Xây dựng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam

Tóm tắt. Chuẩn hóa là một trong những xu hướng trong giáo dục mầm non ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu xây dựng Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam nằm trong xu hướng đó. Đồng thời, nó góp phần thực hiện quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ chuẩn này có cấu trúc đơn giản, dễ sử dụng. Nội dung của Bộ chuẩn bao trùm toàn diện 4 lĩnh vực phát triển của trẻ (thể chất, tình cảm - quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức) với 28 chuẩn và 120 chỉ số, được phân bố tương đối đồng đều. Chúng phản ánh những giá trị mà mà quốc gia, cộng đồng, gia đình mong muốn có trong mục tiêu giáo dục trẻ em năm tuổi của Việt Nam. Đồng thời các chuẩn và chỉ số phản ánh được đặc điểm phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam, những điều trẻ cần biết và có thể thực hiện được khi có tác động của giáo dục. Đây là lần đầu tiên việc xây dựng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam được thực hiện.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2013, Vol. 58, No. 8, pp. 50-58 This paper is available online at XÂY DỰNG BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI CỦA VIỆT NAM Lê Bích Ngọc Viện Khoa học Giáo dục Tóm tắt. Chuẩn hóa là một trong những xu hướng trong giáo dục mầm non ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu xây dựng Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam nằm trong xu hướng đó. Đồng thời, nó góp phần thực hiện quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ chuẩn này có cấu trúc đơn giản, dễ sử dụng. Nội dung của Bộ chuẩn bao trùm toàn diện 4 lĩnh vực phát triển của trẻ (thể chất, tình cảm - quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức) với 28 chuẩn và 120 chỉ số, được phân bố tương đối đồng đều. Chúng phản ánh những giá trị mà mà quốc gia, cộng đồng, gia đình mong muốn có trong mục tiêu giáo dục trẻ em năm tuổi của Việt Nam. Đồng thời các chuẩn và chỉ số phản ánh được đặc điểm phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam, những điều trẻ cần biết và có thể thực hiện được khi có tác động của giáo dục. Đây là lần đầu tiên việc xây dựng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam được thực hiện. Từ khóa: Lĩnh vực, chuẩn, chỉ số, phát triển, trẻ em năm tuổi. 1. Mở đầu Trẻ năm tuổi là lứa tuổi cần được phát triển toàn diện, hài hòa về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách để chuẩn bị vào lớp Một. Xây dựng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam tạo điều kiện đảm bảo những mục tiêu giáo dục này. Xây dựng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi góp phần thực hiện quan điểm chỉ đạo “Chuẩn bị tốt cho trẻ năm tuổi vào lớp Một” (quyết định số 149/2006/QĐ-TTg), mục tiêu giáo dục “Đảm bảo cho tất cả trẻ em hoàn thành một năm giáo dục tiền học đường có chất lượng, chuẩn bị cho trẻ vào tiểu học” (Kế hoạch hành động Quốc gia giáo dục cho mọi người 2003 -2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), nhiệm vụ giáo dục “Phổ cập giáo dục cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm Ngày nhận bài: 15/10/2012. Ngày nhận đăng: 20/10/2013. Liên hệ: Lê Bích Ngọc, e-mail: ecdngoc@yahoo.com.vn 50 Xây dựng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp Một đối với tất cả các vùng miền trong cả nước” (Quyết định số 239/2010/QĐ - TTg, 9/2/2010). Trên thế giới, chuẩn hóa đang trở thành một xu hướng giáo dục. Ngày càng có nhiều nước xây dựng Chuẩn phát triển trẻ em. Nhiệm vụ đặt ra là mỗi nước cần tìm kiếm những chuẩn thích hợp với sự phát triển của trẻ, với đặc thù văn hóa, kinh tế - chính trị, yêu cầu ưu tiên cho chất lượng nguồn nhân lực của nước mình. Tới nay, đã có gần 40 quốc gia áp dụng chuẩn phát triển trẻ em với sự hỗ trợ của UNICEF. Một số nước trong Khu vực đã ban hành chuẩn phát triển trẻ em, như Trung Quốc, Căm-pu-chia, Lào, Mông cổ, Phi-líp-pin, Thái Lan. Mỗi nước xây dựng Bộ chuẩn phát triển cho trẻ em ở lứa tuổi rất khác nhau: 0-8, 3-5, 3-6, 3-9 tuổi. Các giai đoạn phát triển cũng được xác định rất khác nhau. Nhưng tất cả đều nỗ lực tìm kiếm các giá trị, nguyên tắc, cấu trúc, nội dung của Bộ chuẩn tùy thuộc vào hiện trạng và tương lai phát triển kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau của từng nước [1]. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia nghiên cứu xây dựng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong bối cảnh hội nhập với xu hướng chuẩn hóa giáo dục mầm non trong khu vực và trên thế giới. 2. Nội dung nghiên cứu Xây dựng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam bao gồm việc xác định cấu trúc, nội dung các lĩnh vực, chuẩn, chỉ số phát triển phù hợp với trẻ em năm tuổi của Việt Nam, với những giá trị mà xã hội mong đợi, với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được tiếp cận theo hướng phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách trẻ theo Quyền trẻ em, giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, giá trị mới trong thời kì hội nhập [1]. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam được xây dựng theo các nguyên tắc: thể hiện kì vọng của quốc gia, bao quát toàn diện sự phát triển của trẻ, xác định rõ phạm vi lứa tuổi, phù hợp với điều kiện sống, văn hóa và ngôn ngữ của trẻ, dựa trên các kết quả nghiên cứu về tâm lí học, giáo dục học, xã hội học và văn hóa học. Chuẩn có hình thức dễ theo dõi, dễ hiểu, dễ sử dụng. Chuẩn có sự hỗ trợ kĩ thuật, nguồn lực cho người sử dụng. Chuẩn được đánh giá và cập nhật lại ít nhất 5 năm một lần [1,6]. Những nhóm phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, so sánh lựa chọn, hệ thống hóa cơ sở lí luận, kinh nghiệm của nước ngoài và trong nước về xây dựng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm xây dựng và sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ của các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Hội thảo lấy ý kiến, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp chuyên gia, cán bộ quản lí giáo dục mầm non, giáo viên, các bậc cha mẹ để đánh giá tính xác thực về nội dung của Bộ chuẩn. Bài tập (55 bài tập), đàm thoại (12 cuộc), quan sát (15 nội dung), phỏng vấn chuyên gia, cán bộ 51 Lê Bích Ngọc quản lí giáo dục mầm non, giáo viên, các bậc cha mẹ (24 nội dung) để đánh giá tính xác thực về độ tuổi. Thử nghiệm các công cụ đo tính xác thực về độ tuổi, tính xác thực về nội dung của chuẩn, chỉ số, minh chứng. Hội thảo - tập huấn với giáo viên để điều chỉnh minh chứng cho phù hợp với thực tiễn giáo dục mầm non. - Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: sử lí số liệu bằng toán thống kê, sử dụng chương trình Quest, theo mô hình Rash (sự phù hợp của số liệu với mô hình Rash, sự tương quan giữa khả năng của trẻ và độ khó của các chỉ số). Nghiên cứu xây dựng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam được tiến hành ở 7 tỉnh/ thành (Lào Cai, Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Gia Lai, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 2005 đến năm 2010 do Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trì, phối hợp với tổ chức UNICEF, 11 tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức xã hội, trường đại học trong nước và nước ngoài. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo nội dung nghiên cứu đánh giá tính xác thực về nội dung và đánh giá tính xác thực về độ tuổi. Đánh giá tính xác thực về nội dung được thực hiện với 32 chuyên gia, 280 giáo viên có kinh nghiệm làm việc với trẻ năm tuổi, 53 nhà quản lí giáo dục mầm non, 200 phụ huynh có con năm tuổi. Đánh giá tính xác thực về độ tuổi được thực hiện trên 721 trẻ (369 trẻ ở nông thôn, 294 trẻ ở thành phố, 58 trẻ dân tộc thiểu số), qua các bậc cha mẹ và giáo viên [1]. 2.1. Xây dựng cấu trúc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam Mỗi một Bộ chuẩn phát triển trẻ em gồm nhiều lĩnh vực phát triển khác nhau, tùy vào mục tiêu giáo dục của từng quốc gia. Lĩnh vực bao gồm những chuẩn cùng một phạm vi phát triển của trẻ về thể chất, tình cảm, ngôn ngữ hoặc nhận thức. Các lĩnh vực trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em được phân bố không đồng đều. Chúng tùy thuộc vào sự phát triển và vai trò trung tâm của từng lĩnh vực trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Chuẩn phát triển trẻ em là những tuyên bố, mong đợi về những điều trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục. Chuẩn khác với mốc phát triển là những điều trẻ đạt được một cách tự nhiên, chưa có sự tác động của giáo dục. Mỗi chuẩn bao gồm nhiều chỉ số. Chỉ số là những hành vi hay kĩ năng có thể quan sát được mà ta mong muốn trẻ đạt tới trong chuẩn. Có thể coi chỉ số như những mục tiêu giáo dục cụ thể mà mỗi nhà giáo dục cần hướng dẫn cho trẻ đạt được. Mỗi một chỉ số được đánh giá thông qua các minh chứng. Minh chứng là những biểu hiện cụ thể của một chỉ số. Trẻ có thể đạt tới mỗi một chỉ số khi tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục tương ứng. Trên thế giới, có một số hình thức cấu trúc Bộ chuẩn phát triển trẻ em. Mỗi một hình thức có những ưu thế và hạn chế khác nhau (Bảng 1). 52 Xây dựng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam Bảng 1: Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em TT Hình thức cấu trúc của Bộ chuẩn pháttriển trẻ em. Nhận xét 1 Đặc điểm phát triển của từng lĩnh vực, lĩnh vực phát triển, tiểu lĩnh vực, chuẩn, chỉ số, minh chứng, gợi ý hoạt động giáo dục. Nhiều thành tố, người sử dụng khó theo dõi. 2 Lĩnh vực phát triển, tiểu lĩnh vực, chuẩn, chỉ số, minh chứng, gợi ý hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục đa dạng và phong phú, khó thể hiện hết trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em. 3 Lĩnh vực phát triển, tiểu lĩnh vực, chuẩn, chỉ số, minh chứng. Minh chứng nhiều, làm cho Bộ chuẩn phát triển trẻ emcó độ dài lớn, khó theo dõi. 4 Lĩnh vực phát triển, tiểu lĩnh vực, chuẩn, chỉ số. Tiểu lĩnh vực chia cắt nhỏ Bộ chuẩn phát triển trẻ em. 5 Lĩnh vực phát triển, chuẩn, chỉ số. Đặc điểm phát triển của từng lĩnh vực, minh chứng và gợi ý hoạt động giáo dục được đưa vào sách hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn. Bộ chuẩn phát triển trẻ em dễ theo dõi, dễ hiểu, sử dụng. Những nhận xét từ Bảng 1 cho thấy: theo nguyên tắc dễ theo dõi, dễ hiểu, dễ sử dụng, Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam được cấu trúc theo hình thức 5, bao gồm lĩnh vực, chuẩn, và chỉ số (Sơ đồ 1). Đặc điểm phát triển của từng lĩnh vực, minh chứng và gợi ý hoạt động giáo dục được đưa vào sách hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn [1]. Sơ đồ 1: Hình thức cấu trúc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam Lĩnh vực phát triển Chuẩn Chỉ số 2.2. Xây dựng nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam Xây dựng nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam bao gồm xác định tên gọi, giá trị, tính xác thực về nội dung và độ tuổi. Xác định tên gọi của Bộ chuẩn: Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam đã trải qua các tên gọi như Bảng 2. Bảng 2: Tên gọi của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam TT Tên gọi Nhận xét về tên gọi 1 Chuẩn phát triên trẻ 5-6 tuổi (bản dự thảo 6/ 2006) Chưa xác định được đúng độ tuổi của trẻ. 53 Lê Bích Ngọc 2 Chuẩn phát triển trẻ năm tuổi (bản dự thảo 2007) Trong nội dung Bộ chuẩn có nhiều chứ không chỉ một chuẩn. 3 Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi (2010) Thể hiện đúng nội dung của Bộ chuẩn và xác định được đúng độ tuổi của trẻ. Những nhận xét từ Bảng 2 cho thấy tên gọi của Bộ chuẩn đã được thay đổi 3 lần. Tên gọi thứ 3 “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” được lựa chọn để sử dụng vì nó đã thể hiện đúng nội dung và xác định được đúng độ tuổi của trẻ. Xác định độ tuổi: Độ tuổi được lựa chọn để xây dựng Bộ chuẩn là năm tuổi (60-72 tháng tuổi). Xây dựng Bộ chuẩn ở độ tuổi này giúp cho việc đảm bảo tính liên thông giữa giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học, dễ dàng tiếp tục xây dựng chuẩn ở các lứa tuổi khác, dựa trên chính sách ưu tiên cho trẻ năm tuổi. Lĩnh vực, chuẩn và chỉ số của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam đã được xác định là phù hợp với độ tuổi [4]. Xác định giá trị: Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi chứa đựng những giá trị mà xã hội, các bậc cha mẹ mong đợi ở trẻ năm tuổi. Đó là những giá trị kế thừa truyền thống chân chính của Việt Nam, những giá trị phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam đang thay đổi trong xu thế hội nhập thế giới, những giá trị phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí, xã hội của trẻ năm tuổi. Những giá trị kế thừa bao gồm lòng nhân ái, ham học hỏi, chăm chỉ, tính cộng đồng. Những giá trị mong đợi trong thời kì hội nhập bao gồm khoan dung, sáng tạo, hợp tác, kỉ luật, thích ứng, phê phán, công bằng, dân chủ. Những giá trị phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí, xã hội của trẻ năm tuổi bao gồm khỏe mạnh, tự tin, tự lực, tự trọng [1]. Tính xác thực về nội dung của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam: Tính xác thực về nội dung của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi thể hiện ở sự phù hợp của các lĩnh vực, chuẩn và chỉ số với những giá trị đã xác định, trình bày rõ ràng, và đo được. Đánh giá tính xác thực về nội dung của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được thực hiện bởi 32 chuyên gia, 280 giáo viên có kinh nghiệm làm việc với trẻ 5 tuổi, 53 nhà quản lí giáo dục mầm non, 200 phụ huynh có con 5 tuổi. Đánh giá được thực hiện với 5 lĩnh vực, 28 chuẩn, 129 chỉ số. Vì vậy, kết quả đánh giá được thể hiện ở một dải % từ lĩnh vực 1 đến lĩnh vực 5, từ chuẩn 1 đến chuẩn 28, từ chỉ số 1 đến chỉ số 129. Cụ thể như sau: Bảng 3. Kết quả đánh giá tính xác thực về nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi (Ý kiến chuyên gia) Nội dung phù hợp (%) Trình bày rõ ràng (%) Có thể đo được (%) Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Lĩnh vực 87.10 3.20 0.00 0.00 90.30 0.00 0.00 90.30 3.20 0.00 100.0 9.70 100.0 100.0 6.50 3.20 Chuẩn 74.20 9.70 3.20 0.00 74.20 9.70 0.00 77.40 9.70 0.00 80.60 12.9 6.50 90.30 19.40 3.20 87.10 12.90 3.20 54 Xây dựng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam Chỉ số 0.00 58.10 3.20 3.20 3.20 51.60 3.20 3.20 100.0 3.20 9.70 93.50 32.30 12.90 9.70 100.0 29.00 9.70 71.00 12.90 Bảng 3 chỉ ra cụ thể tính xác thực về nội dung của lĩnh vực, chuẩn, và chỉ số. - Tính xác thực về nội dung của lĩnh vực: Nội dung của lĩnh vực là phù hợp với các giá trị (rất đồng ý: 87.10 - 100,00%, đồng ý: 3.20 - 9.70%, phân vân: 0.00%, không đồng ý: 0.00%), được trình bày rõ ràng (rất đồng ý: 90.30 - 100,00%, đồng ý: 0.00%, không đồng ý: 0.00%), có thể đo được (rất đồng ý: 90.30 - 100,00%, đồng ý: 3.20 - 6.50%, không đồng ý: 0.00 - 3.20%). - Tính xác thực về nội dung của chuẩn: Nội dung của chuẩn là phù hợp với các giá trị (rất đồng ý: 74.20 - 80.60%, đồng ý: 9.70 - 12.90%, phân vân: 3.20 - 6.50%, không đồng ý: 0.00%), được trình bày rõ ràng (rất đồng ý: 74.20 - 90.30%, đồng ý: 9.70-19.40%, không đồng ý: 0.00- 3.20%), có thể đo được (rất đồng ý: 3.20- 9.70%, đồng ý: 3.20 - 9.70%, không đồng ý: 0.00- 3.20%). - Tính xác thực về nội dung của chỉ số: Nội dung của chuẩn là phù hợp với các giá trị (rất đồng ý: 0.00 - 9.70%, đồng ý: 58.10 - 93.50%, phân vân: 3.20 - 32.30%, không đồng ý: 3.20 - 12.90%), được trình bày rõ ràng (rất đồng ý: 3.20 - 9.70%, đồng ý: 51.60 - 100.00%, không đồng ý: 3.20-29.00%), có thể đo được (rất đồng ý: 3.20 - 9.70%, đồng ý: 100.00 - 71.00%, không đồng ý: 3.20 - 12.90%) [5]. Các chuyên gia cho rằng: Bộ chuẩn đã phản ánh được những khía cạnh quan trọng nhất của sự phát triển ở trẻ em năm tuổi. Nhìn chung, các lĩnh vực, tiểu lĩnh vực, chuẩn và chỉ số được có nội dung phù hợp với trẻ năm tuổi. Đa số các chỉ số được trình bày rõ ràng, có thể quan sát và đo được. Các chuẩn và chỉ số nói chung phù hợp với văn hóa của trẻ em ở những vùng, dân tộc khác nhau trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, cần sắp xếp các chuẩn và chỉ số theo nguyên tắc từ dễ đến khó, chú ý đến đặc điểm văn hóa địa phương hơn nữa. Các bậc cha mẹ, giáo viên mầm non và cán bộ quản lí giáo dục cũng có những ý kiến tương tự ý kiến của các chuyên gia [2, 3]. Nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi đã được chỉnh sửa lại sau kết quả đánh giá này. Một số lĩnh vực, chuẩn, chỉ số đã được chỉnh sửa về nội dung, cách diễn đạt, trình tự sắp xếp [1]. Ví dụ: “Lĩnh vực phát triển tình cảm và xã hội” được chuyển thành “Lĩnh vực phát triển tình cảm - quan hệ xã hội”, “Lĩnh vực phát triển nhận thức và sẵn sàng thích ứng với việc học” được chuyển thành “Lĩnh vực phát triển nhận thức”, “sẵn sàng thích ứng với việc học” và “phát triển thẩm mĩ” được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực khác. Tính xác thực về độ tuổi của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam: Tính xác thực về độ tuổi của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam được xem xét dựa vào sự phù hợp của các chỉ số đo với mô hình Rash, mức độ trẻ thực hiện được các chỉ số, sự khác biệt của trẻ theo vùng miền (thành thị và nông thôn, nông thôn và miền núi, miền núi và thành thị, giới tính). Kết quả tính xác thực về độ tuổi của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam với 128 chỉ số cho thấy: 55 Lê Bích Ngọc - Sự phù hợp của các chỉ số đo với mô hình Rash + 104 chỉ số có chỉ số infit MNSQ từ 0.9 đến 1.1 (Chỉ số infit MNSQ diễn tả sự phù hợp của chỉ số đo được với mô hình Rash, infit càng gần 1 càng tốt). 2 chỉ số 36 (MNSQ là 0.86) và 96 (MNSQ là 0.87) có MNSQ< 0.9. Như vậy, các số liệu đo được là phù hợp với mô hình Rash. + Các chỉ số đều có giá trị thống kê, trừ chỉ số 91 có độ phân biệt quá thấp. + 23 chỉ số cần chỉnh sửa để có thể đánh giá được sự khác biệt về khả năng của trẻ (disc. <0.2). Đó là các chỉ số của các chuẩn và lĩnh vực được thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4. Các chỉ số có độ phân biệt không được chấp nhận Lĩnh vực phát triển Các chỉ số có độ phân biệt không được chấp nhận (Disc. <0.20) Tổng Chỉ số cụ thể Thể chất 13 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13, 22, 23, 26 Tình cảm và quan hệ xã hội 3 46, 48, 56 Ngôn ngữ và giao tiếp 2 71, 1, 74 Nhận thức 5 79, 90, 91, 92, 97. - Mức độ trẻ thực hiện được các chỉ số: Bảng 5. Mức độ trẻ thực hiện được các chỉ số Lĩnh vực phát triển Các chi số <20% trẻthực hiện được Các chi số >80% trẻ thực hiện được Thể chất 16 10, 12, 13, 14, 21, 22, 23, 25 Tình cảm và quan hệ xã hội 0 30, 31, 32, 42, 43, 46, 47,48, 49, 51,52,56 Ngôn ngữ và giao tiếp 69 59, 67, 74, 75, 76 Nhận thức 92 90, 91, 98, 101, 104 Bảng 5 cho thấy những chỉ số cần được điều chinh ở mỗi lĩnh vực, do mức độ thực hiện của trẻ chỉ đạt 80% (dễ quá). - Sự khác biệt của trẻ theo vùng miền. + Sự khác biệt của trẻ thành thị và nông thôn. Tổng số trẻ được đo là 663 trẻ. Trong đó, số trẻ thành thị là 294 trẻ, số trẻ nông thôn là 369 trẻ. Các chỉ số có độ khác biệt có ý nghĩa: 63 chỉ số (59.40%). Trong đó có 13 chỉ số về sự phát triển thể chất, 21 chỉ số về sự phát triển tình cảm - quan hệ xã hội, 11 chỉ số về sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, 18 chỉ số về sự phát triển nhận thức và thích ứng với việc học. + Sự khác biệt của trẻ nông thôn và miền núi: Tổng số trẻ được đo là 457 trẻ. Trong đó, số trẻ nông thôn là 369 trẻ, số trẻ miền 56 Xây dựng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam núi là 58 trẻ. Các chi số có độ khác biệt có ý nghĩa: 76 chỉ số (71.70%). Trong đó: 19 chỉ số về sự phát triển thể chất, 23 chỉ số về sự phát triển tình cảm - quan hệ xã hội, 15 chỉ số về sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, 19 chỉ số về sự phát triển nhận thức và thích ứng với việc học. + Sự khác biệt của trẻ miền núi và thành thị: Tổng số trẻ được đo là 342 trẻ. Trong đó, số trẻ miền núi là 58 trẻ , số trẻ thành thị là 294 trẻ. Các chi số có độ khác biệt có ý nghĩa là 47 chỉ số (44.30%). Trong đó có 17 chỉ số về sự phát triển thể chất, 13 chỉ số về sự phát triển tình cảm - quan hệ xã hội, 11 chỉ số về sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, 6 chỉ số về sự phát triển nhận thức và thích ứng với việc học. - Sự khác biệt về giới tính: Tổng số trẻ được đo là 721 trẻ. Trong đó, số trẻ nam là 362 trẻ, số trẻ nữ là 359 trẻ. Các chi số có độ khác biệt giới tính có ý nghĩa là 29 chỉ số (27,40%). Trong đó, có 4 chỉ số về sự phát triển thể chất, 10 chỉ số về sự phát triển tình cảm - quan hệ xã hội, 6 chỉ số về sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, 9 chỉ số về sự phát triển nhận thức và thích ứng với việc học. Như vậy, các chỉ số đã thể hiện sự khác biệt tương đối rõ ràng trong sự phát triển của trẻ thành thị - nông thôn - miền núi. Các chỉ số có độ phân biệt có ý nghĩa lớn nhất khi so sánh sự phát triển giữa trẻ nông thôn và miền núi trong tất cả 4 lĩnh vực. Lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ thành thị và miền núi ít có sự khác biệt nhất, nhưng lại rất lớn giữa trẻ miền núi và nông thôn. Có một số chỉ số trẻ miền núi thực hiện tốt hơn cả trẻ thành thị và nông thôn (6, 17, 48, 58, 98, 99). Không có sự quá chênh lệch trong phát triển về giới [2, 3, 4, 5]. Trên cơ sở đó, Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Việt Nam được chỉnh sửa và xác định gồm 4 lĩnh vực phát triển (thể chất, tình cảm - quan hệ xã hội, ngôn ngữ - giao tiếp, nhận thức), 28 chuẩn và 120 chỉ số. Những chuẩn và chỉ số này th
Tài liệu liên quan