Xã hội học tôn giáo

I/ QUAN HỆ VỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO: Niền tin tôn giáo đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với tín đồ, nó là định hướng giá trị bền vững và chi phối hành động, tình cảm, ý thức, lối sống của tín đồ, vì vậy khi nói đến tín đồ nghĩa là nói đến con người có niềm tin tôn giáo. II/ NGUỒN GỐC CỦA NIỀM TIN TÔN GIÁO: a/ Tiếp cận niềm tin tôn giáo từ góc độ sinh học: các nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng 1 tín đồ, 1 con người có niềm tin tôn giáo đều được qui định bởi yếu tố sinh học (theo nghĩa đen có nghĩa là có những người khi sinh ra có sẵn niềm tin tôn giáo, nhưng bị chi phối bởi các tố chất ). Đứng đầu trường phái này là S.Frend: là nhà tâm lý và nhà XHH ông đã nghiên cứu niềm tin tôn giáo qua bản năng sinh học. Theo ông những tín đồ tôn giáo là những người có chức năng thần kinh khác thường, chức năng đó hướng họ đến yếu tố siêu tự nhiên vì vậy theo ông yếu tố tâm lý là 1 yếu tố đặc biệt quan trọng đối với tín đồ vì đó là hoạt động của hệ thần kinh. Một trong những người phát triển quan niệm này của S.Frend là Parop- khi ông cho rằng việc tín đồ thực hiện hành vi chính là diển biến tâm lý được qui định bởi yếu tố sinh học. b/ Tíep cận từ góc độ xã hội: Quan niệm này bắt đầu từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, một người có niềm tin tôn giáo phải xuất phát từ yếu tố xã hội như gia đình, cộng đồng, đó là những nhân tố XH quan trọng tác động đến họ hình thành và duy trì niềm tin tôn giáo(Vd: 1 người sinh ra trong một gia đình tôn giáo thường họ là tín đồ.)quan niệm này thường được nhiều trường phái nghiên cứu thừa nhận khi xem xét hiện tượng chuyển đổi tôn giáo.

doc8 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội học tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO BÀI 1: NIỀM TIN TÔN GIÁO I/ QUAN HỆ VỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO: Niền tin tôn giáo đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với tín đồ, nó là định hướng giá trị bền vững và chi phối hành động, tình cảm, ý thức, lối sống của tín đồ, vì vậy khi nói đến tín đồ nghĩa là nói đến con người có niềm tin tôn giáo. II/ NGUỒN GỐC CỦA NIỀM TIN TÔN GIÁO: a/ Tiếp cận niềm tin tôn giáo từ góc độ sinh học: các nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng 1 tín đồ, 1 con người có niềm tin tôn giáo đều được qui định bởi yếu tố sinh học (theo nghĩa đen có nghĩa là có những người khi sinh ra có sẵn niềm tin tôn giáo, nhưng bị chi phối bởi các tố chất ). Đứng đầu trường phái này là S.Frend: là nhà tâm lý và nhà XHH ông đã nghiên cứu niềm tin tôn giáo qua bản năng sinh học. Theo ông những tín đồ tôn giáo là những người có chức năng thần kinh khác thường, chức năng đó hướng họ đến yếu tố siêu tự nhiên vì vậy theo ông yếu tố tâm lý là 1 yếu tố đặc biệt quan trọng đối với tín đồ vì đó là hoạt động của hệ thần kinh. Một trong những người phát triển quan niệm này của S.Frend là Parop- khi ông cho rằng việc tín đồ thực hiện hành vi chính là diển biến tâm lý được qui định bởi yếu tố sinh học. b/ Tíep cận từ góc độ xã hội: Quan niệm này bắt đầu từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, một người có niềm tin tôn giáo phải xuất phát từ yếu tố xã hội như gia đình, cộng đồng, đó là những nhân tố XH quan trọng tác động đến họ hình thành và duy trì niềm tin tôn giáo(Vd: 1 người sinh ra trong một gia đình tôn giáo thường họ là tín đồ.)quan niệm này thường được nhiều trường phái nghiên cứu thừa nhận khi xem xét hiện tượng chuyển đổi tôn giáo. c/ Quan niệm của M.Weber: là 1 trong những nhà XHH thời kỳ đầu và ông cũng đặt nền tảng nghiên cứu tôn giáo. Theo quan điểm của M.Weber niềm tin tôn giáo là sự biểu hiện thông qua ứng xử, hành vi, hành động của con người trong XH, nó được qui định bởi các điều kiện kinh tế vì vậy niềm tin tôn giáo là sản phẩm của quá trình sản xuất của xã hội, quan niệm quyền uy của đức chúa trời cũng phụ thuộc vào nhân tố này và theo ông đức chúa trời không phải là nhân vật vĩnh hằng mà các đặt tính của ông luôn thay đổi theo thời gian, kinh tế, ông cho rằng hoạt động kinh tế chính là hoạt động của tôn giáo. Quan điểm này phù hợp với quan điểm của Mác ở chổ tôn giáo là sản phẩm của XH vì vậy niềm tin tôn giáo cũng là sản phẩm của XH. d/ Quan điểm của những nhà XHH chủ nghĩa Mác về niềm tin tôn giáo: Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo của con người về hiện tượng XH Theo Ăng Ghen hoạt động tôn giáo là quá trình phản ánh hư ảo trong đầu óc của con người những hiện tượng XH, nhưng mang tính siêu tự nhiên. III/ ĐẶC ĐIỂM CỦA NIỀM TIN TÔN GIÁO: 1/ Niềm tin là lực lượng siêu tự nhiên: đó là sự tin tưởng vào lực lượng thần linh, vào đấng tối cao và thường là người sáng lập ra tôn giáo (Vd: đức chúa Jesu; đức phật) Khi lý giải niềm tin tôn giáo các nhà nghiên cứu XHH thường đặt đặc điểm này như là 1 tiêu chí trong quá trình khảo sát, mức độ tin tưởng vào đấng tối cao đó là thước đo của niềm tin tôn giáo. Như vậy đặc điểm của niềm tin tôn giáo thực ra là niềm tin vào lực lượng hư ảo. 2/ Niềm tin vào 1 thế giới khác: tất cả các tôn giáo đều có viễn cảnh thế giới khác nhau ( Vd: như cõi niết bàn của đạo phật; thiên đường của đạo Kito; ngày hội long hoa của đạo Cao Đài).Niềm tin tôn giáo là sự thể hiện bền vững vì nó là sản phẩm của lối sống, văn hoá và định hướng giá trị của tín đồ. Tóm lại: Niềm tin tôn giáo là 1 đặc trưng quan trọng đối với tín đồ, có nhiều cách giải thích về vấn đề này vì vậy khi nghiên cứu XHH tôn giáo về lĩnh vực niềm tin nhà XHH phải định hình nhóm XH cụ thể, đối tượng vì niềm tin tôn giáo là quá trình tâm lý nó thể hiện ý chí, cảm xúc của tín đồ, niềm tin tôn giáo khác với tín ngưỡng dân gian vì nó chỉ có ở trong tín đồ ngược lại tín ngưỡng dân gian là 1 hiện tượng phổ biến trong cộng đồng XH. BÀI 2: THỰC HÀNH TÔN GIÁO I/ Khái niệm: Thực hành tôn giáo là sự thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ hay tổ chức tôn giáo. + Là 1 sự kiện XH (vì mỗi việc thực hiện phản ánh 1 vấn đề) Các nhà XHH còn xem thực hành tôn giáo là 1 sự kiện XH và có thể đo kiểm được bằng những hình thức thống kê, quan sát, để tìnm ra sự tăng hay giảm của niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên chỉ mang tính tương đối. + Thực hành tôn giáo có mối quan hệ chặt chẽ với niềm tin tôn giáo và biến đỗi tôn giáo, hầu hết các nhà XHH đều xem thực hành tôn giáo là một thướcđo, một tiêu chí để kiểm định về niềm tin tôn giáo. Tóm lại: việc giảm bớt các nghi lễ tôn giáo là sự biến đỗi tôn giáo, không phải là tôn giáo mất đi mà chỉ là thay đổi về bản chất. Định nghĩa: Thực hành tôn giáo được xác định là một tín đồ thực hiện những qui định về nghi thức của 1 tôn giáo hay 1 tín ngưỡng hoặc việc một tổ chức tôn giáo qui định một loạt cách thức ứng xử trong điều kiện xã hội nhất định. Kết luận: Thực hành tôn giáo là 1 hiện tượng XH thể hiện sắc thái quyền uy của một tôn giáo Thực hành tôn giáo như một hiện tượng văn hoá – XH vì vậy mỗi quốc gia có cách thức thực hành tôn giáo khác nhau, mỗi một tộc ngừời, mỗi một giai cấp có cách thức thực hành tôn giáo khác nhau. II/ Những vấn đề cơ bản của thực hành tôn giáo: Thực hành tôn giáo là một cách gọi khác của kinh nghiệm và thao tác tôn giáo, nó được thông qua việc tham gia các nghi thức, các nghĩa vụ của một tín đồ hay nhóm tín đồ đối với 1 tôn giáo như việc đi lễ nhà thờ, việc cầu nguyện ngày thừ 6. - Việc tham gia những nghi lễ của một tín đồ hay của 1 tôn giáo nó không theo 1 chuẩn mực nhất định, nó là sự thể hiện của những hiện tượng XH Như việc 1 tín đồ không nhất thiết đến nhà thờ, hay không nhất thiết thực hiện những nghi lễ tôn giáo nơi công cộng. - Thực hành tôn giáo là 1 hiện tượng XH, là sự suy ngẫm cầu nguyện của tín đồ trong những giai đoạn XH nhất định. Kết luận việc đo kiểm thực hành tôn giáo đối với các nhà XHH thường được sử dụng cách thức quan sát, thống kê, mức độ liên tục tham gia các nghi lễ của tín đồ. III/ Nghiên cứu XHH về thực hành tôn giáo: Đề tài: “ Việc thực hiện nghi lễ của sinh viên là tín đồ đạo thiên chúa trong các trường đại học tại TPHCM hiện nay” 1/ Lý do chọn đề tài: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, nó đã tác động đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá, nó làm thay đổi lối sống của nhiều nhóm người trong đó có những nhóm dân cư đạo thiên chúa vì vậy việc chọn đề tài “Việc thực hiện nghi lễ của sinh viên là tín đồ đạo thiên chúa trong các trường đại học tại TPHCM hiện nay ” là một vấn đề cấp thiết vì sinh viên là 1 nhóm người năng động, họ dễ dàng tiếp cận với những nền văn hoá và những nghi thức mới. Nghiên cứu việc thực hiện nghi lễ của nhóm sinh viên đạo cơ đốc sẽ cho chúng ta những kết luận về sự biến đỗi niềm tin tôn giáo trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định (KT – XH – VH – sinh viên – sinh viên cơ đốc) 2/ Nội dung nghiên cứu: gồm 2 chương Chương 1: cơ sở lý luận đề tài: nghiên cứu quan điểm này đứng trên cơ sở nào để nghiên cứu đó là gốc độ của chủ nghĩa duy vật lịch sử - Sử dụng các lý thuyết về XHH tôn giáo. - Chọn phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp định lượng: chọn ra đói tượng nghiên cứu là sinh viên (năm thứ mấy, trường nào). Định lượng đi chung với cơ số mẫu (bao nhiêu người rong trường này, bao nhiêu người ởtrường kia) cơ số mẫu phụ thuộc vào kinh phí đề tài. + Phương pháp định tính: thường hiểu là phỏng vấn sâu, là kiểm chứng của định lượng, Thu thập tư liệu thứ cấp (cũng là định tính), xem coi có ai nghiên cứu về vấn đề này chưa. Sau đó phải minh chứng được tại sau ta dùng phương pháp này. - Đặt giả thuyết nghiên cứu: đó là cái mà ta hình dung kết quả nghiên cứu nhưng mà nó chưa xảy ra (giã thuyết đó có thể đúng hay là sai) Giã thuyết nghiên cứu là cái nhà nghiên cứu định hình từ nội dung nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu có thể xảy ra học không và để minh chứng được điều đó. Chương 2: Tên đề tài - Kiểm định giã thuyết nghiên cứu - Kết luận: Phải thể hiện 2 yếu tố + kết luận: lược lại cái anh thực hiện + Kiến nghị. BÀI 3 CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM I/ Lý luận: Chính sách tôn giáo là vấn đề mang tính quy luật của tất cả các quốc gia tuy nhiên việc thực hiện CSTG phụ thuộc vào đặc điểm tô giáo và XH của mỗi quốc gia, ở những quốc gia đa tôn giáo vấn đề CSTG càng phải được thể hiện rõ. II/ Chính sách tôn giáo ở Việt Nam: 1/ Đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam: ở khía cạnh Lý luận tôn giáo: là hình thức ý thức XH nó đã tồn tại cùng với sự phát triển loài người và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống KT – CT – VH – XH. - Việt Nam có nhiều tôn giáo và tín ngưỡng do những yếu tố địa chính trị qui định vì vậy ở Việt Nam có cả những tôn giáo lớn nhất thế giới và cả tôn giáo dân tộc, song hành với những tôn giáo này là tập quán thờ cúng tổ tiên, thờ thần Hoàng Làng và các tín ngưỡng đa thần khác. Theo thống kê năm 2006 Việt Nam có khoảng 20 triệu tín đồ, trong đó Phật giáo khoảng 10 triệu; Kito giáo 5 triệu; còn lại là các tôn giáo tín ngưỡng khác. - Tôn giáo Việt Nam mang tính thế tục gắn liền với chế độ chính trị trong quá trình phát triển vì vậy ngay sau 1945 vấn đề chính sách tôn giáo đã được HỒ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam mới đặt ra với những nội dung chủ yếu sau: 2/ Những vấn đề cụ thể của chính sách tôn giáo Việt Nam: + Tôn giáo Việt Nam từ trước đến nay không có xung đột lớn + Xác định tôn giáo Việt Nam gắn liền với yếu tố đạo đức như khuyên dạy con người sống yêu thương hướng tới cái Chân , thiện, Mỹ 3/ Những vấn đề của chính sách tôn giáo Việt Nam: - Chủ tịch Hồ Chí Minh và tín ngưỡng tôn giáo: Lúc sinh thời người cho rằng vấn đề hoà hợp tôn giáo là tôn trọng và bảo đãm quyền tự do tín ngưỡng là vấn đề được đặt ra hàng đầu vì đó là nền tảng của đoàn kết toàn dân ngày 03/09/1945 Chủ tịch Hồ chí Minh chủ toạ phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngưởi đã xác định “ Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết ”. Chủ Tịch Hồ Chí Minh coi tôn giáo là yếu tố cấu thành XH và là di sản văn hoá của nhân loại. Trong lịch sử tôn giáo đã làm nhiều điều cho sự phát triển XH, vì vậy chính sách tôn giáo cần chú ý mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc. - Chủ trương chính sách của đảng: 1986 Đảng và nhà nước ta đã xây dựng lại những tiêu chí về CSTG và đến năm 1990 đã có những đổi mới trong CSTG, ngày 12/03/2003 Trung ương đảng khoá 9 đã ban hành Nghị quyết 25 về công tác tôn giáo. Đây là văn kiện quan trọng thể hiện chính sách của đảng và nhà nước đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới, đó là sự thể hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, sự cụ thể hoá Hiến pháp. Đồng thới nhà nước ta đã ban hành 1 loạt các qui định về hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trong các văn bản qui phạm pháp luật. 01/03/2005 Chính phủ ra Nghị quyết số 22/2005/ NQ – CP, về việc thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp lệnh này khẳng định chính sách nhất quán của nhà nước CHXHCNVN đối với tôn giáo đã tạo ra môi trường pháp lý bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân; Đồng thời nhà nước ta đã xem xét công nhận 1 số tổ chức tôn giáo tạo điều kiện cho các cơ sở tôn giáo xây dựng nơi thờ tụng, sữa chửa các nơi thờ tụng bị hư hỏng; Đồng thời trong các cơ quan tổ chức XH nhiều người là chức sắc tôn giáo. Trong những năm gần đây cho phép tôn giáo Việt Nam mở rộng giao lưu với các tôn giáo khác trong khu vực và trên tòan thế giới. Trong quan hệ ngoại giao Việt Nam đặt quan hệ ngoịa giao với nhà nước Phatican cấp cao nhất. * Khó thực hiện chính sách tôn giáo gồm 4 lý do: - Ở khía cạnh lý luận: CSTG chưa rõ ràng, không phải thực hiện dể. - Bản thân nhà tổ chức tôn giáo rất chặt chẽ và rất giỏi, chính đều này làm cho cán bộ đôi khi nắm không rõ. - Người thực thi rất khó nắm được các tiêu chí của tôn giáo, diễn biến tôn giáo - Các tôn giáo thể hiện tính cộng đồng rất cao do đó dẫn đến yếu tố tự thiêu, tử vì đạo - Ý thức người dân, thể hiện do chúng ta quá quen thuộc phong tục thờ cúng tổ tiên do đó để thực hiện mọi tôn giáo đều bình đẳng ngang nhau là rất khó. Kết luận: Trong mấy thập kỷ trở lại đây vấn đề tôn giáo đang có những diễn biến phức tạp, nhiều tôn giáo mới xuất hiện, quá trình toàn cầu hoá có tác động do sự lan toả, một số tôn giáo đến nước ta đảng và nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo trên nền tảng xác định tôn giáo là 1 loại hình ý thức XH, vì vậy các CSTG được thể hiện qua các văn bản Nghị quyết đều xác lập quyền tự do tôn giáo thông qua tín đồ đồng thời hướng niềm tin tôn giáo của họ gắn với vấn đề dân tộc, đất nước. BÀI 4 BIẾN ĐỔI TÔN GIÁO I/ TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI TÔN GIÁO - Bắt đầu từ quan niệm các nhà XHH chủ nghĩa Mác, Người ta xem tôn giáo biến đổi do nguồn gốc phát sinh (XH – Tâm lý – nhận thức) - Quan niệm của Thần học: bắt đầu từ nguồn gốc tôn giáo giải quyết các yếu tố tâm linh của con người do đó tôn giáo chỉ biến đổi không biến mất. => Tôn giáo luôn biến đổi Tôn giáo là một hiện tượng xã hội nó đã hình thành và phát triển cùng xã hội loài người trong lịch sử phát triển của mình.. Tôn giáo tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như tôn giáo đa thần, tôn giáo nhất thần, từ nhất thần khu vực đến nhất thần thế giới, tôn giáo luôn tìm chổ đứng và sự phát triển - Ngày nay trong XH hiện đại tôn giáo không mất đi mà biến đổi và hình thành nhiền dạng thức khác nhau, nó gắn bó chặt chẽ với văn hoá , đạo đức và với phong tục tập quán của các dân tộc, cộng đồng ở nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy biến đổi tôn giáo được hiểu không phải là sự cáo chung của tôn giáo mà là sự thay thế những hình thức thờ tụng, lối sống và niềm tin tôn giáo. II/ NHỮNG HÌNH THỨC BIẾN ĐỔI TÔN GIÁO 1/ Xu hướng toàn cầu hoá: Đây là một xu hướng mang tính qui luật, mọi tôn giáo đều có ước mơ lan toả đến tất cả các khu vực trên thế giới, đồng thời các hình thức, các giáo phái nó nảy sinh ở khắp các quốc gia trên thế giới, xu hướng toàn cầu hoá còn phụ thuộc vào yếu tố chính trị như việc truyền bá, khoa học công nghệ, văn hoá, lối sống - Quá trình toàn cầu hoá còn dẫn đến 1 xu hướng hợp nhất 1 số tôn giáo trên thế giới, nhưng đồng thới nó nẩy sinh 1 loạt tôn giáo khác vừa mang tính dân tộc vừa mang tính khu vực. 2/ Xu hướng đa dạng hoá tôn giáo: Là sản phẩm của quá trình toàn cầu hoá, đa dạng hoá tôn giáo, được thể hiện ở sự phục hồi những nghi lễ, giáo lý như sự thờ các thần thánh, các bậc vĩ nhân hay những người có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư, vì vậy xu hướng đa dạng hoá tôn giáo đã dẫn đến những hình thức như tôn giáo bảo thủ, tôn giáo cánh tả, và tôn giáo ôn hoà. Ngoài ra còn thể hiện 1 số yếu tố. Đa dạng hoá còn nảy sinh trong việc kết hợp văn hoá dân tộc này với dân tộc khác nhằm mục đích khơi dậy văn hoá truyền thống hay phong tục tập quán của giáo dân nhằm mục đích phát triển và duy trì sự ổn định tôn giáo. 3/ Xu hướng thế tục hoá: Một trong những sự biến đổi tôn giáo hiện nay đó là hành vi nhập thế của 1 số tôn giáo bằng cách tham gia vào các hoạt động XH, y tế, giáo dục nhằm để hoà hợp giữa đạo và đời. Nó là sự biểu hiện của sự xung đột trong nội bộ tôn giáo, nhưng cũng là hình thức mỡ rộng sự ảnh hưởng của tôn giáo, thế tục hoá là sự biểu hiện niềm tin tôn giáo bị giảm xúc, là sự thay đỗi lối sống hành vi và cách thức thực hành tôn giáo, là sự thay đỗi hình ảnh siêu phàm của đấng tối cao, vì vậy xu hướng thế tục hoá có những mặt trái như việc nhiều tín đồ tham gia vào công việc chính trị, tham gia vào các hoạt động kinh tế tài chính , thậm chí là hoạt động quân sự. Thế tục hoá là quá trình xảy ra thường xuyên, liên tục ngay từ khi tôn giáo mới xuất hiện 4/ Xu hướng dân tộc hoá tôn giáo: Nảy sinh ở quá trình dân tộc, quá trình dân tộc bao giờ cũng có 2 hình thức + quá trình cấu kết dân tộc: các dân tộc luôn có xu hướng giữ bền chặt về VH, lối sống, phong tục tập quán, họ không muốn thay đổi. + Quá trình phân ly dân tộc: thể hiện ở nhiều lý do như chiến tranh, thiên tai * Tôn giáo luôn gắn kết với dân tộc thể hiện ở 2 khía cạnh cấu kết và phân ly, mọi tôn giáo đều muốn gắn kết với 1 dân tộc thường là dân tộc chủ yếu, thường cố tạo ra những nét văn hoá riêng, những ngôn ngữ, chữ viết. Kết luận: Dân tộc hoá là quá trình thường xuyên được thể hiện theo qui luật và thông thường quá trình này thường gắn bó chặt chẽ với tôn giáo hay nói cách khác quá trình này thừa hưỡng của tôn giáo, thường lợi dụng nhằm mục đích truyền tãi giáo lý và tư tưởng chủ đạo của tôn giáo này trong dân chúng. 5/ Phong trào dân chủ: Là 1 trong những biểu hiện quan trọng của biến đổi tôn giáo nó nảy sinh ngay từ thời cổ đại và trong mỗi quốc gia khi yếu tố dân chủ được hình thành thì vai trò của tôn giáo thường mờ nhạt. 6/ Sự phát triển của khoa học công nghệ: Là yếu tố quan trọng làm cho tôn giáo thay đổi, đặt biệt ở khía cạnh nghi lễ, các tôn giáo thưởng sử dụng triệt để những yếu tố khoa học để giải thích cho giáo lý(Vd: đạo Kito xuất hiện phong trào khoa học hoá kinh thánh, đòi hỏi tất cả các tính điều trong kinh thánh phải minh chứng).
Tài liệu liên quan