Trai Cầu Vồng Yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Lim.” đó là
những câu ca dao,lời hát mà mỗi chúng ta ai cũng đã một lần
được nghe. Nó đưa ta về với vùng đất Kinh Bắc giàu truyền
thống văn hoá. Trong những nét đẹp văn hoá lâu đời của
mảnh đất này,thì có một loại hình văn hoá-thể thao đặc sắc
mà ít người biết tới, đó là võ sáo - Yên Thế - Bắc Giang.
15 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Võ sáo - Môn võ cổ truyền độc đáo của người Yên Thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Võ sáo - môn võ cổ
truyền độc đáo của người
Yên Thế
“Trai Cầu Vồng Yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Lim...” đó là
những câu ca dao,lời hát mà mỗi chúng ta ai cũng đã một lần
được nghe. Nó đưa ta về với vùng đất Kinh Bắc giàu truyền
thống văn hoá. Trong những nét đẹp văn hoá lâu đời của
mảnh đất này,thì có một loại hình văn hoá-thể thao đặc sắc
mà ít người biết tới, đó là võ sáo - Yên Thế - Bắc Giang.
Môn võ cổ truyền độc đáo của người dân Yên Thế.
Võ sáo – một loại võ cổ truyền của dân tộc mà ít người biết
đến. Đây là một loại hình võ thuật mang đậm bản sắc văn hoá
dân tộc và nó đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay. Võ sáo có
nguồn gốc ở vùng rừng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.
Trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài suốt 30 năm do
người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, thì võ sáo
đã được những người lính trong nghĩa quân sử dụng rộng rãi.
Nghĩa quân Yên Thế xưa đã dùng những cây sáo bằng sắt để
tập hợp quân sĩ hay làm tín lệnh để báo hiệu có kẻ thù đến.
Do được làm bằng sắt nên những cây sáo hồi ấy có khả năng
gây sát thương rất cao. Nhất là khi nó lại được những người
có võ công cao cường, điêu luyện sử dụng. Tuy vậy cho đến
ngày nay võ sáo thực sự được chơi, đánh như thế nào thì rất ít
người biết.
Theo như một số sách vở còn ghi chép lại ở bảo tàng Bắc
Giang thì môn võ sáo đích thực là do những người dân vùng
rừng núi Yên Thế sáng tạo ra. Tuy nhiên ông tổ của môn võ
này thì đến nay cũng chưa rõ là ai. Võ sáo đã được người dân
ở Yên Thế sử dụng từ rất lâu trước khi nghĩa quân của Hoàng
Hoa Thám biết dùng nó như một vũ khí lợi hại. Thời xưa với
tính sát thương cao, nên võ sáo chủ yếu được dùng vào mục
đích tiêu diệt kẻ thù. Ngay sau khi nghĩa quân Yên Thế thất
bại thì võ sáo cũng đã bị mai một theo thời gian. Suốt gần
một thế kỷ sau người ta không còn nhắc đến cái tên võ sáo
nữa và người chơi nó cũng vắng bóng. Theo họ chỉ như
những ẩn sĩ trong giới giang hồ.
Trong những năm trước đây ở vùng Yên Thế-Bắc Giang xuất
hiện một võ sư là cụ Triệu Uý, người duy nhất kế tục đựơc
truyền thống võ sáo của cha ông. Cả cuộc đời cụ Triệu Uý
gắn liền với môn võ độc đáo này. Theo như một số người dân
kể lại, trước đây vào mỗi sáng họ lại thấy cụ Triệu Uý múa
vài bài võ sáo ở vùng đất ven đồi. Tuy hồi ấy tuổi cụ đã rất
cao, nhưng những bài võ sáo mà cụ biểu diễn thì vẫn rất uyển
chuyển, điêu luyện. Cụ luôn luôn là một tấm gương về ý chí
rèn luyện cả thể và mỹ cho con cháu và học trò noi theo. Cụ
đã nhận nhiều lớp học trò và truyền lại bí quyết môn võ này
với mong muốn nó sẽ được lưu truyền đến các thế hệ sau.
Nhưng quả thực môn võ sáo này rất kén người học. Khi cụ
Triệu Uý mất thì chỉ có mỗi ông Quân, học trò của cụ là cơ
bản lĩnh hội được những nét tinh hoa của môn võ này. Hiện
nay ông Quân là một trong số rất ít người biểu diễn được
thành thục, có hồn môn võ sáo này.
Truyền nhân của võ sáo.
Võ sư Trịnh Như Quân, năm nay đã 58 tuổi, cụ thân sinh ra
ông Quân là võ sư Hiền, từng thi đấu, từng làm trọng tài quốc
tế trên nhiều đấu trường khiến giới võ lâm điên đảo một thời.
Lớn lên, theo đòi nghiệp võ, vào làm ở Sở Thể dục thể thao
Bắc Giang. Năm 1991, một lần đi điền dã sưu tầm các bài võ
cổ trên quê hương của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, nơi núi rừng
rợn ngợp chở che các tráng binh của cụ Đề Thám, từng làm
quân Pháp thất điên bát đảo trong suốt 30 năm ròng (1883-
1913), ông Quân đã bị hút hồn bởi tuyệt kỹ sáo võ Yên Thế.
Vào bản Rừng Phe, Bắc Giang, gặp được cụ Triệu Quốc Úy
truyền nhân cuối cùng của bài võ sáo "Bóng trăng Phồn
Xương", tương truyền là ngón võ sở trường và đam mê của
chính Hoàng Hoa Thám - hùm xám Yên Thế - sau một lần
xem và nghe biểu diễn, ông Quân đã đắm đuối. Ông bỏ công
bỏ việc, bỏ nhà bỏ cửa vào Rừng Phe "bái sư" luyện võ. Cụ
Úy đã dày công "tu luyện" đưa "thiết địch thần phong" (bài
võ dùng sáo sắt vừa thổi trong ngọn gió hoang dại tiêu dao
của đại ngàn, vừa giết giặc) trở nên lung linh hơn. Đến mức,
nhờ có uy danh cụ Úy mà trong cả vùng rừng núi mênh mông
của Yên Thế, không có trộm cướp, giặc giã trong nhiều năm
trời.
Võ sư Trịnh Như Quân (bên phải) cùng võ sinh biểu diễn
"Bóng trăng Phồn Xương".
Trong một năm trời, sẵn năng khiếu và bản lĩnh võ thuật, ông
Quân đã học được âm thanh và các ngón võ biến ảo của cây
sáo sắt lạnh ngắt. Đến năm 1993, ông Quân bắt đầu biểu diễn
bài "Bóng trăng Phồn Xương" và võ sáo đã chính thức được
ghi vào "Sổ tay võ thuật toàn quốc", sánh vai với các "kinh
đô" võ thuật lớn trong cả nước. Liên tiếp, các chiêu võ sáo đã
đoạt nhiều giải đặc biệt trong các hội diễn thể thao, văn hoá
các dân tộc trong cả nước.
Thật ra thì việc điều khiển một cây sáo vừa chơi "nhạc" vừa
đánh nhau khi xung trận không phải là cái gì quá lạ lẫm với
những người để ý đến võ thuật. Cây sáo của ông Quân, sắt thì
cũng đúng là sắt, nhưng tưởng là tre trúc thì cũng không có gì
khả nghi. Sáo vừa để ngồi lưng trâu tiêu dao với đất trời. Vừa
là tín hiệu truyền tin "thám báo", vừa là vũ khí có thứ nguỵ
trang tuyệt vời, là bùa mê thuốc lú đánh lạc hướng kẻ địch;
lúc lại là thanh kiếm, cây đoản côn bằng sắt dữ dằn, tả xung
hữu đột giữa trận tiền. Với 53 chiêu thức võ công, với 13 "bí
kíp" cơ bản của kỹ năng sử dụng kiếm (thập tam kiếm pháp)
được biến hóa để tạo sức công phá cho sáo sắt, bài võ "Bóng
trăng Phồn Xương" đã thật sự là một cơn lốc chết chóc với kẻ
thù. Khi biểu diễn, hứng lên, ông Quân và các đệ tử bổ một
nhát sáo sắt chí tử vào chồng ngói cao ngất, tất cả đều tan
tành.
Chỉ dài 60cm, nặng 4 lạng, cây sáo đã có thể kết thúc bằng
một cú chém bổ chí tử. Có lẽ, cả một hòn đá to bằng quả dưa
hấu, bằng cái thủ cấp kẻ thù để trước sân biểu diễn, võ sư
Quân cũng dùng sáo đập cho tan tành được. Nghe tiếng sáo
phát ra từ... khúc sắt, ai tinh ý có thể hiểu được tâm tình và cả
nội công, bản lĩnh của người chơi. Cây sáo 4 lạng đã sát
thương như thế, chắc ai cũng hiểu, cây sáo "Tiêu Tương"
bằng sắt nặng gấp 10 lần như thế (4kg) sẽ đáng sợ tới mức
nào.
Cây xà beng biết hát
Đến một ngày, sau nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu võ
thuật cổ, phát huy giá trị của "thiết địch thần phong", ông
Quân quyết định đẩy nghệ thuật võ sáo lên một tầng bậc mới.
Ông cho ra lò những cây sáo sắt mà không ai có thể nghi ngờ
gì về kỷ lục lớn, nặng nhất thế giới của nó: Một cây sáo tên là
"Tiêu Tương", dài 1,6m - nặng 4kg; một cây tên là "Cõi
Thiên Thai" nặng 3,5kg; cây nữa tên "Giọt Mưa Thu"... Ông
đã tâm huyết nhiều tháng ròng để rèn giũa những cái cọc xà
beng khổng lồ thành một cây sáo đích thực; chữ Nho dọc trên
thân sáo được khắc tinh xảo, công phu; rồi ông còn chỉnh âm,
luyện biểu diễn thành công biến tác phẩm của mình thành
những "cái xà beng biết hát". Mà lại là "hát" hay.
Cây sáo dài 1,4m thường được ông Quân dùng để luyện tập
hàng ngày
Ông Quân lùng mua thứ sắt thép đặc biệt; rồi đặt hàng "rèn
sáo" tại một lò rèn nổi tiếng ở Bắc Ninh, nơi có những anh
thợ rèn được thửa từ những cái nôi từng luyện kiếm khét
tiếng xưa kia. Chữ Nho viết trên sáo, ông Quân phải đích
thân cầu thị mang lễ vật đến nhà xin nhà nghiên cứu "bác cổ
thông kim" Trần Văn Lạng, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp
tỉnh Bắc Giang. Cái việc khắc chữ lên sắt thì phải về tận
thành phố Bắc Ninh mời một nghệ nhân từng đục khắc bia ở
Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) lên đảm trách. Bản thân
ông thì bỏ mặc ngôi nhà đang xây dở cho vợ để suốt ngày
ông cò cưa ký quéc đi dùi khoan lỗ cho sáo sắt.
Ông Quân ngồi xuống, lên gồng, đưa cây sáo sắt lạnh ngắt,
nhẵn bóng vết tay người lên ngang môi và đắm đuổi thổi. Kỳ
lạ, chỉ riêng cái việc vác sáo lên vai, người ta cũng dễ đến ê
ẩm cả người, mà ông chơi đủ cả kim cổ giao duyên, từ
"Tiếng sáo người lính trẻ", "Ngày hội non sông" cho tới nhạc
tiền chiến, với những: Suối mơ, Thiên thai, Giọt mưa thu.
Đến cái đoạn của Đặng Thế Phong: "Giọt mưa thu/ thánh
thót rơi/ trời lắng u hoài/ mây hắt hiu ngừng trôi", tiếng sáo
vẫn bay vổng lơ đãng giữa trời, thì ai nấy giật mình ồ lên
theo cái lối nói của các hiệp sĩ xưa: "Nội công thâm hậu!".
Quả thế, trước khi nói đến nghệ thuật biểu diễn cây sáo lớn
và nặng nhất thế giới, cần khẳng định là gân cốt, sức "thổi
hơi" của cái ông Quân ngấp nghé lục tuần này dẻo thật.
Võ sư Quân múa cây sáo vèo vèo, tiếng gió rít đến lạnh gáy
người thường. Ông bảo, cây sáo đã được nung qua lò lửa
nóng chảy ở nghìn độ C, nước và lửa không làm nó rạn vỡ
cong vênh hay thay đổi âm lượng âm vực được. Tả xung hữu
đột giết thù nhuộm máu giữa ba quân, nó vẫn réo rắt mê đắm
như thường. Là một đoản côn, là một thanh kiếm dữ dằn;
nhưng hơn thế, đó là một nhạc cụ thật sự. Sáo thuộc vào tông
đô trưởng, ông Quân bảo: "Cây sáo khổng lồ của tôi có thể
hoà nhạc điện tử, đáp ứng tốt được các tiêu chuẩn âm nhạc
quốc tế, từng được "thẩm định" qua nhiều kỳ biểu diễn, hội
diễn. Tôi đã nhờ nhiều chuyên gia, nhạc sĩ có uy tín ở Bắc
Giang, ở Hà Nội mang máy của tây về đo đạc đàng hoàng".
Ông muốn nghiên cứu, phát triển nghệ thuật võ sáo, ông
không phải là một võ sư múa cây sáo sắt như Tôn Ngộ
Không múa thiết bổng. Mà vấn đề là phải đẩy nghệ thuật biểu
diễn sáo sắt đến độ âm thanh và các đường thế tấn công của
vũ khí như gió, như mây, lúc như bão táp mưa sa, làm "quân
địch" bạt vía kinh hồn. Chỉ nghe tiếng sáo sắt từ cây "gậy
Như Ý" vang vọng, "đối phương" đủ hiểu hắn đang gặp một
đối thủ "khả kính" như thế nào. Đó là khát vọng để đời của
ông Trịnh Như Quân.
Không biết giấc mơ chấn hưng và thăng hoa cho Thiết địch
thần phong, nghiên cứu ca từ, âm nhạc, viết sách về võ thuật,
biểu diễn tiếng sáo và bài võ từ cây sáo sắt to và nặng như xà
beng của ông sẽ đi về đâu? Chỉ biết rằng, trong căn phòng
riêng luộm thuộm của mình, ông Quân đang bò ra nghiên cứu
từng ca khúc, nắn sửa từng thế võ, và sáng sáng chiều chiều
tiếng sáo sắt lại réo rắt vang lên với tất cả bầu nhiệt huyết.
Thỉnh thoảng, ông lại bỏ hai cây sáo sắt lớn vào bao, đeo như
đeo súng trường lủng lẳng đi biểu diễn ở núi đồi, ruộng đồng
hay một hội trường trang trọng nào đó. Chợt ông Quân lại
mơ màng: Hình như các nhạc sĩ xưa kia sáng tác các ca khúc
bất hủ, họ đều viết về... đất Hà Bắc chúng tôi để cho... chúng
tôi biểu diễn "Thiết địch thần phong" hay sao ấy(!?).
Này nhé, toàn ca từ trong những nhạc phẩm kinh điển, ai chả
thuộc: "Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng. Bên Tiêu
Tương còn thương tiếc nơi ngàn trùng"; nữa chứ: "Nhớ ai
trên mấy trên núi đồi Yên Thế/ kìa nước xa xa/ sông Cấm
còn mịt mùng". Bài "Con thuyền không bến" của Đặng Thế
Phong, "trên sông Thương/ nào ai biết nông sâu...". Ông vẫn
réo rắt quay cuồng biểu diễn võ sáo. Mặc, ngoài kia, ngay
cổng nhà ông, người xứ Bắc cứ ồn ã xây chung cư cao tầng
và bóp còi xe nhức óc. Ông Quân chìm lút đến ngộp thở với
bóng trăng xa xăm của Phồn Xương, của núi rừng Yên Thế,
với cả sông Thương chậm nguồn trên xứ Bắc...