Xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học sinh thái học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh hệ giáo dục thường xuyên, tỉnh Trà Vinh

1. Mở đầu Sinh học là môn học được lựa chọn trong nhóm môn khoa học tự nhiên ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Môn Sinh học có nhiều ưu thế hình thành và phát triển các năng lực chung đã quy định trong Chương trình tổng thể. Phát triển các năng lực đó cũng chính là để nâng cao chất lượng giáo dục sinh học. Trong dạy học môn Sinh học, năng lực tự chủ và tự học được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động thực nghiệm trong phòng thực hành, ngoài thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm hiểu thế giới sống. Định hướng tự chủ, tích cực, chủ động trong phương pháp dạy học mà môn Sinh học chú trọng là cơ hội giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển năng lực tự học (NLTH) [1]. Bài tập thực tiễn (BTTT) có vai trò quan trọng trong việc vừa là cơ sở giúp HS nắm vững những kiến thức, đồng thời, thông qua thực hiện các BTTT, HS có thể vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống, lao động và sản xuất. BTTT còn giúp cho các em hình thành, rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: thu thập và xử lí thông tin, vận dụng các kiến thức đã học nhằm xử lí các vấn đề phát sinh trong thực tiễn; kích thích sự tò mò, hứng thú trong quá trình học tập của HS; HS hào hứng hơn khi được đặt vào bối cảnh thực tế của cuộc sống, từ đó áp dụng kiến thức đã học nhằm giải thích được một số sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, môi trường sống xung quanh con người để có thái độ, hành vi đúng đắn giúp sống hài hòa với thiên nhiên, môi trường. Về cấu trúc chương trình Sinh học 12 ở hệ THPT và hệ giáo dục thường xuyên (GDTX) cũng tương đối giống nhau: hệ THPT (1,5 x 35 = 52,5 tiết/năm) có thêm những tiết bài tập, hệ GDTX (1,5 x 32 = 48 tiết/năm) chỉ khác một chút ít ở phần mục tiêu. Phần Sinh thái học được chia 3 chương xếp cuối chương trình Sinh học 12, có nhiều kiến thức gần gũi với HS, đa phần có thể thấy được bên ngoài thực tế, do đó tạo cho các em sự hứng thú tìm hiểu kiến thức để áp dụng vào thực tiễn hằng ngày. Đây chính là điều kiện cho việc thiết kế các BTTT nhằm phát triển NLTH cho HS, đặc biệt là HS hệ GDTX.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học sinh thái học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh hệ giáo dục thường xuyên, tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 55-59 55 Email: phuminhthach@gmail.com XÂY DỰNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC SINH THÁI HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN, TỈNH TRÀ VINH Thạch Phú Minh - Trung tâm Giáo dục thường xuyên, tỉnh Trà Vinh Lê Thanh Oai - Tạp chí Giáo dục Ngày nhận bài: 10/6/2019; ngày chỉnh sửa: 20/6/2019; ngày duyệt đăng: 25/6/2019. Abstract: Practical exercises have an important role in developing self-study competency for students and helping them achieve the knowledge. At the same time, through soving practical exercises, students can apply what they have learned in the classroom to real life, labor and production. Within the scope of the study, we propose a process of developing practical exercises in teaching Ecology to develop self-study competency for students of continuing education system, Tra Vinh province. Keywords: Self-study competency, practical exercises, continuing education. 1. Mở đầu Sinh học là môn học được lựa chọn trong nhóm môn khoa học tự nhiên ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Môn Sinh học có nhiều ưu thế hình thành và phát triển các năng lực chung đã quy định trong Chương trình tổng thể. Phát triển các năng lực đó cũng chính là để nâng cao chất lượng giáo dục sinh học. Trong dạy học môn Sinh học, năng lực tự chủ và tự học được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động thực nghiệm trong phòng thực hành, ngoài thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm hiểu thế giới sống. Định hướng tự chủ, tích cực, chủ động trong phương pháp dạy học mà môn Sinh học chú trọng là cơ hội giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển năng lực tự học (NLTH) [1]. Bài tập thực tiễn (BTTT) có vai trò quan trọng trong việc vừa là cơ sở giúp HS nắm vững những kiến thức, đồng thời, thông qua thực hiện các BTTT, HS có thể vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống, lao động và sản xuất. BTTT còn giúp cho các em hình thành, rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: thu thập và xử lí thông tin, vận dụng các kiến thức đã học nhằm xử lí các vấn đề phát sinh trong thực tiễn; kích thích sự tò mò, hứng thú trong quá trình học tập của HS; HS hào hứng hơn khi được đặt vào bối cảnh thực tế của cuộc sống, từ đó áp dụng kiến thức đã học nhằm giải thích được một số sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, môi trường sống xung quanh con người để có thái độ, hành vi đúng đắn giúp sống hài hòa với thiên nhiên, môi trường. Về cấu trúc chương trình Sinh học 12 ở hệ THPT và hệ giáo dục thường xuyên (GDTX) cũng tương đối giống nhau: hệ THPT (1,5 x 35 = 52,5 tiết/năm) có thêm những tiết bài tập, hệ GDTX (1,5 x 32 = 48 tiết/năm) chỉ khác một chút ít ở phần mục tiêu. Phần Sinh thái học được chia 3 chương xếp cuối chương trình Sinh học 12, có nhiều kiến thức gần gũi với HS, đa phần có thể thấy được bên ngoài thực tế, do đó tạo cho các em sự hứng thú tìm hiểu kiến thức để áp dụng vào thực tiễn hằng ngày. Đây chính là điều kiện cho việc thiết kế các BTTT nhằm phát triển NLTH cho HS, đặc biệt là HS hệ GDTX. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm - Bài tập thực tiễn BTTT được hiểu là các dạng bài tập có nội dung gắn liền với đời sống thực tiễn của HS, đòi hỏi HS phải vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh như: giải thích được các sự việc, hiện tượng trong thực tiễn mà HS gặp phải; các thói quen, hành vi; phương pháp thực nghiệm; quy trình sản xuất, Trong nghiên cứu, chúng tôi tham khảo định nghĩa BTTT như sau: BTTT là dạng bài tập xuất phát từ các tình huống thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học, đồng thời phát triển năng lực người học [2]. - Năng lực tự học Trong Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể đã nêu rõ: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Đối với năng lực chung của HS, về NLTH, tự hoàn thiện yêu cầu cần đạt được như: - Xác định được nhiệm VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 55-59 56 vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế; - Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; - Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học; biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân [1]. Có nhiều nghiên cứu về NLTH. Trong bài viết, chúng tôi tham khảo định nghĩa NLTH là khả năng người học độc lập tự giác từ việc xác định mục tiêu học tập đến việc tự đánh giá, điều chỉnh việc học nhằm tối ưu hóa việc lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng, năng lực [3]. Thông qua tìm hiểu các khái niệm năng lực, tự học, NLTH của các tác giả trong và ngoài nước, theo chúng tôi: NLTH là khả năng tự suy nghĩ, hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học để thực hiện có hiệu quả các hoạt động học tập. 2.2. Xây dựng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh 2.2.1. Quy trình xây dựng Dựa vào quy trình xây dựng chủ đề [4] và quy trình thiết kế BTTT [3] của một số tác giả, chúng tôi xác định quy trình xây dựng BTTT gồm 5 bước như sau: - Bước 1) Xác định tên và các mạch kiến thức của chủ đề. Trong sách giáo khoa Sinh học trung học phổ thông, chương trình vẫn đang được phân thành các bài với các đơn vị kiến thức phù hợp cho 45 phút, tuy nhiên, khi thiết kế BTTT, chúng tôi sắp xếp các kiến thức của các bài gần nhau thành chủ đề. Từ chủ đề cần xác định các mạch nội dung lớn của chủ đề tương ứng với các hoạt động học tập của HS. - Bước 2) Thiết kế bảng ma trận các yêu cầu cần đạt của chủ đề. Ứng với mỗi nội dung kiến thức, xác định các yêu cầu cần đạt được về kiến thức ở 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng/ vận dụng cao). Đối với BTTT nhằm phát triển NLTH cho HS hệ GDTX, chúng tôi xây dựng các bài tập phù hợp với trình độ nhận thức của HS ở các mức độ khác nhau. - Bước 3) Tìm kiếm tài liệu, thông tin liên quan đến các nội dung đã xác định; các tài liệu, thông tin có thể là tình huống thực tiễn, hình ảnh đã chụp, đoạn video, thí nghiệm, bài báo, đoạn văn, - Bước 4) Lựa chọn các đoạn thông tin, hình ảnh, video, làm thông tin đã biết. Thiết kế các điều cần tìm, dạng câu hỏi, yêu cầu. - Bước 5) Chỉnh sửa và hoàn thiện các BTTT. 2.2.2. Ví dụ xây dựng bài tập thực tiễn trong chương Quần xã sinh vật Bước 1) Tên chủ đề “Quần xã sinh vật” (QXSV) Mạch kiến thức của chủ đề: - QXSV và một số đặc trưng cơ bản của quần xã; - Diễn thế sinh thái. Bước 2) Thiết kế bảng ma trận yêu cầu cần đạt được của chủ đề Mức độ Nội dung Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng Mức độ vận dụng cao 1. Khái niệm QXSV và một số đặc trưng cơ bản của quần xã. - Phát biểu được khái niệm QXSV. - Liệt kê được các đặc trưng cơ bản của quần xã: thành phần loài, loài ưu thế, loài đặc trưng, phân bố cá thể trong không gian. - Phân biệt được quần xã và quần thể; loài ưu thế và loài đặc trưng. - Lấy được một số ví dụ về quần xã, loài ưu thế, loài đặc trưng, các kiểu phân bố cá thể trong không gian. - Phân tích được vai trò của loài ưu thế, loài đặc trưng, phân bố cá thể trong không gian của quần xã. - Chỉ ra được loài ưu thế, loài đặc trưng, phân bố cá thể trong không gian của quần xã như quần xã 1 ruộng lúa, quần xã 1 ao cá, quần xã rừng nhiệt đới, - Giải thích được quần xã nào đa dạng trong số các quần xã cho trước (quần xã sa mạc và quần xã rừng nhiệt đới,). - Đề xuất được mô hình vườn cây ăn quả nhiều tầng, quần xã ao cá nuôi nhiều tầng cho hiệu quả kinh tế cao. - Chứng minh được mô hình VAC, VACR là phát triển bền vững nhất. - Giải thích được sự hoạt động quá mức của loài ưu thế có thể dẫn đến “tự đào huyệt chôn mình” như quần xã 1 ao nuôi cá lóc, VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 55-59 57 - Khảo sát, đánh giá được mức độ đa dạng loài của các QXSV ở địa phương như: quần xã đồng ruộng, quần xã một ao cá, 2. Quan hệ giữa các loài trong QXSV Liệt kê và trình bày được các mối quan hệ trong QXSV: cộng sinh, hợp tác, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. - Phân biệt được các mối quan hệ trong QXSV: cộng sinh, hợp tác, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. - Lấy được một số ví dụ về các mối quan hệ: cộng sinh, hợp tác, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. Giải thích được trong nông nghiệp, nông dân sử dụng thiên địch (kiến vàng, ong mắt đỏ,); số lượng chuột tăng làm số lượng rắn tăng sau đó số lượng chuột giảm thì số lượng rắn giảm; trồng cây phong lan trên cây vú sữa; trồng xen canh cây họ đậu, - Thiết lập được mô hình trồng rau sạch (có sử dụng thiên địch,) - Phê phán việc săn bắt động vật quý hiếm; đánh bắt thủy hải sản và khai thác rừng không hợp lí. 3. Diễn thế sinh thái - Phát biểu được các khái niệm: diễn thế sinh thái, diễn thế sinh thái nguyên sinh, diễn thế sinh thái thứ sinh. - Nêu được nguyên nhân và tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái. - So sánh được diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. - Phân tích được những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái. - Giải thích được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế. - Lấy được một vài ví dụ về diễn thế nguyên sinh, thứ sinh. Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề: rừng liêm nguyên sinh ở Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn có thể trở thành Trảng cỏ; một hòn đảo mới hình thành sau một thời gian trở thành rừng ổn định, - Dự đoán được diễn thế sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long. - Đề xuất phương án ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam, ở đồng bằng sông Cửu Long, - Đề xuất được một số phương pháp nhằm khai thác nguồn tài nguyên rừng, hải sản, hợp lí và bền vững. - Đề xuất được một số biện pháp điều khiển quá trình diễn thế theo hướng có lợi. Bước 3) Thu thập các vấn đề thực tiễn liên quan đến chủ đề như: các quần xã, đặc trưng của quần xã cũng như mối quan hệ giữa các cá thể trong quần xã, Bước 4) Thiết kế các BTTT Bài tập 1. QXSV và một số đặc trưng cơ bản của quần xã RỪNG CÚC PHƯƠNG ĐỨNG TOP 3 THIÊN ĐƯỜNG CHO NGƯỜI MÊ ĐỘNG VẬT Hãy đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi Vườn quốc gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng rộng 222 km2, nằm trên địa phận thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Nơi đây có hệ động thực vật phong phú, đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Cúc Phương rất nổi tiếng với hệ thực vật phong phú. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được gần 2.000 loài thực vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật. Nơi đây cũng được xác định là một trong 7 trung tâm đa dạng thực vật của Việt Nam Rừng Cúc Phương cũng có hệ động vật đa dạng, gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 137 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng, nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương đồng thời là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe dọa cực kì nguy cấp là voọc VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 55-59 58 quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu là cầy vằn, loài báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia. Cúc Phương cũng có hơn 40 loài dơi đã được ghi nhận tại đây. Cúc Phương được công nhận là một vùng chim quan trọng tại Việt Nam, đến nay đã có 313 loài chim được xác định ở vườn quốc gia này. Do nằm tại vị trí tận cùng phía bắc của vùng chim đặc hữu vùng đất thấp Trung Bộ nhưng vườn quốc gia này chỉ có một loài chim có vùng phân bố giới hạn được ghi nhận là khướu mỏ dài. Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được điều tra, nghiên cứu ở vườn quốc gia Cúc Phương trong đó có ốc. Khoảng 111 loài ốc đã được ghi nhận trong một chuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu. Khu hệ cá trong các hang động ngầm ở vườn quốc gia Cúc Phương cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một loài cá được ghi nhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi, đó là cá niết hang Cúc Phương. Tại vườn quốc gia này, các nhà khoa học cũng đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998 (Nguồn: https://baomoi.com/rung-cuc-phuong-dung- top-3-thien-duong-cho-nguoi-me-dong- vat/c/20544916.epi) Trả lời các câu hỏi: TT Câu hỏi Mức độ 1 Từ đoạn trích trên, hãy cho biết QXSV là gì? Cho ví dụ minh họa 1-2 2 Hãy cho biết QXSV vườn quốc gia Cúc Phương có những đặc trưng cơ bản nào? Loài nào là loài ưu thế, loài nào là loài đặc trưng? 2 3 Từ các loài động, thực vật sống trong rừng quốc gia Cúc Phương hãy cho biết sự phân bố của các cá thể trong không gian quần xã như thế nào? 2 4 Chỉ ra được nguyên nhân QXSV ở rừng trồng thường không đa dạng như rừng tự nhiên 3 5 Hãy đề xuất 1 mô hình vườn hoặc nuôi cá ở địa phương mà em biết nhằm mục đích tăng hiệu quả kinh tế trên cùng 1 diện tích 4 Bài tập 2. QXSV và một số đặc trưng cơ bản của quần xã THIÊN NHIÊN HOANG DÃ: AMAZON - NGÔI NHÀ CỦA MUÔN LOÀI (Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=ZmlP- jZ9N_4) Hãy xem clip, đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi Những loài vật giúp bảo vệ cây trồng ít người biết Nhện nước là khắc tinh của sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu; bọ xít ăn rầy non; trong khi bọ đuôi kìm có thể ăn 20-30 con sâu mỗi ngày Sản xuất rau sạch, rau an toàn ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết của xã hội, bởi ngoài việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nó còn có ý nghĩa lớn về kinh tế và khoa học khi hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu, lợi dụng thiên địch tự nhiên để phòng chống sâu hại hiệu quả là một hướng quan trọng để phát triển biện pháp sinh học trong nuôi trồng. Thiên địch là những sinh vật tự nhiên có ích, chúng ăn hoặc gây bệnh những loài sâu bọ gây hại cho sản xuất nông nghiệp. Mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có những nhóm thiên địch khác nhau, giữ vai trò quan trọng giúp hạn chế sự phát triển của quần thể sâu gây hại. Ngày nay, sử dụng thiên địch là một trong những biện pháp sinh học được ứng dụng nhiều trong thực tiễn sản xuất. Dưới đây là một số thiên địch có lợi mà bà con có thể tận dụng để giúp cây trồng của mình phát triển tốt hơn. (Nguồn: https://vnexpress.net/thoi-su/nhung-loai-vat- giup-bao-ve-cay-trong-it-nguoi-biet-3575436.html) Trả lời các câu hỏi: TT Câu hỏi Mức độ 1 Hãy cho biết trong QXSV, các loài khác nhau có những mối quan hệ nào? Phân tích ý nghĩa của các mối quan hệ đó và cho ví dụ minh họa 1-2 2 Phân biệt sự khác nhau giữa cây phong lan và cây tầm gửi (tơ hồng) sống trên cây thân gỗ 3 3 Tại sao phải nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài khác nhau trong quần xã? 2 4 Giải thích vì sao nông dân thường trồng xen canh hoặc luân canh cây họ đậu trong mảnh vườn của mình 3 5 Hãy cho biết hiện tượng khống chế sinh học là gì? Hãy đề xuất 1 mô hình sản xuất nông nghiệp có sử dụng thiên địch để đảm bảo an toàn khi dùng nông sản 1 - 4 Bài tập 3. Diễn thế sinh thái HÀNG LOẠT CÙ LAO ĐANG BIẾN MẤT Ở MIỀN TÂY Hãy đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi Có 48 năm sống trên cồn Sơn nằm giữa sông Hậu (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ), ông Cao Văn Ba (66 tuổi) chứng kiến cảnh mảnh đất trù phú ngày càng teo tóp. Gia đình ông hàng ngày phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ. “Ngày trước cồn VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 55-59 59 Sơn rộng hơn 100 mẫu (ha), giờ chỉ còn hơn 60 mẫu. Nhà tôi có 2 mẫu đất vườn tại khu vực đầu cồn. Nhưng sạt lở quá nhanh, khoảng 10 năm diện tích đất của tôi mất hơn phân nửa”, ông Ba cho biết. Cồn Sơn do phù sa bồi đắp, được ví như “viên ngọc ngậm trong miệng rồng” của làng cổ Long Tuyền. Với lợi thế của thiên nhiên, đất đai màu mỡ, cồn Sơn là xứ sở của những vườn cây trái. Tất cả hộ dân sinh sống ở đây vẫn làm nghề vườn là chính, kết hợp với làm du lịch cộng đồng. Nhưng nhiều năm qua, “hà bá” tấn công ngày càng khốc liệt, nhiều hộ dân mất đất đành bỏ cồn Sơn ra đi, hiện chỉ còn 78 hộ với trên 300 nhân khẩu sinh sống. Ông Phạm Văn Nhu đang sống tại huyện Bình Tân, Vĩnh Long - người có hàng chục năm gắn bó với cồn Sơn nhưng phải bỏ chạy vào bờ vì lo sợ “bà thủy” truy đuổi. Ông Nhu có 1 ha đất ở cồn này. Từ năm 1978-2012, gia đình ông phải dời nhà chạy lở 10 lần; mất 8.000 m2 đất. “Không thể trụ được, tôi bán rẻ số đất còn lại, đưa gia đình vào bờ sinh sống”, ông Nhu nói. Theo những người cao niên, trước kia phần đất ở đầu cồn Sơn kéo dài đến tận khu vực Trà Nóc, cách vị trí hiện tại hơn 1km. Do tình trạng khai thác cát quá mức, kéo dài nhiều năm liền khiến sạt lở, sụt lún càng phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại khi đầu cồn tiếp tục xuất hiện nhiều vùng nước xoáy, hố sâu... Trên sông Hậu, đoạn qua quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ mấy năm nay đã xóa sổ hoàn toàn cái tên cồn Cả Đôi, nằm cặp với cù lao Tân Lộc (Nguồn: https://vnexpress.net/thoi-su/hang-loat-cu-lao- dang-bien-mat-o-mien-tay-3456093.html) Trả lời các câu hỏi: TT Câu hỏi Mức độ 1 Tại sao người dân nơm nớp lo sợ trước sự việc diện tích các cồn bị thu hẹp? 2 2 Khi một cù lao với nhà cửa, vườn cây ăn trái dần bị sạt lở thì quá trình nào sẽ diễn ra tiếp theo? 2 3 Hãy so sánh quá trình hình thành và phát triển của một cù lao với quá trình sạt lở của một cù lao đang xảy ra 2 4 Hãy chỉ ra tầm quan trọng trong việc nghiên cứu sự hình thành và biến mất của các cù lao 2 5 Hãy phân tích tác động của con người đến việc hình thành và biến mất của các cù lao 3 6 Hãy đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế sự biến mất của các cù lao đang hiện hữu 4 7 Bằng hiểu biết của mình hãy dự đoán quá trình diễn thế sinh thái xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai 4 Bước 5) Chỉnh sửa và hoàn thiện các BTTT: Hoàn thiện BTTT bằng phương pháp tham vấn chuyên gia. 3. Kết luận Vận dụng quy trình xây dựng BTTT trong phần Sinh thái học nhằm phát triển NLTH cho HS, giúp HS phát triển 3 nhóm NL đặc thù như: - Năng lực nhận thức Sinh học: kiến thức và kĩ năng cần thiết để có thể đảm nhận một công việc trong lĩnh vực Sinh học hoặc có thể tiếp tục học sau đại học về lĩnh vực Sinh học; - Năng lực tìm hiểu thế giới sống: hiểu biết và sử dụng được các nguyên lí của phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng được các phương pháp thực nghiệm để giải quyết các vấn đề khoa học; - Năng lực vận dụng k
Tài liệu liên quan