Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại

Vốn chủ sở hữu (VCSH) hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và đƣợc bổ sung trong quá trình kinh doanh.Vai trò của VCSH của ngân hàng: - Là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản - Điều kiện bắt buộc để có giấy phép hoạt động - Tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng

pdf27 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5764 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1. Giới thiệu chung về vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại 1.1. Vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu (VCSH) hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và đƣợc bổ sung trong quá trình kinh doanh. Vai trò của VCSH của ngân hàng: - Là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản - Điều kiện bắt buộc để có giấy phép hoạt động - Tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng - Cung cấp năng lực tài chính và điều tiết sự tăng trƣởng và phát triển của ngân hàng - Quyết định quy mô hoạt động của NHTM và xác định tỷ lệ an toàn Đặc điểm của VCSH của ngân hàng: - Chỉ chiếm 5% đến 10% tổng nguồn vốn - Ổn định và luôn đƣợc bổ sung trong quá trình phát triển 1.2. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Xét quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy nhìn chung, quy mô vốn còn rất nhỏ. Hệ thống NHTM Nhà nƣớc vẫn chiếm đến hơn 70% thị phần huy động vốn đầu vào và thị phần cho vay, trong khi tổng mức vốn tự có của các NHTM Nhà nƣớc chỉ tƣơng đƣơng với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực, với mức vốn tự có trung bình của một ngân hàng này là 4.200 tỷ đồng, hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro, Capital Adequacy Ratio – CAR) bình quân thấp. Các NHTM ngoài quốc doanh có mức vốn tự có bình quân và hệ số an toàn vốn cao hơn nhƣng lại không chiếm thị phần chủ yếu. Tuy vậy, có thể khẳng định rằng các ngân hàng đều đang tích cực tăng vốn điều lệ và hệ số an toàn vốn những năm vừa qua. Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng tăng 30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%. Một số thống kê cho thấy hệ số CAR tại các ngân hàng thƣơng mại của khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức mà thực tế một số ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã có. Tính đến cuối năm 2007, hệ số CAR của nhiều ngân hàng thƣơng mại đã vƣợt yêu cầu mà Ngân hàng Nhà nƣớc đặt ra cho mục tiêu đến năm 2008. Tiêu biểu nhƣ Vietcombank, ACB, Sacombank, BIDV, EAB, MHB… Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng tính đến cuối năm 2007 (đơn vị: %) Vietcombank BIDV Agribank MHB ACB Sacombank EAB 12 11 7,2 9,44 16,19 11,07 14,36 Bình quân, hệ số CAR của các NHTM quốc doanh đã tăng từ 7% trong năm 2006 lên 9% trong năm 2007; tỷ lệ này của các NHTM cổ phần cao hơn, bình quân trên 12%, của Vietcombank 2008 là 8,9%, 2009 dự tính dƣới 8%; của Sacombank dự tính 2008 là 11,9%, 2009 là 10,9%;… Trong cơ cấu vốn, tỷ lệ vốn nợ luôn chiếm tỷ lệ lớn 90%. Trong đó tiền gửi chiếm khoảng 78% tổng nguồn vốn. Nhiều nƣớc quy định tỷ lệ VCSH/ Tổng vốn huy động là 1/13, 1/20, 1/80. Ở Việt Nam, con số này là 1/20. Thực trạng cơ cấu vốn của Vietcombank Năm 30/09/2009 30/12/2009 Vốn nợ (%) 208.255.200 (93.2%) 238.721.566 (93.6%) Vốn chủ (%) 15.228.409 (6.8%) 16.348.947 (6.4%) *** Vấn đề tăng vốn tự có của NHTM ở Việt Nam thời gian qua Tại các quốc gia phát triển, với hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả thì việc tăng vốn điều lệ sau một thời gian hoạt động là việc làm bình thƣờng. Việc tăng vốn này mang tính tất yếu do những áp lực nhƣ sau: - Lạm phát: lạm phát làm tăng giá trị tài sản của ngân hàng nhƣng đồng thời cũng làm tăng giá trị các khoản nợ, làm giảm giá trị vốn bằng tiền của ngân hàng và kết quả là giá trị vốn tự có của ngân hàng có chiều hƣớng giảm sút. - Do nhu cầu phải duy trì và gia tăng lòng tin của công chúng - Những biến động kinh tế dẫn đến khả năng làm xuất hiện thêm nhiều loại rủi ro, buộc ngân hàng phải tăng vốn tự có để tăng cƣờng khả năng tự bảo vệ - Những giới hạn của luật pháp về cho vay, huy động vốn… buộc ngân hàng tăng vốn để có thể đáp ứng nhu cầu vay (ngày càng tăng) của các khách hàng lớn - Do hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng, quy mô của ngân hàng ngày càng tăng, ngân hàng thực hiện thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới và mở thêm nhiều trụ sở, chi nhánh mới - Do cơ quan quản lý buộc ngân hàng phải tăng vốn tự có để tăng sức cạnh tranh và tăng độ an toàn trong kinh doanh của hệ thống - Do áp lực của cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng nƣớc ngoài có quy mô vốn lớn đã và sẽ xâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam Ở Việt Nam, theo cam kết WTO, kể từ ngày 1.4.2007, các ngân hàng và các tổ chức tài chính nƣớc ngoài đƣợc phép mua cổ phần của các NHTM trong nƣớc hoặc đƣợc phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nƣớc ngoài. Thực tế này dẫn đến khả năng cạnh tranh mạnh mẽ giữa một bên là các ngân hàng trong nƣớc còn yếu về vốn, trình độ quản lý và cả về chất lƣợng sản phẩm - dịch vụ với một bên là các tập đoàn tài chính - ngân hàng hùng mạnh của thế giới. Trong năm 2006 cho đến những tháng đầu năm 2007 đã xuất hiện sự kiện các ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ, có thể kể ra nhƣ trong năm 2006, ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, ngân hàng An Bình nâng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, ngân hàng Kỹ thƣơng (Techcombank) nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng... ; trong năm 2007, ngân hàng thƣơng mại cổ phần quân đội (MB) sẽ tăng vốn điều lệ lên mức 1.500 tỷ đồng, đại hội cổ đông của NHTM cổ phần nông thôn Đại Á (Đại Á) đã nhất trí lộ trình tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, EAB sẽ tăng vốn điều lệ từ 880 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, NHTM cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) sẽ tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng, NHTM cổ phần Phƣơng Đông (OCB) sẽ tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nƣớc VN vừa cho phép NHTM cổ phần Đông Nam Á (SEABank) tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng… Đầu năm 2008, nguồn vốn tự có của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn TP.HCM đạt gần 28.230 tỷ đồng, tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm trƣớc. Riêng vốn điều lệ của các ngân hàng chiếm trên 23.000 tỷ đồng, tăng gần 77% so với năm trƣớc. Trong số này, một ngân hàng có vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng là Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank), ba ngân hàng có hơn 2.000 tỷ đồng là Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Á châu (ACB) và An Bình (ABBank).Trên địa bàn thành phố còn có 5 ngân hàng có vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng và 7 nhà băng khác có mức vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng.Tổng tài sản có của các ngân hàng thƣơng mại này đạt hơn 395.770 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với một năm trƣớc. Tại thời điểm 31/12/2008, Eximbank, ngân hàng có vốn sở hữu lớn nhất trong số các NHTM, có lƣợng vốn chủ sở hữu là 12526 tỷ, vƣợt lên trên cả CTG: 12336 tỷ và VCB: 12 164 tỷ, đồng thời có tỷ lệ an toàn vốn cao ( hệ số CAR năm 2008 đạt tới 46%). * Ví dụ về ngân hàng BIDV Tháng 6/2009, tổng tài sản BIDV đạt 15 tỷ USD, huy động vốn đạt trên 12 tỷ USD, dƣ nợ tín dụng đạt 10 tỷ USD, đạt mức tăng trƣởng bình quân hàng năm từ 20- 25%; vốn chủ sở hữu đạt 1,2 tỷ USD. Tính đến thời điểm tháng 1/2010, VCSH của BIDV đạt 1,5 tỷ USD, tƣơng đƣơng hơn 20000 tỷ, vƣơn lên vi trí thứ nhất. Eximbank xuống vị trí thứ 2 với số vốn 14000 tỷ đồng. * Ví dụ về Vietinbank 2. Vốn chủ sở hữu và cơ cấu VCSH Theo quy định của pháp luật, VCSH của các NHTM gồm 2 phần: - Vốn tự có cấp 1: Vốn điều lệ, thặng dƣ vốn cổ phần, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tƣ, & lợi nhuận không chia. - Vốn tự có cấp 2: gồm các khoản gia tăng nhƣ tài sản cố định, khoản đầu tƣ, các công cụ nợ và dự phòng chung đƣợc tính theo tỉ lệ quy định trừ đi các khoản giảm giá trị. Nhƣ vậy, vốn của ngân hàng bằng vốn cấp 1 + vốn cấp 2 - khoản giảm giá trị Theo một số nhà kinh tế, VCSH gồm: - Vốn cơ bản: hình thành khi ngân hang bắt đầu hoạt động, còn đƣợc gọi là vốn điều lệ - Vốn bổ sung: + Lợi nhuận giữ lại + Các quỹ dự trữ + Thặng dƣ vốn cổ phần + Vốn khác Bidv (2005-2008) Vietinbank 2.1. Vốn điều lệ của NHTM Vốn điều lệ của NHTM là vốn của chủ sở hữu ngân hàng thƣơng mại, nó không phải là món nợ, mà là vốn bất khả phân chia dƣới mọi hình thức, có đến một thời điểm nhất định. Vốn điều lệ là thành phần chủ yếu cấu thành VCSH ngân hàng thƣơng mại. 2.1.1. Khái quát về vốn điều lệ của các NHTM ở Việt Nam Vốn điều lệ của NHTM Nhà nƣớc do Bộ Tài chính cấp từ ngân sách Nhà nƣớc. Vốn điều lệ của NHTM cổ phần do cổ đông, trong đó đại cổ đông góp vốn, thể hiện bằng sở hữu một số lƣợng cổ phiếu theo luật định. Đối với các ngân hàng có vốn nƣớc ngoài thì đó là phần vốn liên doanh giữa các bên tham gia góp vốn. Đối với NHTM cổ phần, ngân hàng có thể có cổ phần ƣu đãi (ngƣời sở hữu gọi là cổ đông ƣu đãi), tổng giá trị mệnh giá của cổ phần ƣu đãi cổ tức tối đa bằng 20% vốn điều lệ của ngân hàng. NHTM cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lƣợng tối đa. Nhƣng một cổ đông cá nhân chỉ đƣợc sở hữu tối đa 10% vốn điều lệ, cổ đông là tổ chức đƣợc sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ và cổ đông cùng những ngƣời có liên quan của cổ đông đó đƣợc sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân hàng. Trong VCSH, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng rất lớn (75% - 85%). Do đó, nếu vốn điều lệ nhỏ, NHTM không thể cho những tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn vay. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn của mỗi ngân hàng thƣơng mại, nhất là NHTM cổ phần thấp nhất là 8%. Nhƣ vậy, các NHTM muốn mở rộng khối lƣợng giá trị tín dụng và bảo lãnh cho khách hàng, các NHTM phải tăng vốn tự có, vì vốn tự có là số bị chia trong phép tính chia nêu trên. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam còn quy định vốn điều lệ của ngân hàng thƣơng mại cổ phần sau khi trừ đi 70 tỷ đồng cho bản hiệu (tên ngân hàng thƣơng mại cổ phần), hiệu số còn lại, cứ 20 tỷ đồng vốn điều lệ, ngân hàng thƣơng mại ấy mới đƣợc thành lập một chi nhánh. Ngày 22/11/2006, Chính phủ ban hành nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Theo đó, chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và 31/12/2010, tổ chức tín dụng đƣợc cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc đƣợc cấp tối thiểu tƣơng đƣơng mức vốn pháp định. Cụ thể nhƣ sau: DANH MỤC Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ) STT Loại hình tổ chức tín dụng Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2008 2010 I Ngân hàng 1 Ngân hàng thƣơng mại a Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng b Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng c Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng d Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng đ Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD 2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 3 Ngân hàng đầu tƣ 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 5 Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 6 Quỹ tín dụng nhân dân a Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng b Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 1 Công ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồng 2 Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng 150 tỷ đồng Điều quan trọng hơn, từ ngày 1/4/2007, theo cam kết của chính phủ Việt Nam khi vào WTO, các "ngân hàng con" của ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng của Việt Nam, và không bị đối xử phân biệt với các NHTM của Việt Nam. Với các điều kiện trên, buộc các NHTM nƣớc ta, nhất là các NHTM cổ phần phải thực hiện tăng vốn điều lệ. 2.1.2. Thực trạng về vốn điều lệ của các NHTM ở Việt Nam hiện nay Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đến cuối tháng 3/2007, tổng số vốn điều lệ của các NHTM nƣớc ta là 60.680,49 tỷ đồng, so với cuối năm 2003, tăng 25.590,633 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ của các NHTM Nhà nƣớc là 32.335,5 tỷ đồng, tăng 16.166,7 tỷ đồng hay tăng 99, 99%; tổng số vốn điều lệ của các NHTM cổ phần là 23.262,49 tỷ đồng, tăng 19.423,933 tỷ đồng hay tăng 506,02%. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc, mặc dù tính đến thời điểm hiện nay, không còn ngân hàng nào có mức vốn điều lệ dƣới 1.000 tỷ đồng nhƣng trong tổng số 39 NHTM cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam (tính đến ngày 17/12/2009), có tới 29 ngân hàng có vốn điều lệ dƣới 3.000 tỷ đồng với 20 ngân hàng có số vốn dƣới 2.000 tỷ đồng, trong đó 11 ngân hàng có số vốn đúng 1.000 tỷ đồng. Phần lớn trong nhóm 20 ngân hàng cổ phần nói trên đã tiến hành đại hội cổ đông thƣờng niên năm 2009 và thông qua phƣơng án tăng vốn điều lệ. Hiện nay quy mô vốn hoạt động của một ngân hàng hạng trung bình trên thế giới khoảng 1 tỷ USD trở lên. Và để đủ năng lực trong cạnh tranh, các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc tại Việt Nam sau khi CPH phải đạt quy mô vốn ít nhất tƣơng đƣơng với mức này, tức phải đạt 16.000 tỷ đồng. Điểm nổi bật trong các phƣơng án đƣa ra là hầu hết không có kế hoạch phát hành ra bên ngoài, mà chủ yếu dựa vào nội lực là các cổ đông hiện hữu và lực lƣợng cán bộ công nhân viên. Đây là điểm khác biệt so với năm 2007, năm mà thị trƣờng chứng khoán bùng nổ, nhiều nhà băng đã nắm cơ hội phát hành ra bên ngoài để tăng mạnh vốn với thặng dƣ lớn. Còn năm nay, có thể một phần là sự thận trọng về khả năng thành công nếu phát hành ra bên ngoài khi thị trƣờng chứng khoán vừa trải qua kỳ sụt giảm kéo dài. Và trong các mức giá đã dự kiến phát hành, có thể thấy nhiều trƣờng hợp chỉ xác định bằng với mệnh giá chứ không phổ biến “nhiều chấm” nhƣ năm 2007. Mùa đại hội cổ đông đầu năm 2009 (tháng 3 và 4/2009), nhiều NHTM cổ phần đã lên phƣơng án tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng, thậm chí 3.000 tỷ đồng trong năm 2009. Tuy nhiên, trong năm, điều đáng quan tâm là việc tăng vốn của các ngân hàng không dễ dàng nhƣ trƣớc đây nữa. Trong “hành trình 3.000 tỷ đồng” này, một số ngân hàng khá thuận lợi khi có sự hỗ trợ cần thiết của các cổ đông lớn là các tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh, nhƣ tại Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) là Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông (VNPT), tại Ngân hàng Gia Định (GiaDinhBank) là Ngân hàng Ngoại thƣơng (Vietcombank), tại Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank) là sự cam kết hỗ trợ của một số tổ chức trong và ngoài ngành… Sau mùa đại hội cổ đông tháng 3 và 4 vừa qua, Maritime Bank lên kế hoạch tiếp tục huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu với “gói” 760 tỷ đồng; Ngân hàng Việt Á (VietABank) cũng đặt kế hoạch tăng vốn từ 1359, 8 tỷ đồng lên 1.632 tỷ đồng bằng nội lực của cổ đông hiện hữu; KienLongBank cũng đƣa ra “gói” 1.000 tỷ đồng với nguồn tƣơng tự… Ngoài ra, quy định tỷ lệ của các cổ đông nƣớc ngoài tối đa không quá 30% vốn điều lệ hiện chƣa hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang yêu cầu đƣợc tham gia 49% nhƣ với các doanh nghiệp cổ phần hoá. Quan sát cho thấy, hầu hết các kế hoạch tìm và phát hành cho nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài để tăng vốn hiện đều khó triển khai, ngoại trừ trƣờng hợp OCB. Mốc vốn 2.000 tỷ đồng theo những kế hoạch trên hiện cũng chƣa thể hiện thực ở nhiều NHTM, dù một số trƣờng hợp đã lên kế hoạch phát hành thêm, hoặc qua trái phiếu chuyển đổi. Nhƣ vậy nguồn vốn tiền tệ trong dân và từ các đối tác tiềm năng rõ ràng đã và đang ngày càng khan hiếm hơn bao giờ hết. Bƣớc vào năm 2010, quy định 3.000 tỷ đồng đã đến với các NHTM. Các chuyên gia cho rằng, hƣớng mục tiêu 3.000 tỷ đồng cần xác định đƣợc phƣơng án và để đại hội cổ đông năm 2010 phê duyệt. Vì vậy khi NHTM bằng mọi giá xoay xở ở 1.000 tỷ đồng hay 2.000 tỷ đồng để lên 3.000 tỷ đồng sẽ lại làm cho sự căng thẳng chuyển tiếp sang năm 2010. * Ví dụ về một số ngân hàng ACB: Kể từ ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng, hệ số an toàn vốn ngày 31/12/2009 là 9, 97%. BIDV: Tính đến năm 2009, BIDV đã hạch toán tăng vốn điều lệ số tiền 3.400 tỷ đồng đƣa vốn điều lệ của BIDV lên 7.477 tỷ đồng và vốn tự có lên 10.193 tỷ đồng. HSBC: Vốn điều lệ của HSBC (Việt Nam) và Standard Chartered (Việt Nam) là 3.000.000.000.000 đồng và trên dƣới 1 tỷ đồng tƣơng ứng. Thời hạn hoạt động của hai ngân hàng là 99 năm nhƣ các NHTM. 2.2. Vốn bổ sung 2.2.1. Lợi nhuận giữ lại Quy mô vốn ban đầu của NHTM là rất quan trọng, tuy nhiên số vốn này cần đƣợc tăng theo quy mô phát triển của ngân hàng. Trong quá trình hoạt động của mình, nếu ngân hàng hoạt động tốt thì nó sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng trƣởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận đc sử dụng để tái đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh sau khi ngân hàng tiến hành chia cổ tức. Nguồn vốn này có ƣu điểm là chi phí thấp, phƣơng thức tăng cƣờng vốn từ nội bộ giúp cho các cổ đông yên tâm về tỉ lệ sở hữu của mình tại ngân hàng, mức thu nhập của họ trong tƣơng lai, tránh tình trang loãng quyền sở hữu do phải tăng vốn bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu mới ra bên ngoài.Vì vậy mà các ngân hàng đều coi trọng vấn đề tái đầu tƣ từ nguồn lợi nhuận không chia, họ luôn đặt ra mục tiêu phải có một lƣợng lợi nhuận không chia đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhƣ cầu vốn ngày càng tăng. Nguồn vốn tái đầu tƣ từ lợi nhuận để lại chỉ có thể đƣợc thực hiện nếu nhƣ ngân hàng đã và đang hoạt động có lợi nhuận, đƣợc phép tiếp tục đầu tƣ. Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc thì việc tái đầu tƣ còn phụ thuộc vào chính sách của nhà nƣớc. Tuy nhiên nguồn vốn bổ sung này chiếm một tỷ lệ nhát định và có xu hƣớng tăng dần qua các năm: 7, 25% năm 2004, 9,39% năm 2005; 14,68% năm 2006; 27,4% năm 2007 và 21,49% năm 2008. Còn đối với các ngân hàng cổ phần hay ngân hàng liên doanh, nhất là với ngân hàng cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố nhạy cảm. Khi ban quản trị để lại 1 phần lợi nhuận cho tái đầu tƣ tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không nhận đƣợc tiền lãi cổ phần nhƣng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng thêm của ngân hàng. Vấn đề cơ bản là ban quản trị phải đƣa ra quyết định xem cần giữ lại bao nhiêu thu nhập để phục vụ cho việc kinh doanh và bao nhiêu thu nhập cho việc chia cổ tức. Tỷ lệ thu nhập giữ lại có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi nếu tỉ lệ thu nhập giữ lại quá thấp, tức là các cổ tức đƣợc chi trả cao, sẽ dẫn tới sự tăng trƣởng về vốn chủ sở hữu chậm, có thể ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, tăng rủi ro phá sản và chậm khả năng mở rộng của ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu tỉ lệ thu nhập giữ lại quá cao, tức là cổ tức đƣợc chi trả thấp, sẽ làm tốc độ tăng trƣởng về vốn chủ sở hữu nhanh hơn, nhƣng sẽ làm giảm bớt thu nhập của các cổ đông và làm giảm đi giá trị thị trƣờng của cổ phiếu ngân hàng.Vì vậy chính sách cổ tức tối ƣu là chính sách giúp ngân hàng tối đa hóa giá trị đầu tƣ của cổ đông. Ngân hàng có thể mở rộng số lƣợng cổ đông của mình khi thu nhập trên mỗi cổ phần của cổ đông lớn hơn hoặc bằng thu nhập từ các hoạt động có độ rủi ro tƣơng đƣơng. Đối với ban quản trị của ngân hàng, việc duy trì một mức cổ tức ổn định là rất quan trọng, điều đó làm tăng niềm tin của nhà đầu tƣ vào hoạt động của ngân hàng và thu hút thêm các nhà đầu tƣ mới, làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Lấy ví dụ nhƣ ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB), phần lợi nhuận giữ lại luôn giữ mức cao trong tổng vốn chủ qua các năm 2006-2007: 22,14% (2006); 22,94% (2007); nhƣng giai đoạn năm 2008 trở đi thì nguồn vốn này giảm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng, xuống còn 8,98% năm 2008; 6,607% quý 1/2009. Nhƣng nhìn lại giai đoạn này có thể thấy nổi lên trào lƣu “đối tác chiến lƣợc”, bắt đầu từ năm 2004. Sacombank và ACB là những ngân hàng đầu tiên mở màn cho trào lƣu đối tác chiến lƣợc khi đầu năm 2004, họ bán cổ phần cho ngân hàng nƣớc ngoài và ký kết những hợp đồng hợp tác - đầu tƣ trị giá hàng chục triệu đô la Mỹ. Sau đấy các ngân hàng khác tiếp bƣớc. Ngân hàng Thƣơng mạ
Tài liệu liên quan