Chức năng cơ bản của các phương tiện truyền thông đại
chúng là cung cấp thông tin cho quảng đại công chúng. Việc
xuất bản báo chí có xu hướng gắn liền với chỉ báo vòng đời là
một cách làm tốt để tăng cường khả năng giao tiếp đại chúng
của công chúng. Tuổi nhi đồng có báo Họa mi, lớn hơn thì đọc
báo Thiếu niên tiền phong. Công chúng thanh niên hướng đến
báo Tiền phong.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2858 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội hóa và truyền thông đại chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội hóa và truyền thông đại chúng.
Chức năng cơ bản của các phương tiện truyền thông đại
chúng là cung cấp thông tin cho quảng đại công chúng. Việc
xuất bản báo chí có xu hướng gắn liền với chỉ báo vòng đời là
một cách làm tốt để tăng cường khả năng giao tiếp đại chúng
của công chúng. Tuổi nhi đồng có báo Họa mi, lớn hơn thì đọc
báo Thiếu niên tiền phong. Công chúng thanh niên hướng đến
báo Tiền phong. Khi về già có báo Người cao tuổi. Khả năng
phổ quát của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với
công chúng được nối dài bởi sự lan tỏa của hệ thống kênh
truyền, đặc biệt là hệ thống phương tiện được thiết kế bằng công
nghệ điện tử. Trong chuỗi các tác nhân xã hội hóa thì truyền
thông đại chúng mặc dù ra đời muộn hơn rất nhiều so với các
thiết chế xã hội khác như gia đình, trường học, nhà thờ, nhưng
lại sớm tỏ rõ sự tác động đối với xã hội hóa từ khả năng tạo nên
các “bản đúc xã hội” của công chúng.
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng: vào cuối thập niên 80 của
thế kỷ trước, truyền thông đại chúng, bao gồm truyền thanh,
phim, báo in, nhạc thu âm, truyền hình đã trở thành những tác
nhân quan trọng đối với xã hội hóa, đặc biệt là truyền hình.
Trong khoảng mười năm trở lại đây có sự xuất hiện của Internet.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho biết, 32% trẻ em dưới 7 tuổi tại nước
này có ti vi riêng. Ở độ tuổi từ 12 đến 18, con số đó là 53%.
Tình trạng ấy đã khiến Viện Hàn lâm Giáo dục Mỹ đưa ra lời
khuyến cáo: các bậc cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi
xem ti vi. Các bậc cha mẹ cũng nên tránh sử dụng những “người
giữ trẻ điện tử”. Mặc dù vậy, người ta không thể phủ nhận vai
trò tích cực của ti vi nói riêng và phương tiện truyền thông đại
chúng nói chung đối với xã hội hóa. Hệ thống truyền thông đại
chúng đã tham gia thực sự tích cực vào việc quảng bá các phong
cách sống phù hợp với những chuẩn mực xã hội, những khuôn
mẫu hành vi.
Các thông điệp quảng cáo ‘Muốn tránh bướu cổ thì hãy dùng
muối iốt” “Hãy tránh xa HIV bằng cách không tiêm chích ma
túy, không dùng chung bơm kim tiêm” được công chúng tiếp
nhận vì nó có khả năng tạo nên sự liên kết xã hội bằng cách đưa
ra một cách nhìn phổ biến mang tính chuẩn hóa về văn hóa. Các
thông điệp này tạo dựng những khuôn mẫu hành vi và điều
chỉnh các kiểu hành vi lệch chuẩn trở về hợp chuẩn với các giá
trị văn hóa. Cần nhận thức rõ điều ấy vì thông tin nói chung và
thông tin trên truyền thông đại chúng nói riêng chưa phải là tri
thức và tri thức cũng chưa phải là văn hóa. Văn hóa chỉ hình
thành trên cơ sở cá nhân học hỏi được cách sống của xã hội và
giao tiếp đại chúng là một con đường để công chúng tiếp nhận
sự trao truyền văn hóa.
Việc quan sát các thông điệp được truyền trên các phương tiện
truyền thông đại chúng cho thấy các thiết chế truyền thông đại
chúng đặc biệt coi trọng việc xây dựng các vai trò xã hội của
con người vì vai trò xã hội là mục tiêu của xã hội hóa. Cùng với
hoạt động giáo dục nghề nghiệp diễn ra chính thức ở tác nhân
trường học, báo chí đã dành các chuyên trang, chuyên mục cho
các vấn đề ấy. Trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại
chúng, có nhiều kênh cung cấp các thông điệp liên quan đến vai
trò xã hội của cá nhân như các website: Tư vấn du học, Mạng
giáo dục, Báo Kinh tế nông thôn, Báo Kinh tế đô thị, Tạp chí
Gia đình và Xã hội… Các kênh thông tin đó không chỉ là nơi
cung cấp thông điệp, mà còn là diễn đàn của công chúng truyền
thông, để họ chia sẻ các vấn đề tạo nên mối quan tâm chung, gắn
với nhu cầu hoàn thiện các vai trò xã hội.
Đến nay, Việt Nam đã chính thức hòa mạng Internet được 14
năm. Số liệu tính tới tháng 10 năm 2010 của Trung tâm quản lý
Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết gần 30% dân số Việt Nam
sử dụng Internet, tỷ lệ này tương đương trên 25 triệu người sử
dụng. Nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh về Internet -
sinh viên - lối sống cho thấy: “Việc truy cập internet là hoạt
động rất phổ biến ở sinh viên hiện nay. Có tới 93% số được hỏi
cho biết có sử dụng internet, trong đó 42,2% số sinh viên truy
cập “vài ngày một lần”và 36,9% sinh viên sử dụng “vài lần
trong tháng”. Như vậy, sinh viên truy cập mức độ khá thường
xuyên chiếm tới 56,7%. Nghiên cứu nói trên cũng chỉ rõ: tác
động của internet đối với hoạt động sống của sinh viên là rất
đáng kể, có 65,6% số người được hỏi nói rằng họ truy cập
internet với mục đích “tìm thông tin phục vụ bài học”, với mục
đích “đọc báo, truyện” tỷ lệ là 45,1%, cũng có 10,5% số người
được hỏi cho biết họ truy cập internet để “tìm việc làm”.
Những lo ngại về các lệch lạc xã hội từ các phương tiện truyền
thông đại chúng là có lý do thực tế. Một thời, ở Mỹ, người ta coi
TV là kẻ nối giáo cho nhạc Rốc và dấy lên một phong trào mạnh
mẽ phản đối nhạc Rốc, coi dòng nhạc này như là nguyên nhân
của sự chung chạ bừa bãi, sự lạm dụng phụ nữ và nạn sử dụng
ma túy. Gần đây, các thông điệp về những người đẹp trong làng
giải trí Hàn Quốc tự tử được phát tán trên mạng cho thấy hành vi
tự tử ở họ mang dấu hiệu như một hội chứng và có khả năng lây
lan. Báo chí đã không làm được điều cần thiết là chỉ ra các mối
dây ràng buộc xã hội đối với những người có ý định tự sát. Điều
ấy có nghĩa là hành vi tự sát từ nguyên nhân vị kỷ - theo sự phân
loại của E. Durkheim ( 1858-1917) - đã không được các thông
điệp của báo chí ngăn chặn có hiệu quả. Việc quan sát chỉ báo
nhận diện địa chỉ tác giả cho thấy có tờ báo nhân danh phê phán
nạn mại dâm, nhưng lại chỉ ra các địa chỉ đen.
Định hướng xã hội là đặc trưng cơ bản của truyền thông đại
chúng. Đặc trưng này càng được quảng bá rộng rãi thì khả năng
ảnh hưởng từ các lệch lạc xã hội qua các con đường không chính
thức càng hạn chế. Ở đây, tính trung thực của thông tin có ý
nghĩa quyết định. Trung thực tạo nên niềm tin. Niềm tin có khả
năng liên kết các giá trị và chuẩn mực. Niềm tin tạo nên tâm thế,
từ đó tác động đến nhận thức và hành vi của cá nhân, tạo lập tri
thức, văn hóa và định hướng hoạt động. Các chương trình
Duyên dáng Việt Nam, Hiến máu nhân đạo, được công chúng
báo chí hưởng ứng là vì vậy. Đó là cách để báo chí thực sự trở
thành tác nhân quan trọng đối với xã hội hóa cá nhân trong xã
hội hiện đại, để cá nhân tăng cường khả năng học hỏi cách sống
của xã hội nhằm hòa nhập vào đời sống cộng đồng, quốc gia và
quốc tế.