TÓM TẮT
Để nghiên cứu nhằm xác định hàm lượng đồng, mangan và kẽm trong thịt cá bống cát (Glossogobius
giuris) ở khu vực sông Kiến Giang, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đã áp dụng
phương pháp quang phổ hấp thụ ngọn lửa (F-AAS). Đây là phương pháp cho độ lặp lại cao với RSD
< 4,28%, độ thu hồi 92,15 ÷ 104,37%, giới hạn phát hiện thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng
của đồng, mangan và kẽm trong cá bống cát ở khu vực sông Kiến Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình (lần
lượt là: 0,29 ÷ 1,58 mg/kg tươi; 0,32 ÷ 4,56 mg/kg tươi và 5,45 ÷ 10,06 mg/kg tươi) nằm trong giới hạn
cho phép theo quy định 46/BYT 2007
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định, đánh giá hàm lượng đồng, mangan và kẽm trong thịt cá Bống Cát (Glossogobius giuris hamilton, 1882) ở khu vực sông Kiến Giang, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 71 (05/2020) No. 71 (05/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
122
XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG ĐỒNG,
MANGAN VÀ KẼM TRONG THỊT CÁ BỐNG CÁT
(GLOSSOGOBIUS GIURIS HAMILTON, 1882) Ở KHU VỰC SÔNG
KIẾN GIANG, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Determination of copper, manganese and zinc in goby fish
(Glossogobius giuris Hamilton, 1882) in Kiến Giang river at Quảng Ninh district,
Quảng Bình province
ThS.NCS. Nguyễn Mậu Thành
Trường Đại học Quảng Bình
TÓM TẮT
Để nghiên cứu nhằm xác định hàm lượng đồng, mangan và kẽm trong thịt cá bống cát (Glossogobius
giuris) ở khu vực sông Kiến Giang, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đã áp dụng
phương pháp quang phổ hấp thụ ngọn lửa (F-AAS). Đây là phương pháp cho độ lặp lại cao với RSD
< 4,28%, độ thu hồi 92,15 ÷ 104,37%, giới hạn phát hiện thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng
của đồng, mangan và kẽm trong cá bống cát ở khu vực sông Kiến Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình (lần
lượt là: 0,29 ÷ 1,58 mg/kg tươi; 0,32 ÷ 4,56 mg/kg tươi và 5,45 ÷ 10,06 mg/kg tươi) nằm trong giới hạn
cho phép theo quy định 46/BYT 2007.
Từ khóa: cá bống cát, kim loại, phương pháp F-AAS, sông Kiến Giang
ABSTRACT
In this study, flame atomic absorption spectrometry (F-AAS) was applied to determine the copper,
manganese and zinc content in goby fish (Glossogobius giuris) from Kiến Giang river at Quảng Ninh
district, Quảng Bình province. This method offered the high repeatability in RSD (< 4.28%), the
recovery (from 92.15 % to 104.37%), and low limit of detection. The obtained results showed that the
average concentration of copper, manganese and zinc in goby fish were 0,29 ÷ 1,58 mg/kg fresh; 0,32 ÷
4,56 mg/kg fresh and 5,45 ÷ 10,06 mg/kg fresh, which was within the allowed limits according to the
regulation No. 46/BYT 2007.
Keywords: goby fish, metal, F-AAS method, Kiến Giang river
1. Đặt vấn đề
Cá bống cát (Glossogobius giuris)
[1] từ lâu được biết đến là loài cá cho thịt
thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, được
nhiều người ưa chuộng. Đây là một trong
những loài cá được phép xuất khẩu của
Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, những dữ
liệu nghiên cứu về hàm lượng các nguyên
tố vi lượng trong thịt cá bống thì còn hạn
chế [2].
Tỉnh Quảng Bình có hệ thống sông
ngòi khá phát triển gồm năm con sông
Email: thanhhk18@gmail.com
NGUYỄN MẬU THÀNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
123
chính trong đó có sông Nhật Lệ với phụ
lưu lớn là sông Kiến Giang. Hầu hết các
con sông ở Việt Nam đều chảy theo hướng
Đông Nam, riêng con sông Kiến Giang này
lại chảy theo hướng Đông Bắc nên còn
được gọi là nghịch hà, nó đi qua địa phận
huyện Quảng Ninh để đổ ra biển Đông ở
cửa Nhật Lệ. Đây là một trong những dòng
sông điển hình có giá trị lớn về mặt kinh tế
xã hội cho tỉnh, đặc biệt là huyện Quảng
Ninh. Song song với việc khai thác những
tiềm năng từ dòng sông Kiến Giang thì vấn
đề môi trường ở đây cũng cần được quan
tâm. Đặc biệt, hệ thống sông Kiến Giang
tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nông nghiệp
và công nghiệp đang hoạt động như: nhà
máy xi măng Áng Sơn, nhà máy xi măng
Vạn Ninh, nhà máy gạch không nung Thọ
Duệ, nhà máy khai thác cát, đất cao
lanh.v.v.[4] Các nguồn thải này đang làm
đe doạ chất lượng môi trường nước của
sông Kiến Giang. Bên cạnh đó, theo kết
quả trắc quan các thông số chất lượng nước
riêng biệt vào năm 2018 cho thấy, đa số
các thông số chất lượng nước ở đây thuộc
tiêu chuẩn nước loại A2 theo QCVN 08 :
2008/BTNMT [6].
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các
loại động vật có thể tích tụ một số chất ô
nhiễm, ô nhiễm môi trường được đánh giá
thông qua cơ thể sống [1], 10]. Cá bống cát
có tập tính ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức
ăn khác nhau như động thực vật phù du,
sinh vật đáy, rong tảo sống bám, mùn bã
hữu cơ, các loài cá nhỏ khác. Bên cạnh đó
tập tính sống ở tầng đáy có thể làm cho
chúng tích lũy nhiều kim loại và các chất
khác trong cơ thể. Khả năng tích lũy lâu
dài làm giảm chất lượng thủy sản và gây
hại cho con người thông qua dây chuyền
thực phẩm [4], [5].
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Chuẩn bị mẫu
Các mẫu cá bống được lấy tại 6 địa
điểm trên sông Kiến Giang chảy qua địa
phận huyện Quảng Ninh vào 2 đợt (đợt 1:
10 - 13/11/2017, đợt 2: 26 - 28/1/2018).
Mỗi đợt gồm 6 mẫu, mỗi mẫu gồm 5 - 12 cá
thể, lấy theo phương pháp tổ hợp. Ký hiệu
mẫu cá bống là CBij, trong đó: i = 1 - n (thứ
tự đợt lấy mẫu), j = 1 - m (vị trí lấy mẫu).
Mẫu cá bống tươi được chuyển ngay
về phòng thí nghiệm sau khi thu được.
Mẫu được xử lý sơ bộ trước khi tiến hành
phân tích: rửa sạch bằng nước cất nhiều
lần, sau đó dùng dao inox tách lấy phần
thịt. Mẫu được xay nhuyễn, cất trong tủ
lạnh sâu ở nhiệt độ -200C nếu chưa tiến
hành phân tích ngay [3].
2.2. Phương pháp phân tích
Nghiên cứu tập trung vào sử dụng
phương pháp phân tích đồng, mangan và
kẽm trên thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên
tử. Với dung dịch phân tích được xử lý
bằng kỹ thuật xử lý mẫu ướt (phá mẫu
bằng hỗn hợp HNO3 và Mg(NO3)2). Quy
trình xử lý mẫu và phân tích đồng, mangan
và kẽm trong thịt cá bống cát được thực
hiện theo các bước theo Hình 1 [3],
[4], [5].
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 71 (05/2020)
124
Hình 1. Quy trình xử lý mẫu, phân tích kim loại nặng trong thịt cá bống
bằng phương pháp F-AAS
Áp dụng kỹ thuật phân tích quang
phổ hấp thụ nguyên tử với dung dịch phân
tích thu được từ kỹ thuật phá mẫu ướt và
chấp nhận những điều kiện hoạt động của
thiết bị được nêu ở Bảng 1 [3].
Bảng 1. Điều kiện đo F-AAS xác định đồng, mangan và kẽm
Kim loại
Thông số
Cu Mn Zn
Bước sóng (nm) 324,8 279,5 213,9
Khe đo (nm) 1,2 0,2 0,5
Cường độ đèn (mA) 3 7 4
Chiều cao burner (mm) 6 5 6
Hỗn hợp khí đốt KK-C2H2 KK-C2H2 KK-C2H2
Để xác định hàm lượng của một
nguyên tố trong mẫu phân tích theo phép
đo F-AAS chúng tôi thực hiện theo phương
pháp đường chuẩn. Lấy một thể tích xác
định ở dung dịch mẫu pha loãng theo các hệ
số pha loãng phù hợp với đồng, mangan và
kẽm như khi khảo sát sơ bộ hàm lượng của
chúng trong mẫu thịt cá bống rồi tiến hành
đo độ hấp thụ quang của dung dịch đó.
Theo đó, sử dụng theo công thức:
m
dba
C
f 50)(
(*) để tính và biểu thị
kết quả của đồng, mangan và kẽm trong
các mẫu thực [5].
Trong đó:
a là nồng độ trong dung dịch phân
tích.
b là nồng độ trung bình trong dung
dịch trắng.
df là hệ số pha loãng.
m là khối lượng của mẫu phân tích.
2.3. Phương pháp đánh giá rủi ro sức
khỏe
Rủi ro sức khỏe tiềm ẩn của việc tiêu
thụ kim loại nặng qua thịt cá, được phân
tích dựa trên lượng kim loại nặng tiêu thụ
hàng ngày (DIM), chỉ số rủi ro sức khỏe
(HRI). Lượng tiêu thụ hàng ngày (DIM)
NGUYỄN MẬU THÀNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
125
tính dựa trên công thức [11]:
IKM
DIM
(**).
Trong đó:
M là nồng độ kim loại nặng có trong
thịt cá (mg/kg).
K là tỷ lệ thịt tươi so với thịt đã sấy
khô (K=0,085).
I là lượng thịt cá tiêu thụ hàng ngày
của người trưởng thành: 24,7 g/người/ngày
[11].
W là cân nặng trung bình của người
trưởng thành ở Việt Nam: 51,5 kg.
Khi đó chỉ số rủi ro sức khỏe (HRI)
được tính dựa trên công thức [11]:
RfD
DIM
HRI (***).
Trong đó, RfD là liều lượng tham
chiếu (RfDCu = 4x10-2 , RfDMn = 15x10-2,
RfDZn = 30x10
-2) [12].
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Kích thước và khối lượng của cá
bống cát
Qua hai đợt lấy mẫu chúng tôi đã thu
được 126 cá thể cá bống chia làm 12 mẫu,
chiều dài và khối lượng của cá bống cát
thu được ở các khu vực trên sông Kiến
Giang qua địa phận huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình tại các thời điểm khảo
sát được thể hiện qua Bảng 2.
Bảng 2. Chiều dài và khối lượng của cá bống cát
Giá trị
Cá bống cát ở sông Kiến Giang
Chiều dài (cm) Khối lượng (g)
Nhỏ nhất 6,3 2,72
Lớn nhất 10,5 7,18
Trung bình 7,2 3,75
3.2. Xây dựng đường chuẩn, khảo sát
giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng
Đường chuẩn xác định hàm lượng các
kim loại được thể hiện trên Hình 2. Đối với
đồng, phương trình có dạng: ACu = 0,108C
- 0,001; mangan: AMn = 0,188C - 0,005 và
đối với kẽm: AZn = 0,394SC + 0,011
(trong đó C là nồng độ, mg/L).
Hình 2. Đường chuẩn xác định hàm lượng Me trong cá thịt bống cát
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 71 (05/2020)
126
Bảng 3. Các giá trị a, b, Sy/x , LOD, LOQ tính từ phương trình đường chuẩn A= bC + a
Các giá trị
Kim loại
a b Sy/x R
LOD,
(mg/L)
LOQ,
(mg/L)
Cu -0,001 0,108 0,001 0,999 0,041 0,137
Mn -0,005 0,188 0,007 0,996 0,110 0,367
Zn 0,011 0,394 0,008 0,998 0,064 0,213
Qua đồ thị khảo sát ở Hình 2 và Bảng
3 ta thấy, giữa độ hấp thụ và nồng độ của
các kim loại đồng, mangan và kẽm có sự
tương quan tuyến tính tốt, với R > 0,996
trong khoảng nồng độ từ 0,005 đến 1,0
mg/L. Giới hạn phát hiện (LOD) của phép
đo F-AAS trong phép xác định đồng,
mangan và kẽm đã được xác định theo quy
tắc “3σ”, còn giới hạn định lượng (LOQ)
tính theo quy tắc “10σ” [9].
3.3. Đánh giá độ lặp lại và độ đúng
của phép đo
Độ lặp lại được xác định qua độ lệch
chuẩn (SD) hay độ lệch chuẩn tương đối
(RSD). Tiến hành phân tích 6 mẫu thịt cá
bống, rồi lần lượt thêm chuẩn đồng,
mangan và kẽm vào 6 mẫu đó. Kết quả cho
thấy, phương pháp F-AAS khi phân tích
mẫu hàu đạt độ lặp lại tương đối tốt RSD <
3,81% đối với đồng; RSD < 4,28% đối với
mangan và RSD < 2,76% đối với kẽm.
Như vậy phương pháp F-AAS đạt được độ
lặp lại cao khi phân tích các kim loại đồng,
mangan và kẽm trong thịt cá bống cát.
Độ đúng của phương pháp phân tích
đồng, mangan và kẽm bất kỳ được xác định
thông qua độ thu hồi (Recovery) theo công
thức [9]: 100(%)Re 12
oC
CC
v . Trong đó,
C0 là nồng độ chất phân tích được thêm
vào trong mẫu thật; C1 là nồng độ chất
phân tích trong mẫu thật; C2 là nồng độ
chất phân tích trong mẫu thật đã được thêm
chuẩn. Kết quả phương pháp xác định đồng
thời hàm lượng đồng, mangan và kẽm có
độ thu hồi lần lượt đạt từ 92,15 ÷ 104,37%.
Vậy, phương pháp F-AAS có thể ứng dụng
phân tích đồng, mangan và kẽm trong các
mẫu thịt cá bống nghiên cứu.
3.4. Xác định hàm lượng đồng,
mangan và kẽm trong thịt cá bống
Từ những kết quả nghiên cứu phân
tích ở trên, chúng tôi áp dụng theo công
thức (*) để xác định hàm lượng của đồng,
mangan, kẽm trong 12 mẫu cá bống cát thu
được ở các khu vực trên sông Kiến Giang
qua địa phận huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình và được thể hiện ở Bảng 4.
NGUYỄN MẬU THÀNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
127
Bảng 4. Kết quả xác định hàm lượng các kim loại trong thịt cá bống cát ở khu vực sông
Kiến Giang qua địa phận huyện Quảng Ninh
Vị trí lấy
mẫu
Hàm lượng kim loại (mg/kg)
Cu Mn Zn
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
CB-VT-1 1,02 0,78 2,52 0,32 6,75 5,45
CB-VT-2 0,53 0,47 2,87 1,94 6,71 7,25
CB-VT-3 0,54 0,61 4,33 3,65 9,46 8,63
CB-VT-4 0,29 <LOD 3,75 1,71 6,76 6,15
CB-VT-5 0,62 1,58 4,56 3,08 8,18 10,06
CB-VT-6 <LOD 0,43 4,11 2,26 6,98 6,22
Trung bình 0,69 2,93 7,38
Từ kết quả ở Bảng 4 cho thấy hàm
lượng đồng, mangan và kẽm trung bình
trong thịt cá bống cát là: 0,69 mg/kg tươi
đối với Cu; 2,93 mg/kg tươi đối với Mn
và 7,38 mg/kg tươi đối với Zn và nằm
trong phạm vi các tiêu chuẩn cho phép an
toàn thực phẩm của Bộ Y Tế - 46/BYT
2007 [7]. Kết quả này là một trong những
cơ sở khoa học cho thấy, bống cát thu
được ở các khu vực sông Kiến Giang có
khả năng bổ sung các nguyên tố vi lượng
đồng, mangan và kẽm.
3.5. Đánh giá hàm lượng kim loại
nặng trong thịt cá bống cát so với tiêu
chuẩn quốc gia
Kết quả so sánh hàm lượng đồng,
mangan và kẽm trong thịt cá bống cát với
quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học
và hoá học trong thực phẩm, được thể hiện
ở Bảng 5.
Bảng 5. Kết quả so sánh hàm lượng các kim loại với tiêu chuẩn Việt Nam
Kim
loại
Vị trí lấy
mẫu
Hàm lượng
TB (mg/kg)
Số 46/2007
/QĐ-BYT [7]
(mg/kg)
Độ lệch
chuẩn (S)
ttính tlý thuyết (p; f)
Cu Sông
Kiến
Giang
0,69 ≤ 30 0,372 249,287 2,262 (0,05; 9)
Mn 2,93 Chưa có - - -
Zn 7,38 ≤ 100 1,103 228,671 2,021(0,05; 11)
Qua Bảng 5 cho thấy, các giá trị ttính
đều lớn hơn tlý thuyết. Điều đó cho thấy hàm
lượng đồng và kẽm trung bình (TB) trong
thịt bống cát thu được ở các khu vực sông
Kiến Giang qua địa phận huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình là không khác nhau
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 71 (05/2020)
128
đáng kể về mặt thống kê với mức ý nghĩa p
< 0,05. Cụ thể hàm lượng đồng và kẽm
trong thịt cá bống cát ở đây đều nằm trong
phạm vi cho phép của tiêu chuẩn Việt
Nam. Riêng với mangan thì chưa có trong
quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học
và hoá học trong thực phẩm, ban hành kèm
theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT của
Bộ trưởng BYT 19/12/2007 nên không tính
được giá trị ttính. Tuy nhiên so với WHO giá
trị trung bình cho phép mangan trong thịt,
gia cầm, cá và trứng thì giá trị mangan
trong thịt cá bống cát ở trên nằm trong
phạm vi cho phép.
3.6. Cảnh báo rủi ro sức khỏe với
hàm lượng kim loại phân tích
Để đánh giá được rủi ro cũng như
nguy cơ về sức khỏe khi sử dụng thịt cá,
nghiên cứu này ước tính mức độ phơi
nhiễm và xác định các con đường tiếp
xúc với đồng, mangan và kẽm. Trong đó,
chuỗi thức ăn được lựa chọn vì con
người tương tác với các kim loại thông
qua việc tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng
công thức (**) và (***) để tính chỉ số rủi
ro sức khỏe (HRI) với hàm lượng phân
tích dựa trên DIM, được trình bày trong
Bảng 6. Nếu HRI lớn hơn 1, có nghĩa là
đối tượng đang nằm trong ngưỡng rủi ro,
ngược lại nếu nhỏ hơn 1 thì đối tượng
nằm trong vùng an toàn có thể kiểm soát
được [11].
Bảng 6. Dự báo chỉ số rủi ro sức khoẻ từ việc tiêu dùng cá bống
Kim loại Mmax (mg/kg) DIM HRI
Cu 1,58 6,4x10-5 1,6x10-3
Mn 4,56 1,9x10-4 1,2x10-3
Zn 10,06 4,1x10-4 1,4x10-3
Từ Bảng 6 cho thấy, các chỉ số rủi ro
đều nhỏ hơn 1, tức không có nguy cơ hay
đang nằm trong mức an toàn. Đều đó cho
thấy hàm lượng đồng, mangan và kẽm
đang nằm trong ngưỡng có thể kiểm soát.
4. Kết luận
Việc nghiên cứu phương pháp quang
phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS)
để xác định hàm lượng của các kim loại
trong thịt cá bống cát cho thấy, đây là
phương pháp phù hợp cho phép phân tích
có độ lặp lại, độ chính xác cao và giới hạn
phát hiện thấp.
Kết quả phân tích các mẫu cá bống cát
thu được ở các khu vực sông Kiến Giang
qua địa phận huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình cho thấy hàm lượng đồng,
mangan và kẽm lần lượt là: 0,29 ÷ 1,58
mg/kg tươi; 0,32 ÷ 4,56 mg/kg tươi và 5,45
÷ 10,06 mg/kg tươi. Đây là các thông tin
cơ bản để phục vụ đánh giá khả năng tích
lũy các kim loại nói trên trong thịt cá bống
cát ở các thời điểm và vị trí khảo sát.
Hàm lượng trung bình của đồng,
mangan và kẽm trong thịt cá bống trong các
mẫu thu được thấp hơn so với quy định giới
hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong
thực phẩm do Bộ Y tế ban hành và WHO.
NGUYỄN MẬU THÀNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
129
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Huy Bá, Độc học môi trường cơ bản, NXB ĐHQG TP. HCM, 2008.
[2] Võ Thị Liên “Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát (Glossogobius
giuris Hamilton 1882) tại khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh Quảng Nam”, Tạp chí
Khoa học-Công nghệ Thủy sản, Đại học Nha Trang, 1, 40-48, 2011.
[3] Phạm Luận, Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB ĐHQG Hà Nội, 2006.
[4] Nguyễn Mậu Thành, Đoàn Mạnh Dũng, Trần Đức Sỹ, Trần Thành Tâm Toàn, “Xác
định hàm lượng chì trong một số loài cá ở khu vực sông Kiến Giang qua địa phận
huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử”,
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, 3(38), 87-92, 2018.
[5] Nguyễn Mậu Thành, Nguyễn Đình Luyện, “Phân tích, đánh giá hàm lượng một số
kim loại trong thịt cá lóc (Channa maculata) nuôi ở khu vực xã Ngư Thủy Bắc,
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình’’, Tạp chí Hóa học, số 3, 85-89, 2017.
[6] Nguyễn Mậu Thành, Trần Đức Sỹ, “Sử dụng chỉ số “WQI” để đánh giá hiện trạng
chất lượng nước mặt ở sông Kiến Giang qua huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình”,
Tạp chí Hóa học và Ứng dụng, 4(48), 1-4, 2019.
[7] Bộ Y Tế (2007), Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, “Quy định giới hạn tối đa ô
nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm”, Hà Nội.
[8] Horwitz W, Albert R, “The Concept of Uncertainty as Applied to Chemical
Measurement”, Analyst, 122, 615-617, 1997.
[9] Miller J. C, Miller J. N, Statistics and Chemometrics for Analytical Chemistry,
Pearson Education, 2010.
[10] Farkas. A, Salanki. J, Varanka. I, “Heavy metal concentrations in fish of Lake
Balaton. Lakes and Reservoirs”, Research and Management, 5, 271-279, 2000.
[11] A.I. Yaradua, A. J. Alhassan, A. U. Kurfi, A. Nasir, A. Idi, I. U. Muhammad and A.
M. Kanadi, “Heavy Metals Health Risk Index (HRI) in Human Consumption of
Whole Fish and Water from Some Selected Dams in Katsina State Nigeria”, Asian
Journal of Fisheries and Aquatic Research, 1(1), 1-11, 2018.
[12] USEPA, “Risk-based concentration table”, US EPA, Washington DC, Philadelphia,
2009.
Ngày nhận bài: 06/11/2019 Biên tập xong: 15/5/2020 Duyệt đăng: 20/5/2020