Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và định hướng phát triển

Tóm tắt. VKTTĐ vùng ĐBSCL được thành lập theo Quyết định số 492/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/4/2009. Tuy vừa mới hình thành song nền kinh tế của vùng đang khởi sắc. Bài báo tập trung phân tích thực trạng phát triển kinh tế theo một số chỉ tiêu như quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/người, cơ cấu kinh tế và tình hình phát triển các ngành trong sự so sánh với cả nước và vùng ĐBSCL. Dựa theo những chỉ tiêu ấy, bài báo cũng đưa ra dự báo và định hướng phát triển của VKTTĐ thứ 4 của cả nước.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và định hướng phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 123-129 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Lê Thông và Lê Huy Huấn∗ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: ∗huan.huy.le@gmail.com Tóm tắt. VKTTĐ vùng ĐBSCL được thành lập theo Quyết định số 492/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/4/2009. Tuy vừa mới hình thành song nền kinh tế của vùng đang khởi sắc. Bài báo tập trung phân tích thực trạng phát triển kinh tế theo một số chỉ tiêu như quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/người, cơ cấu kinh tế và tình hình phát triển các ngành trong sự so sánh với cả nước và vùng ĐBSCL. Dựa theo những chỉ tiêu ấy, bài báo cũng đưa ra dự báo và định hướng phát triển của VKTTĐ thứ 4 của cả nước. 1. Mở đầu Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập theo quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Sau gần hai năm được thành lập, nền kinh tế của vùng thực sự khởi sắc, có đóng góp lớn cho GDP, thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của toàn vùng ĐBSCL và đang mở ra triển vọng to lớn, xứng đáng là VKTTĐ thứ 4 của nước ta. Bài báo tập trung phân tích thực trạng và định hướng phát triển kinh tế của VKTTĐ còn rất non trẻ này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của VKTTĐ vùng ĐBSCL 2.1.1. Khái quát chung * Thông số địa lí : VKTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, thành phố (TP) là TP Cần Thơ, các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau với diện tích là 16.616,3 km2 và dân số (năm 2009) là 6.233,7 nghìn người [3]. Về diện tích, VKTTĐ chiếm 5,0% diện tích cả nước và 41,0% diện tích vùng ĐBSCL, đứng thứ 3/4 VKTTĐ 123 Lê Thông và Lê Huy Huấn (trên VKTTĐ phía Bắc). Về dân số, VKTTĐ chiếm 7,2% dân số cả nước và 32,6% dân số vùng ĐBSCL, đứng thứ 3/4 VKTTĐ (trên VKTTĐ miền Trung). VKTTĐ vùng ĐBSCL có vị trí địa chính trị, kinh tế rất đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL và cả nước, hội tụ các tiềm năng phát triển to lớn, là trung tâm kinh tế, dịch vụ, giáo dục – đào tạo, khoa học, đầu mối giao thương quan trọng cả bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không với các tỉnh trong VKTTĐ, vùng ĐBSCL, với các vùng khác trong cả nước và với quốc tế. * Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đặc sắc, đặc biệt là tài nguyên đất (đất sản xuất nông nghiệp và thủy sản), tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản (nổi bật là dầu, khí thiên nhiên, đá vôi, sét chịu lửa) và tài nguyên du lịch (nhất là rừng ngập mặn). Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và thủy sản, công nghiệp dầu khí và năng lượng, công nghiệp hoá chất và sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch sinh thái, du lịch biển kết hợp với nghỉ dưỡng, tham quan các di tích văn hoá - lịch sử. . . * Điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi với nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hàng hoá, giàu truyền thống cách mạng, thông minh, sáng tạo, có thể thích ứng với sự thay đổi của điều kiện sản xuất và thị trường, với mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ (cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không), hệ thống đô thị khá phát triển (với 1 thành phố loại 1 trực thuộc Trung ương, 3 thành phố tỉnh lị: Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau, 3 thị xã. . . ), là trung tâm giáo dục – đào tạo, dịch vụ. . . của toàn vùng ĐBSCL. Với lợi thế về vị trí địa chính trị và kinh tế, tiềm năng phong phú về tự nhiên và kinh tế - xã hội, VKTTĐ vùng ĐBSCL đang khai thác để phát triển toàn diện và có hiệu quả nền kinh tế, tăng trưởng nhanh GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập sâu rộng với các vùng khác trong cả nước, với các nước trong khu vực và quốc tế. 2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế * Quy mô, tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - VKTTĐ vùng ĐBSCL là địa bàn phát triển năng động, có quy mô kinh tế (GDP) lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh của vùng ĐBSCL. Bảng 1. GDP của cả nước và các VKTTĐ năm 2009 [2, 4] VKTTĐ GDP Tỉ đồng, giá thực tế % so với cả nước Cả nước 1.658.400 100,0 VKTTĐ phía Bắc 375.650 22,6 VKTTĐ miền Trung 101.270 6,1 VKTTĐ phía Nam 656.293 39,6 VKTTĐ vùng ĐBSCL 132.305 8,0 124 Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và... Trong đó: - TP Cần Thơ 37.202 2,2 - An Giang 37.702 2,3 - Kiên Giang 37.133 2,3 - Cà Mau 20.268 1,2 Về quy mô GDP, VKTTĐ vùng ĐBSCL chiếm 8% cả nước (đứng thứ 3/4 VKTTĐ) và chiếm 42,3% GDP của toàn vùng ĐBSCL. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của VKTTĐ khá cao, năm 2009 đạt 11,0% so với 10,9% của vùng ĐBSCL và 5,3% của cả nước. GDP/người của toàn VKTTĐ năm 2009 đạt 21,2 triệu đồng/người, khá cao so với cả nước (19,3 triệu đồng/người) và so với toàn vùng ĐBSCL (17,76 triệu đồng/người) [2, 3]. - Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, song vẫn còn chậm, tỉ trọng của khu vực I còn cao (32,5%) vì là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo; nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản của cả nước. Bảng 2. Cơ cấu kinh tế của VKTTĐ vùng ĐBSCL năm 2009 [2, 3] Cơ cấu GDP Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ Cả nước 20,7 40,2 39,1 Vùng ĐBSCL 41,6 23,8 34,6 VKTTĐ vùng ĐBSCL 32,5 26,0 41,5 Trong đó: - TP Cần Thơ 14,0 42,5 43,5 - An Giang 31,6 11,5 56,9 - Kiên Giang 46,6 19,8 33,6 - Cà Mau 42,0 34,1 23,9 Cơ cấu kinh tế như vậy là lạc hậu hơn so với cả nước và 3 VKTTĐ phía Bắc, miền Trung và phía Nam. VKTTĐ cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỉ trọng của nông, lâm, thủy sản; tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động. 2.1.3. Thực trạng phát triển các ngành * Nông nghiệp, thủy sản Tứ giác Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau có tiềm năng lớn về sản xuất lúa, khai thác và nuôi trồng thủy sản, đảm nhận vai trò đầu tàu về xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. 125 Lê Thông và Lê Huy Huấn Bảng 3. Một số chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp của VKTTĐ vùng ĐBSCL năm 2009 [2, 3] Chỉ tiêu Đơn vị VKTTĐ % so với toàn % so với tính vùng ĐBSCL vùng ĐBSCL cả nước Giá trị sản xuất tỉ đồng(giá 1994) 33.726,0 37,7 15,2 Diện tích đất trồng lúa nghìn ha 1.530,1 39,5 20,6 Sản lượng lúa nghìn tấn 8.433,1 41,2 21,7 Sản lượng thủy sản khai thác nghìn tấn 542,1 58,0 23,8 Sản lượng thủy sản nuôi trồng nghìn tấn 781,9 41,8 30,4 Về giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá 1994), VKTTĐ vùng ĐBSCL có vai trò quan trọng, trong đó ở tốp đầu của 63 tỉnh, thành phố là An Giang và Kiên Giang. Riêng về giá trị sản xuất nông nghiệp, An Giang đứng đầu cả nước, còn Kiên Giang đứng thứ 3 (sau An Giang và Đăk Lăk). Về giá trị sản xuất của riêng ngành thủy sản thì Cà Mau và Kiên Giang đứng ở vị trí số 1 và 2 trên 63 tỉnh, thành phố. Về diện tích và sản lượng lúa thì 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang đang dẫn đầu cả nước (An Giang có diện tích trồng lúa là 557,2 nghìn ha và sản lượng đạt 3,46 triệu tấn năm 2009. Kiên Giang tương ứng là 622,1 nghìn ha và 3,4 triệu tấn). Về sản lượng khai thác thủy sản, Kiên Giang đứng đầu 63 tỉnh, thành phố (351,6 nghìn tấn), còn An Giang đứng đầu về sản lượng nuôi trồng (287,2 nghìn tấn). * Công nghiệp Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 1994) của toàn VKTTĐ đạt gần 29,9 nghìn tỉ đồng, chiếm 42,9% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng ĐBSCL và 4,3% của cả nước, trong đó khu vực Nhà nước chiếm 25,2%, khu vực ngoài Nhà nước chiếm 70,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,1%. Với tiềm năng dầu khí ở vùng biển Tây Nam, chiếm 80% trữ lượng về dầu và 70% trữ lượng về khí đốt của ĐBSCl, hiện nay trên địa bàn VKTTĐ đã hình thành cụm khí - điện - đạm Cà Mau, trung tâm điện lực Ô Môn và trung tâm nhiệt điện lớn tại khu vực Kiên Lương (Kiên Giang) với tổng công suất khoảng 9.000 – 9.400 MW [4]. Đây sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước. Sản lượng điện năm 2009 đạt trên 3 tỉ KWh. Trữ lượng đá vôi (chiếm 98% vùng ĐBSCL) và sét chịu lửa (80%) là cơ sở để VKTTĐ phát triển mạnh công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Các nhà máy xi măng ở Hà Tiên và chi nhánh ở Cần Thơ đã cung cấp ra thị trường khoảng 5,5 triệu tấn/năm. Các tỉnh An Giang và Kiên Giang còn khai thác đá với 126 Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và... khối lượng trên 2 triệu m3 [1]. Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đặc biệt là công nghiệp xay sát và chế biến thủy sản đóng vai trò quan trọng, có đóng góp lớn cho xuất khẩu lúa và thủy sản của cả nước. Năm 2009, các địa phương của VKTTĐ vùng ĐBSCL đã chế biến khoảng 210 nghìn tấn thủy sản đông lạnh, xay sát trên 3,7 triệu tấn lúa gạo. . . Trên địa bàn VKTTĐ hiện có 5 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động với tổng diện tích 991 ha, đó là KCN Trà Nóc 1 (135 ha), KCN Trà Nóc 2 (165 ha) tại TP Cần Thơ; KCN Khánh An (360 ha) ở TP Cà Mau; KCN Bình Hoà (132 ha) và Vàm Cống (199 ha) ở An Giang. Ngoài ra còn có 4 KCN đang được san lấp mặt bằng là KCN Thạnh Lộc (250 ha) - huyện Châu Thành, KCN Thuận Yên (141 ha) - thị xã Hà Tiên ở tỉnh Kiên Giang và 2 KCN Hưng Phú 1 và Hưng Phú 2 ở TP Cần Thơ [4]. * Dịch vụ Tại TP Cần Thơ, trung tâm thương mại lớn nhất vùng ĐBSCL cũng như tại các thành phố lớn trong VKTTĐ như TP Long Xuyên, TP Rạch Giá, TP Cà Mau, hoạt động thương mại khá nhộn nhịp. Năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá thực tế) đạt 100.698,1 tỉ đồng, chiếm 45,1% vùng ĐBSCL và 8,3% cả nước. Các chợ nông thôn, nhất là các chợ nông sản, thủy sản phân bố hợp lí trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong VKTTĐ. Hoạt động của các chợ biên giới khá nhộn nhịp, nổi bật nhất là chợ Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên), Long Bình (huyện An Phú) ở tỉnh An Giang. Hiện nay tại khu vực biên giới các tỉnh An Giang và Kiên Giang với Campuchia đã và đang hình thành các khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) như KKTCK An Giang và Khánh Bình (tỉnh An Giang), KKTCK Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). . . Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Năm 2009 tổng giá trị xuất nhập khẩu toàn VKTTĐ đạt 2.673,0 triệu USD, chiếm 38,4% tổng giá trị xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 1.991,6 triệu USD, chiếm 74,5% giá trị xuất nhập khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thủy sản đông lạnh, gạo. . . VKTTĐ vùng ĐBSCL với tài nguyên du lịch đặc sắc đang trở thành địa bàn thu hút ngày càng đông khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng, bao gồm du lịch biển - đảo (tại Phú Quốc, Hà Tiên), du lịch sinh thái rừng ngập mặn (tại các Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, U Minh Thượng, U Minh Hạ. . . ), du lịch văn hoá - lịch sử (núi Sam, khu lưu niệm Bác Tôn, đồi Tức Dụp – tỉnh An Giang; khu di tích Hòn Đất, chùa Hang – tỉnh Kiên Giang; căn cứ Xẻo Đước, đình Tân Hưng – tỉnh Cà Mau. . . ). Trở thành VKTTĐ thứ 4 của cả nước, VKTTĐ vùng ĐBSCL đang khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển của từng địa phương và toàn địa bàn, trở thành vùng phát triển năng động, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng vùng ĐBSCL giàu mạnh. 127 Lê Thông và Lê Huy Huấn 2.1.4. Định hướng phát triển Để xây dựng VKTTĐ vùng ĐBSCL xứng đáng trở thành VKTTĐ thứ 4 của cả nước, đảm nhận vai trò đầu tàu vào tăng trưởng kinh tế, có cơ cấu kinh tế hiện đại, lôi kéo và hỗ trợ các địa phương khác trong vùng ĐBSCL, tứ giác Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang – Cà Mau tiếp tục phấn đấu thực hiện các mục tiêu phát triển đến năm 2020 như sau: Bảng 4. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế VKTTĐ vùng ĐBSCL đến năm 2020 [2,4] Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2010 1. Tốc độ tăng trưởng GDP % 13,0 14,0 2. GDP (giá 1994) tỉ đồng 69.542 235.750 So với vùng ĐBSCL % 42,5 45,4 3. GDP/người USD 1.200 3.000 So với vùng ĐBSCL % 125 140 4. Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉ USD 3,2 13,6 So với vùng ĐBSCL % 48,6 55,3 5. Cơ cấu kinh tế % + Khu vực I 29,4 15,0 + Khu vực II 28,7 40,0 + Khu vực III 41,9 45,0 Trong giai đoạn 2010 – 2020, VKTTĐ vùng ĐBSCL tiếp tục là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu lúa gạo và thủy sản cả nước. VKTTĐ là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước với các ngành công nghiệp mũi nhọn là năng lượng (khí - điện - đạm), chế biến lương thực - thực phẩm (lúa gạo, thủy sản, thức ăn chăn nuôi và thức ăn nuôi trồng thủy sản. . . ), sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng), công nghiệp cơ khí (đóng mới và sửa chữa tàu thuyền), điện tử - tin học. . . VKTTĐ vùng ĐBSCL là trung tâm dịch vụ lớn của toàn vùng ĐBSCL và của cả nước (giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, thương mại và du lịch). VKTTĐ là cầu nối trong hội nhập kinh tế khu vực và giữ vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh của đất nước. 3. Kết luận VKTTĐ là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước với các ngành công nghiệp mũi nhọn là năng lượng (khí - điện - đạm), chế biến lương thực - thực phẩm (lúa gạo, thủy sản, thức ăn chăn nuôi và thức ăn nuôi trồng thủy sản. . . ), sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng), công nghiệp cơ khí (đóng mới và sửa chữa tàu thuyền), 128 Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và... điện tử - tin học. . . VKTTĐ vùng ĐBSCL là trung tâm dịch vụ lớn của toàn vùng ĐBSCL và của cả nước (giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, thương mại và du lịch). VKTTĐ là cầu nối trong hội nhập kinh tế khu vực và giữ vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong giai đoạn sắp tới (đến năm 2020), VKTTĐ này sẽ tiếp tục đóng góp lớn về GDP, về kim ngạch xuất khẩu, về tốc độ tăng trưởng cho toàn vùng ĐBSCL và cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 2010. Việt Nam các tỉnh và thành phố. Nxb Giáo dục Việt Nam. [2] Số liệu kinh tế xã hội ĐBSCL 2000 – 2009. Cục Thống kê TP Cần Thơ, 6/2010. [3] Niên giám thống kê Việt Nam 2009. Nxb Thống kê, H 2010. [4] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển, 2009. Đề án quy hoạch VKTTĐ vùng ĐBSCL. [5] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), 2009. Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam. ABSTRACT The key economic region of the Mekong Delta’s current situation and development orientation The key economic region of the Mekong Delta was established according to the Decision No. 492/QD-TTg by the Prime Minister on 16.04.2009. Although recently formed, the economy of this region has thrived. The article focuses on analyzing the current state of economic development according to some criteria such as scale and growth rate of GDP, GDP per capital, economic structure and development of sectors in comparison with the whole country and the Mekong River Delta. Based on these criteria, the article also presents predictions as well as development orientation of the fourth key economy regions of the country. 129
Tài liệu liên quan