TÓM TẮT
Kim Dung là nhà văn kiếm hiệp Trung Quốc trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XX. Tiểu
thuyết của ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn ảnh hưởng đến một số nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung làm say mê biết bao thế hệ
không chỉ bởi những câu chuyện thú vị về tinh thần giang hồ nghĩa hiệp, mà nó còn như
một kho từ điển tổng hợp, đã hệ thống hóa kiến thức về nhiều lĩnh vực như y học, tôn giáo,
văn hóa, lịch sử, tâm lý, võ thuật đem đến cho độc giả nhiều đề tài hấp dẫn, mới lạ và hết
sức thú vị. Tuy nhiên, cho tới nay việc tìm hiểu, nghiên cứu tiếp nhận về Kim Dung ở Việt
Nam vẫn còn nhiều khoảng trống. Vì lẽ đó, chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề tiếp nhận
hiện tượng Kim Dung tại Việt Nam qua một số loại hình nghệ thuật: điện ảnh – trò chơi
điện tử. Mong rằng với đề tài này, chúng tôi có thể góp một phần vào việc khỏa lấp khoảng
trống về việc nghiên cứu nhà văn Kim Dung tại Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc chuyển thể tiểu thuyết Kim Dung sang một số loại hình nghệ thuật tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 - Thaùng 12/2014
77
VIỆC CHUYỂN THỂ TIỂU THUYẾT KIM DUNG SANG MỘT SỐ
LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TẠI VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ BÍCH LY*
TÓM TẮT
Kim Dung là nhà văn kiếm hiệp Trung Quốc trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XX. Tiểu
thuyết của ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn ảnh hưởng đến một số nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung làm say mê biết bao thế hệ
không chỉ bởi những câu chuyện thú vị về tinh thần giang hồ nghĩa hiệp, mà nó còn như
một kho từ điển tổng hợp, đã hệ thống hóa kiến thức về nhiều lĩnh vực như y học, tôn giáo,
văn hóa, lịch sử, tâm lý, võ thuậtđem đến cho độc giả nhiều đề tài hấp dẫn, mới lạ và hết
sức thú vị. Tuy nhiên, cho tới nay việc tìm hiểu, nghiên cứu tiếp nhận về Kim Dung ở Việt
Nam vẫn còn nhiều khoảng trống. Vì lẽ đó, chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề tiếp nhận
hiện tượng Kim Dung tại Việt Nam qua một số loại hình nghệ thuật: điện ảnh – trò chơi
điện tử. Mong rằng với đề tài này, chúng tôi có thể góp một phần vào việc khỏa lấp khoảng
trống về việc nghiên cứu nhà văn Kim Dung tại Việt Nam.
Từ khóa: tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, tiếp nhận tiểu thuyết Kim Dung, Kim Dung
với sân khấu, Kim Dung với điện ảnh, Kim Dung và trò chơi điện tử
ABSTRACT
Jin Jong was a swordplay Chinese author in the second half of the twentieth century.
His novels have not only been popular in China but also had an effect on a number of
countries around the world including Vietnam. Swordplay novels of Jin Yong have
enchanted generations not only by interesting stories of chivalrous spirit, but also as an
encyclopedia that has systemized knowledge in various fields such as medicine, religion,
culture, history, psychology, martial arts... All of those give readers many fascinating, new
and very interesting topics.... However, there have been many gaps in researching and
absorbing Jin Yong novels in Viet Nam so far. Therefore, we decide to choose to study the
receiving Jin Yong phenomenon in Vietnam through a number of art forms: films - video
games. We hope that with this subject, we can contribute a part to fill the gaps in the
research of Jin Jong novelist in Vietnam.
Keywords: Jin Yong swordplay novels, receiving Jin Yong novels, Jin Yong on stage,
Jin Yong in film, Jin Yong and computer games
1. MỞ ĐẦU
(*)Tại Việt Nam vào những năm 60 của
thế kỉ XX, người dân từ thành thị đến nông
thôn nổi lên một hiện tượng say mê tiểu
thuyết võ hiệp của Kim Dung. Từ người
(*)
ThS, Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG
TP.HCM
già cho tới trẻ con, khắp “thôn cùng, ngõ
hẻm” đều mê tiểu thuyết “chưởng” của
Kim Dung. Trong dịp tết chơi lắc bầu cua
thường hát: “Có cô gái đồ long lắc bầu cua,
lắc ba cái ra ba con gà mái, chung kết hết
tiền, cô trốn liền”3. Những nhà văn, nhà
thơ, nhà phê bình, đến những giáo sư, thầy
̉ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̣
78
giáo, cô giáo, những ông đại sứ, những bà
nội trợ đều mê “chưởng”. Hôm nào, tờ
báo có dòng chữ “Cáo lỗi vì máy bay Hồng
Kông không qua kịp” độc giả buồn hơn
vật giá leo thang. Tiểu thuyết của Kim
Dung là tổng hợp của nhiều loại hình nghệ
thuật: âm nhạc, hội họa, triết học, võ công,
trà đạo...tạo nên sự phong phú trong làng
giải trí Trung Quốc và cả Việt Nam. Tiểu
thuyết Kim Dung được chuyển thể sang
một số loại hình nghệ thuật tại Việt Nam
được bạn đọc tiếp nhận nhiều nhất trong
giai đoạn hiện nay là: điện ảnh, trò chơi
điện tử, truyện nhại, truyện mô phỏng
Nhưng do giới hạn của bài viết, nên người
viết chỉ trình bày hai loại hình chính là:
Điện ảnh và trò chơi điện tử.
Bởi điện ảnh được công chúng tiếp
nhận ồ ạt. Tiếp đến là trò chơi điện tử, một
trong những loại hình giải trí được khá
nhiều bạn trẻ ưa thích hiện nay. Trong trò
chơi này, có nhiều yếu tố của tiểu thuyết
Kim Dung được xây dựng và được cải biên
nhiều lần. Vì vậy, đây là hai đề tài mà người
viết thiết nghĩ sẽ có những đóng góp quan
trọng cho quá trình nghiên cứu việc tiếp
nhận tiểu thuyết Kim Dung tại Việt Nam.
2. ĐIỆN ẢNH – TRUYỀN HÌNH
Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật
phong phú và độc đáo bởi đáp ứng nhu cầu
thông tin và giải trí cho công chúng. Cùng
với chính sách mở cửa, đổi mới của nền
kinh tế thị trường, điện ảnh Việt Nam phát
triển với những bộ phim từng đoạt giải điện
ảnh trong nước và quốc tế như: Thời vang
bóng, Cô gái trên sông, Bao giờ cho đến
tháng Mười, Đông Dương, Điện Biên Phủ,
Mê thảo Phim nước ngoài du nhập vào
Việt Nam cũng được người xem ưa chuộng,
trong đó nổi bật là phim “chưởng” của Kim
Dung. Vào những năm 20 – 30 của thế kỉ
XX là giai đoạn hình thành của phim võ
hiệp. Nhưng vì tình hình chính trị - xã hội
biến động tại Trung Quốc, tiểu thuyết kiếm
hiệp của Kim Dung mãi đến những năm 80
của thế kỉ XX mới tạo nên cơn sốt trong
làng giải trí. Phim võ hiệp của Kim Dung
được trình chiếu tại Trung Quốc và các
nước trong khu vực tạo nên làn sóng trong
việc tiếp nhận của người xem.
Thể loại phim võ hiệp ngay trước năm
1975 đã được nhiều người ưa chuộng,
phim có nội dung dựa theo các loại tiểu
thuyết võ hiệp Trung Quốc. Những hiệp
khách đã trở thành đối tượng cho các nhà
làm phim khai thác. Điển hình là ngôi sao
phim võ thuật Lý Tiểu Long được cả thế
giới yêu thích. Hầu hết những bộ tiểu
thuyết võ hiệp của Kim Dung được các nhà
làm phim Hồng Kông và Trung Quốc
chuyển thể thành phim, và được chiếu dưới
dạng phim truyền hình và phim điện ảnh.
Phim võ hiệp của Kim Dung thường lấy võ
thuật và truyền thống văn hóa Trung Quốc
làm nền tảng, chủ yếu là thể hiện qua tính
cách nhân vật, hành động của nhân vật,
tâm trạng nhân vậttạo nên sức hấp dẫn
cho công chúng.
Do tính chất đặc trưng của thể loại
phim võ hiệp hấp dẫn và phong phú, nên
khi vào thị trường phim miền Nam Việt
Nam trước 1975, chúng được công chúng
tiếp nhận rất nồng nhiệt. “Theo thống kê
năm 1969 số phim nhập từ nước ngoài
chiếm con số kỷ lục: 600 bộ. Năm 1971 là
418 bộ () phim nhập cảng hầu như độc
chiếm phần lớn các rạp chiếu bóng, lũng
đoạn tinh thần ở các đô thị miền Nam.
(). Trong một tuần lễ, tôi đã từng đếm
trong số 40 phim công chiếu ở Sài Gòn, có
đến 27 phim đâm chém”2. Những bộ phim
như: Thần điêu hiệp lữ, Thiên long bát bộ,
Ỷ thiên đồ long ký, Hiệp khách hành, Anh
hùng xạ điêu, Bích huyết kiếmkhi được
79
công chiếu ở Việt Nam đã nổi lên làn sóng
mê phim “chưởng” trong quần chúng nhân
dân. Sự khác biệt giữa điện ảnh và văn
chương rất rõ, nên khi tiếp nhận phim qua
hình ảnh và âm thanh người xem lại càng
thích thú.
Phim võ hiệp còn là một thể loại nghệ
thuật kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh
tạo nên sự tích hợp tương phản tác động
trực tiếp đến người xem, càng tạo nên sự
hứng thú cho việc tiếp nhận. Vì vậy, sau
năm 1975 phim kiếm hiệp của Kim Dung
tràn vào Việt Nam như “nước vỡ bờ” trong
làng giải trí Việt với những bộ phim được
làm lại như: Tuyết sơn phi hồ, Ỷ thiên đồ
long ký, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký,
Liên thành huyếtTrong đó, những bộ
phim được chuyển từ tiểu thuyết kiếm hiệp
của Kim Dung được chiếu đi, chiếu lại
nhiều lần trên đài truyền hình HTV, VTV1,
VTV3của Việt Nam. Theo ước tính
phim Trung Quốc chiếm hết lịch phát sóng
trên các đài truyền hình Việt Nam từ những
năm 2000. “Tính sơ đầu phim Trung Quốc
đang được phát sóng VTV1, VTV3, Đài
truyền hình Hà Nội và Đài truyền hình Tp
Hồ Chí Minh đã có gần chục phim”1. Danh
sách phim sắp chiếu của Trung Quốc xếp
dài cả tháng chưa hết và trở thành bài toán
nan giải cho những nhà làm phim truyền
hình Việt Nam.
Trong thời điểm này, cũng là thời điểm
bùng nổ sản xuất phim kiếm hiệp của Kim
Dung ở Hồng Kông và Trung Quốc. Năm
1990 tại Hồng Kông bộ phim “nổi đình,
nổi đám” ăn khách nhất là phim Đông tà
Tây độc được chuyển thể từ tiểu thuyết
Anh hùng xạ điêu của nhà văn Kim Dung
do Vương Gia Vệ làm đạo diễn, đem đến
“cơn sốt” cho làng điện ảnh Hồng Kông,
làm hồi sinh thể loại phim kiếm hiệp. Còn
tại Trung Quốc đỉnh cao phim kiếm hiệp
của Kim Dung vào những năm 2000 trở về
sau. Bộ phim được xem là thành công và
ăn khách nhất là Thiên long bát bộ (2000-
2002). Đây được xem là bộ phim hoành
tráng và công phu nhất trong số hai bộ
phim truyền hình (Tiếu ngạo giang hồ, Anh
hùng xạ điêu) của Trương Kỷ Trung, đem
về doanh thu hàng triệu nhân dân tệ. Ngoài
ra, còn có một số tiểu thuyết kiếm hiệp của
Kim Dung được TVB dựng thành phim
như: Ỷ thiên đồ long ký, Tiếu ngạo giang
hồ, Bích huyết kiếm, Lộc đỉnh ký... Trong
lịch sử làm phim Hồng Kông và Trung
Quốc, chưa có nhà viết tiểu thuyết kiếm
hiệp nào có số lượng tác phẩm chuyển thể
thành phim nhiều và ảnh hưởng đến các
nước trong khu vực như Kim Dung.
Việc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim
Dung chuyển thể sang điện ảnh thành công
vang dội là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Hình ảnh trong điện ảnh là tín
hiệu trực tiếp hiện lên những sự kiện, sự
việc, trạng thái, hành độngthông qua nhân
vật. Những hình ảnh đó giúp người xem đi
vào một thế giới vừa thực, vừa ảo, trong đó
cảm xúc của người xem được đẩy lên trạng
thái tột cùng. Người xem đôi lúc bị hình
ảnh, âm thanh, lời thoại trong phim tác động
đến cảm xúc, cho nên, khi xem một bộ phim
người xem có thể tuôn trào nước mắt, vui
sướng hay cáu giận, bực mình. Chẳng hạn
cảnh trong phim Thiên long bát bộ năm
2003 do Hồ Quân, Lâm Chí Vĩnh, Cao Hổ
thủ vai Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc rất
đặc sắc. Hình ảnh A Châu chết trên tay của
Kiều Phong, và sự diễn xuất của Hồ Quân
làm cho người xem xúc động mà bật khóc
cùng với nhân vật. Cùng với những hình
ảnh là âm thanh lúc bổng, lúc trầm làm cho
người xem buồn lại càng buồn. Kiều Phong
đã tạo nên bi kịch cho chính mình, do lỡ
xuống tay đánh chết A Châu, người mà
̉ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̣
80
Kiều Phong yêu quý, trái tim Kiều Phong
tan nát, không còn nguồn sống và chàng
nguyện một lòng chung thủy với A Châu.
Nếu như ở hồi này chúng ta chỉ đọc tiểu
thuyết thì khó hiểu hết được tâm trạng của
nhân vật cụ thể, bởi văn chương đòi hỏi
phải suy nghĩ, tưởng tượng.
Nguyên nhân thứ hai là yếu tố võ công
trong tiểu thuyết của Kim Dung. Nói đến
phim võ hiệp của Kim Dung chúng ta không
thể không nói đến võ công. Bởi vì, hầu hết
những bộ tiểu thuyết của Kim Dung đều gắn
liền với một loại võ công cao cường. Trong
tiểu thuyết kiếm hiệp của mình, Kim Dung
giới thiệu khá nhiều thể loại võ công của
Trung Quốc và được Việt Nam ứng dụng
nhiều. Cụ thể một số loại võ công của Thiếu
Lâm như: Cửu âm chân kinh, Dịch cân kinh,
Thập bát la hán quyền, Thái cực quyền, Kim
cương phục ma quyền Võ công của Thiếu
Lâm được nhiều người trong công chúng
yêu thích, bởi Thiếu Lâm là nơi hội tụ
những tinh hoa võ công cao siêu nhất. Trong
đó, có một loại võ công của Thiếu Lâm
được giới độc giả trong nước và nước ngoài
quan tâm có tên gọi là “Dịch cân kinh” mà
ngày nay đã được phổ biến trong cộng đồng
xã hội, giúp người luyện tập bồi bổ tinh khí,
tráng kiện gân cốt, phục hồi sức khỏe. Tại
Việt Nam loại võ công này cũng được phổ
biến trong bang, hội như: Hội người cao
tuổi, Trung tâm văn hóa thanh niên, Trung
tâm võ sưthậm chí có nhiều người luyện
tập nhằm giúp bồi bổ sức khỏe, tráng kiện
thân thể.
Nguyên nhân thứ 3 rất quan trọng giúp
người xem mê phim kiếm hiệp của Kim
Dung là nhờ vào sự diễn xuất của dàn diễn
viên tên tuổi như: Hồ Quân (Kiều Phong -
Thiên long bát bộ), Lâm Chí Dĩnh (vai
Đoàn Dự trong Anh hùng xạ điêu), Tô Hữu
Bằng (vai Trương Vô Kỵ - Ỷ thiên đồ long
ký), Cổ Thiên Lạc (vai Dương Quá – Thần
điêu đại hiệp), Xa Thị Mạn (vai A Châu –
Thiên long bát bộ), Diệp Tuyền (vai Triệu
Mẫn - Ỷ thiên đồ long ký), Dương Di (vai
Mộc Uyển Thanh – Thiên long bát bộ)
Cùng với sự tài ba của đạo diễn đưa tiểu
thuyết của Kim Dung đi vào logic chặt chẽ
trong từng chi tiết, kết hợp với kỹ xảo hiện
đại giúp cho hình ảnh phim hấp dẫn người
xem. Có thể nói, điện ảnh Hồng Kông,
Trung Quốc được ví như phim trường
Hollywood tại Châu Á. Nhờ có điện ảnh
mà tác phẩm của Kim Dung có sức lan tỏa
rộng lớn và phổ biến hơn đến với nhiều
quốc gia, nhiều tầng lớp nhân dân.
Từ việc chuyển thể tiểu thuyết kiếm
hiệp của Kim Dung đã kéo theo hàng loạt
phim được cải biên từ nhiều tiểu thuyết
kiếm hiệp khác nhau, gây nên hiện tượng
“bùng nổ”. Điển hình bộ phim Ngọa hổ
tàng long của đạo diễn Lý An, Anh hùng
của đạo diễn Trương Nghệ Mưu phá kỷ lục
doanh thư ở Trung Quốc, thậm chí, lan tỏa
đến thị trường phim của Mỹ.
Bên cạnh những thành công đạt được
từ việc chuyển thể tiểu thuyết của Kim
Dung lên điện ảnh – truyền hình còn có
những mặt hạn chế từ việc chuyển thể quá
đà của các nhà làm phim, dẫn đến phim
không đúng nguyên tác. Điển hình là diễn
viên không phù hợp (Kim Ki Bum người
Hàn Quốc không phù hợp vào vai Đoàn Dự
- Tân Thiên long bát bộ), trang phục không
mang tính cổ trang (Tân Thiên long bát
bộ), tạo hình kỳ quái (Tân Thần điêu đại
hiệp), màu sắc màu mè (Tân Thiên long bát
bộ)nhiều fan của Kim Dung không hài
lòng với việc cải biên quá đà, nên có nhiều
bài viết phản ánh: Choáng vì những tình
tiết sáng tạo mới của Tân Thần điêu đại
hiệp; Bức xúc Tân Thiên long bát bộ;
Tranh cãi kết thúc Tân Thiên long bát bộ;
81
Dương Quá 2014 thoát kiếp mặt hoa da
phấn Những bộ phim kiếm hiệp của Kim
Dung cứ liên tục tranh nhau ra đời sẽ dẫn
đến “bội thực” cho khán giả.
Việc chuyển thể tiểu thuyết của Kim
Dung lên điện ảnh – truyền hình đòi hỏi
phải thật sự nghiêm túc, không đi quá đà
nguyên tác và nên tôn trọng tác giả...có
như thế, mới đáp ứng được sự mong chờ
của công chúng. Chính những nguyên nhân
trên, cho thấy được tầm ảnh hưởng tiểu
thuyết kiếm hiệp của Kim Dung rất sâu,
rộng trong nghệ thuật điện ảnh Trung Quốc
nói riêng và nghệ thuật điện ảnh của các
nước trong khu vực nói chung.
Tóm lại, từ những phân tích ngắn gọn
trên cho thấy được phần nào ảnh hưởng
của tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung
đối với điện ảnh – truyền hình. Nhưng điện
ảnh vẫn là điện ảnh của Hồng Kông và
Trung Quốc đưa vào Việt Nam. Điện ảnh
Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế chưa đủ
khả năng dựng thành phim kiếm hiệp của
Kim Dung. Do sự ảnh hưởng của tiểu
thuyết kiếm hiệp Kim Dung chuyển thể
thành phim được nhiều người xem, nên khi
xem xong, họ lại muốn chuyển sang đọc
tiểu thuyết. Từ đó khẳng định tầm quan
trọng trong việc chuyển thể tiểu thuyết
kiếm hiệp của Kim Dung sang điện ảnh.
3. TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ
Ngoài việc tiếp nhận tiểu thuyết của
Kim Dung qua điện ảnh, tiểu thuyết của
Kim Dung còn “nổi đình nổi đám” trong
thế giới ảo, thế giới đó được cộng đồng, cư
dân mạng gọi là trò chơi điện tử. Trò chơi
điện tử là một dạng trò chơi được người
dùng sử dụng trên máy tính với những thiết
bị dùng để sử dụng như là: nút bấm, cần
điều khiển, bàn phím hay chuột. Ngoài việc
đem đến sự giải trí cho mọi người, nó còn
đóng vai trò quan trọng trong việc quảng
cáo, truyên truyền, tiếp nhận thông tin. Đây
là một dạng trò chơi phổ biến trong giới trẻ
hiện nay, nhất là trong thời công nghệ
thông tin hiện đại.
Nắm bắt được thị hiếu của công chúng,
ngành công nghệ đã cho ra đời một dạng
game “trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều
người chơi” dựa theo tiểu thuyết của Kim
Dung, nhằm thu hút sự hấp dẫn của giới trẻ
với mục đích kinh doanh. Ngay khi internet
ra đời, game online tràn vào Việt Nam đã
gây nên cơn sốt trong giới trẻ. Điển hình là
vào đầu năm 2005, một loại game có tên
gọi là Võ lâm truyền kỳ do Trung Quốc sản
xuất dựa theo tiểu thuyết của Kim Dung đã
thu hút nhiều thế hệ 8X và 9X tại Việt
Nam tham gia. Đây là trò chơi cho phép
nhiều người đóng vai những nhân vật trong
tiểu thuyết của Kim Dung như: Lệnh Hồ
Xung, Quách Tĩnh, Hoàng Dung, Trương
Vô Kỵ và hội tụ tất cả các môn phái
trong tiểu thuyết của Kim Dung như: phái
Thiếu Lâm, Cái Bang, Võ Đang, Nga My,
Côn Lôn, Ngũ Độc Giáo Do đó, chỉ
trong một tuần sau khi ra mắt đã có hàng
chục ngàn người tham gia. Khắp nơi, game
thủ tranh nhau tham dự, giành giật nhau
“bảo bối” để nhằm tăng cấp độ. “Những
hình ảnh có thể bắt gặp ở bất kỳ nơi nào, từ
nhà riêng, quán net và đến tận công sở. Võ
lâm truyền kỳ đã tạo nên một cơn sốt thật
sự. Già trẻ lớn bé, đàn ông hay phụ nữ, bất
kỳ mọi tầng lớp nào trong xã hội cũng đều
có thể tiếp cận và tham gia. Thành phần
chủ yếu tham gia vào Võ lâm chính là học
sinh, sinh viên”4. Game Võ lâm truyền kỳ
còn thu hút đông đảo người chơi từ những
tầng lớp khác như: bác sĩ, kỹ sư, giáo viên,
giáo sư, công nhân viên chức, cho đến
những nghệ sĩ nổi tiếng như: Ngân Khánh,
Bảo Thy, Ưng Hoàng Phúc, Tấn Beo, Lam
Trường
̉ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̣
82
Những hoạt động lớn diễn ra do các
môn phái, băng hội của game thủ Võ lâm
truyền kỳ được thành lập và diễn ra rầm rộ
như Đại hội Võ Lâm được tổ chức tại nhà
thi đấu Quân khu 7 Tp. Hồ Chí Minh, với
sự tham gia của hơn 40.000 người vào năm
2005, cuộc thi Thập đại Mỹ nhân do các ca
sĩ nổi tiếng của Việt Nam tham dự như: ca
sĩ Ngân Khánh, ca sĩ Bảo Thy, hoa hậu
Ngọc Hân Võ lâm truyền kỳ đã chính
thức “khai sáng” cho dòng game trực tuyến
nhiều người chơi tại Việt Nam. Trò chơi
này cũng từng “nổi sóng, nổi gió” ở Trung
Quốc và đạt danh hiệu “trò chơi xuất sắc
nhất” tại Trung Quốc năm 2003.
Tuy nhiên, chúng ta không chỉ xét về
“tầm đón nhận của công chúng” mà cần
tìm hiểu nguyên nhân của việc “vì sao bạn
đọc tiếp nhận”. Đây là loại trò chơi hướng
tới những giá trị về vật chất: khi những vật
phẩm hiếm của trò chơi rớt ra từ BOSS có
thể đổi thành tiền mặt từ vài triệu đến hàng
tỷ đồng. Khi hình thành được hệ thống liên
đấu thì phần thưởng là cặp nhẫn vàng
Trong đó, một vật phẩm có giá dao động từ
300 – 500 triệu đồng, cho nên, những game
thủ sẵn sàng chi hàng tỷ đồng cho nhân vật
của mình. Lần đầu tiên trong làng game
Việt lại có một sàn giao dịch hỗ trợ game,
sẵn sàng giao dịch những vật phẩm có giá
trị từ thấp đến cao. Từ đó tạo việc làm cho
người thất nghiệp trong việc “cày” game,
tham gia những sự kiện trong game.
Mặt trái của trò chơi Võ lâm truyền kỳ
là kéo theo một số tệ nạn xã hội như: cướp
giật, giết người, cướp của, hành hung gia
đình để có tiền nạp thẻ. Có những vụ án
cháu giết bà, con đánh bố để có tiền để
chơi game, thậm chí có thể giết người chỉ
vì vài ngàn đồng. Có nhiều vụ án hình sự
do trò chơi điện tử mang lại, phần đông là
các em ở độ tuổi vị thành niên. Điển hình
như vụ án bé gái 15 tuổi ra tay giết chết
một em bé bốn tuổi để lấy đôi bông tay và
kết quả là em phải lãnh án mười năm tù
giam. Đối với học sinh, sinh viên vì ghiện
trò chơi mà không thể ra trường hay lên
lớp. Một số em trong độ tuổi vị thành niên
đã sớm tiếp xúc với sex và internet gây ra
những vấn đề nhức nhối cho xã hội. Do đó,
tại Việt Nam đã có luật giới nghiêm sau 23
giờ các tiệm net phải đóng cửa và các
công ty quảng cáo game online cũng không
được tuyên truyền, quảng cáo.
Đứng trước thực trạng trên chúng ta
nên có cái nhìn đúng đắn hơn về trò chơi
điện tử. Chúng ta cần phải