Hiện nay ngành giáo dục đang chủtrương đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo
hướng người học là chủ động chiếm lĩnh tri thức, người dạy là người thiết kếvà tổchức các hoạt
động đểthông qua các hoạt động đó người học lĩnh hội tri thức. Dạy học Lịch sửcũng không
nằm ngoài xu hướng chung đó.
Thực trạng của việc dạy và học Lịch sửhiện nay là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều
học sinh ởphổthông hiện nay không thích học và thậm chí là sợhọc môn Lịch sử. Có nhiều học
sinh khác còn quan niệm Lịch sửlà môn phụvà học Lịch sửchỉlà học thuộc lòng, “học vẹt”…
Nhìn chung học sinh chưa có được một phương pháp học tập môn Lịch sửmột cách có hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân là do cách dạy của giáo viên. Các phương pháp DH, hình thức tổ
chức hoạt động học tập trên lớp trong các giờhọc Lịch sửcòn nhàm chán, chưa thu hút được học
sinh. Giáo viên chỉlà người truyền thụkiến thức cho người học mà chưa hướng đến việc xây
dựng cho học sinh phương pháp học hiệu quả. Giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh tìm “chìa
khóa” đểmở được kho tri thức Lịch sử.
Muốn hoạt động học diễn ra đạt kết quảcao thì học sinh phải biết cách học, nghĩa là phải
có phương pháp tiếp thu và ghi nhớnhững kiến thức. Jean Marc Dénommé và Madeleine Roy
trong cuốn sách “Tiến tới một phương pháp sưphạm tương tác” đã khẳng định rằng: “Quan
trọng là cách học. Muốn học được thì phải học cách học” [5, 38].
Từthực trạng của việc dạy và học môn Lịch sửnhưtrên dẫn đến một yêu cầu của đổi mới
PPDH là cần hướng dẫn học sinh phương pháp học Lịch sửcó hiệu quả. Trong đó, việc giáo viên
hướng dẫn học sinh biết cách ôn tập đểghi nhớ, vận dụng kiến thức môn học có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Qua đó học sinh có thái độhọc tập môn Lịch sửmột cách đúng đắn.
Xuất phát từnhững lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đềnghiên cứu: “Xây dựng các
biện pháp hướng dẫn học sinh tựôn tập phần Lịch sửthếgiới hiện đại (chương trình lớp
11)”làm đềtài nghiên cứu khoa học nhằm đềxuất một sốbiện pháp hướng dẫn học sinh biết
cách tựôn tập kiến thức hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ởtrường
trung học phổthông (THPT).
9 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng các biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập phần lịch sử thế giới hiện đại (chương trình lớp 11), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
TỰ ÔN TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11)
Sinh viên: Phạm Thúy Hằng
Lớp : QH -2007-S Sư phạm Lịch sử
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thanh Tú
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ngành giáo dục đang chủ trương đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo
hướng người học là chủ động chiếm lĩnh tri thức, người dạy là người thiết kế và tổ chức các hoạt
động để thông qua các hoạt động đó người học lĩnh hội tri thức. Dạy học Lịch sử cũng không
nằm ngoài xu hướng chung đó.
Thực trạng của việc dạy và học Lịch sử hiện nay là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều
học sinh ở phổ thông hiện nay không thích học và thậm chí là sợ học môn Lịch sử. Có nhiều học
sinh khác còn quan niệm Lịch sử là môn phụ và học Lịch sử chỉ là học thuộc lòng, “học vẹt”…
Nhìn chung học sinh chưa có được một phương pháp học tập môn Lịch sử một cách có hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân là do cách dạy của giáo viên. Các phương pháp DH, hình thức tổ
chức hoạt động học tập trên lớp trong các giờ học Lịch sử còn nhàm chán, chưa thu hút được học
sinh. Giáo viên chỉ là người truyền thụ kiến thức cho người học mà chưa hướng đến việc xây
dựng cho học sinh phương pháp học hiệu quả. Giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh tìm “chìa
khóa” để mở được kho tri thức Lịch sử.
Muốn hoạt động học diễn ra đạt kết quả cao thì học sinh phải biết cách học, nghĩa là phải
có phương pháp tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức. Jean Marc Dénommé và Madeleine Roy
trong cuốn sách “Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác” đã khẳng định rằng: “Quan
trọng là cách học. Muốn học được thì phải học cách học” [5, 38].
Từ thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử như trên dẫn đến một yêu cầu của đổi mới
PPDH là cần hướng dẫn học sinh phương pháp học Lịch sử có hiệu quả. Trong đó, việc giáo viên
hướng dẫn học sinh biết cách ôn tập để ghi nhớ, vận dụng kiến thức môn học có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Qua đó học sinh có thái độ học tập môn Lịch sử một cách đúng đắn.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Xây dựng các
biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập phần Lịch sử thế giới hiện đại (chương trình lớp
11)” làm đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh biết
cách tự ôn tập kiến thức hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường
trung học phổ thông (THPT).
2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu lý thuyết về ôn tập và vận dụng vào đề xuất, xây dựng một số biện pháp hướng
dẫn học sinh tự ôn tập đạt hiệu quả cao trong việc học tập môn Lịch sử nói chung, học phần Lịch
sử thế giới hiện đại của Lịch sử lớp 11 nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu các biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập kiến thức phần Lịch sử thế
giới hiện đại của Lịch sử lớp 11.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung kiến thức: phần Lịch sử thế giới hiện đại lớp 11.
Về phạm vi khảo sát: THPT Kim Liên, THPT Việt Đức, THPT Yên Hòa – Hà Nội.
Về hình thức tổ chức: tập trung vào hình thức tổ chức học sinh tự ôn tập ngoài giờ lên lớp.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu khái niệm ôn tập, đặc điểm kiến thức lịch sử làm cơ sở phân tích vai trò của tự
ôn tập trong học tập môn Lịch sử; yêu cầu của việc hướng dẫn tự ôn tập theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh; khảo sát những khó khăn của học sinh trong quá trình ôn tập và đề
xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập hiệu quả trong học tập môn Lịch sử nói
chung và phần Lịch sử thế giới hiện đại (lớp 11) nói riêng.
6. Ý nghĩa thực tiễn
Những biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập được đề xuất trong báo cáo có khả năng
ứng dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT.
TỔNG QUAN
Ôn tập là kĩ năng quan trọng trong các kĩ năng học tập. Có nhiều công trình nghiên
cứu trong nước và nước ngoài đã đề cập đến vấn đề này.
Trong cuốn “Dạy học ngày nay” Geoff Petty [4] đã khẳng định một trong những
phương pháp dạy học tích cực là dạy cho học sinh cách nhớ, qua đó rèn luyện cho học sinh
các kĩ năng ôn tập. Một số tác giả trong nước đã nghiên cứu về việc xây dựng các phương
pháp dạy học hiệu quả và chiến lược học tập. Một số tài liệu về lý luận dạy học đã đề cập
đến quá trình ôn tập kiến thức của học sinh như “Giáo dục học” của Phạm Viết Vượng
(NXB Đại học Sư phạm, 2000), “Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại” của Thái Duy
Tuyên (NXB Giáo dục, 1999), “Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử
ở các trường phổ thông” (NXB Đại học Sư phạm, 2005) của Nguyễn Thị Côi. Trong một số
bài viết ở các tạp chí, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến các hoạt động ôn tập kiến thức
trong dạy học môn Lịch sử: “Một vài suy nghĩ về đổi mới nội dung giảng dạy Lịch sử ở
trường phổ thông hiện nay” của Trịnh Đình Tùng (Tạp chí nghiên cứu Nghiên cứu lịch sử
5/1991); “Về việc giảng dạy các bài ôn tập, tổng kết trong chương trình Lịch sử ở trường
THPT” của các tác giả Trịnh Đình Tùng, Hoàng Thanh Tú (Tạp chí Giáo dục số 131, kỳ 1,
năm 2006); “Tổ chức hoạt động ôn tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT” (Tạp chí
Dạy và học ngày nay số 2/2007)… các tác giả đều đề cập đến vai trò, ý nghĩa của việc ôn tập
và các hình thức ôn tập có hiệu quả.
3
Các nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp báo cáo của chúng tôi
đi sâu nghiên cứu và xây dựng các biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập kiến thức Lịch
sử nói chung và phần lịch sử thế giới hiện đại lớp 11 nói riêng một cách có hiệu quả.
Với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập, phân tích, đánh giá
các tài liệu có liên quan kết hợp với các phương pháp điều tra thực tiễn như quan sát, điều
tra, phỏng vấn và phương pháp thống kê, xử lý số liệu toán học… đề tài tập trung nghiên
cứu những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động tự ôn tập trong dạy học
môn Lịch sử, qua đó đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập phần lịch sử
thế giới hiện đại (lớp 11) giúp cho nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử trong trường
THPT. Bên cạnh đó, việc đề xuất những biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập khắc phục
tình trạng “sợ học”, chán học Lịch sử, nâng cao hứng thú học tập cho các em.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh tự ôn tập môn
Lịch sử, nghiên cứu những quan niệm của các học giả, các nhà khoa học về ôn tập, báo cáo
đã đưa ra khái niệm ôn tập: “Ôn tập là quá trình người học khái quát, hệ thống lại những
kiến thức đã lĩnh hội theo một trật tự mới để có thể ghi nhớ, nắm chắc được những kiến
thức đã được truyền đạt trong quá trình dạy học. Qua đó, người học được rèn luyện các kĩ
năng học tập bộ môn và giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm.”
Đặc điểm của kiến thức môn Lịch sử có liên quan chặt chẽ đến việc củng cố, ôn tập
kiến thức cho học sinh. Kiến thức Lịch sử bao gồm các yếu tố: sự kiện lịch sử, niên đại, địa
danh, nhân vật Lịch sử, các biểu tượng, khái niệm, quy luật lịch sử…Các sự kiện, biến cố
không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà là sản phẩm của những hoàn cảnh nhất định, có
những mối quan hệ nhân quả theo những quy luật nhất định. Lịch sử chỉ diễn ra một lần,
không bao giờ lặp lại y nguyên như cũ, cũng không thể mô hình hóa, hay dựng lại nó trong
phòng thí nghiệm. Mọi sự mô hình hóa trong phòng thí nghiệm đối với lịch sử đều là không
chính xác như nó vốn đã tồn tại. Có một vấn đề nổi bật lên đặc biệt gay gắt đó là hoàn cảnh
một khối lượng kiến thức lịch sử (từ khi con người xuất hiện đến nay) mà yêu cầu của tư
duy trừu tượng khái quát tăng lên thì nhà trường phải vũ trang cho học sinh của mình kĩ
năng không ngừng tự mình thu thập tri thức và vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Mặt
khác, trong dạy học lịch sử, các kiến thức chỉ được học một lần nhất định và không lặp lại,
sau mỗi bài học, kiến thức lịch sử ngày càng nhiều lên, song không được ôn tập một cách tự
nhiên như các môn Toán học, Vật lý, Hóa học… do vậy mà vai trò của tự ôn tập là rất
quan trọng trong môn Lịch sử.
Kiến thức lịch sử luôn có mối quan hệ với nhau giúp học sinh hiểu được sự phong
phú, đa dạng, phát triển hợp quy luật của lịch sử xã hội. Việc hướng dẫn học sinh ôn tập và
tự ôn tập kiến thức không chỉ giúp học sinh ghi nhớ được các sự kiện, hiện tượng mà còn
giúp các em nhận thức ra mối liên hệ biện chứng, logic giữa các sự kiện lịch sử.
Bên cạnh đặc điểm của kiến lịch sử và đặc điểm chương trình lịch sử ở bậc THPT thì
đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT cũng đặt ra yêu cầu phải hướng dẫn học sinh tự ôn
tập kiến thức lịch sử. Đặc điểm tâm sinh lý quan trọng nhất có ảnh hưởng đến hoạt động
4
của các em trong thời kỳ này hoạt động học tập ở học sinh đã đòi hỏi tính năng động và
tính độc lập ở mức độ cao hơn rất nhiều, đồng thời cũng muốn nắm bắt được chương trình
một cách sâu sắc. Do vậy đối với môn Lịch sử, phương pháp dạy học của giáo viên phải
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Ở lứa tuổi này, ghi nhớ có
chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ lôgic
trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa, ghi nhớ phương pháp tăng lên rõ rệt. Giáo viên phải biết xây
dựng các biện pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ lôgic các sự kiện lịch sử, các phương pháp
ôn tập theo kiểu tư duy để phát huy điểm mạnh của sự phát triển tư duy ở lứa tuổi này.
Học sinh có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo. Trong
học tập lịch sử, quá trình nhận thức của học sinh cũng tuân theo quy luật chung của quá
trình nhận thức của loài người, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn. Việc hình thành kiến thức lịch sử là quá trình vận động nhận
thức của học sinh đi từ chưa biết đến biết, biết chưa đầy đủ đến biết đầy đủ, từ biết đến
hiểu bản chất, nắm vững những quy luật phát triển của lịch sử và vận dụng tri thức trong
cuộc sống. Quá trình này không diễn ra một cách tự nhiên mà phải có sự kích thích của
giáo viên.
Bên cạnh đó, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục và đào tạo
nước ta hiện nay cũng đặt ra yêu cầu cho người giáo viên phải đưa ra những phương pháp
giúp phát huy cao nhất tính tích cực học tập của học sinh.
Mặt khác, qua việc điều tra thực trạng dạy học và hướng dẫn tự ôn tập môn Lịch sử
ở các trường THPT thì yêu cầu xây dựng các biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập kiến
thức càng đặt ra cấp thiết. Điều tra của báo cáo tập trung vào các vấn đề cơ bản:
- Quan niệm của học sinh về môn Lịch sử.
- Mức độ hứng thú của học sinh với các phương pháp mà giáo viên sử dụng trong dạy
học.
- Thực trạng tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập trong dạy học Lịch sử.
- Những khó khăn học sinh gặp phải khi ôn tập kiến thức Lịch sử.
- Các phương pháp ôn tập mà giáo viên đã hướng dẫn học sinh.
Kết quả tổng hợp từ điều tra thực trạng là cơ sở để đưa ra những đánh giá ban đầu về thực
trạng hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. Theo đó,
có 71% học sinh quan niệm môn Lịch sử là môn quan trọng, 15,9% là rất quan trọng, 13,1% là
không quan trọng, chỉ là môn phụ. Về thời gian dành cho hoạt động ôn tập môn Lịch sử thì có tới
35% học sinh không bao giờ ôn tập ở nhà; 19,1% dành từ 3 – 5 phút, 22,4% dành từ 5 – 10 phút
và 23,5% dành trên 15 phút cho hoạt động ôn tập. Tuy nhiên, các em đều cho rằng kết quả ôn tập
không cao khi các em vẫn thường quên sự kiện và không hiểu bản chất của sự kiện. Trong việc
hướng dẫn ôn tập và tự ôn tập cho học sinh thì giáo viên chủ yếu hướng dẫn các em cách ôn tập:
gạch chân những ý chính trong sách giáo khoa, đây phần lớn vẫn là những phương pháp cơ bản
giúp các em ghi nhớ máy móc những kiến thức trong sách giáo khoa. Mặc dù giáo viên có hướng
dẫn học sinh sử dụng những biện pháp ôn tập bằng cách lập bảng biểu hay sơ đồ hóa kiến thức
5
nhưng mức độ còn rất ít. Vấn đề đặt ra ở đây là giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của
việc hướng dẫn học sinh tự ôn tập Lịch sử, song những phương pháp sử dụng thì còn nghèo nàn
và đơn điệu. Trong quá trình ôn tập học sinh còn gặp nhiều khó khăn và thiếu sự phản hồi từ
phía giáo viên nên kết quả chưa cao.
Dựa trên những đặc điểm của tri thức lịch sử, đặc điểm tư duy học sinh THPT và thực tiễn
dạy học lịch sử thì hoạt động ôn tập và tự ôn tập thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng dạy học Lịch sử. Ôn tập là quá trình để học sinh tự củng cố, mở rộng và khắc sâu
tri thức, nhờ đó học sinh có thể nắm vững được hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển
năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Về các hình thức ôn tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, căn cứ vào sự hướng dẫn
của giáo viên, thời gian, địa điểm tiến hành ôn tập có thể chia làm 2 hình thức:
- Tổ chức ôn tập trên lớp diễn ra dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên.
- Ôn tập ngoài giờ lên lớp được diễn ra khi không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo
viên. Học sinh tự ôn tập dựa trên cơ sở những cách thức ôn tập mà giáo viên đã hướng dẫn hoặc
dựa vào những bài tập mà giáo viên giao về nhà.
Trong phạm vi nghiên cứu, báo cáo tập trung vào xây dựng các biện pháp hướng dẫn học
sinh tự ôn tập kiến thức Lịch sử ngoài giờ lên lớp.
Yêu cầu của việc hướng dẫn học sinh tự ôn tập kiến thức trong dạy học Lịch sử hiện nay
bao gồm:
- Việc hướng dẫn ôn tập phải diễn ra thường xuyên có thể tiến hành trong giờ học hoặc
tự học ở nhà.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh các phương pháp ôn tập đa dạng, phong phú, có thể
vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập.
- Có sự thống nhất chặt chẽ các bước trong quá trình học.
- Trong quá trình ôn tập, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học
sinh chủ động tham gia tích cực vào bài học, phát huy tối đa ưu điểm của các phương pháp ôn
tập để các em tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Để xây dựng những biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập, báo cáo xác định mục tiêu và
nội dung kiến thức cơ bản của phần Lịch sử thế giới hiện đại để làm cơ sở đề xuất một số biện
pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập một cách hiệu quả.
Các nội dung cơ bản mà học sinh cần ôn tập, củng cố trong phần Lịch sử thế giới hiện đại:
- Sự chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại đã làm thay đổi đời
sống chính trị, xã hội, văn hóa của các quốc gia trên thế giới.
- Sau cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội đã được xác lập, phá vỡ thế độc tôn
của chủ nghĩa tư bản và mở ra thời kỳ phát triển mới cho phong trào cách mạng thế giới.
- Phong trào cách mạng diễn bước sang một thời kỳ phát triển mới sau sự thắng lợi của
cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ nhất. Phong trào công
nhân bùng nổ ở châu Âu, các phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục diễn ra và có bước phát triển
mới với sự thành lập của các Đảng cộng sản và Quốc tế cộng sản.
6
- Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những
bước thăng trầm đầy biến động, đặc biệt là cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã
dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít, đe dọa nền hòa bình của thế giới.
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất
và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Đứng trước thảm họa chiến tranh, các quốc gia
đã cùng phối hợp với nhau trong khối Đồng minh chống phát xít, đặc biệt là vai trò to lớn của
Liên Xô. Chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử thế giới.
Từ việc phân tích mục tiêu cũng như nội dung kiến thức cơ bản của phần Lịch sử thế giới
hiện đại (lớp 11) ta có thể thấy vai trò và vị trí quan trọng của phần kiến thức này trong chương
trình lớp 11. Lượng kiến thức của phần này khá nhiều với những sự kiện, mốc thời gian liên tiếp
nhau, đặc biệt là có nhiều bài trình bày về diễn biến cách mạng hoặc chiến tranh với rất nhiều
mốc thời gian và sự kiện, do vậy học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình ôn tập. Hơn
nữa, chương trình lịch sử lớp 11 chỉ có thời lượng 1 tiết/1 tuần nên giáo viên ít có điều kiện để
hướng dẫn học sinh ôn tập trên lớp, mà chủ yếu là giáo viên đưa ra các biện pháp hướng dẫn học
sinh tự ôn tập kiến thức ngoài giờ lên lớp.
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập kiến thức phần Lịch sử thế giới hiện đại
(lớp 11):
Thứ nhất là hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa
Sách giáo khoa là phương tiện quan trọng nhất để tổ chức hoạt động tự học, tự ôn tập
kiến thức trong môn Lịch sử. Những nguồn kiến thức đó không phải lúc nào cũng được khai thác
triệt để mà nó phụ thuộc vào phương pháp sử dụng. Kết quả điều tra cho thấy có tới 63,4% học
sinh sử dụng sách giáo khoa để học bài mà chủ yếu là gạch chân những ý chính trong sách. Trên
cơ sở của sách giáo khoa, giáo viên có thể định hướng cho học sinh ôn tập những kiến thức cơ
bản bằng việc tìm ra những từ khóa, những câu chốt trong sách giáo khoa để từ đó nắm được
những nội dung quan trọng nhất của cả bài. Bên cạnh đó, sách giáo khoa còn cung cấp những
câu hỏi, bài tập giúp học sinh có thể tự củng cố được kiến thức đã học trên lớp. Trả lời câu hỏi,
làm bài tập trong sách giáo khoa là một biểu hiện tích cực trong học tập của học sinh, nó giúp
học sinh khai thác tốt nguồn tri thức, bổ sung và làm rõ những kiến thức còn mờ nhạt, chưa có
thời gian đi sâu khai thác trên lớp.
Sau khi hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa để tự ôn tập kiến thức, giáo viên có
thể kiểm tra hoạt động tự ôn tập kiến thức của các em bằng các cách như kiểm tra bài cũ trên lớp
bằng phiếu học tập có câu hỏi/bài tập khái quát nội dung bài học, hoặc yêu cầu học sinh tóm tắt
nội dung bài học trong khoảng từ 2 – 3 câu. Qua đó, giáo viên có thể đánh giá được chất lượng
hoạt động tự ôn tập của học sinh.
Thứ hai là hướng dẫn cách ghi nhớ máy móc
Khi học lịch sử học sinh thường gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ các mốc thời
gian, các sự kiện xảy ra trong quá khứ, do vậy, mỗi giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh các
cách ghi nhớ những sự kiện đã xảy ra. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ghi nhớ một cách
máy móc mối liên hệ giữa các sự kiện, giữa thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện. Hoặc có một cách
7
khác mà được rất nhiều người áp dụng, đó là ghi nhớ các sự kiện bằng cách lấy những ngày kỉ
niệm quan trọng hoặc có ý nghĩa: sinh nhật, kỷ niệm… hoặc có thể lấy mốc lịch sử của dân tộc
để ghi nhớ những sự kiện lịch sử thế giới và ngược lại…. Tuy nhiên cách học này chỉ giúp cho
các em ghi nhớ được sự kiện mà chưa giúp các em hiểu rõ bản chất của vấn đề, tìm ra được quy
luật qua những sự kiện lịch sử, giáo viên cần phải có những biện pháp giúp các em ôn tập một
cách logic và hiểu rõ bản chất vấn đề cũng như phân tích được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch
sử, giúp các em chủ động hơn trong việc ôn tập kiến thức lịch sử.
Thứ ba là hướng dẫn ghi nhớ lôgic
Đây là một biện pháp góp phần tích cực vào việc phát huy tư duy sáng tạo, logic của học
sinh THPT, giúp học sinh chủ động trong việc tự ôn tập và qua đó học sinh có thể hiểu rõ được
bản chất của từng sự kiện, hiện tượng lịch sử và mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau.
Các biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập một cách lôgic gồm có:
- Lập bảng niên biểu: Niên biểu hệ thống hóa các sự kiện theo thời gian, đồng thời nêu
lên mối quan hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kỳ. Niên
biểu giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, ghi nhớ kiến thức một cách tuần tự, lôgic. Đồng thời
học sinh có thể so sánh được các sự kiện để rút ra bản chất sự khác biệt giữa chúng. Ôn tập bằng
cách lập bảng niên biểu giúp học sinh nắm vững kiến thức sâu sắc, toàn diện, hệ thống.
- Vẽ sơ đồ: Xây dựng sơ đồ, mô hình hóa nội dung học tập chính là việc kết nối các sự
kiện lịch sử với nhau theo lôgic phát triển bên trong của kiến thức Lịch sử. Sơ đồ nhằm cụ thể
hóa