một số dự án của OECD, dù có được bảo trợ và ủng hộ về nghiên cứu tới 20 năm nữa, những nguồn năng lượng mới này cũng chỉ cung cấp được dưới 3% điện năng của thế giới. 2. Các nhà môi trường đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra cảnh báo rằng thay đổi lớn về khí hậu là một hiểm họa thực tế trước mắt. Ðiều rất quan trọng là các nhà môi trường phải thực tế đối với các giải pháp cho tình trạng hiện nay. Ngay cả đối với mô hình bảo vệ môi trường tối đa - đặt thật nhiều hệ thống thu năng lượng mặt trời và cối xay gió – thì con người vẫn cần những nguồn điện với quy mô lớn, cung cấp 24 giờ một ngày để phục vụ các nhu cầu năng lượng. 3. Cũng giống như năng lượng từ gió, nước và mặt trời, năng lượng hạt nhân có thể tạo ra điện năng mà không thải đi-ô-xít các-bon hay các loại khí nhà kính khác. Sự khác biệt lớn nhất là năng lượng hạt nhân là một sự lựa chọn duy nhất đã được chứng minh là có khả năng cung cấp một lượng điện sạch khổng lồ trên phạm vi toàn cầu. Năng lượng hạt nhân và các nguồn điện sạch khác như mặt trời, gió, sinh nhiệt và địa nhiệt không hề cạnh tranh với nhau, trái lại chúng cần trở thành những nguồn năng lượng hỗ trợ lẫn nhau để có thể đáp ứng nhu cầu khổng lồ về năng lượng của thế giới. TÍNH CẦN THIẾT CỦA NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN 4. Cơ quan về năng lượng quốc tế thuộc OECD là cơ quan liên chính phủ phân tích nhu cầu về năng lượng trên toàn cầu Trong khu vực tư nhân, Ủy ban năng lượng quốc tế thực hiện công việc tương tự như vậy. Cả hai tổ chức này đều đã rút ra kết luận giống nhau. Thế giới của chúng ta không thể đáp ứng được những nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng bằng quy trình sản xuất sạch nếu không phát triển năng lượng hạt nhân thật nhanh chóng. NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN NGÀY NAY 5. Năng lượng hạt nhân hiện nay đã sản sinh ra lượng điện tương đương với lượng điện tạo ra từ tất cả các nguồn khi năng lượng hạt nhân ra đời cách đây 40 năm. Khoảng hai phần ba dân số thế giới sống tại những nước nơi các nhà máy điện hạt nhân góp phần quan trọng trong sản xuất điện và tạo ra cơ sở hạ tầng công nghiệp. Một nửa dân số thế giới sống tại những nước hoặc là đang lập kế hoạch xây dựng hoặc đang xây dựng các lò phản ứng hạt nhân sản xuất điện năng. Vì vậy, sẽ không cần có những thay đổi cơ bản để có thể nhanh chóng mở rộng năng lương hạt nhân trên toàn cầu, mà ngược lại, các nước chỉ cần tăng cường các chiến lược hiện có là đủ. 6. Ngày nay trên thế giới có khoảng 440 lò phản ứng hạt nhân sản xuất điện tại 31 quốc gia. Tại hơn 15 nước điện hạt nhân chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng điện. Tại Châu Âu và Nhật bản, điện hạt nhân chiếm hơn 30% lượng điện sản xuất. Tại Hoa kỳ, điện hạt nhân tạo ra 20% sản lượng điện. 7. Trên toàn thể giới, các nhà khoa học tại hơn 50 nước đang sử dụng gần 300 lò phản ứng phục vụ nghiên cứu để: - Phát triển công nghệ hạt nhân - Sản sinh ra các đồng vị phóng xạ phục vụ chẩn đoán y khoa và chữa trị ung thư Trong khi đó, các lò phản ứng hạt nhân cũng đang được sử dụng làm nguồn cung cấp điện cho hơn 400 chiếc tàu vượt đại dương mà không hề gây ảnh hưởng tới thủy thủ đoàn và môi trường. Sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, người ta đã gỡ bỏ những nguyên liệu hạt nhân ra khỏi vũ khí và chuyển chúng thành nhiên liệu cho những nhà máy điện hạt nhân dân dụng. NHỮNG CHÍNH SÁCH ỦNG HỘ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN 8. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với điện hạt nhân. Trong số các nước này có Trung quốc, Ấn độ, Hoa kỳ, Nga và Nhật bản. Những nước này chiếm một nửa dân số thế giới. Các nước khác như Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Ca-na-da, Phần lan, Nam Hàn, Nam Phi, Uc- rai-na và một số nước khác ở Trung và Ðông Âu cũng đang đẩy mạnh vai trò của điện hạt nhân trong nền kinh tế. Một số nước đang phát triển hiện chưa có năng lượng điện hạt nhân, ví dụ như In-đô-nê- xi-a, Ai cập và Việt nam, đang xem xét khả năng sử dụng điện hạt nhân. 9. Ðiện hạt nhân đảm bảo tính ổn định và chủ động về năng lượng. Tại Pháp, một nước có 60 triệu dân, năng lượng hạt nhân hiện chiếm tới 75% lượng điện sử dụng và là nước xuất khẩu điện lớn nhất thế giới tính theo sản lượng xuất khẩu ròng. Ý cũng có 60 triệu dân, nhưng lại không có điện hạt nhân và là quốc gia nhập khẩu điện lớn nhất thế giới. NHỮNG THÔNG TIN VỀ PHÓNG XẠ 10. Phóng xạ được phát ra tự nhiên từ dưới lòng đất và trong không khí ở mọi nơi trên trái đất Phóng xạ ‘tự nhiên’ là yếu tố cấu thành môi trường sống của con người và những khu vực khác nhau thì có mức phóng xạ rất khác nhau. Phóng xạ có thể có ích, và cũng có thể có hại. Phóng xạ với hàm lượng cao gây nguy hiểm. Có nhiều bằng chứng cho thấy hàm lượng phóng xạ nhỏ không gây tác hại gì. 11. Phóng xạ tạo ra từ bên trong các lò phản ứng hạt nhân cũng giống như phóng xạ tự nhiên nhưng có cường độ lớn hơn. Tại các nhà máy điện hạt nhân, những lớp chắn phóng xạ tạo môi trường an toàn cho hàng triệu người sống xung quanh khu vực nhà máy. Thông thường, 90% lượng phóng xạ mà con người tiếp xúc với là phóng xạ tự nhiên và 10% là phóng xạ trong y khoa. Lượng phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân mà con người tiếp xúc là không đáng kể. CHÉC-NÔ-BƯL, NHỮNG ÐIỀU HOANG TƯỞNG VÀ THỰC TẾ 12. Thảm họa hạt nhân năm 1986 tại Chéc-nô-bưl ở nước Cộng hòa Uc-rai-na thuộc Liên xô cũ đã gây ra những lo ngại ở nhiều nước về sự an toàn của điện hạt nhân. Nhưng đây là tai nạn điện hạt nhân duy nhất gây hại cho con người. Hơn nữa, lò phản ứng hạt nhân tại Chéc-nô-bưl có lỗi thiết kế nghiêm trọng và các biện pháp an toàn kém tới mức không loại trừ được những lỗi của con người. Ngược lại, tai nạn tại Three Mile Island ở Hoa kỳ lại không gây ảnh hưởng cho bất kỳ ai nhờ hệ thống bảo vệ tốt. Hệ thống này nay đã trở thành tiêu chuẩn trên toàn thế giới. Những lò phản ứng nguyên tử có sai sót kỹ thuật nghiêm trọng như ở Chéc-nô-bưl hiện đã được loại bỏ hoặc được sửa chữa – và những lò như thế sẽ không bao giờ được xây cất nữa. 13. Với những chuyên gia hàng đầu thế giới về phóng xạ, Liên hiệp quốc đã thực hiện nhiều nghiên cứu kỹ càng về ảnh hưởng của vụ Chéc-nô-bưl đối với sức khỏe con người. 31 người đã thiệt mạng ngay trong vụ tai nạn đó. Hầu hết tất cả 1.800 trường hợp ung thư tuyến giáp mà người ta vẫn cho là do tai nạn Chéc-nô-bưl gây ra đều đã được chữa thành công. Hơn nữa, 15 năm sau vụ tai nạn, không có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ số người bị ung thư tăng lên tại các khu vực xung quanh Chéc-nô-bưl. Các dự báo mang tính lý thuyết về ảnh hưởng lâu dài của vụ nổ ở Chéc-nô-bưl cho rằng sẽ có khoảng 3.000 người chết vì bệnh ung thư lúc về già. Nhưng con số này quá nhỏ, không thể đủ để đưa ra kết luận về ảnh hưởng của vụ nổ được. 14. Những thông tin có căn cứ của Liên hiệp quốc không hề làm giảm tính nghiêm trọng của vụ tai nạn Chéc-nô-bưl. Nhưng các thông tin đó đã bác lại những báo cáo giật gân về vụ tai nạn và giúp con người nhìn nhận vụ này một cách công bằng. Hàng năm những tai nạn trong mỏ than và nổ ga đã làm hàng ngàn người thiệt mạng. Ðiều đáng mỉa mai là những vụ chết người này xảy ra thường xuyên tới mức người ta có thể không đưa tin về chúng. Ví dụ, một tai nạn mỏ than có thể giết chết nhiều người nhưng lại không thu hút nhiều sự chú ý mặc dù nếu tính trung bình, số người chết do khai thác than và nổ ga mỗi ngày còn lớn hơn tổng số trường hợp thiệt mạng do điện hạt nhân gây ra từ trước tới nay. 15. Sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch sẽ gây ô nhiễm không khí và đây là tác hại lớn nhất của loại năng lượng này đối với sức khỏe con người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng ô nhiễm không khí do sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm gần 3 triệu người thiệt mạng mỗi năm. Các nhà nghiên cứu y học dự đoán rằng tỷ lệ tử vong do sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2025. Những ảnh hưởng khủng khiếp này tới sức khỏe con người, trong một tương lai gần, sẽ tương đương với tác hại của 600 vụ Chéc-nô-bưl mỗi ngày. Như vậy, những ảnh hưởng này còn vượt xa tác hại của điện hạt nhân, dù cho người ta có bóp méo sự thật về năng lượng hạt nhân tới đâu đi chăng nữa. NHỮNG THÀNH TÍCH XUẤT SẮC VỀ AN TOÀN HẠT NHÂN 16. Mặc dù vụ Chéc-nô-bưl đã làm hoen ố hình ảnh của năng lượng hạt nhân, nhưng điểm tích cực của tai nạn này là nhờ nó, thế giới ngày nay đã có một hệ thống đảm bảo an toàn hạt nhân rất mạnh. Năm 1989, ngành năng lượng hạt nhân đã lập ra Hiệp hội các Nhà máy Hạt nhân Thế giới (WANO) để nhằm tạo ra và duy trì một văn hóa về sự an toàn trong hạt nhân toàn cầu. Thông qua các mối liên hệ trong khu vực tư nhân, WANO đã xây dựng một mạng lưới xuyên quốc gia cho các hoạt động trao đổi kỹ thuật với sự tham gia của tất cả các nước có điện hạt nhân. Ngày nay, mọi lò phản ứng hạt nhân trên thế giới đều tham gia vào một hệ thống của WANO trong đó các thành viên kiểm tra hoạt động lẫn nhau. 17. Mục đích của hệ thống kiểm tra hoạt động lẫn nhau này là để đảm bảo rằng các lò phản ứng hạt nhân đều tuân theo những tiêu chuẩn an toàn rất khắt khe của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế thuộc Liên hiệp quốc (IAEA). Mức độ an toàn được cải thiện rõ rệt. Ngày nay, tại hầu hết các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới, số ‘sự kiện’ liên quan đến an toàn ở mức báo động đã đạt tới gần 0. Các điều luật bảo hiểm của các quốc gia cũng như quốc tế đã quy trách nhiệm cho các chủ thể vận hành nhà máy điện hạt nhân. Ví dụ, tại Hoa kỳ, các công ty vận hành lò phản ứng hạt nhân cùng tham gia vào một hệ thống bảo hiểm chung, không đòi hỏi người dân phải đóng thêm một xu tiền thuế nào. Ngày nay, các nhà máy điện hạt nhân đều có những chỉ số an toàn rất cao, cả đối với công nhân nhà máy cũng như công chúng. 18. Khi vận chuyển các vật liệu hạt nhân, người ta sử dụng những thùng chứa được thiết kế rất đặc biệt có khả năng hạn chế tới mức tối đa các nguy hại. Ðiều này đã trở thành tiêu chuẩn trong ngành hạt nhân. Hơn 20 ngàn thùng chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng cùng chất thải đậm đặc đã được vận chuyển an toàn qua một chặng đường có tổng độ dài là 30 triệu ki lômét. Từ trước tới nay, trong quá trình vận chuyển những chất thải này cũng như các chất phóng xạ khác phục vụ mục đích nghiên cứu, y học hay liên quan đến điện hạt nhân, chưa bao giờ xảy ra hiện tượng rò rỉ phóng xạ gây nguy hiểm. SO SÁNH HAI CÁCH CHỨA CHẤT THẢI 19. Sự kỳ diệu của điện hạt nhân là ở chỗ chỉ từ một nắm nguyên tố uranium, ta có thể tạo thành một khối lượng năng lượng lớn. Uranium tồn tại ở dạng đông đặc có trong lòng đất. Chất thải từ năng lượng hạt nhân cũng tồn tại ở dạng gọn và có thể đưa trở lại chôn trong lòng đất một cách an toàn. Uranium đã được gọi là món quà của tự nhiên cho phát triển kinh tế sạch do nó có thể sản xuất ra rất nhiều năng lượng mà chỉ để lại một lượng chất thải nhỏ. Ngược lại, các loại nhiên liệu khác lại thải ra nhiều chất thải, các chất thải đó khó có thể cất trữ và chỉ có thể xả thẳng vào môi trường. 20. Hiện có những chính sách khác nhau dành cho năng lượng truyền thống và năng lượng hạt nhân. Ðối với các loại nhiên liệu truyền thống, chính phủ các nước chịu áp lực phải đảm bảo năng lượng rẻ, đã cho phép sử dụng môi trường như một bãi rác thải miễn phí. Trong khi đó, tại hầu hết các nước, giá điện hạt nhân thường đã được tính sẵn một phần chi phí cất trữ chất thải vĩnh viễn và an toàn. CHẤT THẢI HẠT NHÂN CÓ THỂ QUẢN LÝ ÐƯỢC 21. Con người thời hiện đại tạo ra lượng chất thải công nghiệp khổng lồ cần phải được xử lý một cách cẩn thận. Trong số các chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân nhỏ về số lượng và có thể quản lý dễ dàng. Ngược lại, các chất thải y tế thì: * Lớn hơn chất thải hạt nhân hàng ngàn lần về khối lượng * Có thể sẽ vĩnh viễn là chất độc hại * Có nhiều khó khăn trong xử lý và cất trữ. Nhờ có các phương tiện chứa và bảo vệ hiệu quả, chất thải từ điện hạt nhân dân dụng chưa hề gây hại cho con người và môi trường. 22. Ðối với những chất thải hạt nhân có độ phóng xạ cao, người ta cần có những phương tiện và địa điểm chứa dài hạn được thiết kế tối ưu để chờ cho đến khi độ phóng xạ giảm dần xuống tới mức tự nhiên. Nhưng chất thải hạt nhân không hề là một vấn đề không có lời giải bởi lượng chất thải hạt nhân là rất ít, và người ta coi đây chính là một điểm mạnh đáng kể của năng lượng hạt nhân. Chất thải do tất cả các lò hạt nhân trên thế giới tạo ra hàng năm có thể chứa vừa trong một tòa nhà hai tầng có diện tích mặt bằng tương đương một sân bóng rổ. CHỨA CHẤT THẢI TRONG LÒNG ÐẤT: GIẢI PHÁP TỰ NHIÊN CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC 23. Liệu có tồn tại những địa điểm chứa đáng tin cậy có khả năng tách biệt hoàn toàn chất thải hạt nhân khỏi bầu sinh quyển? Nếu quý vị nghi ngờ điều này, xin hãy nhớ rằng hàng triệu tỷ lít khí tự nhiên đã ‘nằm yên’ trong lòng đất, không hề suy suyển trong nhiều triệu năm. So với lượng khí tự nhiên này thì lượng chất thải hạt nhân đòi hỏi cất trữ vĩnh viễn là rất nhỏ. Hơn nữa, đây lại là chất rắn tồn tại ở thể gốm ổn định, chứ không như những chất khí và chất lỏng vốn dễ thay đổi dạng tồn tại. 24. Tự nhiên đã cho một
Tài liệu liên quan