Xây dựng bài tập tình huống về giao tiếp sư phạm và vai trò của nó trong đào tạo giáo viên

Tóm tắt. Để nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong đó có vấn đề về giao tiếp sư phạm của giáo viên (GV), có rất nhiều con đường và biện pháp khác nhau, song một trong những biện pháp đem lại hiệu quả nhanh nhất là trong chương trình học cần cho sinh viên giải những bài tập tình huống gần với đời sống thực, những tình huống thường gặp trong nhà trường để khi họ ra trường, họ có thể vận dụng một cách chủ động vào công việc giảng dạy và giáo dục của họ sao cho có hiệu quả. Đây là một trong những hướng tích cực cần được đẩy mạnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GV để đáp ứng với nhu cầu thiết yếu của người học.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bài tập tình huống về giao tiếp sư phạm và vai trò của nó trong đào tạo giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 63-71 This paper is available online at XÂY DỰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Ngọc Thanh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Để nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong đó có vấn đề về giao tiếp sư phạm của giáo viên (GV), có rất nhiều con đường và biện pháp khác nhau, song một trong những biện pháp đem lại hiệu quả nhanh nhất là trong chương trình học cần cho sinh viên giải những bài tập tình huống gần với đời sống thực, những tình huống thường gặp trong nhà trường để khi họ ra trường, họ có thể vận dụng một cách chủ động vào công việc giảng dạy và giáo dục của họ sao cho có hiệu quả. Đây là một trong những hướng tích cực cần được đẩy mạnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GV để đáp ứng với nhu cầu thiết yếu của người học. Từ khóa: Tình huống, bài tập tình huống, giao tiếp sư phạm, đào tạo giáo viên, năng lực nghiệp vụ sư phạm. 1. Mở đầu Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ vẻ vang và nặng nề là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp (4). Đó là những con người năng động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề về nhận thức và thực tiễn cuộc sống. Điều này đòi hỏi các trường sư phạm phải đào tạo đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực để khi ra trường họ hoàn thành tốt sứ mệnh “trồng người của mình”. Giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp. Nhờ giao tiếp mà cá nhân hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xã hội. Đặc biệt trong hoạt động sư phạm là hoạt động diễn ra trong quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Hiệu quả của quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong các yếu tố có vai trò to lớn là năng lực giao tiếp của giáo viên (2). Giao tiếp không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách của học sinh, của giáo viên mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác giáo dục. Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Ngọc Thanh, địa chỉ e-mail: nguyenngocthanh_mos@yahoo.com 63 Nguyễn Thị Ngọc Thanh Hiện nay trong các trường sư phạm việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức. Theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu, trong quy trình đào tạo nghề ở các trường sư phạm đã chú trọng nhiều đến việc trang bị tri thức chuyên môn, song, về tri thức nghiệp vụ còn có nhiều vấn đề cần được xem xét cải tiến. Đặc biệt, việc tổ chức rèn luyện và tự rèn luyện về kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên chưa thường xuyên, chưa có hệ thống, hiệu quả chưa cao trong khi đây là một kĩ năng nghề nghiệp vô cùng quan trọng.Vì vậy khả năng giao tiếp cũng như những hành vi ứng xử của sinh viên còn nhiều hạn chế và chưa hợp lí. Thực tế cho thấy trong nhà trường hiện nay đặc biệt trong các trường trung học phổ thông (THPT), việc giải quyết các tình huống sư phạm còn nhiều vấn đề. Nguyên nhân có nhiều, song một trong những nguyên nhân cơ bản là khi còn học trong nhà trường sư phạm, các em thiếu cơ hội tiếp cận với thực tiễn giáo dục nhà trường phổ thống, thiếu cơ hội để rèn luyện các kĩ năng nghề nghiệp cần thiết, nhất là các kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong công tác giáo dục học sinh, vì vậy khi va chạm với thực tiễn các em còn nhiều lúng túng, không chủ động và linh hoạt trong việc xử lí các tình huống sư phạm, đặc biệt là tình huống giao tiếp sư phạm trong trường THPT. Để nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên nói chung, năng lực giao tiếp sư phạm nói riêng, có rất nhiều con đường và biện pháp khác nhau. Song một trong những biện pháp đem lại hiệu quả nhất là thông qua việc rèn luyện giải quyết những bài tập tình huống gần với đời sống thực (5), những tình huống thường gặp trong nhà trường để khi sinh viên ra trường họ có thể vận dụng một cách chủ động vào công việc giảng dạy và giáo dục của mình sao cho có hiệu quả. Đây là một trong những hướng tích cực cần được đẩy mạnh trong công tác đào tạo GV để đáp ứng với nhu cầu thiết yếu của người học. Nhận thức được tầm quan trọng của thực tiễn đạt ra, trong năm học 2009-2010 Viện Nghiên cứu Sư phạm đã tiến hành điều tra, nghiên cứu để xây dựng bài tập tình huống trong các môn học và các lĩnh vực dạy học ở trường phổ thông nhằm giúp cho sinh viên làm quen với các tình huống trong thực tế giảng dạy và giáo dục của mình, góp phần nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những vấn đề xây dựng bài tập tình huống trong học phần giao tiếp sư phạm Để sinh viên lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm sẽ có nhiều hình thức khác nhau như trải nghiệm, thông qua những hoạt động cụ thể hoặc bằng những bài tập tình huống. Như vậy, bài tập tình huống (BTTH) là một phương tiện để sinh viên tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng dạy học và giáo dục và nắm vững cơ sở của nghề nghiệp tương lai, có 64 Xây dựng bài tập tình huống về giao tiếp sư phạm và vai trò... tiềm năng đáp ứng với yêu cầu của khoa học và xã hội [1]. BTTH trong học phần giao tiếp sư phạm (GTSP) không nằm ngoài mục tiêu trên. BTTH trong học phần GTSP tại trường ĐHSP là một dạng bài tập nêu những tình huống khác nhau, đã, đang hoặc có thể xảy ra trong quá trình dạy học và giáo dục. Đó là những tình huống có vấn đề, đòi hỏi SV phải nhận thức được và có nhu cầu giải quyết bằng cách huy động vốn tri thức, kinh nghiệm sáng tạo của họ để giải quyết theo những nguyên tắc và quy trình hợp lí, qua đó SV có thể nắm vững tri thức, hình thành kĩ năng dạy học và giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của bản thân. Từ khái niệm trên cho thấy thấy BTTH có những đặc trưng sau: - BTTH là một dạng bài tập, có cấu trúc bao gồm phần điều kiện "cái đã cho" và phần yêu cầu của bài tập "cái cần tìm" [3]. - Yếu tố quan trọng nhất của BTTH là phải có mâu thuẫn. Mâu thuẫn là nguyên nhân của mọi sự vận động, là động lực của quá trình phát triển. Có mâu thuẫn mới kích thích được hoạt động tư duy. Đó là mâu thuẫn giữa lí thuyết và thực tiễn, mâu thuẫn giữa tri thức cũ và tri thức mới, mâu thuẫn giữa lí luận với thực tiễn dạy học đang diễn ra. - BTTH phải lí thú, gắn với thực tiễn để dễ được SV chấp nhận, vì thoả mãn nhu cầu của họ, từ đó họ mới tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm lời giải. Với ý nghĩa như vậy, BTTH sư phạm là công cụ, phương tiện tốt nhất trong quá trình đào tạo nghề sư phạm, nhằm đưa SV vào hoạt động, khắc phục cách học nặng về lí thuyết và rút ngắn khoảng cách giữa lí luận và thực tiễn dạy học. 2.2. Quy trình xây dựng bài tập tình huống trong học phần giao tiếp sư phạm Gồm các bước sau: - Bước 1: Xác định mục tiêu xây dựng bài tập tình huống: Hệ thống bài tập trong học phần giao tiếp sư phạm nhằm giúp cho sinh viên nắm vững tri thức học phần giao tiếp sư phạm, đồng thời hình thành và rèn luyện kĩ năng trong hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THPT, góp phần xây dựng văn hóa giao tiếp trong nhà trường được lành mạnh và trong sạch.Theo yêu cầu này đòi hỏi bài tập tình huống phải chứa đựng những thông tin có liên quan đến kiến thức trong học phần giao tiếp sư phạm. - Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng mà người học cần phải đạt được: trên cơ sở giáo trình học phần đã ban hành,lựa chọn những kiến thức, kĩ năng cơ bản,cần thiết cho việc xây dựng bài tập tình huống. - Bước 3: Xác định nguồn tài liệu và những tình huống có thực xảy ra trong nhà trường để xây dựng bài tập tình huống. Bài tập tình huống vừa phải phản ánh đúng hiện thực, vừa phải phù hợp với nội dung trong giáo trình.Với thực tế trong nhà trường hiện nay, có thể khai thác bài tập tình huống sao cho phong phú, sinh động và thiết thực với công việc giảng dạy và giáo dục sau này của sinh viên. 65 Nguyễn Thị Ngọc Thanh - Bước 4: Soạn thảo và sắp xếp bài tập tình huống. Các tình huống sau khi được thu thập từ thực tiễn nhà trường hoặc được nghiên cứu tham khảo từ các giáo trình, tài liệu chuyên môn sẽ được gia công, biên tập, cấu trúc lại cho phù hợp với mục đích sử dụng, mà cụ thể là các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng mà chúng ta mong muốn người học đạt được. Đồng thời, lúc này cũng là lúc phải đưa ra cụ thể các phương án giải quyết, các bước giải quyết cụ thể để người học có thể rèn luyện về kiến thức và kĩ năng. Đây là bước vô cùng quan trọng trong quy trình xây dựng bài tập tình huống 2.3. Nguyên tắc xây dựng bài tập tình huống trong học phần giao tiếp sư phạm - Bài tập tình huống phải phù hợp và đảm bảo tính mục đích yêu cầu môn học, cụ thể là BTTH phải gắn với mục tiêu trong học phần giao tiếp sư phạm. - Bài tập tình huống phải gắn với nội dung kiến thức của từng phần, từng mục trong học phần GTSP đã cung cấp cho học sinh - Bài tập tình huống cần đảm bảo tính phổ biến, phong phú, đa dạng và gắn với thực tiễn công tác dạy học và giáo dục học sinh THPT - Bài tập tình huống cần phải phù hợp với trình độ nhận thức, đảm bảo kích thích và phát huy tính tích cực độc lập tư duy, tính sáng tạo, thái độ tích cực tranh luận của sinh viên. - Bài tập tình huống có tính khái quát, dưới nhiều loại khác nhau và phù hợp với độ tuổi của học sinh THPT nhằm rèn luyện cho SV các kĩ năng cần thiết. Trong đề tài này, các bài tập tình huống được xây dựng nhằm mục đích rèn luyện nội dung về “Nguyên tắc giao tiếp sư phạm” trong học phần “Giao tiếp sư phạm” thuộc môn tâm lí học cho sinh viên ĐHSP - những giáo viên tương lai của trường THPT. 2.4. Thực trạng mức độ điển hình của các tình huống và cách giải quyết các tình huống Từ những nội dung trên, chúng tôi xây dựng một số bài tập tình huống nhằm mục đích rèn luyện nội dung về “Nguyên tắc giao tiếp sư phạm” trong học phần “Giao tiếp sư phạm” thuộc môn tâm lí học cho sinh viên ĐHSP - những giáo viên tương lai của trường THPT. Các bài tập tình huống này đã qua nhiều lần chỉnh sửa, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và ý kiến của sinh viên đã qua thực tập sư phạm, chúng tôi đã chọn ra được 5 tình huống mang tính điển hình, tương đối phổ biến trong hoạt động dạy và học ở nhà trường THPT. Đó là các tình huống xẩy ra giữa giáo viên và học sinh; giữa giáo viên và cha mẹ học sinh; giữa giáo viên và giáo viên. Tình huống 1: Thưa cô, bạn Bình nhờ em gửi giấy xin phép nghỉ học cho Cô ạ. 66 Xây dựng bài tập tình huống về giao tiếp sư phạm và vai trò... Sau buổi học cô giao Lan gọi điện thoại cho mẹ của em Bình và được biết gia đình không biết việc Bình nghỉ học và bố mẹ cũng không kí vào giấy nghỉ học cho Bình. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, thầy (cô) sẽ làm gì? Tình huống 2: Một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường, em đã đánh nhau với một bạn trong lớp ngay tại sân trường. Giáo viên chủ nhiệm phải đưa em đó về tận nhà, khi nghe giáo viên trình bày xong thì bố của em học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lí thế nào? Tình huống 3: Một đồng nghiệp được phân công dạy thay. Khi kết thúc bài giảng, giáo viên hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Học sinh trả lời: “Thầy dạy hay lắm ạ. Hay là thầy dạy luôn lớp chúng em, thầy thay luôn cô giáo đi ạ”. Thầy (cô) sẽ ứng xử như thế nào khi các em đặt ra câu hỏi đó? Tình huống 4: Minh là một học sinh khá giỏi, nhưng gần đây sức học của em bỗng dưng giảm sút rõ rệt. Một lần, trong giờ dạy của cô chủ nhiệm, cô bỗng nghe thấy tiếng tít tít liên tục của tiếng điện thoại di động. Cô giáo dừng bài giảng và hướng vào Minh. Minh không nghe giảng mà đang dùng điện thoại di động để nhắn tin cho bạn trai cùng lớp tên Chung. Cả Minh và Chung đều đang chăm chú vào điện thoại di động và tủm tỉm cười. - Minh, sao em không nghe giảng mà nhắn tin gì thế? Cô giáo dừng bên Minh và hỏi. - Thưa cô, em. . . em. . . Minh lúng túng. Nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ làm gì? Tình huống 5: Trong giờ dạy môn Toán, giáo viên phát hiện một học sinh ở cuối lớp hay ngáp và gục mặt xuống bàn để ngủ. Giáo viên nhắc nhiều lần nhưng em học sinh này không cưỡng lại được cơn buồn ngủ. Thầy (cô) xử lí thế nào? Các tình huống khi xây dựng đều được đặt ra cơ sở khoa học khi xây dựng bài tập tình huống này, các phương án có thể xảy ra và yêu cầu về kĩ năng cũng như kiến thức cần đạt được của tình huống đó. Để đưa ra những bài tập tình huống sư phạm sát với thực tiễn giảng dạy và giáo dục của giáo viên và những giáo viên tương lai, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 106 giáo viên THPT của 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Nam Định. Kết quả cho thấy nhìn chung 5 tình huống đều được cho là khá thường xuyên xảy ra với giáo viên, với tỉ lệ cao nhất khoàng 62% (đối với tình huống số 1), còn tình huống được giáo viên cho là gây khó khăn nhiều nhất cho họ khi giải quyết là tình huống số 2. Về vấn đề lựa chọn phương án xử lí tối ưu đối với mỗi tình huống, chúng tôi đã 67 Nguyễn Thị Ngọc Thanh đề nghị giáo viên lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự từ phương án “phù hợp nhất” cho đến phương án “ít phù hợp nhất” bằng cách cho điểm từ 1 đến hết. Kết quả được trình bày trong Bảng 1: Bảng 1. Ý kiến của giáo viên về phương án giải quyết tối ưu (N = 106) Tình huống Phương án 1 (%) Phương án 2 (%) Phương án 3 (%) Phương án 4 (%) Phương án 5 (%) Phương án 6 (%) Phương án 7 (%) Số 1 20 2 10 0 2 15 56 Số 2 0 6 99 0 0 0 0 Số 3 3 8 87 3 0 0 0 Số 4 2 21 11 2 0 69 0 Số 5 2 3 9 2 75 12 0 Qua kết quả ở bảng trên, có thể thấy: Đối với một số tình huống, phần lớn giáo viên đã lựa chọn phương án giải quyết chưa phải tối ưu, chưa đảm bảo các nguyên tắc giao tiếp sư phạm phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT (tình huống 4, 5). Đối với các tình huống còn lại, cách giải quyết nhìn chung phù hợp nguyên tắc giao tiếp sư phạm (tình huống 2, 3). Điều này khẳng định sự cần thiết phải củng cố tri thức về nguyên tắc giao tiếp sư phạm cho các giáo viên tương lai thông qua việc rèn luyện kĩ năng giải quyết các bài tập tình huống giao tiếp sư phạm. Xin nêu ra một tình huống điển hình về giao tiếp sư phạm. Đó là: Tình huống 1: “- Thưa cô, bạn Bình nhờ em gửi giấy xin phép nghỉ học cho cô ạ! - Một học sinh trong lớp vừa nói vừa đưa cho cô giáo chủ nhiệm tờ đơn xin phép nghỉ học của Bình. Sau buổi học cô giáo Lan gọi điện thoại cho mẹ của em Bình và được biết rằng gia đình của em không biết việc em nghỉ học và bố mẹ cũng không kí vào giấy nghỉ học cho Bình. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, thầy (cô) sẽ làm gì?”. Các phương án giải quyết: Phương án 1: Cô giáo nhắn B đến để hỏi về lí do em nghỉ học và về việc em nhờ người khác viết hộ giấy xin phép nghỉ học. Phương án 2: Yêu cầu em Bình viết lại bản tự kiểm điểm và lấy chữ kí của bố mẹ. Phương án 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp quan tâm, theo dõi và giúp đỡ em B. Phương án 4: Cảnh cáo bạn của Bình vì đã viết hộ giấy phép cho bạn. Phương án 5: Cảnh cáo em B và bạn của B trước toàn lớp về hành vi gian dối. Phương án 6: Đưa ra buổi sinh hoạt lớp để giáo dục về tính trung thực và cho các em thấy tác hại của việc giả mạo chữ kí và giấy tờ. 68 Xây dựng bài tập tình huống về giao tiếp sư phạm và vai trò... Phương án 7: Gặp riêng em Bình và bạn của Bình để trao đổi và giáo dục tính trung thực. Trong nhà trường hiện nay tình trạng học sinh bỏ học thường xuyên xảy ra, thường là rơi vào những học sinh hư, lười học, những học sinh này thường giả giấy phép của bố mẹ để dành thời gian và tiền bạc vào việc chơi game, hoặc lên mạng “chat” ở các hàng internet. Nghiêm trọng hơn thời gian “xổ lồng” của các học sinh này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nếu các em bị dính vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật để lấy tiền chơi game hay các hình thức giải trí không lành mạnh như đến các quán bar, sàn nhảy. . . Đây là hiện tượng nói dối cô giáo của học sinh B để nghỉ học mà giáo viên chủ nhiệm đã biết. Trước sự việc nói dối của học sinh, giáo viên cần bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân vì sao Bình nghỉ học và việc nghỉ học của Bình có chính đáng hay không? Gọi điện cho gia đình có thể là một cách để xác định thông tin. Khi đã xác định là việc nghỉ học của Bình không có lí do chính đáng và không được sự đồng ý của gia đình lúc đó có thể giáo viên sẽ xử lí theo cách riêng của mình nhưng vẫn đảm bảo giữ đúng nguyên tắc giao tiếp sư phạm. Đối với trường hợp của học sinh Bình, giáo viên cần gặp trực tiếp Bình để nói chuyện nghiêm túc. Trước hết về lí, giáo viên cần phải nói rõ cho Bình hiểu nội quy của nhà trường và đã là học sinh của trường thì bất kì học sinh nào cũng cần phải thực hiện nghiêm túc. Giáo viên cũng cần phải nói rõ rằng đến trường là nghĩa vụ và quyền lợi của tất cả các học sinh, nếu không đi học hoặc nghỉ học sẽ không thu được kiến thức, kiến thức của em sẽ bị hổng và như vậy sẽ khó tiếp thu các bài sau. . . Việc em nói dối nhà trường và gia đình là phạm vào quy tắc, chuẩn mực đạo đức. Khi em nói dối như vậy sẽ làm gia đình, thầy cô lo lắng, mất niềm tin vào em. Việc nói dối như vậy cũng có thể gây nguy hiểm cho chính em vì em chưa đủ trưởng thành để phân biệt điều tốt, xấu nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo. Giáo viên có thể đưa ra những dẫn chứng cho Bình thấy những học sinh bị sa ngã vào tệ nạn xã hội, sống buông thả khi không có sự quản lí của gia đình và nhà trường. Bằng con đường tình cảm và quan hệ thầy trò có thể trò chuyện tâm tình, đưa ra những lí lẽ để cảm hóa Bình, giải thích cho em thấy được giá trị đạo đức, thuyết phục em để sửa chữa những sai lầm của mình. Vậy trong 7 phương án trên thì phương án 7 là tối ưu hơn cả vì nó phù hợp với nguyên tắc nguyên tắc giao tiếp sư phạm: Tôn trọng đối tượng giao tiếp, bình tĩnh, thấu hiểu và biết lắng nghe. Kiến thức để dạy bao hàm trong tình huống này: Tôn trọng nhân cách học sinh, tạo điều kiện để các em bộc lộ nét tính cách, nguyện vọng riêng. Kĩ năng bao hảm trong giải quyết tình huống này: Rèn kĩ năng biết lắng nghe, thấu hiểu và giải quyết xung đột, tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp. Học phần GTSP thuộc môn tâm lí học và là môn nghiệp vụ sư phạm, có tính chất dạy nghề ở trường ĐHSP. Nếu học tốt học phần này, sinh viên sẽ tích lũy đươc nhiều kiến thức về giao tiếp sư phạm trong đó có nguyên tắc giao tiếp sư phạm, phong cách giao tiếp 69 Nguyễn Thị Ngọc Thanh sư phạm, chức năng giao tiếp sư phạm. . . và có được kĩ năng giao tiếp và xử lí những tình huống giao tiếp vô cùng quan trọng và cần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục sau này ở trường phổ thông, như: Kĩ năng tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp, kĩ năng có niềm tin trong giao tiếp, kĩ năng nhạy bén đồng cảm trong giao tiếp, kĩ năng lựa chọn ngôn ngữ và điều chỉnh lời nói, kĩ năng lắng nghe. . . Học xong học phần GTSP, sinh viên sẽ tự tin và thiết tha với công việc dạy học hơn. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận 3.1.1.Việc xây dựng các bài tập tình huống về giao tiếp sư phạm giúp cho sinh viên nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của mình cụ thể là qua việc xử lí các bài tập tình huống trong học phần giao tiếp sư phạm sinh viên làm quen với những tình huống thực, những tình huống đã, đang và có thể xảy ra trong thực tế, giúp cho họ khỏi bỡ ngỡ khi gặp phải những tình huống tương tự trong thực tiễn. 3.1.2. Xây dựng bài tập tình huống trong học phần giao tiếp sư phạm có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò, qua đó hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Để làm được như vậy, sinh viên cần phải nắm vững các tri thức trong học phần, hình thành những kĩ năng cần thiết nhằm áp dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 3.1.3. Bài tập tình huống trong học phần giao tiếp sư phạm giúp cho sinh viên hình thành được những kĩ năng giải quyết những tình huống và phần nào giúp gợi mở để sinh viên và các thầy cô giáo trong trường THPT nắm vững kiến thức và vận dụng được kiến thứ
Tài liệu liên quan