Việc làm cho người lao động sau thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Huế hiện nay

Trong những năm qua, ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng việc quy hoạch, chỉnh trang đô thị, phát triển các khu công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội diễn ra khá nhanh. Từ năm 2006 - 2010 thành phố Huế đã triện khai 35 dự án, thu hồi 1.079.217m2 đất nông nghiệp và làm ảnh hưởng gần 1000 hộ dân. Qua khảo sát 100 hộ với 262 lao động bị thu hồi đất ở một số xã, phường điển hình của thành phố Huế cho thấy: Tình trạng việc làm, cơ cấu việc làm và thu nhập của người lao động sau khi thu hồi đất có sự biến đổi theo chiều hướng khó khăn hơn. Vì vậy, để ổn định cuộc sống cho người lao động bị thu hồi đất chính quyền thành phố Huế cần quan tâm hơn nữa đến việc giải quyết việc làm cho họ.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc làm cho người lao động sau thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Huế hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
67 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010 VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ HUẾ HIỆN NAY Hà Thị Hằng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Trong những năm qua, ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng việc quy hoạch, chỉnh trang đô thị, phát triển các khu công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội diễn ra khá nhanh. Từ năm 2006 - 2010 thành phố Huế đã triện khai 35 dự án, thu hồi 1.079.217m2 đất nông nghiệp và làm ảnh hưởng gần 1000 hộ dân. Qua khảo sát 100 hộ với 262 lao động bị thu hồi đất ở một số xã, phường điển hình của thành phố Huế cho thấy: Tình trạng việc làm, cơ cấu việc làm và thu nhập của người lao động sau khi thu hồi đất có sự biến đổi theo chiều hướng khó khăn hơn. Vì vậy, để ổn định cuộc sống cho người lao động bị thu hồi đất chính quyền thành phố Huế cần quan tâm hơn nữa đến việc giải quyết việc làm cho họ. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH việc thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng là tất yếu khách quan. Quá trình này ngày càng tác động mạnh mẽ không chỉ đến các trung tâm kinh tế lớn như: Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng mà còn ở hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Đô thị hóa đã mang lại nhiều tác động tích cực như làm thay đổi bộ mặt đô thị, cải thiện diện mạo ở nông thôn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân... Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình trạng xẻ thịt không thương tiếc đất “bờ xôi, ruộng mật” đã và đang làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, đó là có một bộ phận lao động nông nghiệp thuộc diện bị thu hồi đất không có đất sản xuất, mất việc làm truyền thống, khó chuyển đổi nghề nghiệp, cách thức đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội... Trong đó, vấn đề giải quyết việc làm để ổn định đời sống cho người lao động sau thu hồi đất nổi lên như một hiện tượng vừa mang tính khách quan của quá trình CNH, HĐH vừa mang tính đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng. Trong những năm qua, ở tỉnh Thừa Thiên Huế việc quy hoạch, chỉnh trang đô thị, phát triển các khu công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội diễn ra khá nhanh. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường từ 01/01/2004 đến 31/12/2008 trên địa bàn tỉnh đã giao đất, cho thuê đất 490 dự án với diện tích 10.907,9ha [1] riêng 68 thành phố Huế thu hồi 3.621,139 ha bao gồm đất ở, đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp. Hiện nay, theo số liệu của Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và Tái định cư, từ 2006 - 2010 thành phố Huế đã triển khai 35 dự án, thu hồi 1.079,217 m2 [2] đất nông nghiệp và làm ảnh hưởng gần 1000 hộ dân chủ yếu tập trung ở các phường, xã như: An Đông và Xuân Phú, Vĩ Dạ, Hương Sơ, Thủy Xuân. Quá trình thu hồi đất nông nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp ở thành phố Huế trong thời gian qua đã tác động rất lớn đến việc làm, điều kiện sống và thu nhập của nhiều hộ nông dân. Tính trung bình mỗi hộ nông dân có 1,5 lao động và mỗi ha đất bị thu hồi làm mất việc làm của trên 10 lao động. Như vậy, với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên có hàng trăm hộ dân bị thu hồi hết đất sản xuất với hàng nghìn lao động bị mất việc làm truyền thống, phải chuyển đổi nghề nghiệp khác hoặc rơi vào tình trạng thất nghiệp mà điển hình là khu đô thị Đông Nam Thủy An và An Vân Dương làm mất đất sản xuất của 500 hộ dân. Thực tế thì tình trạng, điều kiện, cơ cấu việc làm của người lao động có sự biến đổi, kéo theo đó thu nhập của người lao động cũng thay đổi theo. Bởi lẽ, nguồn sống của bộ phận dân cư này chịu sự tác động trực tiếp chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp gắn chặt với môi trường sống quen thuộc và các mạng lưới quan hệ đã được xây dựng qua nhiều năm tháng. Theo kết quả điều tra 100 hộ với 262 lao động bị thu hồi đất ở một số phường xã điển hình của thành phố Huế cho thấy: Sau khi bị thu hồi đất, tỷ lệ lao động có việc làm giảm xuống chỉ còn 56,1%, trong khi đó, số lao động có việc làm trước khi bị thu hồi đất là 100%. Trong tổng số lao động có việc làm sau khi bị thu hồi đất, chỉ có 14,5%, vẫn còn tiếp tục làm nghề cũ, 41,6% buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp và tỷ lệ lao động mất việc làm, thất nghiệp tăng lên 33,97% so với trước khi bị thu hồi đất. Nếu chỉ xét riêng về mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến số lượng việc làm mà chưa xét đến thu nhập, chất lượng việc làm thì thấy lao động làm nghề trồng trọt, chăn nuôi ảnh hưởng nhiều nhất, dẫn đến tỷ lệ mất việc làm, thất nghiệp của lao động ở những nghề trên cao hơn. Lý do chủ yếu là người lao động nông nghiệp bị mất hết đất đai, mặt nước, dẫn đến mất lợi thế về nghề nghiệp so với trước đây. Hơn nữa, việc bố trí họ vào sống ở các khu chung cư, nhà phân lô... cách xa các vùng đất nông nghiệp cũng có tác động không nhỏ đến điều kiện việc làm của họ sau giải tỏa. Bảng 1. Biến đổi việc làm của lao động nông nghiệp sau thu hồi đất Tình trạng việc làm Số lượng lao động Tỷ lệ (%) 1. Vẫn làm nghề cũ 38 14,5 2. Đã đổi nghề 109 41,61 3.Thất nghiệp 89 33,97 4. Không trả lời 26 9,92 Tổng 262 100 Nguồn: Số liệu điều tra 100 hộ lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở thành phố Huế năm 2010. 69 Do ảnh hưởng của việc di dời, giải tỏa mà điều kiện việc làm của người lao động sau thu hồi đất cũng bị ảnh hưởng. Sự ảnh hưởng đó tác động theo những chiều hướng khác nhau. Một số ý kiến cho rằng, sau khi giải tỏa, điều kiện việc làm của họ thuận lợi hơn hoặc không có gì thay đổi. Tuy nhiên, phần lớn lao động thuộc diện thu hồi đất cho rằng, sau khi bị thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích đất nông nghiệp, họ gặp rất nhiều khó khăn để tiếp tục làm nghề cũ, tự tạo việc làm và chuyển đổi nghề mới. Những khó khăn mà người lao động gặp phải sau thu hồi đất rất đa dạng cụ thể: Đối với những lao động vẫn muốn tiếp tục làm nghề cũ, trong 153 ý kiến được hỏi có 10,46% ý kiến cho rằng họ thiếu mặt đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản; 41,83% thiếu đất đai để trồng các loại cây nông nghiệp; 22,2% thiếu mặt bằng để sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp; Đối với những lao động muốn chuyển đổi nghề mới thì trong 109 ý kiến được hỏi có 44,95% ý kiến cho rằng họ thiếu vốn, 28,44% thiếu trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật thấp; 26,6% do tuổi cao... Như vậy, khó khăn mà người lao động gặp phải sau khi thu hồi đất bao gồm cả khó khăn mang tính khách quan và chủ quan. Do đó, để giải quyết việc làm cho người lao động ngoài sự nỗ lực của chính quyền thành phố còn đòi hỏi chính bản thân người lao động phải thực sự nỗ lực vươn lên, đặc biệt trong xã hội hiện đại cần người lao động phải nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật mới có thể tự tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp và nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, sau khi bị thu hồi đất, cơ cấu việc làm và thu nhập của người lao động cũng có sự biến đổi rõ rệt. Một số lao động vẫn tiếp tục làm nghề cũ do vẫn còn lại một số ít ruộng đất, số còn lại bị thu hồi hết đất đai buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp. Những loại hình việc làm mà người lao động chuyển đổi chủ yếu là buôn bán nhỏ (28,44%), phụ nề (23,85%), đạp xích lô, xe thồ (22,02%), làm thuê (19,27%) còn lại là các công việc khác. Bảng 2. Cơ cấu việc làm của người lao động nông nghiệp sau thu hồi đất Loại hình việc làm chuyển đổi sau thu hồi đất Số lượng Tỷ lệ % 1. Buôn bán nhỏ 31 28,44 2. Phụ nề 26 23,85 3. Đạp xích lô, xe thồ 24 22,02 4. Làm thuê 21 19,27 5. Công việc khác 7 6,42 Tổng 109 100 Nguồn: Số liệu điều tra 100 hộ lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở thành phố Huế năm 2010. 70 Rõ ràng với những loại hình việc làm mà những người lao động nông nghiệp thuộc diện bị thu hồi đất có được như trên phần nào nói lên được việc làm của họ có tính chất tạm thời, thiếu ổn định. Qua điều tra ý kiến 109 lao động đã chuyển đổi nghề mới, có 75 ý kiến (68,80%) cho rằng họ có việc làm tạm thời và làm theo mùa vụ. Với đặc điểm, tính chất và thời gian làm việc như vậy dẫn đến thu nhập của người lao động sau thu hồi đất không cao và đời sống của gia đình họ gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân của mỗi người trong hộ gia đình như sau: Bảng 3. Cơ cấu thu nhập từ việc làm của người lao động nông nghiệp sau thu hồi đất Đơn vị tính: nghìn đồng/tháng Thu nhập/Phường An Đông Vĩ Dạ Xuân Phú Thủy Xuân Hương Sơ 1. Dưới 200 0 0 0 0 0 2.Từ 200- 350 0 0 0 0 0 3. Từ 350 - 500 17 7 8 3 1 4. Từ 500 - 700 10 5 20 6 8 5.Từ 700 - 1000 3 3 6 1 1 6.Từ 1000 trở lên 0 0 1 0 0 Tổng 30 15 35 10 10 Nguồn: Số liệu điều tra 100 hộ lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở thành phố Huế năm 2010. Từ hiện trạng việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động sau thu hồi đất cho phép chúng ta hình dung không ít khó khăn đối với gia đình và bản thân người lao động. Trong thời gian qua, để hỗ trợ cho người lao động thuộc diện thu hồi đất, tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế đã ban hành nhiều văn bản quy định hỗ trợ đối với các hộ gia đình thuộc diện này để tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống.như: Quyết định số 1363/2005/QĐ-UB, Quyết định số 1939/2007/QĐ-UB, Quyết định số 928/2008/QĐ-UB, Quyết định số 798/2009/QĐ-UB, Quyết định số 11/2010/QĐ-UB... về bồi thường, hỗ trợ người lao động sau thu hồi đất cụ thể: Hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp là 10.500 đồng/kg x 30 kg gạo x 3 tháng = 945.000 đồng, hỗ trợ chuyển đổi việc làm 500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 3.000.000 đồng. Ngoài ra, thành phố Huế đã tiến hành một số hoạt động cho vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo... Chính vì vậy, đã góp phần giải quyết một phần khó khăn bước đầu cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất. Trong thời gian tới, việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới vẫn phải tiếp tục nhằm phấn đấu xây dựng thành phố Huế trở 71 thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách này còn có nhiều điểm chưa hợp lý, gây nhiều mâu thuẫn. Việc thu hồi đất phát triển công nghiệp, đô thị là nhằm làm nền cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, thế nhưng trong thời gian qua, điều đáng bàn là diện đất nông nghiêp bị thu hồi hầu hết đều ở những vùng đất tốt, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, mật độ dân số cao, việc đền bù chưa thỏa đáng, tình trạng nông dân mất việc làm và không chuyển đổi được nghề nghiệp ngày càng gia tăng. Hiện nay, Nhà nước có hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động nhưng chỉ hỗ trợ bằng tiền nên phần lớn người lao động sử dụng tiền đền bù vào việc mua sắm các thiết bị trong gia đình và chi tiêu hơn là đầu tư để chuyển đổi nghề nghiệp. Hơn nữa, các dự án triển khai trên địa bàn thành phố thường không tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi vì các dự án này chủ yếu là xây dựng các công trình công cộng (11 dự án), khu đô thị mới, khu quy hoạch phân lô (16 dự án), đường giao thông (3 dự án), khu du lịch (5 dự án) [3] hơn xây dựng khu công nghiệp. Trong khi đó, chính quyền chưa chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết cho người dân có đất sản xuất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp đặc biệt là chính sách đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất.. Điều đáng quan tâm là trên thực tế, tình trạng sử dụng đất thu hồi kém hiệu quả, nhiều “dự án treo” được cấp phép rồi bỏ hoang, trong khi người dân không có đất sản xuất gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên đất, sự bất ổn về mặt xã hội. Vì vậy, bài toán đặt ra cho giai đoạn tới để ổn định cuộc sống cho nông dân sau khi bị thu hồi đất cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó giải pháp tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp thích hợp cho họ cần phải được đặt lên hàng đầu. Thứ nhất, cần hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Từ thực trạng thu hồi đất nông nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, cấp phép đầu tư ồ ạt trong thời gian qua cho thấy đất nông nghiệp không được tôn trọng và chưa có một chiến lược, một quy hoạch và kế hoạch được luận chứng rõ ràng, có cơ sở khoa học về vấn đề này. Vì vậy, trước hết phải thực hiện tổng điều tra đất nông nghiệp trên toàn tỉnh, qua đó nắm được số diện tích, đặc điểm các loại đất để có quy hoạch hợp lý, cụ thể: Đất “bờ xôi, ruộng mật” chỉ để phát triển nông nghiệp, không được xâm phạm nhằm đảm bảo an ninh lương thực, còn đất ở những vùng gò đồi, hoặc các vùng trồng cây nông nghiệp không có hiệu quả dành cho các khu công nghiệp tập trung, tránh làm công nghiệp bằng mọi giá như khu công nghiệp Khai Quang và Quang Minh mà tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng. Đồng thời, kiên quyết xóa bỏ các khu công nghiệp, khu đô thị “treo” không có khả năng thực hiện giao lại ruộng dất cho nông dân canh tác. Thứ hai, thực hiện dân chủ trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp. Trong các dự án xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị tỉnh, thành phố mới chỉ tính đến việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư để làm thế nào thu hút được nhiều dự án, chứ chưa xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội của nông dân. Trong đó một đặc điểm nổi bật của họ là từ bao đời nay cuộc sống của họ gắn bó chặt chẽ với con trâu, cái cày, 72 thửa ruộng. Vậy, họ sẽ phải sống như thế nào khi mất tư liệu sản xuất, sử dụng hết tiền đến bù đất? Đây là một vấn đề lớn cần được luận chứng rõ ràng. Hơn nữa, việc thu hồi đất lại mang tính áp đặt từ trên xuống, chưa phản ánh được nguyện vọng chính đáng của nông dân, đó là đa số nông dân vẫn mong muốn tiếp tục kiếm sống trên đám ruộng của họ. Qua khảo sát các hộ bị thu hồi đất, có nhiều lao động quay lại làm nông nghiệp trong điều kiện hết sức khó khăn, đất đai chặt hẹp. Cho nên, việc thu hồi đất, bồi thường, giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho người dân diễn ra hết sức lúng túng, thậm chí có nơi còn tùy tiện. Do vậy, khi triển khai dự án cần tránh áp đặt một chiều từ trên xuống mà phải bằng biện pháp dân chủ hóa từ các khâu giải tỏa, đền bù, tổ chức tái định cư, phải biến lắng nghe nguyện vọng của chính họ. Thứ ba, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách xã hội sau thu hồi đất nhất là chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và khuyến khích tạo việc làm cho người lao động. Thiếu sót lớn nhất của những dự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị mới là các chính sách xã hội sau khi thu hồi đất, mà đặc biệt là chính sách lao động - việc làm. Cho đến nay, việc quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp chưa gắn với quy hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi. Tỉnh, thành phố và doanh nghiệp mới chỉ có chính sách đền bù, hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề nghiệp, trong khi đó việc hướng dẫn cho nông dân học nghề gì, học ở đâu, học bao lâu, học rồi có được vào làm việc trong các doanh nghiệp không, Là việc mà người nông dân phải tự lo, tự bươn chải. Chính quyền các cấp không mấy quan tâm. Do đó, vốn đã khó khăn, nông dân lại càng lao đao hơn để tìm kế sinh nhai. Vì vậy, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, để việc thu hồi đất nông nghiệp diễn ra thuận lợi và không làm xáo trộn cuộc sống của nông dân, tỉnh, thành phố cần phải bổ sung và hoàn thiện chính sách xã hội sau khi thu hồi đất nhất là chính sách về giải quyết việc làm. Ngoài ra, tỉnh, thành phố cũng cần có những giải pháp hỗ trợ trực tiếp đối với lao động bị mất đất trên các mặt: Hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm như: đào tạo nghề miễn phí cho con em nông dân; tổ chức việc kết nối giữa các trường và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề theo địa chỉ, phù hợp với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp; có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tiếp nhận và đào tạo lao động phổ thông thuộc đối tượng này gắn với giải quyết việc làm cho họ sau thời gian học nghề tại doanh nghiệp; Hỗ trợ về tín dụng, xoá đói giảm nghèo... Thứ tư, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Thời gian vừa qua đã có một số tỉnh, thành triển khai hoạt động này và đã có sự hỗ trợ bước đầu đối với người lao động như: Hải Dương hỗ trợ 50% học phí/ 1 lao động; Cần Thơ đã liên kiết với 4 công ty tại thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp đến các quận, huyện tuyển dụng. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, thành phố Huế nói riêng hoạt động xuất khẩu lao động trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, số lượng lao động thuộc diện thu hồi đất tham gia xuất khẩu lao động rất ít nông dân không thiết tha với một số thị trường lao động Malaysia, Đài Loan vì lương thấp, vất vả. Họ chỉ thích sang Nhật Bản, Hàn Quốc 73 trong khi trình độ tay nghề, ngoại ngữ không đáp ứng nổi. Để thúc đẩy hoạt động này, tỉnh và thành phố cần có ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đồng thời hỗ trợ kinh phí, đào tạo ngoại ngữ, tay nghề, ý thức kỷ luật cho người lao động. Thứ năm, phát triển kinh tế hộ gia đình và các ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay, việc phát triển kinh tế hộ gia đình, các ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp là giải pháp tốt để tạo ra nhiều việc làm tại chỗ, phù hợp với mọi lứa tuổi nhất là với lao động đã quá tuổi để đào tạo nghề và xuất khẩu lao động. Do đó, tỉnh và thành phố cần có sự hỗ trợ về vốn, mặt bằng sản xuất - kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, khôi phục lại các ngành nghề, làng nghề truyền thống nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động thuộc diện bị thu hồi đất nói riêng. Thứ sáu, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho người lao động.. Kết quả điều tra 100 hộ dân thuộc thu hồi đất ở thành phố Huế cho thấy, số người có trình độ trung học phổ thông chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số ở bậc tiểu học; đại học và cao đẳng không có. Điều này đã trở thành rào cản gây trở ngại rất lớn đối với người lao động trong việc tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo thành áp lực đối với các doanh nghiệp khi tuyển dụng. Tỉnh và thành phố cần có chính sách đào tạo để nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động cả trước và sau khi triển khai các dự án. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo về tổng kết thi hành Luật Đất đai và ý kiến nội dung sửa đổi cần bổ sung. Huế, ngày 10 tháng 4 năm 2009. [2]. Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Báo cáo về tình hình các dự án giải phóng mặt bằng thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Huế. [3]. Chi cục Quản lý Đất đai thành phố Huế. Số liệu tổng hợp đất đai bị thu hồi ở thành phố Huế giai đoạn 2005 – 2009. [4]. Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư, Báo cáo về tình hình các dự án giải phóng mặt bằng thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Huế. EMPLOYMENT FOR WORKERS AFTER LAND ACQUISITION IN THE PROCESS OF URBANIZATION IN THE HUE NOW Ha Thi Hang College of Economics, Hue University SUMMARY In recent years, the fact that urban planning and urban embellishment, development of industrial zones, infrastructure construction and socio-economic development grows rather quickly in Thua Thien Hue province generally and in Hue City particularly. From the year 2006 74 – 2010, in Hue city there were 35 projects withdrawing 1079.217 ha of agricultural land and affecting approximately 1,000 households. The survey that has been implemented with 100 households including 262 labourers whose land was recovered in some typical communes, wards of Hue city indicated that labourers had more difficulties in job situation, job structure and income after their land had been withdrawn. As a result, in order to settle the life of labourers, the authorities of Hue City should take the job creation into consideration..