Việt kiều mua nhà: Gỡ vướng quy định về đối tượng

Dựthảo Nghị định sửa đổi vềviệc người Việt Nam định cư ởnước ngoài mua nhà ởtrong nước có nhiều điểm thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con mua nhà ởtrong nước", ông TạNguyên Ngọc, Vụtrưởng VụQuan hệKinh tế, Khoa học và Công nghệ, UB vềngười Việt Nam ởnước ngoài trao đổi với VietNamNet. Gỡvướng quy định về đối tượng Theo thống kê của BộXây dựng, đến nay mới chỉcó hơn 130 người Việt Nam định cư ởnước ngoài được mua và sởhữu nhà ởViệt Nam. Con sốnày quá nhỏso với nhu cầu thực tếbắt nguồn từsựhạn chế, không rõ ràng của những quy định liên quan đến chính sách cho người Việt Nam ởnước ngoài mua và sởhữu nhà ở Việt Nam. Sẽcó thêm đối tượng Việt kiều được quyền mua nhà ởtrong nước Ông TạNguyên Ngọc giải thích: Nghị định 90/2006/NĐ-CP của Chính phủban hành năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Nhà ởnăm 2005 tuy đã bổsung đối tượng người Việt Nam định cư ởnước ngoài được mua, sởhữu nhà ởtại Việt Nam nhưng trên thực tếtriển khai hướng dẫn vẫn vướng mắc.

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việt kiều mua nhà: Gỡ vướng quy định về đối tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt kiều mua nhà: Gỡ vướng quy định về đối tượng - "Dự thảo Nghị định sửa đổi về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở trong nước có nhiều điểm thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con mua nhà ở trong nước", ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Kinh tế, Khoa học và Công nghệ, UB về người Việt Nam ở nước ngoài trao đổi với VietNamNet. Gỡ vướng quy định về đối tượng Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay mới chỉ có hơn 130 người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở Việt Nam. Con số này quá nhỏ so với nhu cầu thực tế bắt nguồn từ sự hạn chế, không rõ ràng của những quy định liên quan đến chính sách cho người Việt Nam ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở Việt Nam. Sẽ có thêm đối tượng Việt kiều được quyền mua nhà ở trong nước Ông Tạ Nguyên Ngọc giải thích: Nghị định 90/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2005 tuy đã bổ sung đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng trên thực tế triển khai hướng dẫn vẫn vướng mắc. Cụ thể, chỉ có những đối tượng là người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam, người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam (hồi hương) được phép mua và sở hữu nhà ở Việt Nam. Do Luật Nhà ở và Nghị định 90/2006/NĐ-CP không quy định rõ nên các cơ quan không thống nhất được tiêu chí "sinh sống ổn định tại Việt Nam". Nếu coi là người hồi hương hoặc đầu tư thì đây không phải là đối tượng mới mở rộng. Theo ông Ngọc, sửa đổi quan trọng nhất là "giải thích rõ ràng diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà, sở hữu nhà". Theo đó, đối tượng được mua và sở hữu nhà là "người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài”. Cũng có cách hiểu khác nhau về quy định cho đối tượng được sở hữu 1 nhà ở hoặc căn hộ. Đó là "đã về nước cư trú với thời hạn được phép từ 6 tháng trở lên trong cùng thời gian cư trú”. Nếu căn cứ theo quy định này thì phải hiểu giấy phép cư trú với thời hạn từ 6 tháng trở lên có nhất thiết phải đủ 6 tháng hay phải cư trú thực tế đủ 6 tháng trở lên? Thêm nữa, có sự khác biệt giữa thị thực và cư trú, bởi thị thực chỉ là giấy phép nhập cảnh, còn giấy tờ xác định cư trú lại hoàn toàn khác. Các ban ngành đã mất khoảng hơn 1 năm trời xem xét, thảo luận nhưng vẫn không làm rõ được những chi tiết kiểu này khiến việc thực thi chính sách không hiệu quả. Theo ông Ngọc, trước đây, Việt Kiều được quan niệm là những người Việt Nam chủ yếu ra đi sinh sống, ổn định lâu dài ở nước ngoài. Bây giờ khái niệm người Việt Nam ở nước ngoài đã rộng hơn. Thực tiễn, người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm cả những người lao động, học tập ở nước ngoài, hoặc sinh sống ở nước ngoài. Đã có không ít người Việt đã sinh sống nhiều năm ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Ở Đông Âu, có nhiều trường hợp người Việt vẫn giữ hộ khẩu, thậm chí còn biên chế ở các cơ quan trong nước. Đây là một trong những cơ sở khiến quy định về đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở trong nước phải rõ ràng và rộng hơn. "Mở" cho mua là tất yếu Ông Ngọc cho rằng “dự thảo Nghị định mở rộng đối tượng mua và sở hữu nhà phù hợp với thực tiễn phát triển, mở rộng của cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài”. Nhu cầu thực tiễn lớn, chính sách sẽ phải rộng mở hơn. “Chính sách "mở" cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua và sở hữu nhà là theo quy luật tất yếu. Nó phù hợp với bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, theo điều kiện hội nhập WTO và là sự thể hiện thiết thực tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị tạo điều kiện cho kiều bào gắn bó với quê hương, đất nước". Luật Nhà ở và Nghị định 90/2006/NĐ-CP không quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi mua nhà ở trong nước phải có hộ khẩu. Theo ông Ngọc, dự thảo Nghị định mới quy định "thoáng" đến mức yếu tố hộ khẩu sẽ thay thế bằng nhiều loại giấy tờ, trong đó có giấy miễn thị thực. Theo quy định hiện hành, người Việt Nam ở nước ngoài có thể được cấp giấy miễn thị thực khi chứng minh nguồn gốc Việt Nam bằng giấy bảo lãnh của một công dân trong nước, không cần xác nhận của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, chính sách thoáng đến đâu cũng phải phù hợp với tư duy, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Ông Ngọc cũng đã dùng từ "thận trọng" khi nói về việc thực thi chính sách cho người Việt Nam mua và sở hữu nhà ở Việt Nam giống như bài học thận trọng về việc tiếp nhận dần dần nguồn kiều hối cách đây 10 năm. Thận trọng không phải kìm hãm, gây khó khăn, mà để tạo sự ổn định, phát triển bền vững "Khi thực hiện chính sách, phải tính sự tác động của nó tới thị trường bất động sản trong nước. Trong trường hợp giá nhà đất lên cao, liệu người thu nhập thấp trong nước có điều kiện mua nhà nữa không? Đó là chưa kể không phải người Việt Nam định cư ở nước ngoài nào cũng giàu có, sẵn tiền mua nhà... Đây là bài toán mà các nhà quản lý phải cân nhắc tổng thể", ông Ngọc nhấn mạnh. "Thực tế phần lớn những người có nhu cầu và khả năng tài chính đều đã mua nhà qua thân nhân. Nhưng với giá nhà đất hiện nay, không phải kiều bào nào cũng có thể mua nhà trong nước". "Việc "mở" để kiều bào mua và sở hữu nhà ở trong nước cũng sẽ giúp họ được chính thức đứng tên sở hữu tài sản, làm giảm những tranh chấp, khiếu kiện không đáng có, làm tăng niềm tin về sự nhất quán trong chủ trương, chính sách và thực hiện đối với người Việt Nam ở nước ngoài". “Theo dự thảo Nghị định mới, trình tự thủ tục mua và sở hữu nhà trong nước đối với bà con sẽ đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều”, ông Ngọc quả quyết. Bà Phạm Thị Vân Anh (Việt Kiều Australia): Việt Kiều không nhiều tiền như nhiều người tưởng Phần nhiều người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài phải đi làm thuê. Có những người sống 40 năm ở nước ngoài vẫn trong tình trạng đi thuê nhà. Có người mua được một chiếc xe ô tô rong ruổi ngày bán hàng đêm ngủ luôn trên xe. Không phải người Việt Nam nào sinh sống ở nước ngoài cũng nhiều tiền. Những đồng tiền đem về quê hương là những đồng tiền phải chắt chiu, dành dụm. Bên cạnh đó, có một lượng Việt kiều rất đông đã già, không có khả năng kinh tế và sống bằng trợ cấp. Họ sống chắt chiu với mong muốn sẽ có khoản tiết kiệm về Việt Nam mua nhà an dưỡng tuổi già. Giá nhà đắt đỏ cũng là yếu tố khiến họ “lực bất tòng tâm”. Khi về nhà mua bán phải tốn kém chi phí nhờ vả hết "cửa" này đến "cửa" khác khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn. Giấc mơ nhà cửa đối với nhiều người cũng trở nên xa vời hơn. Một điểm kiến nghị nữa của tôi là tại sao chính sách không mở rộng đối tượng được mua và sở hữu nhà? Quy định về chứng minh nguồn gốc để được mua nhà nên cân nhắc thông thoáng, rõ ràng hơn. Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội: Luật phải rõ ràng Luật nhà ở cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà nhưng thực tế mâu thuẫn là không có nhiều người có thể mua được nhà. Một trong những nguyên do là chính quyền địa phương, nơi thi hành luật, không có những hướng dẫn chi tiết, rõ ràng về những thủ tục, quy định chi tiết. Luật thiếu những hướng dẫn thực thi thích hợp sẽ không phát huy hiệu quả. Thách thức hiện nay của Việt Nam là thực thi hiệu quả các văn bản luật đó. Các nhà hoạch định chính sách phải đảm bảo bất cứ văn bản luật nào cũng phải có hướng dẫn thực thi rõ ràng, đặc biệt ở cấp địa phương. Tôi cho rằng khi đảm bảo sự minh bạch trong các điều khoản luật sẽ khuyến khích sự công bằng và phát triển.
Tài liệu liên quan