Xã hội hoá giáo dục trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia ở nông thôn

Mục tiêu cần đạt được của các trường phổ thông, hiện nay là xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia, đểcó điều kiện giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia của trường Tiểu học giai đoạn 1996 -2000, được quy định rõ trong “ Quy chếcông nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996 -2000” (Ban hành theo Quyết Định số 1366/GD&ĐT, ngày 26/4/1997 của Bộtrưởng BộGiáo dục GD&ĐT) và gần đây là: “Quy chếcông nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia” (Ban hành kèm theo Quyết Định số32/2005/QĐ -BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộtruởng Bộ GD&ĐT) đòi hỏirất toàn diện. Từtổchức và quản lý, xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sởvật chất, thực hiện chủtrương xã hội hoá giáo dục đến hoạt động và chất lượng giáo dục. Năm tiêu chuẩn đó, ràng buộc với nhau một cách hữu cơ. Thiếu một trong năm tiêu chuẩn đó, mục tiêu giáo dục sẽ không đạt được. Đểđạt được trường chuẩn Quốc gia là sựnổlực vượt bậc của nhà trường và cảcộng đồng. Nhà nước ta đã có chính sách đầu tư phát triển giáo dục Tiểu học nhằm thực hiện mục tiêu PCGDTH, tiến đến PCGDTHCS. Trong điều kiện kinh tế -xã hội còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước không đáp ứng yêu cầu so với quy mô phát triển, nền sựnghiệp giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng cần phải có sựđóng góp của toàn xã hội, phải huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục (Xã hội hoá giáo dục) Trường Tiểu học Trần Quý Cáp (thuộc xã Tam Ngọc) là một trường đóng trên địa bàn nông thôn, đã được BộGD&ĐT công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 -2000.

pdf6 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội hoá giáo dục trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia ở nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề: Mục tiêu cần đạt được của các trường phổ thông, hiện nay là xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia, để có điều kiện giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia của trường Tiểu học giai đoạn 1996 - 2000, được quy định rõ trong “ Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996 - 2000” (Ban hành theo Quyết Định số 1366/GD&ĐT, ngày 26/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục GD&ĐT) và gần đây là: “Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia” (Ban hành kèm theo Quyết Định số 32/2005/QĐ - BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ truởng Bộ GD&ĐT) đòi hỏi rất toàn diện. Từ tổ chức và quản lý, xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục đến hoạt động và chất lượng giáo dục. Năm tiêu chuẩn đó, ràng buộc với nhau một cách hữu cơ. Thiếu một trong năm tiêu chuẩn đó, mục tiêu giáo dục sẽ không đạt được. Để đạt được trường chuẩn Quốc gia là sự nổ lực vượt bậc của nhà trường và cả cộng đồng. Nhà nước ta đã có chính sách đầu tư phát triển giáo dục Tiểu học nhằm thực hiện mục tiêu PCGDTH, tiến đến PCGDTHCS. Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước không đáp ứng yêu cầu so với quy mô phát triển, nền sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng cần phải có sự đóng góp của toàn xã hội, phải huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục (Xã hội hoá giáo dục) Trường Tiểu học Trần Quý Cáp (thuộc xã Tam Ngọc) là một trường đóng trên địa bàn nông thôn, đã được Bộ GD&ĐT công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 - 2000. Để được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, ngoài việc nổ lực chủ quan của thầy, trò nhà trường, sự lãnh đạo của ngành chủ quản cấp trên, chủ trương xã hội hoá giáo dục trong việc xây dựng và phát triển nhà trường là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lựơc lâu dài trong sự phát triển bền vững của nhà trường. Điều 12 luật Giáo dục năm 2005 đã qui định rõ về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: “.... Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và àn toàn.”. Trong thời gian qua và hiện nay, trường Tiểu học Trần Quý Cáp luôn thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, coi đây là biện pháp tích cực để xây dựng và phát triển nhà trường. Chính vì vậy, mà tôi xin đóng góp một vài kinh nghiệm nhỏ của mình trong quá trình thực hiện chủ trương “ Xã hội hoá giáo dục trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia ở nông thôn” II. Giải quyết vấn đề: Xã Tam Ngọc là một địa phương thuần nông, hầu hết người dân ở đây sống bằng nghề nông. Đời sống kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, bình quân thu nhập 6 triệu đồng/người/năm. Những khó khăn về kinh tế, về đời sống sinh hoạt của nhân dân đã ảnh hưởng không ít đến việc tham gia, đóng góp xây dựng nhà trường và lo cho con em họ học tập. Công tác PCGDTH - ĐĐT gặp không ít khó khăn, học sinh bỏ học cấp THCS ngày càng tăng, làm cho công tác PCGDTHCS không thực hiện được. Để thực hiện được Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ Xã Tam Ngọc lần thứ XIV và của Hội đồng nhân dân Xã Tam Ngọc là phấn đấu xây dựng trường Tiểu học Trần Quý Cáp đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2004. Để có cơ sở phấn đấu, nhà trường đã tổ chức khảo sát thực trạng 5 tiêu chuẩn của nhà trường theo 5 tiêu chuẩn qui định của Quyết Định 1366/GD và ĐT, ngày 26/4/1997 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT “Về việc ban hành qui chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 - 2000”. Trên cơ sở thực trạng 5 tiêu chuẩn của trường nhà trường lập đề án xây dựng trường chuẩn Quốc gia và tổ chức hội thảo thông qua trong Đảng uỷ, HĐND và các ban ngành, đoàn thể của xã để có chủ trương thống nhất và có biện pháp chỉ đạo thực hiện. Nhà trường tham mưu cho lãnh đạo địa phương có Quyết Định thành lập Ban xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Do một đồng chí trong lãnh đạo địa phương làm trưởng Ban, phó ban thường trực là Hiệu trưởng nhà trường, các thành viên cơ cấu đầy đủ các ban ngành, đoàn thể địa phương và Hội cha mẹ học sinh. Ban xây dựng trường chuẩn Quốc gia tiến hành họp dưới sự chủ trì của lãnh đạo địa phương, phân công cụ thể cho từng thành viên trong Ban. Từ đó, chủ trương xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia được thông qua các thành viên trong Ban và từ các thành viên trong Ban đã thông tin đến không những trong cha mẹ học sinh mà cả trong cộng đồng, khu dân cư, tạo nên một tâm lý chung, sự đồng thuận với nhà trường. Từng tổ đoàn kết, từng khu dân cư đều có chỉ tiêu thi đua đóng góp xây dựng sự nghiệp giáo dục địa phương. Qua khảo sát 5 chỉ tiêu của nhà trường, tiêu chuẩn 3 - Về cơ sở vật chất là tiêu chuẩn đáng quan tâm nhiều nhất. Vì ngoài 12 phòng kiên cố của trường dành cho việc giảng dạy và học tập của thầy và trò, các phòng còn lại dành cho các bộ phận làm việc đều là các phòng cũ, đã xuống cấp nặng, sân chơi bãi tập cho học sinh chưa có, đường đi vào trường vào mùa mưa lầy lội, hệ thống thoát nước chưa có ... Đặc biệt, trong khuôn viên trường tồn tại một ngôi chùa có nguồn gốc từ lâu, chưa được di dời, một cản trở lớn trong hoạt động của nhà trường. Trước một thực tế đặt ra, vô cùng khó khăn cho nhà trường, trong khi việc yêu cầu xây dựng trường chuẩn Quốc gia ngày càng cấp bách, không thể chậm được. Vì hàng năm, trường nào có kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia chỉ được Sở và Bộ GD&ĐT khảo sát một lần để được công nhận đạt hay không đạt, chứ không khảo sát nhiều lần trong năm . Như đã nói ở trên, chủ trường xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia đã được tuyên truyền, nhận thức đầy đủ trong cộng đồng. Với bước đầu thuận lợi như vậy, để cho việc đầu tư xây dựng nhà trường có hiệu quả. Nhà trường báo cáo cụ thể cho lãnh đạo địa phương về kế hoạch bổ sung, xây dựng nhà trường. Tham mưu chỉ tiêu huy động trong cộng đồng, từng ban ngành, đoàn thể đóng góp, hỗ trợ nhà trường về mặt nào, công, của bao nhiêu.... Tất cả những đề xuất, tham mưu của nhà trường được địa phương họp bàn và thống nhất đưa vào Nghị Quyết để chính quyền và các ban ngành triển khai thực hiện. Trường Tiểu học Trần Quý Cáp (Tam Ngọc)bắt tây vào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc Gia năm học 2003 - 2004. Vấn đề đặt ra cho nhà trường lúc này, nhiệm vụ phải tập trung huy động mọi nguồn lực để bổ sung, xây dựng các phòng chức năng sân chơi bãi tập, đường nội bộ sân trường, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học (Tiêu chuẩn 3 ) còn các tiêu chuẩn khác tiếp tục hoàn chỉnh. Sau một thời gian, phát động xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, không khí đóng gớp xây dựng nhà trường khá sôi nổi. Lãnh đạo địa phương thường xuyên theo dõi tiến độ xây dựng nhà trường, Mặt trận Tổ Quốc, Hội đồng nhân dân Xã giám sát động viên các đoàn thể, ban ngành hỗ trợ giúp đỡ nhà trường, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đều có công trình góp công, góp của xây dựng nhà trường. Đối với phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm tâm huyết với sự nghiệp giáo dục tích cực đăng ký đóng góp xây dựng trường bằng nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu của nhà trường. Việc sửa chữa nâng cấp các phòng chức năng, đảm bảo đủ phòng làm việc cho các bộ phận đều do công sức của phụ huynh học sinh đóng góp, nhà thường trực do một số nhà hảo tâm xây dựng cho trường, một số sách báo, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được Hội cựu học sinh của trường góp tặng. Cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh được đơn vị trường kết nghĩa và Hội nông dân xã tặng, ....Con đường vào trường và đường nội bộ trong sân trường được đơn vị bộ đội kết nghĩa lữ đoàn công binh 270 đổ đất sau ủi mặt bằng, bê tông hoàn chỉnh cho trường. Và đặc biệt, chủ trương xã hội hoá giáo dục đã thấm sâu vào tâm tư tình cảm mọi thành viên trong cộng đồng, mọi người mọi tầng lớp xã hội đều thấy sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, ai ai cũng có trách nhiệm xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục. Nên sau một thời gian vận động, chùa Trường Thọ cũng đã đồng ý chấp nhận di dời chùa ra khỏi khuôn viên trường tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động. Đây là một thành công lớn của nhà trường và địa phương. III. Kết quả đạt được: Qua gần 6 tháng tiến hành xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đến tháng 2 năm 2004, nhà trường tự đánh giá lại 5 tiêu chuẩn và nhận thấy các tiêu chuẩn đều đảm bảo theo qui định và lập tờ trình báo cáo lên Phòng Giáo dục Tam Kỳ và được Phòng Giáo dục Tam Kỳ về thẩm tra và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam về thẩm tra các tiêu chuẩn đều đạt và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trường Tiểu học Tam Ngọc (nay là trường Tiểu học Trần Quý Cáp) đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 - 2000 vào tháng 04 năm 2004. Từ khi trường đạt chuẩn đến nay, thành tích của trường luôn được giữ vững chất lượng, hiệu quả giáo dục được nâng lên rõ rệt. Học sinh giỏi cấp Tỉnh đạt được giải và năm sau đạt nhiều giải hơn năm trước. Phong trào tự làm ĐDDH, thi giáo viên giỏi đạt giải Cấp thị, phong trào SKKN được xếp loại Cấp tỉnh, phòng trào vở sạch chữ đẹp dự thi cấp thị cũng đạt giải. Chi bộ đảng của nhà trường luôn đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” có năm đạt chi bộ “Trong sạch vững mạnh xuất sắc”, công đoàn nhà trường, liên Đội TNTP Hồ Chí Minh luôn đạt danh hiệu “Xuất sắc”. Với những thành tích đạt được đã tạo được niềm tin đối với lãnh đạo và nhân dân địa phương. Phát huy thế mạnh của mình, hiện nay, trường Tiểu học Trần Quý Cáp tiếp tục xây dưng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. IV. Bài học kinh nghiệm: Nhà trường không phải là nơi chỉ nhận chỉ thị và được phân bổ nguồn lực từ cấp trên xuống mà trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường cần có sự hỗ trợ của cộng đồng về nhiều lĩnh vực. Khi xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, nhà trường cần xác định rõ vai trò tích cực của cộng đồng trong việc quyết định những yêu cầu về nguồn lực. Nhà trường phải có kế hoạch chương trình hành động về xã hội hoá giáo dục tham gia xây dựng và phát triển nhà trường. - Để cho công tác xã hội hoá giáo dục đạt được mục tiêu đề ra trước hết nhà trường phải làm cho cộng đồng thấm được chủ trường xã hội hoá, biến mục tiêu phấn đấu xây dựng và phát triển của nhà trường cũng là mục tiêu phấn đấu của cộng đồng, nhà trường là một phần máu thịt của cộng đồng. - Đảng uỷ xã (phường) là chủ thể lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc huy động xã hội hoá trong việc xây dựng và phát triển nhà trường. - UNND xã (phường) đề ra những biên pháp điều hành sự thực hiện, phối hợp các lực lượng xã hội tham gia xây dựng nhà trường. - Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch tham mưu tốt cho lãnh đạo địa phương về công tác xã hội hoá giáo dục trong từng giai đoạn, năng động, nhạy bén đề ra những biện pháp, nội dung kịp thời, chủ động phối hợp, kêu gọi các tổ chức, cá nhân có nhiệt huyết với giáo dục tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.
Tài liệu liên quan