1.1. Lý do chọn đề tài Trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) hoà nhập xã hội không chỉ là ước mong của các bậc phụ huynh và giáo viên đang chăm sóc trẻ CPTTT, mà còn là ước mong của toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, trẻ CPTTT ngày càng được quan tâm chăm sóc và giáo dục tốt hơn. Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ CPTTT là một vấn đề vô cùng khó khăn. Trẻ hạn chế cả về nhận thức thế giới xung quanh và về kỹ năng sống. Trong nhà trường nhiều giáo viên đã tích cực vận dụng nhiều phương pháp và phương tiện khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy cho trẻ. Song, trong môi trường mầm non hiện nay chỉ có một số phần mềm như Bé vui học vần, Kidsmart, Từ điển hình ảnh đầu đời cho bé , nhưng phần mềm hỗ trợ giáo dục trẻ CPTTT mầm non chưa có. Với ước muốn tạo nên một công cụ hỗ trợ giúp giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ CPTTT lứa tuổi mầm non, chúng tôi chọn đề tài: Xây dựng CD hỗ trợ giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ lứa tuổi mầm non.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng CD hỗ trợ giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ lứa tuổi mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009 – 2010
221
XÂY DỰNG CD HỖ TRỢ GIÁO DỤC
TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ LỨA TUỔI MẦM NON
Nguyễn Minh Thành,
Nguyễn Thị Lan
(SV năm 3, Khoa Giáo dục Đặc biệt)
GVHD: TS. Cao Thị Xuân Mỹ
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) hoà nhập xã hội không chỉ là ước
mong của các bậc phụ huynh và giáo viên đang chăm sóc trẻ CPTTT, mà còn là
ước mong của toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, trẻ CPTTT ngày
càng được quan tâm chăm sóc và giáo dục tốt hơn.
Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ CPTTT là một vấn đề vô cùng khó khăn. Trẻ
hạn chế cả về nhận thức thế giới xung quanh và về kỹ năng sống. Trong nhà
trường nhiều giáo viên đã tích cực vận dụng nhiều phương pháp và phương tiện
khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy cho trẻ. Song, trong môi trường
mầm non hiện nay chỉ có một số phần mềm như Bé vui học vần, Kidsmart, Từ
điển hình ảnh đầu đời cho bé, nhưng phần mềm hỗ trợ giáo dục trẻ CPTTT
mầm non chưa có.
Với ước muốn tạo nên một công cụ hỗ trợ giúp giáo viên đang trực tiếp
giảng dạy trẻ CPTTT lứa tuổi mầm non, chúng tôi chọn đề tài: Xây dựng CD hỗ
trợ giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ lứa tuổi mầm non.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được CD hỗ trợ giáo viên, phụ huynh trong việc giáo dục trẻ
CPTTT, nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
- Xây dựng nội dung của CD hỗ trợ giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ lứa
tuổi mầm non dựa trên chương trình giáo dục trẻ CPTTT của viện nghiên cứu
giáo dục.
- Xây dựng phần mềm CD.
- Khảo sát ý kiến của giáo viên dùng sản phẩm thử nghiệm.
1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: CD hỗ trợ giáo dục trẻ CPTTT tuổi mầm non.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
222
Khách thể nghiên cứu: chương trình giáo dục trẻ CPTTT lứa tuổi mầm non.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp những
tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp sưu tầm, thu thập dữ liệu.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Phương pháp thống kê toán học
1.6. Giới hạn đề tài
Do hạn chế thời gian nghiên cứu nên nội dung chương trình giáo dục trong
CD chỉ giới hạn trong phạm vi Nhận thức và Kỹ năng sống của trẻ độ tuổi mầm
non.
1.7. Giả thuyết nghiên cứu
Khi có CD hỗ trợ giáo dục trẻ CPTTT lứa tuổi mầm non, giáo viên sẽ giảm
bớt thời gian chuẩn bị bài; có tư liệu trực quan sinh động để thực hiện việc giảng
dạy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); bài giảng thu hút sự chú ý của trẻ,
tạo sự hứng thú cho trẻ trong quá trình học.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Những vấn đề chung về trẻ CPTTT
2.1.1. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ
Hiện nay có nhiều khái niệm về CPTTT, nhưng khái niệm đựơc sử dụng
rộng rãi ở Việt Nam là theo DSM-VI, và trong phần nghiên cứu này chúng tôi
dựa theo khái niệm CPTTT của DSM-VI: Đặc điểm cơ bản của tật CPTTT là
hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, bị thiếu hụt ít nhất hai trong số những
hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng học
đường chức năng, kỹ năng xã hội, sử dụng các tiện ích cộng đồng, làm việc, giải
trí, sức khỏe và độ an toàn. Tật xuất hiện trước 18 tuổi [5].
2.1.2. Đặc điểm cơ bản của trẻ CPTTT
Đặc điểm về cảm giác, tri giác
Trẻ CPTTT khó tri giác các dấu hiệu về không gian, kém khả năng thiết lập
mối quan hệ giữa thuộc tính bên ngoài và chức năng bên trong của đối tượng.
Trong tri giác nhìn và nghe thì khả năng tri giác gián đoạn, và thiếu tập trung.
Năm học 2009 – 2010
223
Trẻ nhận biết mình một cách méo mó, khó tách mình ra khỏi người lớn ở
lứa tuổi mẫu giáo. Cảm giác, tri giác của trẻ CPTTT thường chậm chạp, ít linh
hoạt. Trẻ phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém, dễ nhầm lẫn và thiếu
chính xác. Trẻ CPTTT thường thiếu tính tích cực trong quan sát, quan sát sự vật
đại khái, qua loa, khó quan sát kĩ các chi tiết, phân biệt âm thanh kém.
Do đặc điểm trên trẻ CPTTT gặp nhiều khó khăn trong học đọc, học nói,
học viết. Việc quan sát, nhận xét phân biệt hiện tượng sự vật chung quanh không
tốt nên kết quả học tập của các em thấp .
Đặc điểm tư duy
Tư duy của trẻ CPTTT chủ yếu là hình thức tư duy cụ thể, do đó trẻ khó
nhận biết các khái niệm. Và kiến thức trẻ thu được đều phải được xây dựng trên
cơ sở vật thật hoặc hình ảnh các sự vật.
Đặc điểm về trí nhớ
Trí nhớ ngắn hạn kém nên trẻ thường mau quên cái vừa tiếp thu;
Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ và thiếu chính xác, dễ
quên cái gì không liên quan, không phù hợp với nhu cầu của trẻ;
Chỉ ghi nhớ hình thức bên ngoài sự vật, khó ghi nhớ đặc điểm bên trong,
không biết khái quát sự vật, hiện tượng.
Đặc điểm về chú ý
Thời gian chú ý ngắn, dễ bị phân tán, mau chán;
Không tập trung vào chi tiết, chỉ tập trung các nét bên ngoài;
Tính bền vững của chú ý kém;
Luôn bị phân tán bởi các việc nhỏ;
Thời gian chú ý của trẻ CPTTT kém hơn nhiều so với trẻ bình thường.
Đặc điểm về ngôn ngữ
Vốn từ ít;
Phát âm thường sai, ngọng;
Không nắm quy tắc, nói sai;
Khó hiểu lời nói của người khác;
Đa số nói chậm.
2.2. Lứa tuổi mầm non
Lứa tuổi mầm non bao gồm tuổi ấu nhi (15 tháng đến 36 tháng), tuổi mẫu giáo
(3 tuổi đến 6 tuổi). Tuy nhiên đối với trẻ CPTTT, do đặc điểm trí tuệ phát triển chậm
nên tuổi thực (tuổi tính theo ngày sinh) của trẻ khác với tuổi trí tuệ. Trong thực tế,
có những trẻ tuổi thực trên 9 tuổi nhưng tuổi trí tuệ chỉ ở mức 3 - 4 tuổi.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
224
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Cơ sở xây dựng CD
- Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ CPTTT và nhu cầu thực tiễn trong
quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ lứa tuổi mầm non. Khó
khăn lớn nhất của giáo viên là tương tác với trẻ, việc sử dụng phương pháp trực
quan có thể đem lại hứng thú cho trẻ, tạo cơ hội cho việc tương tác giữa giáo viên và
trẻ. Bên cạnh đó, trẻ CPTTT còn gặp khó khăn trong vấn đề tư duy, đối với trẻ mọi
vật đều có tính đơn nhất, việc sử dụng nhiều hình ảnh minh hoạ cho một từ giúp trẻ
trong việc tư duy và nhận thức về thế giới.
- Dựa trên chương trình giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ lứa tuổi
mầm non của Viện Giáo dục Việt Nam (2008).
- Nguồn phim ảnh được lấy từ internet, phim thế giới động vật hoang dã và
những tư liệu cá nhân.
3.2. Nội dung sản phẩm: CD có 2 phần: Nhận thức và Kỹ năng sống
(hình 1)
3.2.1. Phần Nhận thức
Phần nhận thức gồm 6 chủ đề (hình 2)
Hình 1 Hình 2
Hiện tại, trong phần Nhận thức của CD gồm 180 từ, với hơn 800 hình ảnh
và 63 đoạn phim minh họa. Để trẻ CPTTT nhận thức tốt về một khái niệm nên
trong mỗi từ, được thiết kế từ 3-5 hình khác nhau nhằm tránh cho trẻ CPTTT chỉ
nhận thức về đối tượng một cách đơn nhất. Riêng chủ đề Động vật, phương tiện
giao thông thì có thêm phim minh họa, tiếng kêu con vật và âm thanh động cơ.
Trong phần Nhận thức, chúng tôi có thiết kế thêm phần Luyện tập để kiểm
Năm học 2009 – 2010
225
tra, củng cố khả năng nhận thức của trẻ.
3.2.2. Kỹ năng sống
Phần Kỹ năng gồm: 7 hành động và 9 kỹ năng cơ bản, mỗi nội dung gồm 2
đoạn phim diễn ra theo hai tốc độ khác nhau. Các kỹ năng này giúp trẻ có thể tự
chăm sóc bản thân và thực hiện một số hành động theo yêu cầu của người khác.
3.3. Cách sử dụng
CD được xây dựng với cơ sở dữ
liệu: Access, ngôn ngữ C#, mô hình 3
layer, IDE lập trình Visual studio 2008.
CD này cần được hỗ trợ bởi chương
trình Net framework 3.5, nên cần cài
chương trình này trước khi cài đặt
CDHT.
Chú thích các biểu tượng trong
CD:
: Khi click vào đây sẽ nghe giọng đọc của từ đang hiển thị.
: Nghe tiếng kêu của con vật hoặc động cơ.
: Phim minh họa (có thể có hoặc không tùy từng từ).
: Link sang phần luyện tập 1.
: In hình.
4. Kết quả khảo sát
4.1. Quy trình
Việc xây dựng phiếu khảo sát nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng công nghệ
thông tin trong các trường mầm non hiện nay, cũng như việc ứng dụng CD hỗ trợ
của nhóm nghiên cứu trong việc thiết kế bài giảng.
Đối tượng khảo sát: giáo viên Trường Chuyên biệt Bình Minh; Trường
Hòa nhập Mầm non Tuổi Thơ 7 (Q.3); Trường Tương Lai (Q.1); học viên lớp
Chuyên tu 2 Khoa GDĐB, Trường ĐHSP TP HCM.
Số lượng phiếu phát: 50.
Thời gian thực hiện: trong tháng 4-2010.
Số lượng phiếu thu: 44.
4.2. Kết quả khảo sát
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
226
Qua kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên về phần nhận thức: chủ
đề Động vật có tỉ lệ giáo viên hài lòng cao nhất 83%, không hài lòng 10 % và ý
kiến khác 7%. Chủ đề Luyện tập có tỉ lệ giáo viên hài lòng thấp nhất 61%, không
hài lòng 35 %. Khi nhận được những ý kiến đóng góp của giáo viên về phần
Luyện tập, chúng tôi đã tiến hành xây dựng thêm nhiều mục từ cho phần Luyện
tập mong đáp ứng được yêu cầu của giáo viên.
Về phần kỹ năng sống, tỉ lệ giáo viên cho là phù hợp khá cao (87%). Số ý
kiến cho rằng không phù hợp là 5% và còn lại là số ý kiến cho rằng rất phù hợp.
Sau khi khảo sát, chúng tôi đã có những điều chỉnh cho CD theo một số ý
kiến của giáo viên.
5. Kết luận
Qua việc khảo sát cho thấy, CD được giáo viên tiếp nhận tốt trong quá trình
giảng dạy. CD này có thể sử dụng trong trường chuyên biệt, trường mẫu giáo hòa
nhập để dạy trẻ CPTTT. Với nhiều tính năng phù hợp với khả năng tiếp nhận của
trẻ CPTTT, CD có thể trở thành người bạn cùng học, cùng chơi với trẻ CPTTT
lứa tuổi mầm non.
Đồng thời, CD cũng là sản phẩm mà phụ huynh trẻ CPTTT có thể sử dụng
để dạy trẻ tại nhà nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thị Bảo Châu (2008), Phương pháp hỗ trợ trẻ chậm phát triển trí tuệ,
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
[2] Lê Thị Minh Hà, Tâm lí học phát triển.
[3] Nguyễn Văn Thành, Trẻ em chậm phát triển - phương thức giáo dục và
dạy dỗ.
[4] Trần Thị Lệ Thu (2003), Đại cương Giáo dục Đặc biệt cho trẻ chậm phát
triển trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5] Bùi Quang Tình, Bùi Thị Tuyết Khanh (1999), Từ điển Tiếng Việt, NXB
Thanh niên.
[6] Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, Tâm lý
học trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB Đại học Sư phạm.
[7] Viện khoa học giáo dục Việt Nam (1993), Nội dung và phương pháp giáo
dục trẻ khuyết tật, Trung tâm tật học.
[8] Các trang web: www.mamnon.com; www.webtretho.com;
www.discovery.com; www.youtube.com; www.photobucket.com