Tóm tắt. Bài báo tập trung xác định các chỉ tiêu để đánh giá thực trạng phát triển
kinh tế theo tiểu vùng trên địa bàn cấp tỉnh, bao gồm hai nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ
tiêu khái quát (Diện tích tự nhiên, cơ cấu sử dụng đất, số dân và mật độ dân số, lao
động: số lượng, cơ cấu, tỉ lệ qua đào tạo, vốn đầu tư sản xuất, cơ sở hạ tầng và hệ
thống đô thị) và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế (hiện trạng
phát triển kinh tế chung và theo ngành. . . ). Trên cơ sở các chỉ tiêu được xác định
áp dụng vào đánh giá sự phát triển kinh tế của các tiểu vùng ở tỉnh Nghệ An, gồm:
tiểu vùng đồng bằng ven biển, tiểu vùng Tây Bắc, tiểu vùng Tây Nam, chỉ ra những
thành tựu và những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục.
14 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 6 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định các chỉ tiêu và vận dụng vào phân tích phát triển lãnh thổ kinh tế theo tiểu vùng ở tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2012, Vol. 57, No. 10, pp. 152-165
XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU VÀ VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH PHÁT TRIỂN
LÃNH THỔ KINH TẾ THEO TIỂU VÙNG Ở TỈNH NGHỆ AN
Nguyễn Thị Hoài
Trường Đại học Vinh
E-mail: hoaigvdhv@gmail.com
Tóm tắt. Bài báo tập trung xác định các chỉ tiêu để đánh giá thực trạng phát triển
kinh tế theo tiểu vùng trên địa bàn cấp tỉnh, bao gồm hai nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ
tiêu khái quát (Diện tích tự nhiên, cơ cấu sử dụng đất, số dân và mật độ dân số, lao
động: số lượng, cơ cấu, tỉ lệ qua đào tạo, vốn đầu tư sản xuất, cơ sở hạ tầng và hệ
thống đô thị) và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế (hiện trạng
phát triển kinh tế chung và theo ngành. . . ). Trên cơ sở các chỉ tiêu được xác định
áp dụng vào đánh giá sự phát triển kinh tế của các tiểu vùng ở tỉnh Nghệ An, gồm:
tiểu vùng đồng bằng ven biển, tiểu vùng Tây Bắc, tiểu vùng Tây Nam, chỉ ra những
thành tựu và những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục.
Từ khóa: Lãnh thổ kinh tế, tiểu vùng, chỉ tiêu, Nghệ An, xác định.
1. Mở đầu
Cho đến nay, Nghệ An đã tiến hành điều tra nghiên cứu, quy hoạch tổng thể phát
triển KT - XH theo không gian, nhưng chủ yếu mang tính chất hành chính, chưa phát huy
được thế mạnh theo lãnh thổ và tạo hiệu ứng lan tỏa. Dưới góc độ Địa lý học, việc xác
định các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế theo không gian ở tỉnh Nghệ An, làm cơ sở
cho việc phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) từ đó giúp TCLTKT hợp
lý hơn, phát huy được tối đa các nguồn lực sẵn có, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, bắt kịp sự phát triển chung của quốc gia, sớm
trở thành một tỉnh phát triển khá là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và
thực tiễn.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá
2.1.1. Nhóm chỉ tiêu chung
- Diện tích tự nhiên: thể hiện quy mô về không gian, khả năng về đất cho phát triển
kinh tế của tiểu vùng.
- Cơ cấu sử dụng đất: thể hiện mức độ khai thác và sử dụng đất cũng như tương
quan sử dụng đất theo các mục đích khác nhau.
152
Xác định các chỉ tiêu và vận dụng vào phân tích phát triển lãnh thổ kinh tế...
- Số dân và mật độ dân số: thể hiện quy mô và mức độ tập trung dân cư của tiểu
vùng.
- Lao động: số lượng, cơ cấu, tỉ lệ qua đào tạo: phản ánh số lượng, chất lượng lao
động phục vụ phát triển kinh tế cho tiểu vùng và tương quan lực lượng (khả năng đáp ứng)
lao động theo ngành kinh tế trong tiểu vùng.
- Vốn đầu tư sản xuất: phản ánh khả năng về tài chính cho khai thác phát triển lãnh
thổ.
- Cơ sở hạ tầng và hệ thống đô thị: thể hiện bộ khung lãnh thổ và khả năng phát
triển.
2.1.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế
- GDP, tỉ lệ GDP so với toàn tỉnh: phản ánh quy mô và mức độ đóng góp kinh tế
của tiểu vùng trong nền kinh tế chung toàn tỉnh.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình: được tính bằng cách so sánh lượng tăng
tuyệt đối (GDP) giữa hai thời kì với mức độ của thời kì được chọn làm gốc so sánh, phản
ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của tiểu vùng và đóng góp trong tăng trưởng kinh tế của
tỉnh.
Công thức tính:
Trong đó: - i thời gian cuối kỳ nghiên cứu; i -1 thời gian đầu kỳ nghiên cứu;
-
Trong đó: Ii: tốc độ tăng liên hoàn; d1: lượng tăng tuyệt đối liên hoàn; Yi: lượng
tăng tuyệt đối của kỳ (năm) nghiên cứu; Yi−1: lượng tăng tuyệt đối của năm trước kỳ (năm)
nghiên cứu.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành (C): là tỉ trọng đóng góp GDP của mỗi ngành trong hệ
thống kinh tế, thể hiện trình độ phát triển và chức năng chính (theo ngành) của tiểu vùng.
Công thức tính:
Trong đó: GDP1: Tổng sản phẩm quốc nội của ngành nông – lâm – ngư; GDP2:
Tổng sản phẩm quốc nội của ngành công nghiệp – xây dựng;GDP3: Tổng sản phẩm quốc
nội của ngành dịch vụ.
- Giá trị sản xuất /số lao động đang hoạt động kinh tế của tiểu vùng: phản ánh năng
suất lao động của tiểu vùng.
- GDP bình quân đầu người: thể hiện hiệu quả phát triển của tiểu vùng cả về mặt
kinh tế và xã hội.
- Phát triển công nghiệp
+ Giá trị sản xuất và tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp: thể hiện quy mô và
mức độ mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp của tiểu vùng.
153
Nguyễn Thị Hoài
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ở
lãnh thổ lớn hơn: thể hiện vai trò của tiểu vùng trong phát triển công nghiệp ở cấp lãnh
thổ đó.
+ Các ngành công nghiệp chính của tiểu vùng: phản ánh hướng chuyên môn hóa
sản xuất.
+ Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trong tiểu vùng: phản ánh khả năng
khai thác và tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ của tiểu vùng.
- Phát triển dịch vụ
+ Giá trị, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: thể
hiện quy mô và mức độ mở rộng quy mô kinh doanh hàng hóa và dịch vụ của tiểu vùng.
+ Các hoạt động dịch vụ nổi bật của tiểu vùng (phân tích theo phương pháp định
tính kết hợp định lượng nếu có thể)
- Phát triển nông nghiệp
+ Giá trị sản xuất, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp: thể hiện quy mô và mức
độ mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng.
+ Các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu (Các sản phẩm đặc trưng (chuyên môn hóa))
của tiểu vùng: được đánh giá bằng giá trị sản xuất hoặc sản lượng sản phẩm của tiểu vùng
so với toàn tỉnh, cho thấy thế mạnh và khả năng khai thác thế mạnh trong sản xuất nông
nghiệp của tiểu vùng.
+ Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của tiểu vùng phản ánh khả năng khai
thác và tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lãnh thổ trong tiểu vùng.
2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế theo các tiểu vùng ở Nghệ An
2.2.1. Tiểu vùng đồng bằng ven biển (ĐBVB)
a. Khái quát
Đồng bằng ven biển tỉnh Nghệ An bao gồm 9 đơn vị hành chính: 4 huyện đồng
bằng (Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Đô Lương), thành phố (TP) Vinh và 4 huyện,
thị ven biển (Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã (TX) Cửa Lò). Tiểu vùng có
diện tích tự nhiên 2,7 nghìn km2, dân số 1,86 triệu người, mật độ dân số 690 người/km2
(chiếm 16,4% về diện tích, 63,3% về dân số và gấp 3,9 lần mật độ dân số chung của toàn
tỉnh). Diện tích đất đã sử dụng là 94,6% (cho mục đích nông nghiệp 72,9%, cho mục đích
phi nông nghiệp 21,5%). Có lực lượng lao động dồi dào nhất tỉnh (1161,7 nghìn người –
chiếm 63,9% toàn tỉnh), trong đó lao động Nông – lâm – ngư nghiệp (NLNN) là 55,3%,
công nghiệp – xây dựng (CN - XD) là 20,9 và dịch vụ là 23,8%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo
cao nhất trong 3 tiểu vùng và gấp gần 1,2 lần so với trung bình chung toàn tỉnh (19,6%).
Đây cũng là vùng được tập trung đầu tư nhiều nhất (44.496 tỉ đồng – chiếm 88,9% tổng
vốn đầu tư toàn tỉnh), có mạng lưới đô thị và cơ sở hạ tầng tốt nhất trong 3 tiểu vùng và
đang từng bước được phát huy để tạo thành khu vực động lực phát triển kinh tế của tỉnh.
b. Hiện trạng phát triển kinh tế
154
Xác định các chỉ tiêu và vận dụng vào phân tích phát triển lãnh thổ kinh tế...
- Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP
GDP của tiểu vùng tăng không ngừng, từ 5,9 nghìn tỉ đồng năm 2001 lên 29,4
nghìn tỉ đồng năm 2010, đóng góp trong tổng GDP toàn tỉnh tăng tương ứng từ 65,5% lên
71,3%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tiến bộ hơn so với cơ cấu kinh tế chung
của tỉnh và cơ cấu kinh tế của khu vực phía Tây. Tỉ trọng của nhóm ngành NLNN có xu
hướng giảm: từ 39,8% năm 2001 xuống 24,0% năm 2010. Các nhóm ngành CN - XD
và dịch vụ đều có xu hướng tăng tỉ trọng trong cùng giai đoạn (tương ứng từ 25,7% lên
35,2% đối với công nghiệp và 34,5% lên 40,8% đối với dịch vụ).
Tốc độ gia tăng GDP luôn cao hơn trung bình chung của toàn tỉnh. Trung bình giai
đoạn 2001 – 2010, đạt 11,5% (so với 10,96% của toàn tỉnh, 7,1% của tiểu vùng Tây Bắc
và 8,7% của tiểu vùng Tây Nam ).
- Năng suất lao động và GDP/người
ĐBVB là tiểu vùng có năng suất lao động cao nhất toàn tỉnh với 29,1 triệu đồng/lao
động năm 2010, so với năm 2001, tăng gấp 5 lần, cao gấp 1,5 lần so với tiểu vùng Tây Bắc
và Tây Nam.
GDP/người tăng đều qua các năm và luôn cao hơn trung bình chung của tỉnh: năm
2001 là 3,5 triệu đồng/người, đến năm 2010 tăng gấp 4,5 lần với 15,8 triệu đồng/người
(cao gấp 1,1 lần so với trung bình chung toàn tỉnh và 1,4 lần so với tiểu vùng Tây Bắc và
Tây Nam).
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế của tiểu vùng đồng bằng ven biển
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010 [1, 2, 3]
Chỉ tiêu 2001 2005 2010 So với toàn tỉnhnăm 2010 (%)
GDP (nghìn tỉ đồng – giá thực tế) 5,7 11,6 29,4 71,3
Tốc độ tăng trưởng trung bình năm (%) - 12,0 11,0 108,0
Chỉ tiêu GDP (%) 100 100 100 100
- Nông – lâm – thủy sản 39,8 29,8 24,0 28,5
- Công nghiệp – xây dựng 25,7 31,9 35,2 33,5
- Dịch vụ 34,5 38,3 40,8 38,0
GTSX (nghìn tỉ đồng – giá thực tế) 9,7 22,1 60,7 71,8
GDP/người (triệu đồng) 3,5 6,3 15,8 112,0
Năng suất lao động (106 đồng/lao động) 5,8 12,1 29,1 114,0
- Nông – lâm – ngư nghiệp
NLNN là một trong những ngành thế mạnh của tiểu vùng. Năm 2010, giá trị sản
xuất (GTSX) của ngành đạt 11.972 tỉ đồng, chiếm 59,4% tổng GTSX lĩnh vực này của
tỉnh. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2010 đạt 4,3%/năm (cao hơn trung
bình chung toàn tỉnh). Cơ cấu ngành đang có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỉ trọng
ngành ngư nghiệp (từ 11,5% lên 14,3%), giảm tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp (tương
ứng từ 84,0% xuống 82,2% và 4,5% xuống 3,5%).
155
Nguyễn Thị Hoài
Trong nông nghiệp, tỉ trọng trồng trọt có xu hướng giảm, thay vào đó là sự tăng dần
của tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ. Cây lương thực (bao gồm lúa, ngô) ở đây là loại
cây trồng chính, chiếm phần lớn diện tích và sản lượng trồng trọt của tiểu vùng và 59,6%
diện tích, 64,3% sản lượng cây lương thực của cả tỉnh (tập trung chủ yếu ở các huyện
Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Nam Đàn, Đô Lương). Các loại cây công
nghiệp ngắn ngày như: lạc, vừng và rau thực phẩm được trồng nhiều ở Quỳnh Lưu, Diễn
Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn. Riêng sản xuất lạc,vừng của tiểu vùng chiếm trên 70% toàn
tỉnh, 22,5% về diện tích, 24,7% về sản lượng của vùng BTB và 6,9%, 7,3% các chỉ tiêu
tương ứng của cả nước.
Cây ăn quả đang được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Vùng sản xuất cam
tập trung ở Đô Lương, Nam Đàn, Yên Thành. Riêng 3 huyện này đã chiếm khoảng 90%
diện tích và sản lượng cam của khu vực và chiếm 33% về diện tích (791 ha), 33,3% về
sản lượng cam (7071 tấn) toàn tỉnh. Nhãn, vải được trồng nhiều ở Yên Thành, Đô Lương
(chiếm trên 40% về diện tích và sản lượng của cả tỉnh). Dứa được trồng tập trung ở Quỳnh
Lưu, Yên Thành với diện tích 984 ha, sản lượng gần 16 nghìn tấn (chiếm 77,2% diện tích,
86,5% sản lượng dứa toàn tỉnh).
Đây cũng là nơi tập trung chăn nuôi của tỉnh, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm, lợn
và bò. Năm 2010, tiểu vùng chiếm 62,2% đàn gia cầm, 60% đàn lợn và 48,2% đàn bò
toàn tỉnh.
Sản xuất lâm nghiệp của tiểu vùng chủ yếu là hoạt động trồng và chăm sóc rừng
trên đất đồi (thông, bạch đàn, keo lai), đất cát (phi lao), đất ngập mặn (sú, bần, đước).
Năm 2010, sản lượng gỗ khai thác đạt 46 nghìn m3 (chiếm 39,3% sản lượng gỗ khai thác
toàn tỉnh). Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương,
Hưng Nguyên.
Thủy sản là ngành thế mạnh của tiểu vùng và đang có đóng góp ngày càng quan
trọng trong cơ cấu ngành NLNN theo hướng phát huy lợi thế sản xuất hàng hóa. Năm
2010, sản lượng thủy sản 89,1 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng thủy sản toàn tỉnh.
Quỳnh Lưu và Diễn Châu là 2 huyện đứng đầu về sản xuất thủy sản (chiếm 67,8% GTSX
thủy sản và 69,3% sản lượng thủy sản của tiểu vùng và 58,4%, 62% các giá trị tương ứng
của tỉnh).
- Công nghiệp (CN)
Quy mô sản xuất CN của tiểu vùng được mở rộng nhanh chóng, GTSXCN tăng từ
1,2 nghìn tỉ đồng năm 2001 lên 29,4 nghìn tỉ đồng năm 2010, chiếm 48,4% GTSXCN
của tiểu vùng và 75,5% cùng chỉ tiêu toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của
giai đoạn luôn đạt 2 con số và cao hơn trung bình chung toàn tỉnh (15,2%/năm so với
13,2%/năm).
Các ngành CN được phát triển chủ yếu trên địa bàn là CN chế biến (bia, nước dứa
cô đặc, thủy sản, thức ăn gia súc, dệt may, ...), CN khai thác đá và sản xuất vật liệu xây
dựng (xi măng, đá, gạch ốp lát...). Một số sản phẩm CN có khả năng cạnh tranh ở tầm
quốc gia như xi măng, mía đường, nước dứa cô đặc, bia, đá ốp lát nhân tạo, bột đá trắng,...
Các khu công nghiệp (KCN) đã được xây dựng và bước đầu phát huy hiệu quả, điển
156
Xác định các chỉ tiêu và vận dụng vào phân tích phát triển lãnh thổ kinh tế...
hình là các KCN Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai, góp phần tạo ra năng lực sản xuất
mới, ngành nghề mới, tạo ra sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng CN, hiện
đại và trong tương lai sẽ là nơi tập trung bố trí ngành CN của tỉnh.
Ngoài ra, trên địa bàn còn có 06 cụm công nghiệp (CCN) nhỏ đang được triển khai
tại các huyện, thành như: Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc, Hưng Đông (TP Vinh), Diễn
Hồng (Diễn Châu), Thị trấn Đô Lương với tổng diện tích quy hoạch gần 100 ha. Ba CCN
nhỏ Đông Vịnh, Nghi Phú và Diễn Hồng về cơ bản đã được lấp đầy.
- Dịch vụ
Hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng với sự gia tăng nhanh chóng giá trị kinh doanh
dịch vụ, từ 1362 tỉ đồng năm 2001 lên 6809 tỉ đồng năm 2005 và đạt 19326 tỉ đồng năm
2010. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 13%/năm.
Hoạt động thương mại trên địa bàn diễn ra đa dạng, chất lượng ngày càng cao, đặc
biệt TP Vinh bước đầu đã có sức chi phối trong vùng Bắc Trung Bộ (BTB).
Hoạt động du lịch phát triển với sự gia tăng nhanh chóng về lượng khách, doanh thu
cũng như cơ sở lưu trú. Kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn chiếm gần 100% kết quả
hoạt động du lịch của toàn tỉnh. TP Vinh và TX Cửa Lò là hai tâm điểm phát triển du lịch
của tiểu vùng và của tỉnh. Ngoài ra, có một số khu du lịch mới đã được hình thành như
Biển Quỳnh (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu), Bãi Lữ, Mũi Rồng (Nghi Lộc).
TVĐBVB (mà trung tâm là TP Vinh) là đầu mối giao thông của toàn tỉnh cả về
đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Dịch vụ vận tải trên địa bàn hiện nay đang
đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân theo hướng nâng cao chất
lượng dịch vụ. Sân bay Vinh đã được nâng cấp một bước, cho phép máy bay A320 hoạt
động dễ dàng, có thể hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu. Hiện nay có 3 tuyến bay nội
địa đi TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Buôn Mê Thuột với 14 lượt cất, hạ cánh mỗi ngày.
Cảng Cửa Lò được nâng cấp từ 1 triệu tấn/năm lên 1,5 triệu tấn/năm, phục vụ nhu
cầu xuất – nhập khẩu hàng hóa của tỉnh và của nước bạn Lào. Năm 2010, lượng hàng
hóa thông qua cảng là 1595,2 nghìn tấn, đã vượt quá công suất và gấp 2,3 lần so với năm
2001, tốc độ tăng bình quân 5,7%/năm, đóng góp trên 2% lượng hàng hóa thông qua hệ
thống cảng biển do trung ương quản lý. Từ năm 2009, cảng Cửa Lò có thể tiếp nhận hàng
Container. Đây là một bước chuyển biến quan trọng trong vận tải biển ở Nghệ An.
- Xu hướng phát triển theo không gian - Sự phát triển của các “cực”
TP Vinh là trung tâm của tỉnh, và đang được xây dựng để trở thành tiểu vùng của
BTB. Từng bước khẳng định vai trò của mình, nền kinh tế của thành phố tiếp tục phát
triển với tốc độ cao, không gian và vùng ảnh hưởng được mở rộng, vai trò là cực - động
lực phát triển kinh tế của tỉnh được tăng cường (trong tương lai, TX Cửa Lò – đô thị du
lịch biển sẽ trở thành “cực kép” của thành phố).
Trong bức tranh không gian kinh tế, TVĐBVB còn có một điểm nhấn quan trọng
nữa là KKT Đông Nam. Trong tương lai không xa, nơi đây sẽ trở thành một lãnh thổ động
lực phát triển KT – XH của tỉnh.
Bên cạnh TP Vinh, KKT Đông Nam, sự phát triển của TVĐBVB đang có xu hướng
157
Nguyễn Thị Hoài
tiến về phía Bắc với sự tăng cường thêm vai trò của Quỳnh Lưu (mà trung tâm là TX
Hoàng Mai). Đây là địa bàn có điều kiện thuận lợi trong phát triển CN chế biến gắn với
KCN Hoàng Mai và vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ. Hiện nay, Quỳnh Lưu đang đóng
góp 16% tổng GDP, 22,9% GDP NLNN, 19,6% GDP CN - XD của tiểu vùng và 11,3%,
13,7%, 14,6% các giá trị tương ứng của toàn tỉnh. Nơi đây đang được thúc đẩy phát triển
để trở thành một cực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An.
2.2.2. Tiểu vùng Tây Bắc (TVTB)
a. Khái quát
Tiểu vùng Tây Bắc bao gồm 5 huyện và 1 TX miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ
An: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ hợp, Quế Phong và TX Thái Hòa. Tiểu vùng có
diện tích tự nhiên 5,37 nghìn km2, dân số 543,9 nghìn người, mật độ dân số 101 người/km2
(chiếm 32,7% về diện tích, 18,6% về dân số và bằng 57% mật độ dân số chung của toàn
tỉnh). Diện tích đất đã sử dụng là 90,1% (chủ yếu là cho mục đích nông nghiệp 83,7%).
Thế mạnh của vùng là đất đỏ bazan, rừng và khoáng sản. Lực lượng lao động có 347,8
nghìn người – chiếm 19,1% toàn tỉnh), trong đó lao động NLNN là 73,4%, CN - XD là
12,7% và dịch vụ là 13,9%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đứng thứ 2 trong 3 tiểu vùng và
bằng 61% so với trung bình chung toàn tỉnh (10,2%). Vốn đầu tư cho vùng năm 2010 là
4623 tỉ đồng, chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Mạng lưới đô thị gồm có 1 thị xã và
5 thị trấn, trong đó, TX Thái Hòa là trung tâm của tiểu vùng.
b. Hiện trạng phát triển kinh tế
- Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP
Giai đoạn 2001 - 2010, GDP của tiểu vùng tăng từ 0,9 nghìn tỉ đồng lên 12,2 nghìn
tỉ đồng (gấp 13,6 lần), tốc độ gia tăng GTSX trung bình giai đoạn đạt 7,05%/năm, thấp
hơn chỉ số trung bình chung của tỉnh và thấp nhất trong ba tiểu vùng. Do đó tỉ trọng đóng
góp tổng GDP của toàn tỉnh giảm từ 16,8% xuống 14,6%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng chậm và lạc hậu hơn nhiều so với
cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và các tiểu vùng còn lại (bảng 2). Tỉ trọng của nhóm ngành
NLNN giảm từ 50,2% năm 2001 xuống 41,1% năm 2010. Các nhóm ngành CN - XD và
dịch vụ đều tăng tỉ trọng trong cùng giai đoạn (tương ứng từ 22,6% lên 27,6% đối với
công nghiệp và 27,2% lên 31,3% đối với dịch vụ).
- Năng suất lao động và GDP/người
Năng suất lao động tăng hơn 3 lần trong cùng thời kì, từ 6,0 triệu đồng/lao động lên
18,9 triệu đồng/lao động. Tuy nhiên, con số này của tiểu vùng lại thấp hơn so với trung
bình chung toàn tỉnh và thấp nhất trong 3 tiểu vùng.
GDP/người tăng đều qua các năm, năm 2010 đạt 11,1 triệu đồng, cao gấp 4,3 lần so
với năm 2001, bằng chỉ tiêu của tiểu vùng TN, thấp hơn mức trung bình chung toàn tỉnh
và TVĐBVB, nhưng khoảng cách tụt hậu đang từng bước được rút ngắn.
- Nông – lâm – ngư nghiệp
Là nhóm ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của tiểu vùng, tốc độ
tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2010 là 3,7%. Trong đó, chủ yếu là sản xuất NN
158
Xác định các chỉ tiêu và vận dụng vào phân tích phát triển lãnh thổ kinh tế...
(chiếm trên 2/3 GTSX của nhóm ngành, năm 2010 là 83,6%); lâm nghiệp có xu hướng
giảm tỉ trọng trong cơ cấu nội ngành (từ 20,1% xuống 13,9%) nhưng lại có xu hướng tăng
trong cơ cấu nền kinh tế; ngư nghiệp tỉ trọng nhỏ và giữ mức 2,5% trong cơ cấu nội ngành
và 1% trong cơ cấu kinh tế chung của tiểu vùng. Sự chuyển dich cơ cấu nội ngành phù
hợp với thế mạnh và chức năng kinh tế của tiểu vùng trong nền kinh tế chung của tỉnh.
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế của tiểu vùng đồng Tây Bắc
giai đoạn 2001 – 2010 [1,2,3]
Chỉ tiêu 2001 2005 2010 So với toàn tỉnhnăm 2010 (%)
GDP (nghìn tỉ đồng – giá thực tế) 1,5 5,3 12,2 14
Tốc độ tăng trưởng trung bình năm (%) - 7,0 7,1 73,2
Chỉ tiêu GDP (%) 100 100 100 100
- Nông – lâm – thủy sản 50,2 44,1 41,1 28,5
- Công nghiệp – xây dựng 22,6 27,1 27,6 33,5
- Dịch vụ 27,2 28,8 31,3 38,0
GTSX (nghìn tỉ đồng – giá thực tế) 2,4 5,3 12,3 14,0
GDP/người (triệu đồng) 2,6 5,3 11,1 78,7
Năng suất lao động (106 đồng/lao động) 6,0 9,4 18,9 74,1
Về nông nghiệp, TVTB là vùng chuyên canh cà phê, cao su, mía lớn nhất cả tỉnh
với năng suất ngày càng cao. Diện tích cao su tăng nhanh từ 3,4 nghìn ha năm 2001 lên
7,3 nghìn ha năm 2010, trung bình mỗi năm mở rộng thêm 390 ha. Năng suất mủ cao su
năm 2010 cao gấp 1,4 lần so với năm 2005. Sản lượng mủ cao su do đó cũng tăng nhanh
từ 1,3 lên 3,1 nghìn tấn, tốc độ gia tăng trung bình đạt 27,5%/năm. Cao su được trồng tập
trung ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Quỳ Hợp (chiếm 99%).
Sản xuất mía gắn với nhà máy chế biến nên mặc dù diện tích