Tôi đã từng là một công nhân?
Tôi có 5 năm kinh nghiệm làm việc ở trường Đại học?
Tôi vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh về Xã hội học?
Làm việc ở bộ phận đào tạo hiện là công việc chính của tôi?
Tôi có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Nga?
40 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3447 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xã hội học lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng viên: Trần Văn KhamEmail: khamtv@ussh.edu.vnXÃ HộI HọC LAO ĐộNGGiỚI THIỆU LÀM QUENTôi đã từng là một công nhân?Tôi có 5 năm kinh nghiệm làm việc ở trường Đại học?Tôi vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh về Xã hội học?Làm việc ở bộ phận đào tạo hiện là công việc chính của tôi?Tôi có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Nga?Giới thiệu môn họcGiới thiệu tiến trình hoàn thành môn học và sử dụng tài liệu môn họcHướng dẫn làm việc nhómXã hội học lao động là một chuyên ngành xã hội họcBUổI 01Nguyên tắc của lớp họcTham gia tích cựcTôn trọng lẫn nhau-tôn trọng sự khác biệtCởi mởKhông sử dụng điện thoạiMột người nói-mọi người ngheNội dung chính của môn họcBài 1: Xã hội học lao động là một khoa họcBài 2: Các luận điểm lý thuyết của XHH LĐBài 3: Cấu trúc vi mô của lao độngBài 4: Thiết chế và tổ chức lao độngBài 5: Phân công lao động và thị trường lao độngBài 6: Sự biến đổi lao động và biến đổi xã hộiBài 7: Một số chủ đề của Xã hội học lao động (Tài liệu hướng dẫn môn học).?????....Làm việc nhómLớp được chia thành 9 nhómMỗi nhóm được giao 01 chủ đềTrình bày kết quả trước lớp: 30 phútKhi một nhóm trình bày: 8 nhóm còn lại lắng nghe-chuẩn bị 01 ý kiến đánh giá mặt tốt- 01 ý kiến đánh giá mặt chưa tốt cần khắc phục (về nội dung chuyên môn và cách thức trình bày)Làm việc nhómĐiểm số kết quả làm việc nhóm là kết quả điểm số thành phần của cá nhân = 30% tổng số điểm môn họcĐánh giá kết quả nhóm = điểm trung bình tổng điểm đánh giá của 8 nhóm + điểm đánh giá của giảng viênSản phẩm của nhóm: Bài thuyết trình + báo cáo quá trình làm việc của nhómYêu cầu về bài trình bày của nhóm (01 tiết học)Thời gian trình bày: 20-30 phútNội dung trình bày:Báo cáo nhanh quá trình làm việc cảu nhómChủ đề được phân công trình bày (nói rõ lý do, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, những phát hiện, những lý giải và kết luận)Khuyến khích sử dụng trình chiếuTổ chức thảo luận: 15-25 phútNhận xét và câu hỏi của các nhóm tham dựNhận xét và đánh giá của giảng viênTrả lời câu hỏi Cách phân chia nhómĐếm số từ 1 đến 9 đến hết lớpNhóm hình thành dựa trên thành viên cùng sốMỗi nhóm cử 1 nhóm trưởngChuẩn bị nội dung; thuyết trình và góp ý cho các nhóm khácCác chủ đề của nhómNhóm 1: Quan điểm quản lý khoa học của F.TaylorNhóm 2: M.Weber và hành động xã hội: ứng dụng cho phân tích mối quan hệ xã hội ở nơi làm việcNhóm 3: Phân công lao động của Emile Durkheim và phân tích sự phân công lao động trong gia đình hiện nayNhóm 4: Những vấn đề xã hội học từ Luật lao độngCác chủ đề của nhómNhóm 5: Lao động trẻ em hiện nay: Các phương pháp tiếp cận xã hội họcNhóm 6: Lao động nông thôn khu vực thu hồi đất nông nghiệpNhóm 7: Di cư lao động nông thôn-đô thịNhóm 8: Lao động và việc làm dưới tác động của quá trình toàn cầu hoáNhóm 9: Việc làm của sinh viên ngành xã hội học trong tương lai: Những triển vọng và thách thứcLịch trình tổ chức thuyết trìnhThời gianNhómGhi chú09/09/2012Nhóm 1+216/09/2012Nhóm 3+423/09/2012Nhóm 5+630/09/2012Nhóm 7+807/10/2012Nhóm 9BUổI I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA XÃ HộI HọC LAO ĐộNGTrò chơi kiểm tra kiến thức Xã hội học Đại cươngXã hội học lao động là gì? Xã hội học lao động là chuyên ngành xã hội học tập trung nghiên cứu các quy luật của sự hình thành, vận động và biến đổi mối quan hệ của lao động với con người và với xã hội.Thứ nhất, cách định nghĩa này nhất quán với định nghĩa về đối tượng nc của xhh là quy luật của mối quan hệ giữa con người với xã hội;Thứ hai, khẳng định đối tượng NC của XHH LĐ là quan hệ lao động-NC lao động trong mối quan hệ giữa con người và với xã hội;Thứ ba, XHH LĐ vận dụng được hệ thống lý thuyết, phạm trù, phương pháp của XHHTại sao cần có XHH Lao động?Vai trò của lao động đối với sự phát triển loài ngườiThông qua lao động: cá thể người thành cá nhân và nhân cáchLao động được nghiên cứu với tư cách là một hiện tượng xã hội với cá khái niệm đặc thù: thiết chế lao động và cấu trúc xã hội của lao độngHướng đến làm rõ bản chất xã hội của hiện tượng lao động và giải quyết một số vấn đề xã hội của lao động trong quá trình toàn cầu hóa và điều kiện kinh tế thị trườngNhiệm vụ nghiên cứu Xã hội học lao động có nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu ứng dụng-triển khai (nghiên cứu-phát triển)Trọng tâm nghiên cứu lý luận để học hỏi, tiếp thu một cách có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của bộ môn này trên thế giới. Đối với nhiệm vụ này, việc tìm hiểu và giới thiệu các lý thuyết, các cách tiếp cận lý thuyết, khái niệm xã hội học lao động là rất quan trọng và cần thiết.Nhiệm vụ nghiên cứu Tập trung vào nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng-triển khai và nghiên cứu tổng kết thực tiến về những vấn đề nảy sinh trong lao động ở Việt Nam hiện nay. Một số nhiệm vụ cụ thể có thể là phân công lao động trong xã hội, sự biến đổi cấu trúc xã hội, những vấn đề mâu thuẫn-xung đột trong quan hệ lao động, những vấn đề xã hội của thất nghiệp, thiếu việc làm, và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nhiệm vụ này gắn liền với nhiệm vụ lý luận với ý nghĩa là vận dụng tri thức lý luận của xã hội học lao động vào ứng dụng-triển khai.Định hướng tiếp cận của XHH Lao độngXã hội học lao động hướng vào việc nghiên cứu: (i) hành vi ứng xử của con người trong các tình huống lao động cụ thể trong mối quan hệ với cấu trúc xã hội; (ii) hành vi ứng xử của con người trước sự thay đổi của cấu trúc lao động trong quá trình công nghiệp hoá; (iii) nghiên cứu quan hệ con người trong lĩnh vực công nghiệpCác cách tiếp cậnTiếp cận cấu trúc-chức năngĐại diện tiêu biểu của phương pháp tiếp cận này là Emile Durkheim, T.Parsons và nhiều tác giả khác;Lao động và PCLĐ nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định của xã hội với tư cách là hệ thốngLao động giao dịch tài chính-ứng dụng do nhu cầu đầu tư vốn ngày càng cao.Lao động nông thôn di chuyển vào thành thị là do nhu cầu sử dụng lao động tự do ngày càng lớn.Khu vực lao động ngoài quốc doanh phát triển là do nhu cầu sử dụng lao động rất đa dạng.Các cách tiếp cậnTiếp cận cấu trúc-chức năngChuyển đổi cơ cấu lao động không đơn thuần là chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Đó là sự chuyển đổi cấu trúc giá trị nghề nghiệp của các nhóm xã hội và sự định hướng chọn nghề của thanh niên; đó là việc sắp xếp và tổ chức lại lao động cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của từng nhóm xã hội, từng vùng kinh tế.Các cách tiếp cậnTiếp cận thiết chế xã hộiThiết chế xã hội là gì?Quan điểm thiết chế được phát triển mạnh mẽ ở lĩnh vực kinh tế học, Lao động được tổ chức theo những mô thức nhất định và tuân theo những thủ tục, quy định và chuẩn mực được pháp quy hoá để đảm bảo đáp ứng nhu cầu xác định mà xã hội đặt ra. các thiết chế như hợp đồng lao động và cách tổ chức lao động dưới hình thức công ty, nhà máy có khả năng làm giảm chi phí giao dịchCác cách tiếp cậnTiếp cận thiết chế xã hộiThiết chế lao động dưới hình thức các công ty, nhà máy ngày càng phổ biến. Ngoài ra, còn dưới hình thức gia đình, kinh tế hộ và hình thức tập thể.Chú ý đến những biến đổi trong hệ thống giá trị, chuẩn mực và các quy định pháp quy trong việc kiểm soát, điều tiết hoạt động lao động.Quan tâm đến nghiên cứu các vấn đề quan hệ xã hội trong lao động, mà biểu hiện tập trung nhất là những xung đột giữa chủ và thợ trong các tổ chức doanh nghiệpCác cách tiếp cậnHành động xã hội Max Weber, Tacolt Parson và một số học giả khácLao động là hoạt động có mục đích và kế hoạch của cá nhân, các nhóm xã hội. Chủ đề: vấn đề tạo việc làm và nâng cao chất lượng, trình độ lực lượng lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcCác cách tiếp cận khácCác thành tố của một quá trình nghiên cứuĐạo đức nghiên cứuNHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢNLao độngLao động là phương thức sống đặc trưng của con ngườiLao động của con người là một hành động xã hội phản ánh đối tượng lao động, mục đích lao động, phương tiện lao động, điều kiện lao động và xu hướng của lao động. Tính chất hai mặt của lao động: Lao động cụ thể và lao động trừu tượngThời gian lao động xã hội tất yếu và thời gian lao động cá biệtLực lượng lao độnglà tổng thể tài nguyên sức lao động toàn xã hội ở một thời kỳ nhất định. Số lượng, lực lượng sức lao động dựa vào số lượng nhân khẩu trong độ tuổi lao động có năng lực lao động đang có việc làm hay không việc làm chuẩn.Sức lao độngkhả năng lao động tiềm ẩn của con người dưới hình thức tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các thao tác, hành vi, hoạt động nhất định;sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó;sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đóViệc làmViệc làm là khái niệm dùng để chị loại hoạt động lao động được trả công, có thu nhập, có người thứ ba can thiệp ;Nói tới việc làm là nói tới loại lao động với tư cách là vai trò xã hội được quy định bởi hệ thống ngành nghề và cấu trúc thị trường lao độngCần phân biệt loại lao động được trả công và lao động không được trả côngLao động nhà rỗi và thất nghiệpQuan niệm pháp lý về lao động và việc làmQuan điểm xuất phát: Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người-tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hộiQuan niệm về Người lao động, Người sử dụng lao động, Việc làm đã được quy định trong Luật lao động Việt NamTại sao cần quan tâm? Phát hiện vấn đề cần giải quyết (lao động trẻ em, vấn đề quan hệ lao động)Thông qua Luật LĐ: Nhà nước quy định công dân được phép làm gì-làm việc đó như thế nàoXem xét lao động dừng lại ở khía cạnh kết quả hoạt động chứ chưa nói tới nhu cầu, động cơ, tính chất và cơ chế của lao độngQuan niệm pháp lý về người lao độngĐiều 6, bộ luật Lao động:Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao độngHợp đồng lao động: là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả côn, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao độngPhân loại lao động:Người lao động chưa thành niên: từ 15-18 tuổiNgười lao động thành niên: 18-60 với nam và 18-55 đối với nữNgười lao động cao tuổi: trên 60 với nam và trên 55 với nữThất nghiệpLuật bảo hiểm xã hội (2006):Điều 2 mục 3:Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân VN làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 điều nàyĐiều 3 mục 4 giải thích: Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động,hợp đồng làm việc nhưng chưa có việc làmMối quan hệ xã hội học lao động vớiXã hội học lao động có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế học, nhất là kinh tế học lao động đến mức nhiều khái niệm của xã hội học lao động được phân tích theo quan điểm của kinh tế hoạch hoặc đơn giản là sử dụng luôn các khái niệm của kinh tế học.xã hội học lao động có kế thừa những kết quả nghiên cứu từ các chuyên ngành khác và cả những ngành ngoài khoa học xã hội như kinh tế học, quản lý học và khoa học về lao động để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề ra;Ở một số quốc gia có công nghiệp phát triển, xã hội học lao động có quan hệ chặt chẽ với xã hội học công nghiệpỞ những nước nông nghiệp và công nghiệp hoá, xã hội học lao động quan tâm nhiều đến sự biến đổi cơ cấu lao động ở nông thôn và di cư lao độngNỘI DUNG CẦN LƯU ÝBÀI HỌC KẾ TIẾP Một số lý thuyết trong Xã hội học lao động