Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Việc quyết định lãi suất cho vay sẽ phải dựa trên các thông số về mức kỳ vọng sinh lời của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn. Do đó, lãi suất cho vay phải được Giám đốc chi nhánh, Sở Giao dịch NHNo & PTNT VN và các Phòng nghiệp vụ tín dụng trực tiếp cho vay giám sát chặt chẽ để đảm bảo bù đủ loại chi phí như chi phí vốn, chi phí rủi ro tín dụng, và khoản sinh lời cần thiết để hoạt động của ngân hàng có lãi và tăng trưởng.
7 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3196 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định lãi suất cho vay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI. XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY
Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
CTF Ltd.
117
CHƯƠNG VI.
XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY
A. CƠ CẤU CHƯƠNG
1. Giới thiệu chung
2. Các bộ phận liên quan trong việc xây dựng chính sách lãi suất cho vay
3. Trách nhiệm và quyền hạn trong việc xây dựng chính sách lãi suất cho
vay
4. Xây dựng quy chế xác định lãi suất cho vay
5. Các yếu tố cấu thành lãi suất cho vay
6. Quy trình xác định lãi suất cho vay
6.1. Quy trình xác định lãi suất cho vay theo phương pháp cạnh tranh theo lãi
suất thị trường
6.2. Quy trình xác định lãi suất cho vay theo phương pháp điều chỉnh rủi ro
trên giá vốn
7. Các loại lãi suất tín dụng
7.1. Lãi suất cho vay trong hạn
7.2. Lãi suất cho vay quá hạn
CHƯƠNG VI. XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY
Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
CTF Ltd.
118
B. NỘI DUNG CHƯƠNG
1. Giới thiệu chung
Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Việc
quyết định lãi suất cho vay sẽ phải dựa trên các thông số về mức kỳ vọng sinh lời
của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn. Do đó, lãi suất
cho vay phải được Giám đốc chi nhánh, Sở Giao dịch NHNo & PTNT VN và các
Phòng nghiệp vụ tín dụng trực tiếp cho vay giám sát chặt chẽ để đảm bảo bù đủ
loại chi phí như chi phí vốn, chi phí rủi ro tín dụng, … và khoản sinh lời cần thiết
để hoạt động của ngân hàng có lãi và tăng trưởng.
2. Các bộ phận liên quan trong việc xây dựng chính sách lãi suất cho vay
- Hội đồng quản trị
- Uỷ ban Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALCO)
- Tổng Giám đốc
- Ban Điều hành của Ngân hàng
3. Trách nhiệm và quyền hạn trong việc xây dựng chính sách lãi suất cho vay
Hội đồng quản trị hàng năm sẽ xét duyệt chính sách và quy trình xác định lãi suất
cho vay, chi phí vốn, các rủi ro tiềm ẩn trong các chương trình tín dụng.
Ủy ban ALCO và Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm ban hành quy chế xác định
lãi suất cho vay, định hướng biên độ lãi suất, xây dựng và ban hành các biện pháp
kiểm tra giám sát và báo cáo để đảm bảo việc xác định lãi suất cho vay tuân thủ
theo đúng quy định của NHNN VN và của NHNo & PTNT VN.
Dựa trên chính sách của HĐQT, ALCO hoặc Ban điều hành của ngân hàng sẽ
phải xây dựng quy trình hướng dẫn việc xác định lãi suất cho các sản phẩm tín
dụng. Những hướng dẫn này phải được ALCO hoặc Ban điều hành thẩm định lại
hàng quí. Trong quy định hướng dẫn sẽ đề cập đến mức chênh lệch lãi suất tối
thiểu, rủi ro, các loại chi phí và kỳ vọng sinh lời của ngân hàng. Trong những
trường hợp lãi suất cho vay nằm ngoại lệ so với chính sách chung, ALCO (hoặc
chủ tịch thường trực của ALCO) sẽ có quyền uỷ quyền quyết định cho từng loại
sản phẩm hoặc từng nhóm khách hàng cụ thể.
CHƯƠNG VI. XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY
Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
CTF Ltd.
119
4. Xây dựng quy chế xác định lãi suất cho vay
Việc xây dựng quy chế phải đảm bảo những mục tiêu sau:
Mục tiêu xác định lãi suất cho vay phải được định nghĩa rõ, đo lường được và
phải thống nhất với mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng
Các yếu tố cần tính đến trong việc xác định và điều chỉnh lãi suất
Trách nhiệm của các phòng ban và bộ phận liên quan trong việc thiết lập và
điều chỉnh lãi suất
Xây dựng khung lãi suất cho từng sản phẩm tín dụng và phân loại khách hàng
(nếu cần thiết).
Xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ để đảm bảo việc tuân thủ theo quy chế đề
ra.
Hướng dẫn về việc khảo sát lãi suất thị trường, quy mô khảo sát và số lần cần
thực hiện tối thiểu trong từng thời kỳ
Quy trình trao đổi thông tin về số lần thay đổi lãi suất, loại hình sản phẩm
phải thay đổi, và báo cáo hội đồng quản trị để đảm bảo việc quyết định của
ban điều hành được thực hiện đúng đắn.
Quy trình hướng dẫn cho những trường hợp ngoại lệ với quy chế hiện hành.
5. Các yếu tố cấu thành lãi suất cho vay
Tất cả các khoản vay phải được định giá ở mức có thể bù đủ tất cả các chi phí liên
quan. Những yếu tố cấu thành trong việc xác định lãi suất cho vay bao gồm:
a) Chi phí huy động vốn – Chi phí huy động vốn là chi phí huy động vốn bình
quân (lãi phải trả) của tất cả các nguồn bao gồm tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền
gửi công ty, … và vốn vay trên thị trường liên ngân hàng tính theo từng loại kỳ
hạn.
Chi phí huy động vốn do Phòng Kế hoạch Tổng hợp/Bộ phận phụ trách Quản
lý vốn xác định. Phòng Kế hoạch Tổng hợp/Bộ phận phụ trách Quản lý vốn có
trách nhiệm thông báo chi phí vốn cho từng loại sản phẩm cho vay trước thời
gian hiệu lực của khoản vay, đủ thời gian để Phòng Tín dụng có khả năng xây
dựng giá và gửi thông báo cần thiết đến khách hàng.
b) Chi phí hoạt động – Chi phí hoạt động bao gồm chi phí tiền lương, chi phí
văn phòng, đào tạo, đi lại và các chi phí hoạt động khác. Ban Điều hành
NHCV căn cứ vào dự toán chi phí hoạt động trong năm do Phòng Tài chính kế
CHƯƠNG VI. XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY
Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
CTF Ltd.
120
toán xây dựng để nghiên cứu và đưa ra tỷ lệ cần thiết đảm bảo bù đủ cho chi
phí hoạt động tín dụng. Tỷ lệ chi phí được xác định mỗi năm một lần.
c) Chí phí dự phòng rủi ro tín dụng - Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng do
Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro ấn định. Khi tính điểm tín dụng khách
hàng, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro sẽ xác định mức trích dự phòng rủi
ro (tính bằng tỷ lệ %) tương ứng với từng bậc điểm tín dụng.
d) Chi phí thanh khoản – Chi phí vốn đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân
hàng. Chi phí thanh khoản do phòng Kế hoạch Tổng hợp/Bộ phận phụ trách
Quản lý vốn xác định trình ALCO chi nhánh phê duyệt.
e) Chi phí vốn chủ sở hữu: là mức lợi nhuận ngân hàng kỳ vọng thu được trên
vốn chủ sở hữu. Mức chênh lệch lãi suất tối thiểu có thể đảm bảo được mức lợi
nhuận kỳ vọng của ngân hàng phải bằng tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng nhân với tỷ lệ
an toàn vốn.
6. Quy trình xác định lãi suất cho vay
NHCV có thể xác định lãi suất cho vay theo một trong hai phương pháp sau đây:
1. Cạnh tranh theo lãi suất thị trường
2. Điều chỉnh rủi ro trên giá vốn - mô hình RAROC (Risk Adjusted Return on
Capital)
6.1. Quy trình xác định lãi suất cho vay theo phương pháp cạnh tranh theo lãi
suất thị trường
Hàng tháng (hoặc khi có biến động lớn) phòng Kế hoạch Tổng hợp sẽ thông
báo cho ALCO lãi suất cho vay của một nhóm (ví dụ, 03) NHTMQD, một
nhóm (ví dụ, 03) NHTMCP và một nhóm (ví dụ, 03) chi nhánh ngân hàng
nước ngoài để tính lãi suất cho vay trung bình của thị trường cho từng kỳ hạn.
Dựa trên mức lãi suất cho vay trung bình nói trên, ALCO sẽ quyết định mức lãi
suất sàn, trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Sau đó, mức lãi suất sàn sẽ được
thông báo cho các chi nhánh để làm cơ sở xác định lãi suất cho vay.
Trên cơ sở tự cân đối “đầu vào” và “đầu ra”, mức độ rủi ro của khoản vay,
quan hệ khách hàng và cạnh tranh trên mặt bằng lãi suất thị trường tại địa bàn
chi nhánh đóng trụ sở, các Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT VN tự quyết
mức lãi suất cho vay đối với khách hàng nhưng không được thấp hơn mức lãi
suất sàn do Trung ương quy định. Riêng lãi suất cho vay đối với các khoản vay
CHƯƠNG VI. XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY
Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
CTF Ltd.
121
trung dài hạn có giá trị vượt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh
phải được Tổng Giám đốc (nếu thuộc thẩm quyền) duyệt.
6.2. Quy trình xác định lãi suất cho vay theo phương pháp điều chỉnh rủi ro
trên giá vốn
Sau khi hoàn tất công tác thẩm định khách hàng và dự án/phương án vay vốn,
CBTD phải tổng hợp số liệu để tính toán lãi suất cho vay như sau:
- chi phí vốn vay và chi phí thanh khoản do phòng Kế hoạch tổng hợp/bộ
phận phụ trách nguồn vốn cung cấp.
- chi phí hoạt động do ban lãnh đạo xác định và thông báo cho phòng tín
dụng vào thời điểm đầu năm tài chính.
- chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được xác định căn cứ vào kết quả thẩm
định rủi ro của khách hàng và dự án / phương án vay vốn.
Lãi suất cho vay được tính toán theo công thức:
Lãi suất cho vay = Chi phí vốn cho vay + mức lợi nhuận kỳ vọng
Chi phí vốn cho vay = Chi phí huy động vốn + chi phí dự phòng rủi ro tín dụng +
chi phí thanh khoản + chi phí hoạt động
Sau khi tính toán được mức lãi suất cho vay, CBTD thông báo cho khách hàng.
Tuỳ tình hình thực tế nếu khách hàng có yêu cầu, mức lãi suất có thể được thương
lượng và điều chỉnh trong một giới hạn cho phép. Sau khi đã thỏa thuận xong với
khách hàng về mức lãi suất áp dụng cho khoản vay, CBTD đưa mức lãi suất (và
phí - nếu có) vào báo cáo thẩm định để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt
7. Các loại lãi suất tín dụng
7.1. Lãi suất cho vay trong hạn
Tuỳ theo thỏa thuận với khách hàng, NHCV có thể áp dụng các loại lãi suất sau
khi cho vay:
- Lãi suất thả nổi: Lãi suất thả nổi là loại lãi suất được NHCV điều chỉnh lại theo
định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
- Lãi suất cố định: Lãi suất cố định không thay đổi trong suốt thời hạn của khoản
vay.
Trong một số trường hợp, NHCV có thể thỏa thuận với khách hàng vay vốn áp
dụng cả hai loại lãi suất trên một khoản vay, chẳng hạn 1 khoản vay có thời hạn 5
CHƯƠNG VI. XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY
Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
CTF Ltd.
122
năm sẽ áp dụng lãi suất cố định trong 2 năm đầu và lãi suất thả nổi (điều chỉnh
theo một chuẩn lãi suất tham khảo nào đó) trong 3 năm còn lại.
Lãi suất cho vay VND thường được xác định theo tháng (30 ngày) và lãi suất cho
vay ngoại tệ thường được xác định theo năm (360 ngày).
Mỗi loại hình lãi suất có những rủi ro riêng và NHCV phải vận hành một mô hình
quản lý rủi ro lãi suất tương ứng nhằm khắc phục những rủi ro đó.
7.2. Lãi suất cho vay quá hạn
Lãi suất cho vay quá hạn thường cao hơn lãi suất cho vay trong hạn song tối đa
không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn.
CHƯƠNG VII. QUY TRÌNH CHO VAY VÀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG DÂN CƯ
Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
CTF Ltd.
123
CHƯƠNG VII.
QUY TRÌNH CHO VAY VÀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG DÂN CƯ
A. CƠ CẤU CHƯƠNG
1. Giới thiệu chung
2. Phạm vi áp dụng và đối tượng cho vay
2.1. Phạm vi áp dụng
2.2. Đối tượng được vay
2.3. Những đối tượng và nhu cầu vốn không được cho vay
2.4. Đối tượng bị hạn chế cho vay
3. Giới hạn cho vay
4. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản và không có bảo đảm bằng tài sản
5. Trách nhiệm của các cán bộ có liên quan
6. Quy trình nghiệp vụ cho vay
6.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
6.2. Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
6.3. Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn
6.4. Kiểm tra, xác minh thông tin
6.5. Phân tích ngành
6.6. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
6.7. Dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt
6.8. Phân tích, thẩm định phương án vay vốn/dự án đầu tư
6.9. Các biện pháp bảo đảm tiền vay
6.10. Lập báo cáo thẩm định cho vay
6.11. Tái thẩm định khoản vay
6.12. Xác định phương thức và nhu cầu cho vay
6.13. Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của Chi nhánh/TTĐH
6.14. Phê duyệt khoản vay
6.15. Ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao
nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm
6.16. Tuân thủ thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay
6.17. Giải ngân
6.18. Kiểm tra, giám sát khoản vay
6.19. Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh
6.20. Thanh lý hợp đồng tín dụng
6.21. Giải tỏa tài sản bảo đảm