Tóm tắt. Hình thành và rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản là một trong những mục tiêu quan
trọng của dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, giúp học sinh HS phát triển năng
lực tự đọc, tự học. Một trong những con đường để hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu
văn bản cho HS là xây dựng và vận dụng chiến lược đọc hiểu phù hợp với đối tượng đọc
và tâm sinh lí, trình độ của HS, đặc trưng bộ môn Ngữ văn. Bài viết đề xuất một số chiến
lược đọc hiểu hướng đến mục tiêu rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS trong dạy học Ngữ
văn, đó là: chiến lược toàn cảnh, chiến lược đi sâu và mở rộng tri thức đọc hiểu, chiến lược
lĩnh hội ý nghĩa toàn vẹn về nghệ thuật và nhân sinh. . . Vận dụng các chiến lược trên vào
hoạt động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, bài viết nêu một số ví dụ về đọc hiểu văn bản kí.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chiến lược đọc hiểu – Con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0037
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 114-122
This paper is available online at
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỌC HIỂU – CON ĐƯỜNG
HÌNH THÀNH VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
Lê Hồng Mai
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tóm tắt. Hình thành và rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản là một trong những mục tiêu quan
trọng của dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, giúp học sinh HS phát triển năng
lực tự đọc, tự học. Một trong những con đường để hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu
văn bản cho HS là xây dựng và vận dụng chiến lược đọc hiểu phù hợp với đối tượng đọc
và tâm sinh lí, trình độ của HS, đặc trưng bộ môn Ngữ văn. Bài viết đề xuất một số chiến
lược đọc hiểu hướng đến mục tiêu rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS trong dạy học Ngữ
văn, đó là: chiến lược toàn cảnh, chiến lược đi sâu và mở rộng tri thức đọc hiểu, chiến lược
lĩnh hội ý nghĩa toàn vẹn về nghệ thuật và nhân sinh. . . Vận dụng các chiến lược trên vào
hoạt động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, bài viết nêu một số ví dụ về đọc hiểu văn bản kí.
Từ khóa: Kĩ năng đọc hiểu, năng lực đọc, chiến lược đọc hiểu, văn bản kí.
1. Mở đầu
Đổi mới dạy học Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung theo hướng tiếp cận năng lực
đang là vấn đề nhận được sự đồng thuận của xã hội. Trong dạy học Ngữ văn, phát triển năng lực
Ngữ văn cho HS là mục tiêu hàng đầu. Một trong những con đường để giúp HS phát triển năng
lực Ngữ văn là hình thành và rèn luyện hệ thống kĩ năng tự học. Trong đó, kĩ năng đọc hiểu văn
bản là hệ thống kĩ năng Ngữ văn trọng tâm.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về rèn kĩ năng học tập cho học sinh từ các lĩnh vực giáo dục
học, tâm lí học, phương pháp dạy học,. . . Tuỳ mỗi mục tiêu khác nhau, các tác giả có hướng tiếp
cận, đề xuất những con đường, những biện pháp hình thành và rèn luyện kĩ năng học tập cho người
học.
Về kĩ năng đọc hiểu văn bản trong dạy học Ngữ văn, các công trình nghiên cứu về đọc hiểu
văn bản đều đã ít nhiều đề cập. Các tác giả Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Thị
Thu Hương, . . . khi bàn về đọc hiểu đều đã đề cập đến khái niệm, hệ thống kĩ năng và xác định
hình thành kĩ năng như là một mục tiêu của dạy học. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng nêu: “Dạy học
để hiểu những kí tự bất động ấy, không thể không phân xuất thành thao tác, hành động, kĩ năng
để phá vỡ sự câm lặng của kí tự để trưng bày ra ý nghĩa sống còn của ngôn từ. Đọc hiểu là quá
trình nhận thức những gì tồn trữ trong văn bản và tự nhận thức bản thân mình. Đọc là một quá
trình được ghi nhận thông qua hai mặt như kĩ năng đọc và nắm vững ý nghĩa. Cả hai quá trình này
Ngày nhận bài: 15/2/2014. Ngày nhận đăng: 2/4/2015.
Liên hệ: Lê Hồng Mai, e-mail: hongmai77@gmail.com
114
Xây dựng chiến lược đọc hiểu - con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu...
thâm nhập vào nhau thành một hệ thống có thể rèn luyện. Đấy là bình diện sư phạm của việc đọc
hiểu” [3;30]. Về vai trò của kĩ năng đọc hiểu tác giả Phạm Thị Thu Hương nêu ý kiến: “Bản chất
của đọc chính là một quá trình phức tạp, tổng hợp, đòi hỏi cần sở hữu một hệ thống các kĩ năng”
[4;19]. Cũng theo tác giả, để giúp HS đi đến đích hiểu của hoạt động đọc, nâng cao hiệu quả hoạt
động đọc “cần giúp đỡ họ sử dụng những kĩ năng thuần thục, tinh thông của một người đọc. Nghĩa
là cần phải dạy cho họ các chiến thuật đọc hiểu” [4;19] và “mối quan hệ giữa kĩ năng và chiến
thuật là mối quan hệ vừa nhân quả vừa bổ sung cho nhau. Chiến thuật tạo điều kiện để rèn luyện
kĩ năng” [4;58].
Về vấn đề rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản trong dạy học Ngữ văn, đã có một số nhà nghiên
cứu quan tâm, trong đó có ý kiến của tác giả Nguyễn Thị Hạnh trong bài “Xây dựng chuẩn năng
lực đọc hiểu cho môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam” đăng
trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 56 năm 2014. Khi nêu chuẩn
năng lực đọc hiểu, tác giả đã nhận định “Kĩ năng đọc hiểu bao gồm chuỗi các thao tác, hành vi của
người đọc được sắp xếp theo một cấu trúc hay một trình tự nhất định” [1]. Về chiến lược đọc, tác
giả Nguyễn Ngọc Minh đã có bài viết “Lí luận văn học như là sự da dạng của chiến lược đọc: đề
xuất đổi mới chương trình lí luận văn học ở các trường đại học Sư phạm” đăng trên Tạp chí Khoa
học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 56 năm 2014. Bài viết đã đưa ra các quan niệm
về “chiến lược đọc hiểu” và “lí luận văn học được trình bày như là sự đa dạng của nhiều chiến lược
đọc mà ngược học có thể sử dụng” [6].
Có nhiều biện pháp, cách thức để thực hiện mục tiêu hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc
hiểu cho HS. Bài viết này đề xuất xây dựng chiến lược đọc hiểu như là một trong những con đường
để hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS phổ thông.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Chiến lược, chiến lược dạy học, chiến lược học tập
Thuật ngữ “chiến lược” có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự - theo tiếng Hy Lạp - “strategos”
có nghĩa là vai trò của tướng lĩnh vạch ra kế hoạch tấn công tối ưu.
Trong lĩnh vực phi quân sự, “chiến lược” trở thành khái niệm chung chỉ sự “hoạch định
mang tính toàn cục đồng bộ trên nhiều lĩnh vực của các hệ thống và trong thời gian tương đối
dài. . . ”
Cho đến năm 1980, khi môn “Quản trị chiến lược” đã phát triển, J.B. Quin đã đưa ra định
nghĩa có tính khái quát: “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các
chính sách và các chuỗi hành động vào một tổng thể được cấu kết một cách chặt chẽ” [7]. Chiến
lược là khái niệm quen thuộc và được quan tâm nghiên cứu nhiều trong lĩnh vực quân sự, kinh
doanh, kinh tế. Ngày nay, trong lí luận dạy học hiện đại, chiến lược trở thành một thuật ngữ được
quan tâm nghiên cứu để vận dụng trong dạy học.
Chiến lược dạy học là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản, toàn diện
cùng các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của các phương pháp dạy học để dành được mục tiêu
đặt ra trong thời gian tương đối dài. Nói khác đi, chiến lược dạy học là hệ thống các phương pháp,
biện pháp, quy trình dạy học nhằm thực hiện mục tiêu lâu dài, bền vững. Chiến lược và chiến thuật
là hai khái niệm khác nhau. Chiến lược: STRATEGY là “kế hoạch tiến công được ưu tiên”, còn
chiến thuật TAKTIK là “nghệ thuật chiến tranh”. Trong khi thực hiện các chiến lược thì cần sử
dụng chiến thuật cụ thể phù hợp với từng giai đoạn của chiến lược.
Chiến lược học tập là một vấn đề nghiên cứu của giáo dục học và tâm lí học nhận thức, là
115
Lê Hồng Mai
cơ sở cho việc tổ chức các kế hoạch dạy học. Các chiến lược học tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
cho việc tổ chức các quá trình học tập tự điều khiển. “Chiến lược học tập là những phương thức
mang tính phức hợp, với mức độ tổng thể khác nhau, có hay không có ý thức nhằm đạt được mục
đích học tập đề ra” [2;16].
Theo các tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường: “Chiến lược học tập là những cách
thức, quy trình hành động được sử dụng có ý thức hoặc không có ý thức cho việc giải quyết các
nhiệm vụ học tập và tự điều khiển quá trình học tập cá nhân [5;37].
Các chiến lược học tập là những yếu tố then chốt của năng lực học tập và năng lực phương
pháp. Chiến lược học tập bao gồm: Chiến lược học tập nhận thức, chiến lược học tập siêu nhận
thức, chiến lược sử dụng nguồn lực bên trong và bên ngoài. Chiến lược dạy học nhằm hình thành
và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu chính là tập hợp các phương pháp, biện pháp xây dựng hệ thống
chiến lược học tập phù hợp cho HS.
2.2. Chiến lược đọc hiểu và kĩ năng đọc hiểu văn bản
Chiến lược dạy học trong đọc hiểu văn bản bao gồm hệ thống các phương pháp, biện pháp,
chiến thuật, quy trình dạy học nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho
HS trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.
Chiến lược dạy học trong dạy đọc hiểu văn bản sẽ chỉ ra các biện pháp dạy học, cách thức
tổ chức dạy học, kĩ thuật dạy học, các thao tác dạy và học cụ thể sao cho phù hợp với đối tượng của
hoạt động học. Chiến lược dạy học giúp cho việc tổ chức hoạt động dạy học có cơ sở khoa học,
bài bản, chủ động. Khi xây dựng chiến lược dạy học trong đọc hiểu văn bản cần phải đảm bảo các
nguyên tắc sau: đảm bảo tính khoa học, thiết thực; đảm bảo phát huy năng lực người học; phù hợp
với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh.
“Chiến lược đọc hiểu là chiến lược học tập bao gồm những biện pháp, chiến thuật, kĩ thuật,
thao tác được sử dụng một cách có kế hoạch, có mục đích giúp người đọc giải mã văn bản một
cách chủ động, hiệu quả” [6]. Với mỗi thể loại văn học cần có chiến lược đọc hiểu khác nhau.
Về kĩ năng và kĩ năng đọc hiểu văn bản: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng.
Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người
viết. Tuy nhiên điểm chung của các quan niệm đều thừa nhận rằng kĩ năng được hình thành khi
chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng có được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một
nhóm hành động nhất định nào đó. Kĩ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.
Vậy kĩ năng đọc hiểu là hệ thống các thao tác, hành động được thực hiện một cách thuần
thục trong quá trình đọc hiểu văn bản như kĩ năng đọc đúng, kĩ năng đọc chính xác, kĩ năng đọc
sáng tạo... Kĩ năng đọc hiểu là kĩ năng học tập “xuyên môn”. Kĩ năng đọc hiểu văn bản không
chỉ có ý nghĩa đối với việc học tập môn Ngữ văn, mà còn có vai trò quan trọng đối với các hoạt
động học tập và tự học của HS. Bởi đọc hiểu là hoạt động, là con đường giúp con người lĩnh hội
tri thức, phát triển năng lực bản thân để đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Ngày nay, khi yêu cầu
về chất lượng lao động ngày càng nghiêm ngặt thì vấn đề nâng cao kĩ năng đọc hiểu lại càng cần
được quan tâm.
Theo tác giả Nguyễn Thanh Hùng: “Tiếp nhận tác phẩm văn chương bao gồm hoạt động
tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa và bình giá, cũng có nghĩa là học đọc thường xuyên có mục đích,
có mức độ, có phương pháp và chiến lược đọc để HS có năng lực đọc hiểu và kĩ xảo đọc hiểu thì
không thể không đề xuất những kĩ năng đọc hiểu cơ bản” [3;95]. Và tác giả đề cập đến bốn kĩ năng
đọc hiểu cơ bản là kĩ năng đọc đúng, kĩ năng đọc chính xác, kĩ năng đọc tích lũy và kĩ năng đọc
sáng tạo.
116
Xây dựng chiến lược đọc hiểu - con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu...
Trên cơ sở bốn kĩ năng đọc hiểu cơ bản trên, chúng tôi xây dựng và vận dụng các chiến lược
đọc hiểu phù hợp để thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS phổ thông.
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thanh Hùng: không có phương pháp đọc hiểu mà chỉ có thể
có chiến lược đọc hiểu bao gồm trong đó phương pháp, biện pháp, chiến thuật (taktik), hành động,
thao tác (operation), kĩ thuật. . . Có thể xem chiến lược đọc hiểu là phương pháp dạy học đọc hiểu.
Khi thực hiện bốn kĩ năng đọc hiểu văn bản, có thể lựa chọn, thu nạp các hành động đọc phù hợp
và có hiệu quả để tăng cường và nâng cao việc đọc có ý thức cho HS. Khi hình thành và rèn luyện
kĩ năng đọc hiểu văn bản kí cần sử dụng chiến lược đọc hiểu bao gồm hành động (thao tác) đọc,
phương pháp, biện pháp dạy học khác, cũng như chiến thuật, kĩ thuật,. . .
2.3. Vận dụng chiến lược đọc hiểu để rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho
HS phổ thông
Dựa vào quy trình hình thành và rèn luyện kĩ năng, chúng tôi đề xuất một số chiến lược đọc
hiểu sau để hướng đến mục tiêu rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS phổ thông:
1. Vận dụng chiến lược toàn cảnh để có cái nhìn bao quát về văn bản
2. Vận dụng chiến lược đi sâu và mở rộng tri thức đọc hiểu cho học sinh
3. Vận dụng chiến lược ghi nhớ, nắm bắt nội dung thông tin của văn bản
4. Vận dụng chiến lược lĩnh hội ý nghĩa toàn vẹn (hoàn chỉnh) về nghệ thuật và nhân sinh
của văn bản
2.3.1. Vận dụng chiến lược toàn cảnh để có cái nhìn bao quát về văn bản
Chiến lược toàn cảnh là kế hoạch thực hiện một loạt các hành động, kĩ thuật, chiến thuật để
có được kết quả là cái nhìn toàn cảnh có tính chất bao quát về văn bản để tạo tâm thế nhập cuộc
cho việc đọc hiểu. Thực hiện chiến lược toàn cảnh, sẽ giúp học sinh hình thành và rèn luyện các kĩ
năng đọc hiểu cơ bản hướng đến mục tiêu phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh.
Để hoạt động đọc hiểu đạt được hiệu quả cao cần phải có định hướng đúng. Khi thực hiện
hoạt động đọc hiểu, HS cần có cái nhìn khái quát về các yếu tố liên quan đến văn bản để có hướng
tư duy đúng đắn. Chiến lược toàn cảnh hướng đến mục đích này.
Bước thứ nhất trong chiến lược toàn cảnh là sử dụng chiến thuật tổng quan trước khi đọc
văn bản. Theo tác giả Phạm Thị Thu Hương, chiến thuật tổng quan sẽ “tạo tâm thế đọc, kích hoạt
những tri thức cần thiết để hoạt động có thể diễn ra dễ dàng hơn, sử dụng những gì mình đã biết để
thực hiện nhiệm vụ mới, sử dụng những yếu tố bên ngoài văn bản hoặc những yếu tố có thể quan
sát trực diện trước khi đọc nội dung bên trong để trợ giúp, định hướng cách đọc sao cho có hiệu
quả” [4;70]. Cần rèn cho HS kĩ năng thực hiện chiến thuật tổng quan. Trước khi đọc, nên bao quát
tổng thể các yếu tố liên quan đến văn bản: nhan đề, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, các yếu
tố hỗ trợ văn bản như hình ảnh, cách trình bày,
Bước thứ hai trong chiến lược toàn cảnh là hướng dẫn cách đọc, có thể là đọc diễn cảm
một đoạn hay nhất trong văn bản, nêu cảm nhận riêng về tài năng sáng tạo, về trình độ văn hóa
hay những nét chính trong cuộc đời của tác giả. Hoạt động này có ý nghĩa tạo nên không khí nghệ
thuật cho giờ đọc hiểu văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật. Nó sẽ tạo hứng thú, dẫn dắt HS đến với
thế giới nghệ thuật của văn bản, khiến HS có tâm thế nhập cuộc tốt nhất.
Bước thứ ba trong chiến lược toàn cảnh là bao quát những đánh giá về văn bản. Đây là
bước giúp HS thu thập được những kinh nghiệm, kế thừa những kết quả lạo động trí tuệ của thế
hệ trước, được chứng kiến những trải nghiệm từ truyền thống. Hoạt động cụ thể: GV có nêu ví dụ
117
Lê Hồng Mai
hoặc hướng dẫn, giao nhiệm vụ để HS sưu tầm, tìm hiểu những ví dụ tiêu biểu về sự đánh giá thành
công của văn bản trong tài liệu tham khảo. GV lựa chọn, trích dẫn một vài ý kiến đánh giá về tác
phẩm đáng tin cậy để thu hút HS, gợi sự tò mò, kích thích nhu cầu khám phá tác phẩm. Những ý
kiến của người đi trước, nếu được lựa chọn khéo và phù hợp, sẽ kích thích HS chủ động khám phá
các giá trị của văn bản một cách có định hướng.
Thực hiện các hoạt động này sẽ hình thành, rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin, lựa chọn và
sử dụng các nguồn ý kiến, tri thức của người đi trước. Chọn lọc và sử dụng thông tin, kinh nghiệm
có sẵn để bổ trợ và hoàn thành hoạt động của bản thân là kĩ năng quan trọng với con người.
Tuy nhiên, để tránh nhiễu loạn hoặc tránh áp đặt làm hạn chế sự sáng tạo, suy nghĩ cá nhân
của HS, thì việc giới thiệu, sưu tầm hay lựa chọn các ý kiến đánh giá cần phải hết sức cẩn trọng,
có bản lĩnh, có kĩ năng và năng lực đánh giá tốt.
Lựa chọn những ý kiến đánh giá về tác phẩm của người đi trước cần phải hết sức lưu ý, bởi
vì nó có thể sẽ là “ý tưởng xấu” nếu nó định hướng không đúng hoặc nó tạo “áp lực quan điểm” lên
học sinh... Tránh tình trạng ý kiến đó đưa học sinh đến với tình trạng “đọc sách từ quan điểm của
người khác thay vì của chính mình” (However, it is a very bad idea to read a book review before
you read the book. If you do you will read from someone else’s perspective instead of our own) [9].
Ý kiến đánh giá đó phải đảm bảo:
- Ý kiến có giá trị, có uy tín.
Ví dụ: Khi dạy đọc hiểu tác phẩm kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có thể chọn trích dẫn
một số ý kiến sau:
1) Nhà văn Ma Văn Kháng: "Văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường viết bằng chiều sâu văn
hóa, bằng những cảm hứng nhân văn. Bút kí của anh là những tác phẩm điêu luyện".
2) GS.TS Trần Đình Sử: "Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cuộc đi tìm cội nguồn,
một sự phát triển bề dày văn hóa và lịch sử của hiện tượng đời sống".
3) Nghệ sĩ nhân dân, đạo diễn điện ảnh Đặng Nhật Minh: "Có thể nói cái chất Huế đầy ắp
trong con người anh. Nếu có một ai đó muốn tìm hiểu thế nào là một tâm hồn Huế, thiết nghĩ chỉ
cần đọc tùy bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường là có thể biết được phần nào" (Trích lời giới thiệu tập
"Miền cỏ thơm" của Hoàng Phủ Ngọc Tường).
- Ý kiến đó không nói trước nội dung văn bản nhưng cần nêu được cái hay, sự độc đáo của
văn bản, để tạo khả năng tác động đến nhu cầu đọc văn bản của học sinh (khơi dậy trí tò mò, ham
hiểu biết, thôi thúc HS tìm đến văn bản).
Hoặc tham khảo các đánh giá về nhà văn Thép Mới trong bài viết “Thép Mới - cây bút tài
hoa” của nhà báo Phan Quang để thêm hiểu biết về tài năng, bút danh, cá tính sáng tạo của tác giả:
“Trong làng văn, làng báo của ta tôi nghĩ ít có người viết kí chính luận hay như anh. Thép Mới kết
hợp tài tình tư liệu quá khứ với yêu cầu thời sự, có khi khéo léo khai thác ý kiến người khác rồi
nâng lên và phát triển thành tư duy mang dấu ấn của riêng mình”. Với nhận định này, việc bắt đầu
hoạt động đọc hiểu các văn bản bút kí chính luận (tùy bút Cây tre Việt Nam, bút kí Trung thu độc
lập của Thép Mới) sẽ có thêm thuận lợi.
Cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm thêm những bài viết có giá trị về văn bản. Đó có thể
là những ý kiến trái chiều, không đồng quan điểm để HS có cơ hội nhìn nhận vấn đề một cách từ
nhiều góc độ.
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, tài liệu tham khảo nhiều, việc tìm tài liệu
cũng không khó khăn đối với HS. Yêu cầu HS tự khai thác thông tin liên quan đến mở rộng tri thức
đọc hiểu về văn bản là một hoạt động rất cần thiết giúp các em hình thành và rèn luyện một số kĩ
118
Xây dựng chiến lược đọc hiểu - con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu...
năng: tự học, tự nghiên cứu, tìm và chọn lọc thông tin. . .
HS tìm đọc tham khảo để hiểu thêm về văn bản, để có cái nhìn nhiều chiều về văn bản, đồng
thời khuyến khích các em đánh giá, trao đổi, phản biện với các ý kiến đó để rèn luyện kĩ năng tổng
họp nhận định, phản biện... Đọc tham khảo nhiều ý kiến đánh giá về văn bản sẽ giúp HS có thêm
nhiều ý tưởng để phát triển thêm các suy nghĩ, các phát hiện và có khả năng đánh giá giá trị của
tác phẩm một cách sâu sắc hơn. Ví dụ: Tham khảo một số ý kiến từ các bài báo đăng trên Tạp chí
Sông Hương đánh giá về Hoàng Phủ Ngọc Tường và các tác phẩm của ông, HS sẽ không chỉ hiểu
thêm về tác giả, tác phẩm mà còn mở rộng tri thức đọc hiểu.
2.3.2. Vận dụng chiến lược đi sâu và mở rộng tri thức đọc hiểu để hình thành và rèn luyện
kĩ năng đọc hiểu cơ bản cho HS
Tri thức đọc hiểu là những yếu tố có vai trò công cụ rất quan trọng làm nên hiệu quả của
hoạt động đọc hiểu văn bản văn học. Xây dựng chiến lược đi sâu và mở rộng “tri thức đọc hiểu” là
tổ chức hệ thống các hoạt động huy động, vận dụng tri thức nền, tri thức đã có liên quan đến văn
bản để thực hiện hoạt động đọc hiểu. Chiến lược này bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
Xác định kiểu loại văn bản: Tri thức thể loại là một mảng tri thức công cụ quan trọng giúp
HS đọc hiểu văn bản. Chẳng hạn, với hoạt động dạy văn bản kí, GV có thể yêu cầu HS nhớ lại các
đặc điểm thể loại kí, đặc điểm chung và riêng của hai loại văn bản trong loại hình văn bản kí (văn
bản thông tin và văn bản nghệ thuật). Xác định rõ đặc trưng thể loại và soi chiếu khi đọc hiểu văn
bản, HS có thể xác định được nội dung thông tin sự thực và yếu tố hư cấu của nhà văn để có hướng
tiếp thu thông tin hay khai thác giá trị thẩm mĩ một cách hợp lí.
Đi sâu và mở rộng tri thức đọc hiểu là chiến lược quan trọng với hoạt động đọc hiểu văn bản
ở trường phổ thông. Bởi tri thức đọc hiểu là một phần công cụ của hoạt động đọc hiểu văn bản. GV
cần dự đoán độ sâu, rộng của tri thức đọc hiểu của HS để có những chiến lược đọc phù hợp. Có
thể sử dụng các biện pháp sau để khơi gợi tri thức đọc hiểu của HS: dùng phiếu học tập, dùng hệ
thống câu hỏi, sử dụng “nhật kí đọc sách”, tích hợp liên môn, liên văn bản, thảo luận nhóm. . . Kết
hợp một cách hiệu quả, hợp lí các biện pháp này sẽ thực hiện tốt chiến lược đi sâu và mở rộng “tri
thức đọc hiểu”. Chẳng hạn, vận dụng tính liên văn bản cho chiếc lược này khi tổ chức hoạt động
đọc hiểu văn bản “Cây tre Việt Nam” của T