Xã hội học về dư luận xã hội

Kiến thức của môn học về bản chất, qui luật hình thành, chức năng của dư luận xã hội. Đồng thời hiểu được dư luận xã hội trong xã hội hiện đại, nhất là trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay. ? Bước đầu tập vận dụng các lý luận của xã hội học vào nghiên cứu thăm dò dư luận xã hội hiện tại. ? Việc vận dụng kiến thức Xã hội học về dư luận xã hội nhằm hoàn thiện phương thức và cơ chế phối hợp để xử lý có hiệu quả thông tin phản hồi từ quần chúng nhân dân đóng góp ý kiến, nâng cao chất lượng điều tra dư luận xã hội.

pdf83 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xã hội học về dư luận xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----# "----- MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI GIẢNG VIÊN: CN. TẠ XUÂN HOÀI XÃ HỘI HỌC VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI Đối tượng sử dụng: Sinh viên chuyên ngành Xã hội học Đại học Tơn Đức Thắng Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn Xã hội học về Dư luận xã hội 2June 15, 2010 Mục đích mơn học ` Kiến thức của môn học về bản chất, qui luật hình thành, chức năng của dư luận xã hội. Đồng thời hiểu được dư luận xã hội trong xã hội hiện đại, nhất là trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay.  Bước đầu tập vận dụng các lý luận của xã hội học vào nghiên cứu thăm dò dư luận xã hội hiện tại.  Việc vận dụng kiến thức Xã hội học về dư luận xã hội nhằm hoàn thiện phương thức và cơ chế phối hợp để xử lý có hiệu quả thông tin phản hồi từ quần chúng nhân dân đóng góp ý kiến, nâng cao chất lượng điều tra dư luận xã hội. Giáo trình: - Xã hội học về dư luận xã hội. Nguyễn Quý Thanh (2007) - Dư luận xã hội Bùi Hoài Sơn (2009) Tài liệu tham khảo: - Điều tra thăm dò dư luận. Từ Điển (1996) - Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới. Lương Khắc Hiếu (1999) - Trí tuệ đám đông. James Surowiecki (2007) Xã hội học về Dư luận xã hội 4June 15, 2010 Cấu trúc môn học Bài 1: Đối tượng, quan hệ, chức năng của nghiên cứu Xã hội học về dư luận xã hội Bài 2: Bản chất và vai trò của dư luận xã hội Bài 3: Lý thuyết về dư luận xã hội Bài 4: Quá trình hình thành và biến đổi của dư luận xã hội Bài 5: Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội Bài 6: Qui trình và phương pháp điều tra dư luận xã hội Bài 1: Đối tượng, quan hệ, chức năng của nghiên cứu xã hội học về dư luận xã hội XÃ HỘI HỌC VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI Xã hội học về Dư luận xã hội 6June 15, 2010 • Đối tượng và hệ vấn đề của XHH về DLXH 1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của XHH về DLXH là các qui luật xã hội trong hoạt động của DLXH. Phân tích từ hai khía cạnh + Những yếu tố khách quan có tính chất chung cho các xã hội và những yếu tố đặc thù cho một loại xã hội cụ thể mà ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại và diệt vong của DLXH + Thực hiện những thống kê mang tính chất định lượng, định tính về nội dung của DLXH (thăm dò, trưng cầu, khảo sát)  XHH về DLXH có đối tượng nghiên cứu là cơ cấu, các qui luật, các kênh, các cơ chế hình thành và vận hành của DLXH dưới tác động của những qui luật xã hội chung cũng như của những đặc thù riêng ở mỗi xã hội. Xã hội học về Dư luận xã hội 7June 15, 2010 • Đối tượng và hệ vấn đề của XHH về DLXH 1.2 Hệ vấn đề và hướng nghiên cứu + Xem xét những điều kiện tăng cường vai trò của DLXH + Xây dựng các lý thuyết về xã hội đại chúng và DLXH + Phân tích bản chất, cấu trúc và chức năng của DLXH + Nghiên cứu ảnh hưởng của TTĐC và DLXH + Nghiên cứu tâm thế chính trị, ràng buộc chính trị và lựa chọn của cử tri + Nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc điểm dân số xã hội tới sự hình thành của DLXH + Nghiên cứu tìm hiểu nội dung DLXH đối với các vấn đề cụï thể, những vấn đề mới nảy sinh Xã hội học về Dư luận xã hội 8June 15, 2010 2. XHH về DLXH và một số khoa học liên quan 2.1 Với XHH chính trị và Chính trị học 2.2. Với XHH về truyền thông đại chúng 2.3. Với Tâm lý học xã hội (Tự học và đọc thêm) Xã hội học về Dư luận xã hội 9June 15, 2010 3. Ý nghĩa của những nghiên cứu XHH về DLXH + Ý nghĩa về nhận thức - Quan điểm thực chứng: . Xem xét DLXH là hiện tượng xã hội (đo lường được) . Thăm dò DLXH cần khách quan (không có dư luận tốt hay xấu trước khi nghiên cứu) . Nghiên cứu DLXH cần phải áp dụng phương pháp của khoa học tự nhiên (thí nghiệm, thống kê, lập mô hình toán học) Nhược điểm: quá chú trọng đến kỹ thuật nghiên cứu, quên đi mục đích nghiên cứu điều tra DLXH để làm gì. Xã hội học về Dư luận xã hội 10June 15, 2010 3. Ý nghĩa của những nghiên cứu XHH về DLXH + Ý nghĩa về nhận thức - Quan điểm thấu hiểu: . Cần phải thấu hiểu bản chất bên trong, ý nghĩa của những biểu hiện bên ngoài hiện tượng DLXH . Kết quả điều tra DLXH rất dễ ẩn chứa chủ kiến của người bộ phận đưa ra ý kiến . Nghiên cứu DLXH cần có một mô hình lý thuyết (trong tư duy) để lý giải về hành vi, chứ không mô tả thuần túy  Thấu hiểu hơn những sự ủng hôï “đích thực”, “theo phong trào” hay “bị bắt buộc” Xã hội học về Dư luận xã hội 11June 15, 2010 3. Ý nghĩa của những nghiên cứu XHH về DLXH + Ý nghĩa về nhận thức - Quan điểm giai cấp: . DLXH thông qua phản ứng của sự bảo vệ lợi ích nhóm xã hội, giai cấp xã hội . DLXH đó nói lên lợi ích (tiêu cực/tích cực) gì đối với các nhóm xã hội, giai cấp xã hội và xác định được phản ứng của họ Xã hội học về Dư luận xã hội 12June 15, 2010 3. Ý nghĩa của những nghiên cứu XHH về DLXH + Ý nghĩa trong công tác quản lý và dự báo - Đánh giá thực trạng xã hội - Phát hiện vấn đề xã hội cấp bách - Để ra các quyết định quản lý xã hội - Dự báo, dự đoán vấn đề xã hội - Thúc đẩy quá trình dân chủ - Tạo sự đồng thuận xã hội - Tạo điều kiện cho mọi tầng lớp tham gia Xã hội học về Dư luận xã hội 13June 15, 2010 3. Ý nghĩa của những nghiên cứu XHH về DLXH + Ý nghĩa trong công tác tuyên truyền và tư tưởng - Tuyên truyền: . Khống chế hành vi sai lệch . Giải tỏa căng thẳng xã hội . Giải quyết xung đột xã hội . Chuyển hướng luồng DLXH đang quan tâm - Tuyên truyền tư tưởng . Định hướng quan điểm . Phát động phong trào Xã hội học về Dư luận xã hội 14June 15, 2010 4. Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu DLXH + Mô tả: Phương pháp tiếp cận mô tả sử dụng khi muốn: - Biết quan điểm của một nhóm xã hội đặc thù - So sánh các quan điểm của các nhóm xã hội khác nhau + Đo lường: Phương pháp tiếp cận đo lường sử dụng: - Dùng để lượng hóa thái độ - Xác định mức độ biểu hiện + Trưng cầu: Phương pháp tiếp cận trưng cầu (hay điều tra, thăm dò) sử dụng khi: - Nghiên cứu DLXH của những nhóm xã hội lớn - Nghiên cứu các vấn đề xã hội quan trọng - Nghiên cứu tâm thế chính trị Xã hội học về Dư luận xã hội 15June 15, 2010 4. Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu DLXH + Thí Nghiệm: phương pháp tiếp cận thí nghiệm là quá trình điều khiển những tình huống nghiên cứu, để có thể tạo ra những mức độ khác nhau của yếu tố tác động. và quan sát những tác động ảnh hưởng đến các yếu tố phụ thuộc. Sử dụng khi nghiên cứu: không phải mục đích xem DLXH vào thời điểm hiện tại, mà xem xét điều kiện do thí nghiệm tạo ra có làm thay đổi quan điểm hay thái độ dẫn đến sự hình thành DLXH hay không. Trong thực tế nghiên cứu, gồm 3 nhóm tiếp cận: (1) tiếp cận mô tả, trưng cầu và đo lường; (2) tiếp cận lý thuyết và (3) tiếp cận thí nghiệm. Xã hội học về Dư luận xã hội 16June 15, 2010 Câu hỏi thảo luận 1). Đặc trưng của nghiên cứu về dư luận xã hội từ gĩc độ xã hội học. 2). Ý nghĩa ứng dụng của những nghiên về dư luận xã hội. Bài 2: Bản chất và vai trò của dư luận xã hội XÃ HỘI HỌC VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI Xã hội học về Dư luận xã hội 18June 15, 2010 • Khái niệm dư luận xã hội 1.1. Khái niệm Xã hội đang nói nhiều về việc gì hiện nay? Người ta đang bàn nhiều về việc gì? Thuật ngữ DLXH được sử dụng khá phổ biến, hình thức biểu hiện rất đa dạng, đối tượng phức tạp... Nhiều người sử dụng thuật ngữ DLXH mà không xác định được khi nào một ý kiến phổ biến đến mức độ nào thì được gọi là DLXH Theo thói quen người ta sử dụng thuật ngữ DLXH mà không được định nghĩa cụ thể Xã hội học về Dư luận xã hội 19June 15, 2010 • Khái niệm dư luận xã hội 1.1. Khái niệm - DLXH chỉ nảy sinh khi có vấn đề mang ý nghĩa xã hội, động chạm đến lợi ích chung, giá trị chung. - DLXH được hình thành trên cơ sở các ý kiến cá nhân, nhưng nó không phải là tập hợp cơ học các ý kiến cá nhân. - DLXH là trạng thái đặc trưng của ý thức xã hội, tâm trạng xã hội. Dư luận xã hội (Public Opinion) là ý kiến và thái độ của công chúng sau một quá trình trao đổi trong xã hội về các vấn đề xã hội mà họ cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc là các vấn đề xã hội đó liên quan đến nhu cầu, lợi ích chung Xã hội học về Dư luận xã hội 20June 15, 2010 • Khái niệm dư luận xã hội 1.2. Chủ thể và khách thể của DLXH + Chủ thể của DLXH: Có hai nhóm quan điểm xác định chủ thể của DLXH: - Quan điểm định lượng theo sự đánh giá của đại đa số các thành viên trong cấp độ của hệ thống xã hội: . Cấp độ toàn hệ thống xã hội . Cấp độ các giai cấp, giai tầng xã hội . Cấp độ nhóm xã hội Nhận xét: Cách tiếp cận này khá thực dụng, tỏ ra có lợi trong công tác quản lý để giải Xã hội học về Dư luận xã hội 21June 15, 2010 • Khái niệm dư luận xã hội 1.2. Chủ thể và khách thể của DLXH - Quan điểm xét theo đặc điểm của chủ thể: . Không quan tâm đến số lượng phán xét tạo ra DLXH . Quan tâm đến đặc điểm của đối tượng tạo ra DLXH. . Công chúng là chủ thể của DLXH Nhận xét: một đa số chưa là đủ, mà là những người muốn hành động theo đa số  Như vậy, những nhóm người hoặc lớn hoặc nhỏ đều là chủ thể của DLXH. Vấn đề là trong việc nghiên cứu DLXH cần phân biệt đâu là DLXH của một nhóm, một tập thể và đâu là của đại đa số dân chúng. Đồng thời, cũng làm rõ dư luận của một nhóm, một tập thể có phù hợp với dư luận chung của xã hội hay không. Xã hội học về Dư luận xã hội 22June 15, 2010 • Khái niệm dư luận xã hội 1.2. Chủ thể và khách thể của DLXH + Khách thể của DLXH: Là những sự kiện, vấn đề công cộng quan trọng được xã hội chú ý mà DLXH đề cập đến và những sự kiện, vấn đề đó có liên quan đến nhu cầu, hay lợi ích chung Chú ý: Tránh nhầm lẫn giữa DLXH và vấn đề mà nó phản ánh. Hay nói cách khác, không thể đồng nhất DLXH với vấn đề mà nó có ý kiến. Do vậy, không thể lấy kết quả điều tra DLXH về một hiện tượng để khẳng định về mức độ phổ biến thực tế hiện tượng đó. Xã hội học về Dư luận xã hội 23June 15, 2010 • Khái niệm dư luận xã hội 1.3. Các đặc tính của DLXH + Khuynh hướùng thể hiện luôn tỏ thái độ đồng tình, phản ứng hay lưỡng lự của ý kiến (danh nghĩa) + Cường độ thể hiện mức độ sức căng của ý kiến (thứ bậc) + Phạm vi biểu hiện qua số lượng cá nhân, nhóm xã hội mà DLXH có chung khuynh hướng + Hiệu ứng là mức độ ăn sâu của DLXH trong suy nghĩ (sự thay đổi) của cá nhân hay nhóm Xã hội học về Dư luận xã hội 24June 15, 2010 2. Dư luận xã hội và tin đồn + Tin đồn: Là một sự khẳng định về một chủ đề được quan tâm mà không có đủ bằng chứng đáng tin cậy được đưa ra [Allport và Portman – 2 nhà xã hội học người Mỹ] Như vậy: - tin đồn là sản phẩm của tâm lý xã hội, trong tin đồn thông thường có một phần được cho là sự thật - vấn đề mà tin đồn đề cập đến càng quan trọng, càng hấp dẫn với cá nhân, càng mơ hồ bao nhiêu thì càng nhiều tin đồn xuất hiện bấy nhiêu Xã hội học về Dư luận xã hội 25June 15, 2010 2. Dư luận xã hội và tin đồn + Chức năng của tin đồn: Chức năng về mặt tích cực: - Thông tin về hiện tượng - Giải thích cho hiện tượng - Giải tỏa về tinh thần cho người đưa tin - Được sử dụng để đo phản ứng của xã hội Chức năng về mặt tiêu cực: - Gây mất trật tự về chính trị, an ninh trật tự - Làm mất hoặc suy giảm uy tín của cá nhân, tổ chức - Phá hoại kinh tế, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế Xã hội học về Dư luận xã hội 26June 15, 2010 2. Dư luận xã hội và tin đồn + Các qui luật lan tỏa của tin đồn: ` Qui luật rút bớt chi tiết (Leveling) Trong quá trình truyền tin và rút gọn, nội dung của tin đồn trở nên ngắn gọn, xúc tích và dễ nhớ. Dẫn đến: - thông tin ngắn dường như được tái hiện lại chính xác hơn - thông tin trần thuật trở nên ngắn gọn, do đó ít có cơ hội để bóp méo thông tin - công việc tường thuật lại thông tin dễ hơn, vì dễ nhớ Xã hội học về Dư luận xã hội 27June 15, 2010 2. Dư luận xã hội và tin đồn  Qui luật cường điệu hóa (Shappening) Cường điệu hóa là sự cảm nhận, lưu giữ số chi tiết được trần thuật lại có lựa chọn từ một ngữ cảnh rộng lớn hơn, sự phóng đại diễn ra một cách vô thức khi chúng ta tham gia vào quá trình truyền thông. Các dạng phóng đại về: - Số lượng, kích thước tương đối - Sự chuyển động hóa - Thời gian (như đang diễn ra ở thời điểm hiện tại) - Những biểu tượng quen thuộc - Nhu cầu nhấn mạnh bằng sự giải thích Xã hội học về Dư luận xã hội 28June 15, 2010 2. Dư luận xã hội và tin đồn  Qui luật đồng hóa (Asimilation) - Sự đồng hóa theo chủ đề chính --> cố gắng làm cho câu chuyện có kết cục gắn kết, hợp lý - Sự đồng hóa theo tiếp nối triệt để --> cố gắng lấp những chỗ thiếu thông tin cho hoàn thiện - Sự đồng hóa bằng sự cô đọng --> là sự tích hợp, để khỏi nhớ những thông tin riêng lẻ - Sự đồng hóa theo kỳ vọng, thói quen --> suy diễn cái thường diễn ra, cái đã bị gán nhãn - Sự đồng hóa vì động cơ --> là mục đích đồng hóa theo sở thích hay theo thành kiến Xã hội học về Dư luận xã hội 29June 15, 2010 Sự khác biệt giữa dư luận và tin đồn - Không ổn định - Dễâ thay đổi - Ổn định - Khó thay đổi Tính ổn định Truyền tin lan tỏa, thông tin liên cá nhân (truyền miệng) Chủ yếu thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Kênh phổ biến - Mức độ tham gia thấp - Lan tỏa vô thức - Mức độ tham gia cao - Luôn có sự tham gia của tư duy Yếu tố tinh thần - Vấn đề cá nhân, đôi khi cũng là vấn đề công cộng - Khó kiểm chứng và không có cơ quan chức năng kiểm chứng - Liên quan đến lĩnh vực công cộng - Nguồn kiểm chứng: Các cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông đại chúng Tính kiểm chứng vấn đề đề cập Tin đồnDư luận xã hộiTiêu chí Xã hội học về Dư luận xã hội 30June 15, 2010 3. Chức năng của dư luận xã hội 3.1. Cơ chế tác động của DLXH + Cơ chế tác động của DLXH: Cơ chế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua những khuôn mẫu tư duy, thông qua sự tương đồng về tình cảm, niềm tin và sự nội tâm hóa DLXH. + Các yếu tố tác động của DLXH: Tác động của DLXH đến hành vi của cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố như: - Mức độ có sẵn của quan niệm về vấn đề mà DLXH đề cập - Tính đồng hướng của các luồng ý kiến - Tính ưu tiên của chuẩn mực dựa trên quan hệ cá nhân và cộng đồng xã hội (nhóm, tổ chức...) Xã hội học về Dư luận xã hội 31June 15, 2010 3. Chức năng của dư luận xã hội 3.1. Cơ chế tác động của DLXH + Những hệ quả của tác động DLXH: - Sức mạnh điều chỉnh của DLXH mạnh nhất khi có sự đồng thuận ý kiến giữa DLXH và ý kiến của tiểu môi trường xã hội - Khi có sự xung đột về quan điểm và DLXH không đủ mạnh, ý kiến của tiểu môi trường xã hội chính là chỗ dựa tinh thần để cá nhân chống đỡ lại DLXH - Trong tiểu môi trường xã hội có nhiều nhóm khác nhau và xung đột nhau, thì cá nhân sẽ dựa vào mức độ gắn kết của cá nhân với nhóm (xem sơ đồ: Tác động của DLXH, tiểu môi trường xã hội đến hành vi) Xã hội học về Dư luận xã hội 32June 15, 2010 3. Chức năng của dư luận xã hội 3.1. Cơ chế tác động của DLXH Tác động của DLXH, tiểu môi trường xã hội đến hành vi Dư luận xã hội Hành vi Tiểu môi trường xã hội Xã hội học về Dư luận xã hội 33June 15, 2010 3. Chức năng của dư luận xã hội 3.2. Chức năng của DLXH + Chức năng vĩ mô (cấp độ hệ thống xã hội): - Đo mức độ liên kết, đoàn kết xã hội (trong một hệ thống xã hội hoặc các hệ thống xã hội khác nhau với nhau) - Cung cấp thông tin tư vấn cho quản lý xã hội và tạo sức ép đối với các hành vi sai lệch - Giải tỏa sự căng thẳng xã hội + Chức năng vi mô (cấp độ sự kiện, hiện tượng xã hội): - Đánh giá hành vi và sự kiện - Kiểm soát xã hội đối với hành vi - Điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi - Giáo dục hành vi Xã hội học về Dư luận xã hội 34June 15, 2010 Câu hỏi thảo luận 1). Vai trị của DLXH trong văn hĩa Việt Nam hiện nay. 2). “Dân chủ hĩa” các lĩnh vực của đời sống xã hội – Giải pháp quan trọng để phát huy vai trị của dư luận xã hội. Bài 3: Lý thuyết về dư luận xã hội XÃ HỘI HỌC VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI Xã hội học về Dư luận xã hội 36June 15, 2010 1. Sơ lược về lịch sử khái niệm dư luận xã hội + Giai đoạn trước khi xã hội học ra đời: - Thế kỷ 12: (J. Solsbery) lần đầu tiên khái niệm DLXH được sử dụng trong hoạt động nhà nước. Quan điểm về DLXH được tìm hiểu thông qua vị thế của người dân, ý kiến của người dân được đề cao, do đó vai trò của DLXH cũng được đề cao. - Thời kỳ trung đại: (W. Tempee) trong đề cương về nguồn gốc của DLXH, DLXH là một trong những nguồn sức mạnh của quyền lực chính trị. - Thế kỷ 17: (D. Defoe) đã lập một mạng lưới cộng tác viên tiến hành thu thập DLXH Xã hội học về Dư luận xã hội 37June 15, 2010 1. Sơ lược về lịch sử khái niệm dư luận xã hội + Giai đoạn trước khi xã hội học ra đời: - Thế kỷ 18: . (Jacques Roussea) với quan điểm nhà nước dân chủ, trách nhiệm của nhà nước dân chủ là phản ánh đầy đủ DLXH. Đề cao vai trò của DLXH trong đời sống chính trị. . (Hel-Ghen) với quan điểm phủ nhận vai trò tích cực của DLXH, không thể dùng DLXH để điều hành quốc gia. Nhưng thừa nhận DLXH là cơ hội để công chúng phát biểu về những vấn đề chung của quốc gia. - Ở Việt Nam thời kỳ phong kiên: khái niệm DLXH chưa định hình. Tuy nhiên, những quan điểm liên quan đến DLXH cũng đã có trong các tác phẩm của cá nhà tư tưởng. Xã hội học về Dư luận xã hội 38June 15, 2010 1. Sơ lược về lịch sử khái niệm dư luận xã hội + Giai đoạn từ khi xã hội học ra đời: - Năm 1824: nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về DLXH. - Năm 1883: (báo Boston Globe) tiến hành trưng cầu ý kiến dự đoán kết quả bỏ phiếu. - Đầu những năm 1900: nhiều cuộc tiến hành trưng cầu ý kiến về thái độ của người dân đối với các vấn đề xã hội nảy sinh hay đối với chính phủ. - Năm 1910: (M. Weber) chương trình nghiên cứu chính thức xã hội
Tài liệu liên quan