Viết bài PR hiệu quả cho doanh nghiệp tăng thứ hạng google. Viết PR như
viết một bài báo và dạng gần giống bài hướng dẫn, mang lợi ích cho khách
hàng, từ đó lôi cuốn họ vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viết bài PR hiệu quả cho doanh nghiệp tăng thứ hạng google, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết bài PR hiệu quả cho doanh nghiệp tăng thứ hạng google
Viết bài PR hiệu quả cho doanh nghiệp tăng thứ hạng google. Viết PR như
viết một bài báo và dạng gần giống bài hướng dẫn, mang lợi ích cho khách
hàng, từ đó lôi cuốn họ vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Viết bài PR hiệu quả cho doanh nghiệp
Tuy nhiên, với nguồn thông tin tràn ngập và nhu cầu Viết bài PR của doanh
nghiệp quá nhiều như bây giờ, người tiêu dùng ngày càng “bội thực” thông
tin bài viết PR. Họ dễ dàng bỏ ra những bài viết PR lộ liễu và thô thiển,
khiến cho “lá bùa” PR ngày càng mất “thiêng”.
Do vậy, để phát huy tác dụng của Bài Viết PR, tạo hiệu quả cho việc xây
dựng hình ảnh hoặc quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải sử dụng
công cụ này một cách sắc bén, khôn ngoan hơn. Cụ thể hơn, để một bài viết
PR của bạn trên web không bị nhanh chóng bỏ qua, bạn nên:
1. Lựa chọn tiêu đề Viết bài PR thật hay không trùng với bài viết đã có trên
google:
2. Nội dung cần mang tính có lợi ích cho khách hàng hơn là cho bạn.
3. Dẫn khách hàng từ từ vào thế giới sản phẩm và dịch vụ để họ tự nhiên tùy
họ lựa chọn.
4. Đừng áp đặt chủ quan cho khách hàng.
5. Nội dung có tính tương tác với khách hàng.
Cách viết bài pr và kinh nghiệp viết pr sản phẩm
Viết bài PR, Mình làm trong nghề từ đầu năm 2012 và cũng tích lũy được
chút kinh nghiệm để đàm đạo với các mẹ. Mẹ nào đang cần viết bài PR cho
mọi người tham khảo nhé.
Trước khi viết nên đặt câu hỏi: who, what, when, how ? để làm mục tiêu tạo
dàn ý cho bản thân, mục tiêu rõ ràng hay không ? đầy đủ ý hay không ? cũng
từ đây.
Cẩn thận trước khi viết bài pr
- What: Mình định viết cái gì? Viết về sản phẩm, về dịch vụ, hay về doanh
nghiệp?
Điểm mạnh, điểm yếu của sp (điểm mạnh thì xoáy vào đó, nhấn mạnh. Còn
điểm yếu thì có thể lờ đi không nhắc tới).
Đặc biệt, không nên viết về điểm yếu của đối thủ hay so sánh mặt hàng A, B
với X, Y của đối thủ. Mà chỉ nhấn mạnh tới điểm khác biệt trong sp/dv của
mình. Khi viết, bạn phải liệt kê được những điều này.
- Who: Đối tượng đọc bài viết này là ai?
Hay nói cách khác, bạn nhắm tới đối tượng nào có sự phân biệt rõ: độ tuổi,
giới tính, vị trí địa lý...
VD: phụ nữ rất quan tâm tới những bài viết mang tính tâm tình, làm đẹp,
thậm chí nhiều bài viết khi đọc có cảm giác rất "lá cải" nhưng lại đem lại hiệu
quả cao vì đánh trúng vào sự đam cảm của người phụ nữ. Nếu nhắm tới đối
tượng phụ nữ mà viết văn phong quá cứng sẽ khó để được đọc - chứ chưa nói
gì tới việc họ quan tâm tới sản phẩm A, B của mình. Viết cho đàn ông thì lại
cần ngắn gọn, xúc tích, thông tin chính xác (nếu có tài liệu trích dẫn hoặc lời
của ông A, B nổi tiếng nào đó...)
Như vậy, khi xác định được chữ Who thì bài viết của mình cũng bắt đầu được
định hình cách viết sẽ như thế nào?
- When: Khi nào? thời điểm nào? bạn sẽ tung ra bài viết này ?
Nó thuộc giai đoạn nào trong chiến lượng Maketing tổng thể của bạn. Nếu là
giai đoạn đầu, bài viết sẽ cần rất rõ ràng, cung cấp đầy đủ thông tin, không
tâng bốc hay nói quá....
Giai đoạn sau, cách viết của bài viết sẽ khác đi dần, có thể mượn lời những
người khác/ tổ chức khác nói về mình.
- How: Bạn sẽ truyền tin đi như thế nào? bằng cách nào?
Báo in - Báo điện tử ? Tờ báo nào?: Mỗi báo có 1 số quy định về bài viết
khác nhau, bạn muốn được đăng bài 1 cách thuận lợi thì cần xác định được tờ
báo đó cần gì? bài viết của bạn cần có gì để phù hợp?.
Đặc biệt chú trọng tới việc đối tượng của bạn là ai - tờ báo đó có đối tượng
độc giả phù hợp với đối tượng KH mục tiêu của bạn hay ko?
Khi trả lời được hết các câu hỏi bên trên, thì bài viết của bạn đã hình thành và
tỉ lệ thành công tới 70% rồi. Phần còn lại là ở khả năng của người viết bài, có
sắc sảo, có khéo léo hay không?
Đây là những kinh nghiệm mà mình đúc kết lại trong quá trình viết bài PR
cho sp, doanh nghiệp của mình và những Doanh nghiệp đối tác. Kể cả, bạn
không trực tiếp viết bài PR mà là chủ Doanh nghiệp, cũng nên biết được
những cái trên để quản lý cho tốt agency hay freelancer cho mình. Đây là
những điều rất cơ bản.