Việc ứng dụng phương pháp “Dạy học lấy bài tập làm trung tâm” (Task-Based language teaching) trong việc giảng dạy kĩ năng nói của bộ môn tiếng Anh cho học sinh Lớp 11 ở các trường phổ thông công lập trong thành phố Hồ Chí Minh

1. Mở đầu Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên mà tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu. Không dừng lại ở đó, từ khi Việt Nam hội nhập quốc tế, tiếng Anh được xem là một trong những yếu tố quyết định thành công trong nghề nghiệp của các cá nhân. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là 86.6% học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, dù chỉ là nói những câu rất đơn giản. Trong suốt một quãng thời gian dài, các trường phổ thông chỉ dạy cho học sinh đọc, viết và ngữ pháp tiếng Anh chứ không chú trọng đến môn nói. Việc đổi mới sách giáo khoa từ năm 2006 đã lần đầu tiên đưa môn nói vào việc dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện đổi mới, hiệu quả của việc giảng dạy môn nói tiếng Anh vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Điều này khiến chúng tôi băn khoăn nghĩ đến việc nghiên cứu ứng dụng một phương pháp thật hiệu quả để dạy môn nói tiếng Anh trong các trường Trung học phổ thông. Phương pháp chúng tôi đã lựa chọn là phương pháp “Dạy học bằng bài tập”. Đáng tiếc là chữ “bài tập” không thể truyền tải hết được ý nghĩa của phương pháp này vì khi nhắc đến “bài tập”, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến những bài tập thông thường của tiếng Anh như bài tập ngữ pháp hay bài tập của môn đọc. Chữ “bài tập” trong phương pháp dạy môn nói này là dạng bài tập dựa trên những tình huống thực tế để tăng cường khả năng giao tiếp cho học sinh.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc ứng dụng phương pháp “Dạy học lấy bài tập làm trung tâm” (Task-Based language teaching) trong việc giảng dạy kĩ năng nói của bộ môn tiếng Anh cho học sinh Lớp 11 ở các trường phổ thông công lập trong thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 176 VIỆC ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP “DẠY HỌC LẤY BÀI TẬP LÀM TRUNG TÂM” (TASK-BASED LANGUAGE TEACHING) TRONG VIỆC GIẢNG DẠY KĨ NĂNG NÓI CỦA BỘ MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 11 Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TRONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Nguyên Khánh, Đỗ Huỳnh Quân Ngọc (Sinh viên năm 4, Khoa Tiếng Anh) GVHD: ThS. Nguyễn Tuấn Phúc 1. Mở đầu Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên mà tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu. Không dừng lại ở đó, từ khi Việt Nam hội nhập quốc tế, tiếng Anh được xem là một trong những yếu tố quyết định thành công trong nghề nghiệp của các cá nhân. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là 86.6% học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, dù chỉ là nói những câu rất đơn giản. Trong suốt một quãng thời gian dài, các trường phổ thông chỉ dạy cho học sinh đọc, viết và ngữ pháp tiếng Anh chứ không chú trọng đến môn nói. Việc đổi mới sách giáo khoa từ năm 2006 đã lần đầu tiên đưa môn nói vào việc dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện đổi mới, hiệu quả của việc giảng dạy môn nói tiếng Anh vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Điều này khiến chúng tôi băn khoăn nghĩ đến việc nghiên cứu ứng dụng một phương pháp thật hiệu quả để dạy môn nói tiếng Anh trong các trường Trung học phổ thông. Phương pháp chúng tôi đã lựa chọn là phương pháp “Dạy học bằng bài tập”. Đáng tiếc là chữ “bài tập” không thể truyền tải hết được ý nghĩa của phương pháp này vì khi nhắc đến “bài tập”, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến những bài tập thông thường của tiếng Anh như bài tập ngữ pháp hay bài tập của môn đọc. Chữ “bài tập” trong phương pháp dạy môn nói này là dạng bài tập dựa trên những tình huống thực tế để tăng cường khả năng giao tiếp cho học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi tiến hành cuộc nghiên cứu này để xem tính hiệu quả của phương pháp “Dạy học bằng bài tập” trong việc giảng dạy kĩ năng Nói của bộ môn Tiếng Anh cho các em lớp 11 của các trường công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát sự thuận lợi, cũng như những khó khăn của phương pháp “Dạy học bằng bài tập” nhằm tìm ra những hướng khắc phục giúp Năm học 2009– 2010 177 hoàn thiện phương pháp này khi áp dụng ở trường Trung học phổ thông, giúp cải thiện kĩ năng nói ở trường Trung học phổ thông. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tiến hành khảo sát ở tại ba trường Trung học phổ thông: - Bùi Thị Xuân, Hùng Vương: trường có chất lượng học sinh tốt ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Lý Thường Kiệt: trường ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh, nơi học sinh được xem là có chất lượng kém. 2.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 11 của các trường Trung học phổ thông trong Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều cấp độ, và thuộc các bạn khác nhau được mô tả theo bảng sau: Bảng 1: Sự phân bố học sinh trong việc phát bảng khảo sát Trường Lớp Ban Số HS 11A13 A 41 Bùi Thị Xuân 11A14 D 42 11A20 D 41 Hùng Vương 11A21 D 43 11A A 34 Lý Thường Kiệt 11B6 Cơ bản 48 2.4. Cách thức tiến hành cuộc nghiên cứu Đầu tiên, bảng khảo sát được phát cho các em học sinh và giáo viên của ba Trường Trung học phổ thông nêu trên, để lấy ý kiến của học sinh và giáo viên về tình trạng giảng dạy kĩ năng Nói, cũng như những yếu tố để dẫn đến một tiết học Nói thành công. Sau đó, chúng tôi tiến hành hai cuộc phỏng vấn. Một cuộc phỏng vấn với bốn học sinh ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, và một cuộc phỏng vấn với cô Vũ Trần Thế Mai, một giáo viên ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, và với giảng viên Tạ Thanh Huyền, khoa tiếng Anh đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc phỏng vấn giúp làm rõ những chi tiết ở bảng khảo sát, cũng như làm chắc chắn thông tin ở bảng khảo sát. Tiếp theo, chúng tôi thực hiện hai tiết dạy thực nghiệm được tiến hành vào tuần thứ tư và tuần thứ năm của kỳ thực tập ở lớp 11A14 Trường THPT Bùi Thị Xuân, một tiết chúng tôi sử dụng bài tập trong sách giáo khoa, một tiết chúng tôi Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 178 thiết kế lại bài tập theo hướng “Dạy học lấy bài tập làm trung tâm”. Trong suốt hai tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi ghi hình lại, quan sát xem biểu hiện của các em, mức độ các em làm việc, cũng như những khó khăn của phương pháp “Dạy học với bài tập làm trung tâm”. Sau mỗi tiết học, chúng tôi phát bảng khảo sát để ghi nhận ý kiến của các em về mỗi tiết dạy. 3. Kết quả nghiên cứu – Ý nghĩa 3.1. Kết quả nghiên cứu khảo sát 3.1.1. So sánh khảo sát giữa giáo viên và học sinh Nhìn chung, các giáo viên và học sinh có nhiều ý kiến tương đồng. Đa phần giáo viên và học sinh đều đồng tình rằng các hoạt động, bài tập cho phần nói tiếng Anh trong sách giáo khoa không thú vị, chủ đề khô khan, không phù hợp với tâm lý lứa luổi học sinh, và những gì sách giáo khoa thiết kế cho môn nói ít phù hợp với thực tế, khiến học sinh không thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Về các hoạt động trong tiết nói, cả thầy cô đều đồng tình rằng các hoạt động mang tính thực tiễn như phỏng vấn, giải quyết vấn đề, thảo luận, trao đổi thông tin vẫn chưa được sử dụng nhiều. Điều đáng mừng là các giáo viên và học sinh đều tỏ ra tán đồng phương pháp mà người nghiên cứu đề nghị. Đa phần đều cho rằng việc dạy môn nói dựa trên bài tập là tình huống thực tế sẽ khiến cho lớp học sinh động, học sinh hứng thú hơn. Và quan trọng nhất là giáo viên và học sinh đều đồng ý rằng phương pháp này sẽ giúp cho học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp trong giờ học hơn, từ đó tăng cường khả năng nói cho học sinh. Về hạn chế của phương pháp này, giáo viên và học sinh cho rằng đó là việc gây ra tiếng ồn trong lớp học. Do các hoạt động đều khiến học sinh phải giao tiếp và nếu càng hứng thú thì học sinh lại càng làm ồn hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các lớp xung quanh cũng như dẫn đến sự không hài lòng từ giám thị hoặc Ban Giám hiệu nhà trường. Đa phần đều không cho rằng cách sắp xếp bàn ghế ở trường Trung học phổ thông có thể cản trở việc ứng dụng phương pháp này do học sinh có thể giao tiếp với những bạn bè bên cạnh mình hoặc có thể ngồi đối diện nhau khi thảo luận nhóm. Tuy nhiên, có vài điểm mà ý kiến của giáo viên và học sinh không đồng nhất. Trước hết, đó là việc giáo viên có chỉnh sửa, bổ sung những hoạt động trong sách giáo khoa hay không. Mặc dù hầu hết giáo viên đều cho rằng mình có Năm học 2009– 2010 179 làm điều này nhưng chỉ một nửa số học sinh khảo sát đồng ý. Việc chỉnh sửa những hoạt động được thiết kế trong sách giáo khoa là rất cần thiết, vì như ý kiến của học sinh và giáo viên vừa nêu thì hoạt động trong sách giáo khoa không thú vị và thiếu tính thực tiễn. Ngoài ra, việc ứng dụng phương pháp mà chúng tôi đang nghiên cứu yêu cầu các giáo viên phải cải tiến những hoạt động trong sách giáo khoa theo hướng ứng dụng thực tiễn. Bảng 2: Nguồn tài liệu bài tập được sử dụng trong lớp Bài tập trong SGK Chỉnh sửa bài tập trong SGK Thiết kế mới hoàn toàn Số lượng học sinh 105 107 3 Tỉ lệ 48.84% 49.77% 1.39% Số lượng giáo viên 3 29 0 Tỉ lệ 9.38% 90.62% 0% Điểm bất đồng thứ hai giữa ý kiến giáo viên và học sinh là về vấn đề quản lí lớp học. Điều đáng ngạc nhiên là học sinh cho rằng việc ứng dụng phương pháp dạy học này sẽ khiến cho thầy cô khó quản lí lớp học, đồng thời khó quan tâm giúp đỡ đến các em khi các em thực hiện hoạt động. Tuy nhiên, giáo viên lại không đồng ý rằng đây là trở ngại cho việc thực hiện phương pháp này. Điều này có thể được giải thích là giáo viên tự tin họ có thể quản lí lớp học tốt và quan tâm được đến các em, hoặc giáo viên thờ ơ, không quan tâm đến điều này. Chúng tôi thiết nghĩ đây là một vấn đề quan trọng vì lớp học đông, rất khó quản lí. Các em lại rất cần sự giúp đỡ của giáo viên trong khi tiến hành hoạt động. Vì vậy, giáo viên cần chú ý vấn đề này hơn nữa nếu ứng dụng phương pháp này. Bảng 3: Sự chú ý và giúp đỡ của giáo viên trong lớp Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Số lượng học sinh 76 114 52 7 Tỉ lệ 30.52% 45.78% 20.88% 2.81% Số lượng giáo viên 2 13 16 4 Tỉ lệ 5.71% 37.14% 45.71% 11.44 3.1.2. So sánh khảo sát học sinh trường giỏi và học sinh trường trung bình-yếu Điều đáng mừng là cả học sinh những trường giỏi và trung bình-yếu đều tỏ ra hứng thú với việc thực hiện phương pháp này, về những lợi ích mà nó đem lại. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 180 Tuy nhiên, khi được khảo sát, trong khi học sinh các trường giỏi trả lời rằng các em được học môn Nói theo đúng như phân bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trái lại học sinh trường trung bình-yếu tiết lộ rằng các em không thường xuyên được học môn Nói trong trường. Trong 2 lớp được khảo sát thì chỉ có một lớp được học, còn lớp kia hoàn toàn không. Điều này thật sự đáng lo ngại, vì nếu môn Nói không được dạy thì việc nghiên cứu phương pháp nào phù hợp là điều thiếu thực tế và cũng không hề dễ dàng. Bảng 4: Tiết học Nói ở phổ thông Có Không 167 0 Trường Hùng Vương + Trường Bùi Thị Xuân 100% 0% 48 34 Trường Lý Thường Kiệt 58.54% 41.46% Ngoài ra, các học sinh trường giỏi tỏ ra rất tự tin vào khả năng của mình khi cho rằng mình đủ trình độ để có thể học môn Nói theo phương pháp này. Tuy nhiên, học sinh các trường trung bình-yếu thì rất thiếu tự tin và cho rằng mình không đủ trình độ để học môn Nói theo phương pháp này. Thực tế, các em học sinh yếu rất ngại học nói và rất thiếu tự tin. 3.1.3. Kết quả phỏng vấn Qua buổi phỏng vấn, các câu trả lời đã khẳng định chắc chắn và cụ thể cho những ý kiến trong phần khảo sát. 3.1.4. Kết quả việc dạy thử nghiệm Trong tiết dạy thứ nhất, chúng tôi chỉ dạy theo đúng sách giáo khoa, không chỉnh sửa hay bổ sung. Học sinh vẫn học bình thường, nhưng các em tỏ ra kém hứng thú, nhiều em còn nói chuyện riêng bằng tiếng Việt. Mặc dù các em có nói tiếng Anh nhưng chỉ là lặp lại sách giáo khoa và thay thế những thông tin đã có sẵn trong sách giáo khoa. Do đó các em không có nhiều cơ hội giao tiếp và cũng không thể áp dụng những gì được học ra ngoài cuộc sống vì hoạt động thiếu tính thực tiễn. Trong tiết dạy thứ hai, chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học bằng những bài tập mang tính thực tiễn. Chúng tôi thiết kế những hoạt động mới có cùng chủ đề với sách giáo khoa bằng những tình huống mang tính thực tiễn. Học sinh tỏ ra rất hứng thú, các em sử dụng tiếng Anh giao tiếp với nhau rất vui vẻ. Tuy nhiên, lớp học rất ồn ào. Và có một vài em gặp khó khăn với tình huống, giáo viên phải Năm học 2009– 2010 181 thường xuyên đi rảo quanh lớp học để giúp đỡ các em và kiểm soát xem các em có thật sự đang thực hiện hoạt động hay không. Bảng 5: So sánh giữa hai tiết dạy thử nghiệm Tiết 1 Tiết 2 Ý kiến chung Không thú vị 95.12% Thú vị 95.11% Bài tập Không thú vị 100% Thú vị 95.68% Mức độ khó Dễ 41.46% Khó 75.71% Hướng dẫn của giáo viên Dễ dàng theo dõi 85.37% Có thể theo dõi 75.6% Giao tiếp trong lớp Không nhiều 51.22% Nhiều 78.05% Mức độ thực tế Không 73.17% Có 100% 3.2. Kết luận và đề xuất Kĩ năng Nói trong việc giảng dạy tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông có thực hiện nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Các giáo viên chỉ chú trọng vào dạy ngữ pháp và những kĩ năng cần thiết để các em chuẩn bị cho kì thi mà quên đi kĩ năng nói. Hơn thế nữa, nếu có giảng dạy thì kĩ năng Nói cũng được dạy sơ sài, những bài tập chỉ hoàn toàn nằm trong sách giáo khoa, không mở rộng, giúp các em phát triển kĩ năng Nói. Phương pháp “Dạy học lấy bài tập làm trung tâm” có những lợi ích và những hạn chế nhất định. Về lợi ích, phương pháp này giúp người học phát triển kĩ năng nói của mình, có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong lớp học như môi trường thật ở bên ngoài, từ đó giúp các em phát triển sự tự tin, cũng như sự lưu loát trong việc vận dụng và nói tiếng Anh. Ngoài ra, học sinh có thể phát triển những ý tưởng sáng tạo của mình, không chỉ đơn giản là thay thế những đoạn hội thoại trong sách giáo khoa. Ngoài ra với phương pháp này, người học trở thành trung tâm, vì thế sẽ tạo ra sự chủ động và không khí thú vị trong lớp học. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những khó khăn. Thứ nhất, tiếng ồn là điều chúng ta cần quan tâm. Vì học sinh cần đi lại, làm bài tập nhóm, nên sẽ gây ồn trong lớp học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các lớp còn lại. Thứ hai, vì thời Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 182 gian dành cho mỗi tiết học chỉ có 45 phút và một chương học nặng nề sẽ gây khó khăn cho giáo viên khi áp dụng phương pháp dạy học này. Vì thế, chúng tôi có đưa ra những đề xuất khi áp dụng phương pháp dạy học này. Thứ nhất, đối với tiếng ồn, giáo viên nên đóng cửa lại và nhắc nhở các em một cách khéo léo. Ngoài ra, giáo viên cần xem xét mức độ ồn như thế nào là có thể chấp nhận được, bởi tiếng ồn cũng là một dấu hiệu chứng tỏ các em thích thú với tiết học. Thứ hai, để quản lí tốt lớp học, giáo viên nên có những hướng dẫn rõ ràng để các em dễ dàng theo dõi. Ngoài ra giáo viên nên đi vòng quanh để bao quát lớp học và giúp đỡ các em khi cần thiết. Như chúng tôi đã trình bày, việc giảng dạy kĩ năng Nói còn rất hạn chế ở các trường thuộc ngoại ô Thành phố. Vì thế, cần có những cuộc nghiên cứu để giúp phát triển kĩ năng Nói của các em. Từ đó, chúng ta sẽ có một thế hệ trẻ năng động và vững vàng trong việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Brown, J. (2001), Using Surveys in Language Programs, Cambridge: Cambridge University Press. [2] Clark, J. (1987), Curriculum Renewal in School Foreign Language Teaching. Oxford: Oxford University Press. [3] Dong Trieu, Nguyen (28-7-2004), “Sáu điểm yếu của sinh viên Việt Nam”, Nguoi Lao Dong Online sau-diem-yeu-cua-sinh-vien-vn.htm [4] Harmer, J. (1983), The Practice of English Language Teaching, London: Longman. [5] Kim Lien (2006, October 12), “7 năm học ở phổ thông: Tại sao không biết nói tiếng Anh?”, Tuoi Tre Online Newspaper. nnelID=13 [6] Nunan, D. (1989), Designing Tasks for The Communicative Classroom, Cambridge: Cambridge University Press. [7] Oxenden, C. and Latham-Koenig, C. 2006, New English File, Intermediate Student's Book, Oxford: Oxford University Press [8] Willis, J. (1996), A Framework for Task-based Learning. Harlow, U.K.: Longman Addison- Wesley.
Tài liệu liên quan