Xác định trọng số của các chỉ thị trong đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu đến ngành du lịch tỉnh Nghệ An

Tóm tắt. Trong phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng dựa vào chỉ số, OECD khuyến cáo là khi tính toán các chỉ số của các biến thành phần thuộc hàm tổn thương nên xác định trọng số của các chỉ thị cấu thành nên các biến nhằm mục đích xác định được tầm quan trọng của các chỉ thị này trong các biến thành phần. Trọng số của các chỉ thị trong mỗi biến được xác định bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP với sự hỗ trợ của phần mềm Expert Choice. Kết quả tính toán trọng số được kiểm chứng bằng chỉ số nhất quán CR cho thấy: chỉ số CR trong việc tính trọng số của các chỉ thị đều nhỏ hơn 0,1. Vì vậy, kết quả tính toán trọng số là phù hợp, đảm bảo độ tin cậy và có thể sử dụng để tính toán giá trị các biến trong hàm tổn thương đối với ngành du lịch Nghệ An do biến đổi khí hậu.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định trọng số của các chỉ thị trong đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu đến ngành du lịch tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
171 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0021 Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 171-180 This paper is available online at XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ CỦA CÁC CHỈ THỊ TRONG ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN Hoàng Lưu Thu Thủy và Trần Thị Mùi Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt. Trong phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng dựa vào chỉ số, OECD khuyến cáo là khi tính toán các chỉ số của các biến thành phần thuộc hàm tổn thương nên xác định trọng số của các chỉ thị cấu thành nên các biến nhằm mục đích xác định được tầm quan trọng của các chỉ thị này trong các biến thành phần. Trọng số của các chỉ thị trong mỗi biến được xác định bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP với sự hỗ trợ của phần mềm Expert Choice. Kết quả tính toán trọng số được kiểm chứng bằng chỉ số nhất quán CR cho thấy: chỉ số CR trong việc tính trọng số của các chỉ thị đều nhỏ hơn 0,1. Vì vậy, kết quả tính toán trọng số là phù hợp, đảm bảo độ tin cậy và có thể sử dụng để tính toán giá trị các biến trong hàm tổn thương đối với ngành du lịch Nghệ An do biến đổi khí hậu. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, tổn thương, biến thành phần, chỉ thị, trọng số, phương pháp AHP. 1. Mở đầu Vào năm 2003, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng dựa vào các chỉ số của 3 biến thành phần thuộc hàm tổn thương, gồm: biến phơi nhiễm, biến nhạy cảm và biến năng lực thích ứng [1, 2]. Các biến thành phần được cấu thành bởi các chỉ thị thể hiện bản chất/nội hàm của các biến đó trong mối quan hệ với tính dễ bị tổn thương của đối tượng bị tác động. Để đánh giá vai trò của các chỉ thị trong mỗi biến thành phần đến khả năng tổn thương của đối tượng bị tác động, OECD khuyến nghị cần tính trọng số của từng chỉ thị trong các biến thành phần. Để xác định trọng số của các chỉ thị trong các biến thành phần thuộc hàm tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch tỉnh Nghệ An, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) do Thomas L. Saaty đề xuất vào những năm 1970 và sau này được chính Saaty mở rộng, bổ sung. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp đánh giá và lựa chọn các chỉ thị 2.1.1. Phương pháp phân tích thứ bậc AHP Phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process - AHP) là một trong những cách tiếp cận đánh giá đa tiêu chí, bắt nguồn từ lí thuyết đo lường mức độ quan trọng dựa trên cơ sở toán học và tâm lí học [3-5]. Ngày nhận bài: 11/11 /2016. Ngày nhận đăng: 28/12/2016. Tác giả liên hệ: Hoàng Lưu Thu Thủy e-mail: thuy_hoangluu@yahoo.com Hoàng Lưu Thu Thủy và Trần Thị Mùi 172 AHP kết hợp được cả hai mặt tư duy của con người: về định tính (qua sự sắp xếp thứ bậc) và định lượng (qua sự mô tả đánh giá dưới dạng các con số). Phương pháp AHP dựa trên 4 nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc phân tích: Xác định mục tiêu, tiêu chí, phương án và các thành phần khác có liên quan đến vấn đề ra quyết định; Sắp xếp chúng theo cấu trúc thứ bậc (Hình 1). Hình 1. Cấu trúc phân tích thứ bậc AHP - Nguyên tắc so sánh: Xác định mức độ quan trọng tương đối của các tiêu chí chính, tiêu chí phụ và các phương án bằng cách so sánh cặp; Mức độ quan trọng trong so sánh cặp, thể hiện bằng một con số duy nhất trong khoảng từ 1 đến 9. Ý nghĩa của từng con số được trình bày trong Bảng 1. Các con số được lựa chọn dựa vào ý kiến của người ra quyết định có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu. Bảng 1. Mức độ quan trọng trong so sánh cặp theo AHP Mức độ quan trọng Định nghĩa Giải thích 1 Quan trọng bằng nhau Hai thành phần có tính chất bằng nhau 3 Quan trọng vừa phải Kinh nghiệm và nhận định hơi nghiêng về cái này hơn cái kia 5 Quan trọng mạnh Kinh nghiệm và nhận định nghiêng mạnh về cái này hơn cái kia 7 Quan trọng rất mạnh Một thành phần được ưu tiên rất mạnh hơn cái kia và được biểu lộ trong thực hành 9 Quan trọng tuyệt đối Sự quan trọng của thành phần này hơn cái kia ở mức cao nhất 2,4,6,8 Mức trung gian giữa các mức trên Cần sự thỏa hiệp giữa hai mức độ nhận định Nghịch đảo Nếu thành phần i được gán giá trị khác 0 khi so sánh với thành phần j, thì j sẽ có giá trị nghịch đảo khi so sánh với i So sánh được thực hiện bằng cách chọn thành phần nhỏ hơn làm đơn vị ước lượng thành phần lớn hơn khi có nhiều đơn vị Xác định trọng số của các chỉ thị trong đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu đến 173 - Nguyên tắc tổng hợp: Tổng hợp là quá trình tính toán độ ưu tiên từ các ma trận so sánh cặp, từ đó tính toán trọng số của các phương án. Vector độ ưu tiên của các tiêu chí và phương án được xác định bằng phương pháp chuẩn hóa ma trận, cụ thể: + Dựa trên ma trận so sánh cặp, tính vector độ ưu tiên cho các tiêu chí chính, các tiêu chí phụ và các phương án. + Tổng hợp các mức độ ưu tiên của từng phương án để có kết quả cuối cùng là trọng số của các phương án. - Nguyên tắc đo lường sự không nhất quán Khi xác định mỗi một vector độ ưu tiên của các tiêu chí và phương án cần phải xác định tỉ số nhất quán. Trong các bài toán thực tế, không phải lúc nào cũng có thể xây dựng được quan hệ bắc cầu trong khi so sánh từng cặp. Trong trường hợp phương án A có thể tốt hơn B, B có thể tốt hơn C nhưng không phải lúc nào A cũng tốt hơn C. Hiện tượng này gọi là sự không nhất quán. Mức độ không nhất quán của các nhận định được thể hiện bằng tỉ số nhất quán (CR) với các giả thiết: 1) Nếu CR ≤ 10%: các kết quả tính toán trọng số thể chấp nhận được; 2) Nếu CR > 10%: các kết quả cần phải thẩm định lại các bước trước đó. Tỉ số nhất quán (CR) được tính theo công thức: = ஼ூ ோூ ; trong đó: CI - chỉ số nhất quán, là chỉ số đo lường mức độ chệch hướng nhất quán được tính bằng công thức: ܥܫ = ఒ೘ೌೣି௡ ௡ିଵ ; trong đó: λmax là giá trị trung bình của vector nhất quán; n là số tiêu chí. RI - chỉ số ngẫu nhiên, là giá trị trung bình của CI. Giá trị RI theo số lượng tiêu chí khác nhau được xác định (Saaty, 2008): n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 RI 0 0 0,58 0,9 1,12 1,24 1,32 1,45 1,49 1,51 2.1.2. Lựa chọn các chỉ thị các biến của hàm tổn thương Đối với ngành du lịch của Nghệ An, chúng tôi đã lựa chọn các chỉ thị của từng biến thành phần thuộc hàm tổn thương, cụ thể: - Chỉ thị mức độ phơi nhiễm được lựa chọn theo các tác nhân gây ra tổn thương đến ngành du lịch trong bối cảnh biến đổi khí hậu, gồm: các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thiên tai: bão, nắng nóng, hạn hán và ngập lụt. Các chỉ thị này thể hiện thông qua tần suất và cường độ xuất hiện và sự biến đổi của các yếu tố khí hậu tại tỉnh Nghệ An. - Chỉ thị mức độ nhạy cảm được lựa chọn là các đối tượng hứng chịu tai biến khí tượng thủy văn trong lĩnh vực du lịch. Các đối tượng này gồm: khách du lịch, loại hình du lịch, các cơ sở lưu trú và các khu di tích, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển. - Năng lực thích ứng đối với ngành du lịch là khả năng thích nghi với BĐKH (biến động khí hậu và các hiện tượng cực đoan) của ngành du lịch để giảm nhẹ thiệt hại do BĐKH gây ra, đồng thời tận dụng các cơ hội để thích ứng với BĐKH. Bảng 2 trình bày bộ chỉ thị đánh giá tổn thương do BĐKH đối với ngành du lịch tỉnh Nghệ An được chúng tôi lựa chọn có sự tham khảo bộ chỉ thị của đề tài: Đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống kinh tế - xã hội do tác động của biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ [6]. Hoàng Lưu Thu Thủy và Trần Thị Mùi 174 Bảng 2. Bộ chỉ thị đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch tỉnh Nghệ An Nhóm chỉ thị Chỉ thị chính Chỉ thị phụ Đơn vị của chỉ thị Chỉ thị mức độ phơi nhiễm Các loại thiên tai Tần suất xuất hiện bão Số cơn/năm Số trận lũ xảy ra Trận/năm Số đợt hạn hán xảy ra Ngày Tần suất và mức độ ngập lụt % Sự thay đổi của ngày có Tx ≥ 35oC Ngày Nhiệt độ Sự biến đổi của nhiệt độ không khí TB năm oC Sự biến đổi của nhiệt độ tối cao TB năm oC Sự biến đổi của nhiệt độ tối thấp TB năm oC Mưa Sự biến đổi của lượng mưa TB năm mm Số ngày có R≥ 50mm Ngày Chỉ thị mức độ nhạy cảm Tiềm năng du lịch Khách du lịch Người Cơ sở du lịch Số cơ sở Loại hình du lịch Số lượng loại hình Số lượng các khu di tích Số lượng Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển Số lượng Năng lực thích ứng Thích ứng Cơ sở hạ tầng Tỉ lệ hộ có nhà kiên cố % Tỉ lệ hộ có điện sinh hoạt % Tỉ lệ hộ có nước sinh hoạt hợp vệ sinh % Tỉ lệ xã phường có đường GT bê tông, nhựa hóa/Tỉ lệ đường trục thôn được bê tông, nhựa hóa % Tỉ lệ xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế % Số cơ sở y tế Kinh tế - xã hội Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng hoặc 1 năm Triệu VND Tỉ lệ lao động có việc làm % Tỉ lệ hộ có nguồn thu phi nông nghiệp % Tỉ lệ dân số thành thị % Cơ chế chính sách Ngân sách chi cho ứng phó BĐKH Triệu VNĐ Tỉ lệ hộ/người dân được tập huấn về phòng tránh thiên tai % 2.2. Kết quả và thảo luận Việc tính toán trọng số của các chỉ thị (trong lí thuyết là các phương án) của các biến thành phần trong đánh giá tổn thương đối với ngành du lịch Nghệ An theo phương pháp AHP, được hỗ trợ bởi phần mềm Expert choice [3, 5]. * Xác định trọng số các chỉ thị phơi nhiễm - Xác định các tiêu chí so sánh đối với các chỉ thị của biến phơi nhiễm Xác định trọng số của các chỉ thị trong đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu đến 175 Các tiêu chí được lựa chọn theo tính chất của các chỉ thị phơi nhiễm gồm: tần suất xuất hiện, cường độ, thời gian tác động của các chỉ thị này. Tuy nhiên, do các chỉ thị có sự khác nhau về tính chất nên không thể chọn được các tiêu chí so sánh liên quan đến tính chất của các chỉ thị này. Vì vậy, chúng tôi đã chọn tiêu chí so sánh là các đối tượng có liên quan đến ngành du lịch chịu tác động của các chỉ thị phơi nhiễm, đó là: Số lượng khách du lịch, Số lượng cơ sở lưu trú, Các loại hình du lịch, Số lượng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển. Bước 1: Xác định mức độ quan trọng của các chỉ thị ứng với mỗi tiêu chí + Tiêu chí 1: Số lượng khách du lịch (T1) P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P1 1 3 7 6 9 5 5 4 6 4 P2 1/3 1 6 5 8 4 4 2 5 3 P3 1/7 1/6 1 1/2 4 1/3 1/3 1/4 1/3 1/5 P4 1/6 1/5 2 1 4 1/3 1/3 1/4 1/3 1/4 P5 1/9 1/8 1/4 1/4 1 1/5 1/5 1/6 1/4 1/7 P6 1/5 1/4 3 3 5 1 2 1/3 3 1/3 P7 1/5 1/4 3 3 5 1/2 1 1/3 3 1/3 P8 1/4 1/2 4 4 6 3 3 1 4 1/2 P9 1/6 1/5 3 3 4 1/3 1/3 1/4 1 1/4 P10 1/4 1/3 5 4 7 3 3 2 4 1 + Tiêu chí 2: Số lượng cơ sở lưu trú (T2) P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P1 1 3 9 5 8 7 7 3 6 3 P2 1/3 1 7 3 7 7 7 3 5 2 P3 1/9 1/7 1 1/4 1 1/3 1/3 1/6 1/3 1/5 P4 1/5 1/3 4 1 4 4 4 1/3 2 1/3 P5 1/8 1/7 1 1/4 1 1/3 1/3 1/5 1/4 1/4 P6 1/7 1/7 3 1/4 3 1 1 1/4 1/3 1/4 P7 1/7 1/7 3 1/4 3 1 1 1/4 1/3 1/4 P8 1/3 1/3 6 3 5 4 4 1 2 2 P9 1/6 1/5 3 1/2 4 3 3 1/2 1 1/3 P10 1/3 1/2 5 3 4 4 4 1/2 3 1 Hoàng Lưu Thu Thủy và Trần Thị Mùi 176 + Tiêu chí 3: Loại hình du lịch (T3) P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P1 1 2 5 7 9 7 7 4 5 2 P2 1/2 1 4 5 7 5 5 3 4 2 P3 1/5 1/4 1 4 5 4 4 1/3 2 1/3 P4 1/7 1/5 1/4 1 2 1/2 1/2 1/5 1/4 1/5 P5 1/9 1/7 1/5 1/2 1 1/3 1/3 1/5 1/4 1/5 P6 1/7 1/5 1/4 2 3 1 1 1/4 1/4 1/4 P7 1/7 1/5 1/4 2 3 1 1 1/4 1/4 1/4 P8 1/5 1/3 3 5 4 4 4 1 4 1/2 P9 1/5 1/4 1/2 4 4 4 4 1/4 1 1/4 P10 1/2 1/2 3 5 5 4 4 2 4 1 + Tiêu chí 4: Số lượng các KBTTN, VQG, KDTSQ (T4) P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P1 1 1/2 1/5 3 3 1/3 1/3 1/4 2 1/2 P2 2 1 1/5 3 3 1/3 1/3 1/4 3 1/3 P3 5 5 1 7 7 3 3 2 5 3 P4 1/3 1/3 1/7 1 2 1/5 1/4 1/7 1/3 1/4 P5 1/3 1/3 1/7 1/2 1 1/5 1/4 1/7 1/3 1/4 P6 3 3 1/3 5 5 1 1 1/2 3 3 P7 3 3 1/3 4 4 1 1 1/2 3 3 P8 4 4 1/2 7 7 2 2 1 5 3 P9 1/2 1/3 1/5 3 3 1/3 1/3 1/5 1 1/2 P10 2 3 1/3 4 4 1/3 1/3 1/3 2 1 + Lập ma trận tiêu chí: Ma trận tiêu chí được lập bằng cách: xác định độ ưu tiên của các chỉ thị theo các tiêu chí T1, T2, T3, T4. Tập hợp các độ ưu tiên đã xác định được để lập thành ma trận tiêu chí. Xác định trọng số của các chỉ thị trong đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu đến 177 Tiêu chí Phương án T1 T2 T3 T4 P1 0,305 0,302 0,276 0,051 P2 0,195 0,207 0,200 0,061 P3 0,027 0,020 0,079 0,262 P4 0,033 0,078 0,024 0,025 P5 0,015 0,021 0,018 0,022 P6 0,071 0,034 0,033 0,131 P7 0,062 0,032 0,033 0,127 P8 0,115 0,129 0,121 0,196 P9 0,044 0,060 0,065 0,042 P10 0,133 0,117 0,149 0,083 Bước 2: Sắp hạng các tiêu chí theo độ quan trọng: Sắp xếp thứ hạng bằng cách so sánh cặp giữa các tiêu chí T1, T2, T3, T4 và cho điểm mức độ quan trọng dựa theo thang được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Bảng sắp xếp thứ hạng các tiêu chí Các tiêu chí T1 T2 T3 T4 T1 1 1 3 4 T2 1 1 2 3 T3 1/3 1/2 1 2 T4 1/4 1/3 1/2 1 Xác định vector độ ưu tiên các tiêu chí: Vector độ ưu tiên của các tiêu chí được xác định bằng cách chuẩn hóa ma trận (6) theo các bước đã được trình bày trong phần lí thuyết. Từ độ ưu tiên của các tiêu chí xác định được tỉ số nhất quán CR. Bảng 2. Bảng xác định độ ưu tiên các tiêu chí Các tiêu chí Độ ưu tiên của các tiêu chí Tỉ số nhất quán T1 0,402 CR = 0,01 T2 0,337 T3 0,164 T4 0,097 Hoàng Lưu Thu Thủy và Trần Thị Mùi 178 Bước 3: Tính trọng số của các chỉ thị Trọng số của các chỉ thị được xác định bằng cách nhân ma trận tiêu chí (5) với véctơ độ ưu tiên của các tiêu chí (7). Kết quả được trình bày trong bảng 3. Bảng 3. Trọng số các chỉ thị của biến phơi nhiễm Các chỉ thị Trọng số Các chỉ thị Trọng số Bão 0,275 Sự biến đổi của Tx tb năm 0,058 Lũ lụt 0,187 Sự biến đổi của Tm tb năm 0,053 Hạn hán 0,056 Nắng nóng 0,129 Ngập lụt 0,046 Lượng mưa năm 0,053 Sự biến đổi của Ttb năm 0,018 Số ngày mưa lớn 0,125 Kết quả tính toán cho thấy: tỉ số nhất quán của toàn bộ quá trình tính toán trọng số của các chỉ thị là: CR = 0,04. Như vậy, giá trị CR < 10% (< 0,1) nên kết quả tính toán trọng số đủ độ tin cậy, có thể sử dụng trong tính toán chỉ số tổn thương. * Xác định trọng số các chỉ thị nhạy cảm Các chỉ thị của biến nhạy cảm đối với ngành du lịch Nghệ An gồm: Số lượng khách du lịch, số lượng các cơ sở du lịch, các loại hình du lịch, số lượng các khu di tích, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu dự trữ sinh quyển. Tuy nhiên, cũng như trong trường hợp các chỉ thị phơi nhiễm, tính chất của các chỉ thị này khác nhau nên không thể chọn được các tiêu chí so sánh liên quan đến tính chất của các chỉ thị nhạy cảm này. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn tiêu chí so sánh là những yếu tố tác động đến các chỉ thị nhạy cảm, đó là các chỉ thị của biến phơi nhiễm. Bằng các bước tính toán tương tự như tính toán trọng số của các chỉ thị trong biến phơi nhiễm, đã xác định được trọng số của các chỉ thị trong biến nhạy cảm (Bảng 4). Bảng 4. Trọng số các chỉ thị của biến nhạy cảm Các chỉ thị nhạy cảm Trọng số Số lượng khách du lịch 0,437 Số lượng cơ sở lưu trú 0,078 Loại hình du lịch 0,269 Số lượng các khu di tích 0,119 Số lượng các KBTTN, VQG, KDTSQ 0,097 Tỉ số nhất quán của toàn bộ quá trình tính toán trọng số của các chỉ thị nhạy cảm là: CR = 0,06. Vì vậy, kết quả tính toán trọng số đủ độ tin cậy, có thể sử dụng trong tính toán chỉ số tổn thương. * Xác định trọng số các chỉ thị năng lực thích ứng Đối với các chỉ thị của năng lực thích ứng, tiêu chí để đánh giá, so sánh các chỉ thị với nhau được xác định là vai trò của các chỉ thị này trong việc giảm thiểu những tác động bất lợi của BĐKH đến ngành du lịch. Vì vậy, tiêu chí so sánh đối với các chỉ thị năng lực thích ứng được lựa chọn chỉ có 01 tiêu chí, đó là: ngăn ngừa, giảm thiểu tác động bất lợi của thiên tai, thời tiết khí hậu cực đoan đối với ngành du lịch. Bằng các bước tính toán tương tự như tính toán trọng số của các chỉ thị trong biến phơi nhiễm, đã xác định được trọng số của các chỉ thị trong biến năng lực thích ứng (Bảng 5). Xác định trọng số của các chỉ thị trong đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu đến 179 Bảng 5. Trọng số các chỉ thị của biến năng lực thích ứng Các chỉ thị Trọng số Các chỉ thị Trọng số Tỉ lệ hộ có nhà kiên cố 0,17 Thu nhập bình quân đầu người/ năm 0,091 Tỉ lệ hộ có điện sinh hoạt 0,108 Tỉ lệ dân số thành thị 0,035 Tỉ lệ hộ có nước sinh hoạt hợp vệ sinh 0,106 Tỉ lệ lao động có việc làm 0,068 Tỉ lệ xã /phường có đường bê tông được bê tông hóa, nhựa hóa 0,104 Tỉ lệ hộ có nguồn thu phi nông nghiệp 0,052 Tỉ lệ xã/ phường đạt chuẩn quốc gia về y tế 0,031 Ngân sách chi cho ứng phó với BĐKH 0,163 Số cơ sở y tế 0,043 Tỉ lệ hộ/người dân được tập huấn phòng tránh thiên tai 0,029 Tỉ số nhất quán của toàn bộ quá trình tính toán trọng số của các chỉ năng lực thích ứng là: CR = 0,04. Vì vậy, kết quả tính toán trọng số đủ độ tin cậy, có thể sử dụng trong tính toán chỉ số tổn thương. 3. Kết luận 1-Tính toán trọng số của các chỉ thị nhằm mục đích xác định được tầm quan trọng của mỗi chỉ thị này trong các biến thành phần. Trọng số càng lớn thì tầm quan trọng của chỉ thị càng lớn. 2-Trọng số các chỉ thị của các biến thuộc hàm tổn thương được tính toán theo phương pháp phân tích thứ bậc AHP với sự hỗ trợ của phần mềm Expert Choice. - Trong biến phơi nhiễm, các chỉ thị bão có trọng số cao nhất (0,257), tiếp đến là lũ lụt (0,187) và thấp nhất là sự biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0,018). - Trong biến nhạy cảm, các chỉ thị số lượng khách du lịch có trọng số cao nhất (0,437), tiếp đến là loại hình du lịch (0,269) và thấp nhất là số lượng cơ sở lưu trú (0,078). - Trong biến năng lực thích ứng, các chỉ thị tỉ lệ hộ có nhà kiên cố có trọng số cao nhất (0,17), tiếp đến là ngân sách chi cho ứng phó với biến đổi khí hậu (0,163) và thấp nhất là tỉ lệ hộ/ người dân được tập huấn phòng tránh thiên tai (0,029). 3- Độ tin cậy của trọng số các chỉ thị được kiểm chứng bằng chỉ số nhất quán CR. Kết quả tính toán cho thấy chỉ số CR của tất cả các chỉ thị đều nhỏ hơn 0,1 nên kết quả tính toán trọng số các chỉ thị trong mỗi biến thành phần có thể sử dụng để tính toán giá trị các biến trong hàm tổn thương đối với ngành du lịch Nghệ An do biến đổi khí hậu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] IPCC (2001): Climate change, 2001. Scientific basis. Cambridge University Press. [2] Livia Bizicova and et al., 2009. Vulnerability and Climate Change. Impact Assessments for Adaptation, module 4. [3] Nguyễn Duy Liêm, 2013. Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai. [4] Saaty T.L. 2008. Decision making with the analytic hierarchy process. Int. J. Services, Sciences, Vol. 1, No. 1, pp. 83-98. Hoàng Lưu Thu Thủy và Trần Thị Mùi 180 [5] Nguyễn Thống, 2016. Phương pháp định lượng trong quản lí: Chương 10: Phương pháp AHP. [6] Hoàng Lưu Thu Thủy và nnk, 2015. Đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống kinh tế - xã hội do tác động của biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ. MS: BĐKH - 24 thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. ABSTRACT Determination of weighted indicators in climate change vulnerability assessment on tourism sector in Nghe An province Hoang Luu Thu Thuy and Tran Thi Mui Institute of Geography, Vietnam Academy of Science and Technology When using method of vulnerability and adaptability assessment based on indexes, the OECD recommended that weighted indicators constituted the variable should be determined when calculating the indexes of the component variables in vulnerability function in order to identify the importance of these indicators in the component variables. Weighted indicators in each the component variable were determined by Analytic Hierarchy Process method in the Expert Choice software. Calculation results of weight were verified by consistency ratio (CR) showed that: all CR values in calculation of weighted indicators were less than 0.1. Therefore, calculation results of weight were consisten
Tài liệu liên quan