Còn nhớ ngày xưa mỗi khi chiều tà, tôi thường cùng lũ bạn
hàng xóm háo hức chạy nháo ra đường để thả mình với đủ
loại trò chơi. ngày đó Hà Nội không có những địa điểm vui
chơi giải trí cho trẻ con như bây giờ, vỉa hè chính là sân chơi
của lũ trẻ con chúng tôi
14 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vỉa hè Hà Nội, xưa và nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vỉa hè Hà Nội, xưa và
nay
Còn nhớ ngày xưa mỗi khi chiều tà, tôi thường cùng lũ bạn
hàng xóm háo hức chạy nháo ra đường để thả mình với đủ
loại trò chơi... ngày đó Hà Nội không có những địa điểm vui
chơi giải trí cho trẻ con như bây giờ, vỉa hè chính là sân chơi
của lũ trẻ con chúng tôi
Một buổi sáng sớm ở Hà Nội, vỉa hè vẫn còn chưa đông đúc
Đến bây giờ dù đã lớn, không còn được chơi đùa ngoài vỉa hè
song tôi vẫn thương nhớ lắm “vỉa hè Hà Nội” ngày xưa. Nói
thế nhiều người chắc sẽ thấy buồn cười vì nhớ gì chả nhớ lại
đi nhớ cái “vỉa hè”. Nhưng nhớ thật, không riêng mình tôi
đâu mà những ai từng trải qua một tuổi thơ với đủ trò vui trên
cái sân chơi vỉa hè đều sẽ có chung tâm trạng này. Ngày đó
chưa có trò chơi điện tử, ti vi cũng không có nhiều chương
trình như bây giờ. Lũ trẻ chúng tôi chỉ biết đến bi ve, chơi
chuyền, nhảy dây Đám con trai thì thích thú với trò bổ
quay, búng bi, đá cầu. Buổi chiều khi nắng tắt là đại hội
“quay” bắt đầu tại cái nền lát xi măng xám xịt, các ô đều
nhau tăm tắp 30 x30. Đám con gái thì chỉ với mấy vốc sỏi đã
đủ để bày trận chơi ô ăn quan, chục que tính với quả bóng
nhỏ xinh là thành đám chơi chuyền hay cuộn dây thừng để
quay tít với trò nhảy dây Thủa đó, tôi ở phố Bà Triệu,
đường rộng, phố vắng với vỉa hè tiêu chuẩn rộng 5m chả có
mấy người qua lại, lũ chúng tôi mặc nhiên coi đây là sân chơi
“độc quyền” của đám trẻ con.
Nghe bố mẹ kể lại, thời bố mẹ còn nhỏ ít thấy bóng người
ngoài vỉa hè, nói một cách chính xác hơn là Hà Nội không có
đủ người để đi trên vỉa hè. Lúc đó, người lớn thì đi sơ tán
theo các cơ quan, nhà máy. Đám trẻ con cũng theo bố mẹ đi
sơ tán, dăm thì mười họa được bố mẹ cho về thăm nhà thì
ngơ ngác không nhận ra những trò sôi động mang chất vỉa
hè, nhiều đứa trẻ Hà Nội hẳn hoi vẫn nằng nặng đòi đi sơ tán
tiếp vì lỡ bắt quen với các trò chơi chèo cây, bắt cá... thôn
quê. Mãi đến năm 1969, khi Mỹ ngừng ném bom, lũ trẻ Hà
Nội bấy giờ mới được trở về với phố phường, vỉa hè của
mình. Qua lời kể của bố mẹ tôi còn được biết ngày đó vỉa hè
được lát gạch chỉ khía vạch chéo để chống trơn trượt màu đỏ.
Bờ hè thì được cạp bằng đá xanh. Cứ sau mỗi trận mưa là
phố xá bừng sáng bởi cái màu gạch đỏ au ánh lên, đẹp mà
thanh lịch vô cùng.
Hình ảnh những quán cắt tóc vỉa hè ngày xưa...
Đến giờ tôi vẫn còn nhớ hình ảnh những bác thợ cắt tóc với
bộ đồ nghề đơn giản chỉ gồm 1 chiếc bàn trên để vài ba cái
lược, đôi kéo, cái chổi nhỏ phủi tóc dính trên người khách và
1 chiếc khăn trắng thường ngả màu cháo lòng để quấn vào cổ
khách. Một chiếc ghế xiêu vẹo và chiếc gương thì thường
được treo thẳng lên các bờ tường nhuốm màu rêu
phong..Buổi sớm những năm 80, vỉa hè trở nên ấm áp gần
gũi đời thường bởi sự có mặt của bác bán xôi xéo, cô hàng
bánh giò bánh dày hay chị bán cháo sườn Trong cái vội vã
để kịp giờ đến cơ quan của bố mẹ, đám trẻ con còn ngơ ngác
bởi phải dậy sớm, ăn vội chút quà sáng rồi hối hả đi học. Quà
sáng ngày đó chỉ bán đến 8h chứ không muộn như bây giờ.
Hết giờ quà sáng vỉa hè lại tĩnh lặng, có chăng chỉ còn lại
quán hàng nước chè với cái bàn trên độc có chục cái chén,
một ấm tích, một hộp trong bày vài ba bao thuốc lá, bên cạnh
là một cái điếu cày thường được cắm trong thùng nhựa và 5 -
7 cái ghế gỗ thấp tè. Xa xa nơi đầu hay cuối phố là một bác
thợ sửa chữa xe đạp, được chú ý bởi cái biển tự chế thường là
viết trên tấm bìa cũ lấy từ thùng cát tông “ Vá săm lốp, cân
vành, bơm xe đạp”
Mới đấy thôi mà sao đã xa quá, bây giờ tôi đã đi làm, thình
thoảng có được ngày nghỉ, ngồi thảnh thơi chống cằm nhìn
qua cửa sổ thấy vỉa hè nhốn nháo, ầm ĩ mà sao da diết nhớ
vỉa hè xưa..
Vỉa hè bây giờ là chỗ để mưu sinh..
Cuộc sống thay đổi, nhà nhà đổ ra đường, người người đổ ra
đường. Xã hội phát triển, ô tô chiếm hết lòng đường, xe đạp
xe máy thì nhảy lên chiếm nửa vỉa hè, nửa còn lại là chỗ để
mưu sinh. Sáng thì quán bán đồ ăn sáng đến 9 – 10h, tiếp đến
là quán phục vụ ăn trưa, chiều thì quán chè, quán bánh, tối thì
hải sản, bia hơi, lẩu các loại, đâu đâu cũng thấy mùi khói
thuốc lào, thuốc lá, mùi thức ăn xào, rán mùi của một đô
thị không quy hoạch, ồn ào và nhếch nhác.
Kể cả những phố với vỉa hè chưa đến 1m cũng được tận dụng
triệt để.
Nếu như chục năm trước, vỉa hè trở lại yên bình vào khoảng
23h00 thì hai năm nay với sự bùng nổ của các quán trà
chanh, vỉa hè chỉ được bình yên từ 2h đến 5h sáng rồi lại tiếp
tục hứng những mưu toan của người dân phố, cứ thế ngày
qua ngày
Không còn vỉa hè cũng tắt luôn những tiếng rao đêm. Tiếng
bánh mì nóng giòn, bánh bao nóng hổi xua tan đêm dài, tiếng
tẩm quất của nhưng ông già mù, tiếng quét lá xào xạc của cô
lao công bị nhấn chìm bởi những âm thanh hỗn loạn quán trà
chanh.
Còn nhớ nhà văn Nguyễn Quang Lập trong bài viết về vỉa hè
Hà Nội có câu cảm thán rất hay: “Ôi không còn vỉa hè, danh
sĩ nước Nam ta biết ẩn nấp vào đâu”. Tôi không phải là là
nhà văn, nhà thơ cũng chẳng phải họa sĩ hay nhiếp ảnh
giatôi chỉ là một người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu nghệ thuật.
Không còn vỉa hè, tôi không lo sẽ không biết ẩn nấp vào đâu,
tôi chỉ thấy day dứt và nhớ hoài những kỷ niệm một thửa nơi
vỉa hè Hà Nội xưa.