Viết bài văn giải thích

Khi viết, bạn nên theo 8 bước cơ bản sau: Chọn một chủ đề: Chọn một chủ đề đủ nhỏ để bạn có thể viết đủ, viết hay trong khuôn khổ một bài luận Viết câu chủ đề: Đảm bảo rằng câu chủ đề diễn đạt được ý chính, không quá rộng hoặc quá hẹp, đủ để bạn có thể viết hiệu quả.

pdf10 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viết bài văn giải thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết bài văn giải thích Khi viết, bạn nên theo 8 bước cơ bản sau: Chọn một chủ đề: Chọn một chủ đề đủ nhỏ để bạn có thể viết đủ, viết hay trong khuôn khổ một bài luận Viết câu chủ đề: Đảm bảo rằng câu chủ đề diễn đạt được ý chính, không quá rộng hoặc quá hẹp, đủ để bạn có thể viết hiệu quả. Chọn lựa một cách trình bày, phân tích ý: Xem xét những cách trình bày tham khảo trước khi chọn một cách phù hợp nhất với bài viết bạn đang làm: Định nghĩa Ví dụ So sánh và đối chiếu Nguyên nhân và hệ quả Phân loại Phân tích quá trình Sắp xếp bài luận: Bắt đầu bằng việc liệt kê các cách chia đoạn, bổ sung và trình bày dẫn chứng trong bài, hỗ trợ cho các luận điểm. Viết câu chủ đề cho mỗi đoạn của bài luận: Với mỗi đoạn, viết một chủ đề gắn chặt chẽ với ý của đoạn văn đó. Viết các đoạn trong phần thân bài: Mỗi đoạn văn nên phân tích, trình bày một ý đưa ra ở câu chủ đề. Viết đoạn mở bài: Đoạn mở bài nên trình bày rõ nội dung, ý của bài luận, giới thiệu cách trình bày các đoạn văn ở phần thân bài, thu hút sự chú ý của người đọc. Viết đoạn kết luận: Nhắc lại ý chính và các đoạn nhỏ của bài Kết thúc bài luận một cách hiệu quả và phù hợp Không nên lan man đến những vấn đề khác ngoài chủ đề Viết bài văn tranh luận thuyết phục Trong văn viết thuyết phục, người viết có nhiệm vụ viết sao cho người đọc đồng ý với ý kiến, luận điểm, tranh luận và kết luận người viết đưa ra, đồng thời chịu ảnh hướng cách suy luận về vấn đề của người viết. Các yếu tố để xây dựng một bài luận thuyết phục hiệu quả:  Xây dựng các luận điểm, thông tin  hỗ trợ cho tranh luận  Làm rõ các ý liên quan  thêm thông tin cho người đọc  Sắp xếp, chỉnh sửa  các luận điểm, thông tin, ý theo mức độ quan trọng để xây dựng bài viết  Tìm ý và trình bày các kết luận  "thuyết phục" người đọc  rằng kết luận bản đưa ra là dựa trên những thông tin được nhiều người đồng ý  Đủ tự tin  để diễn đạt tính thuyết phục trong bài viết Đây là một vài lời khuyên để bạn có thể viết một bài văn thuyết phục một cách hiệu quả: Viết yêu cầu đề bài bằng cách diễn đạt của bạn.  Suy nghĩ về những câu hỏi được đưa ra  khi bạn đọc và tìm hiểu các tài liệu. Tìm và cân nhắc  Thông tin cơ bản  Các nguồn thông tin sẽ giúp bạn kiểm chứng độ tin cậy cũng nhu những tài liệu tham khảo liên quan rộng hơn  Có định kiến nào trong tranh luận hay không hay những luận điểm tô vẽ thêm cho các thông tin sẵn có.  Bạn nghĩ gì về tranh luận của tác giả.  Liệt kê các thông tin; cân nhắc mức độ quan trọng, sắp xếp theo thứ tự, chỉnh sửa, phân loại, cắt bớtTự hỏi "Có thông tin nào còn thiếu không?"  Những đoạn "nhạy cảm", dễ gây cảm xúc?  Liệt kê những đoạn, những chỗ có thể tạo sự xúc động, và ghi chú lại để có thể sau này dùng đến. Bắt đầu viết nháp! (xem thêm ở phần: Những chỉ dẫn cơ bản khi viết bài luận) Bắt đầu và nên tập trung bám sát với những thông tin và ý bạn tìm được Chưa cần quan tâm đến chính tả hoặc ngữ pháp vội.  Viết đoạn đầu tiên o Giới thiệu chủ đề o Trình bày cho người đọc biết quan điểm của bạn! o Đưa người đọc tiếp đọc với phần còn lại của bài luận! o Tập trung vào 3 ý chính để phân tích  Chú ý đến mạch văn và sự chặt chẽ từ đoạn này sang đoạn khác  Dùng động từ ở thể chủ động  Ghi chú nguồn gốc của thông tin trích dẫn (nếu có)  Tập trung giữ ý kiến trong suốt bài văn  Tập trung vào các tranh luận logic  Đừng vội tóm tắt  ở phần thân bài—dành phần đó cho đoạn kết luận  Kết luận o Tóm tắt, rồi kết luận tranh luận của bạn o Xem qua đoạn mở đầu và những ý chính của bài  Đoạn kết bài có tổng kết được các ý chính chưa?  Chăm chút đến sự nối tiếp và quan trọng của các ý tranh luận  Đưa ra kết luận một cách lôgic  Chỉnh sửa/Viết lại đoạn mở đầu  để chặt chẽ hơn với thân bài và kết bài .  Nghỉ 1 hoặc 2 ngày!  Đọc lại bài luận  với cách nghĩ mới mẻ và cầm trong tay một cái bút chì o Tự hỏi: o Bài văn này có ổn không? Tính thuyết phục của nó ra sao? o Liệu bài viết này có thuyết phục được người đọc không? o Liệu họ có hiểu ý kiến, lập trường, thông tin được trình bày hay không? o Chỉnh sửa, thay đổi hoặc viết lại nếu cần thiết o Kiểm tra chính tả và ngữ pháp! o Nhờ một người bạn đọc qua và thử phản ứng của họ trước những lý lẽ bạn đưa ra. Họ có bị thuyết phục không? o Xem qua, chỉnh sửa một lượt nếu cần thiết o Nộp bài o Tự chúc mừng vì bạn đã hoàn thành được bài viết, o và tự tin rằng bạn đã cố gắng hết sức. Phản ứng trước nhận xét, chê bai như thế nào: Coi các lời nhận xét như là một cách thử tính thuyết phục của bạn. Không nên coi những lời nhận xét đó mang tính cá nhân. Nếu những lý lẽ bạn đưa ra bị chê, bạn nên kiểm tra lại, sau đó đưa ra các nguồn thông tin. Nếu người ta chỉ trách tính cách, cách suy nghĩ của bạn thì đôi khi, ta phải đồng ý để "không đồng ý". Nên nhớ: thành công trong việc thuyết phục người khác bao gồm cả việc bạn khiến cho người đó sẵn sàng để bạn thuyết phục! Lo lắng:Nếu bạn không quen giao tiếp, đặc biệt là trình bày ý kiến qua việc viết, bạn có thể cần phải vượt qua nỗi sợ bằng nhiều bước.Viết, cũng như đoạn phát biểu (không được ghi âm), là nỗ lực lâu dài và mọi người đều có thể thấy, và trong viết, "hoàn cảnh xung quanh" không quan trọng như trọng diễn thuyết, phát biểu khi mà "hoàn cảnh" có thể ảnh hưởng đến nội dung, ngôn từ. Ví dụ: người đọc sẽ không nhìn thấy bạn mà sẽ chỉ thấy những từ ngữ bạn viểt ra. Họ cũng không biết bạn trông như thế nào, bạn sống ở đâu, bạn là ai Hy vọng rằng ở trường, trong lớp học, bạn có cơ hội để thực hành cả nghệ thuật viết và nghệ thuật thuyết phục. Sau đó, khi ra ngoài xã hội như ở chỗ làm, nhà thờ, khu hàng xóm, và thậm chí trong gia đình, những kỹ năng đó sẽ giúp ích cho bạn. Sự thuyết phục còn có một khía cạnh khác: nó dựa trên các thông tin, miêu tả kết luận. Dĩ nhiên, điều này có nghĩa là bạn cần phải biết là bạn đang nói về cái gì, và không thể lười tìm hiểu thông tin được vì như vậy bạn sẽ chẳng thuyết phục được ai. Yếu tố này cũng thể hiện một mức độ của sự sợ hãi: sợ mắc lỗi sẽ khiến tranh luận của bạn sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Vì là bạn đang viết, và từ ngữ đều ở hết trên mặt giấy (hoặc là trên một trang web) và ai cũng nhìn thấy hết, bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu sao cho những thông tin của bạn hợp lý.