Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu mạng lưới trường học dựa trên nền tảng
của cơ sở dữ liệu không gian địa lí {geodatabase} tại tỉnh miền núi Yên Bái. Thông qua việc tích hợp
dữ liệu không gian với dữ liệu thống kê trong hệ thông tin địa lí, chúng tôi đã tổ chức số liệu và áp
dụng một số chức năng để hệ thống có thể cung cấp các chỉ số hoạt động giáo dục, đào tạo của từng
cấp hành chính, cũng như thông tin của từng điểm trường cho nhà quản lí một cách chính xác và
nhanh chóng. Bắt đầu từ năm 2010, cùng với việc xây dựng các lớp dữ liệu nền địa lí, việc điều tra
số liệu thống kê của các điểm trường trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện với sự tham gia của các đơn
vị liên quan. Hệ thống đi vào vận hành không những cho phép các chuyên viên Sở Giáo dục và Đào
tạo quản lí một cách trực quan thông tin của 1377 điểm trường từ cấp học phổ thông bao gồm : mầm
non, tiểu học, THCS và THPT tới các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn 180
đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Yên Bái thông qua hệ thống bản đồ số mà còn phục vụ cho công
tác quy hoạch các điểm trường trong tương lai. Hệ thống cũng cho phép người dân có thể tiếp cận
thông tin giáo dục, đào tạo của tỉnh Yên Bái qua mạng internet với bản đồ tương tác nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân trong xu thế cải cách nền hành chính của đất nước.
Việc xây dựng và triển khai hệ thống này cho thấy sự hợp tác thành công giữa Khoa Địa lí (Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội) và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái trong sử dụng hệ quản trị cơ sở
dữ liệu địa lí vào mục tiêu quản lí
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa lí phục vụ quản lí mạng lưới trường học tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
186
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0020
Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 186-193
This paper is available online at
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ĐỊA LÍ
PHỤC VỤ QUẢN LÍ MẠNG LƢỚI TRƢỜNG HỌC TỈNH YÊN BÁI
Đặng Vũ Khắc1, Trần Xuân Hưng2, Nguyễn Khắc Anh1 và Vũ Anh Tuấn2
1Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái
Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu mạng lưới trường học dựa trên nền tảng
của cơ sở dữ liệu không gian địa lí {geodatabase} tại tỉnh miền núi Yên Bái. Thông qua việc tích hợp
dữ liệu không gian với dữ liệu thống kê trong hệ thông tin địa lí, chúng tôi đã tổ chức số liệu và áp
dụng một số chức năng để hệ thống có thể cung cấp các chỉ số hoạt động giáo dục, đào tạo của từng
cấp hành chính, cũng như thông tin của từng điểm trường cho nhà quản lí một cách chính xác và
nhanh chóng. Bắt đầu từ năm 2010, cùng với việc xây dựng các lớp dữ liệu nền địa lí, việc điều tra
số liệu thống kê của các điểm trường trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện với sự tham gia của các đơn
vị liên quan. Hệ thống đi vào vận hành không những cho phép các chuyên viên Sở Giáo dục và Đào
tạo quản lí một cách trực quan thông tin của 1377 điểm trường từ cấp học phổ thông bao gồm : mầm
non, tiểu học, THCS và THPT tới các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn 180
đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Yên Bái thông qua hệ thống bản đồ số mà còn phục vụ cho công
tác quy hoạch các điểm trường trong tương lai. Hệ thống cũng cho phép người dân có thể tiếp cận
thông tin giáo dục, đào tạo của tỉnh Yên Bái qua mạng internet với bản đồ tương tác nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân trong xu thế cải cách nền hành chính của đất nước.
Việc xây dựng và triển khai hệ thống này cho thấy sự hợp tác thành công giữa Khoa Địa lí (Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội) và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái trong sử dụng hệ quản trị cơ sở
dữ liệu địa lí vào mục tiêu quản lí.
Từ khoá: Hệ thống thông tin địa lí- GIS, cơ sở dữ liệu không gian, quy hoạch, quản lí thông tin
1. Mở đầu
Những quyết định đúng đắn và kịp thời là cơ sở cho sự thành công của bất cứ cơ quan, tổ
chức nào. Nó đòi hỏi việc triển khai thành công các công cụ hỗ trợ để cung cấp thông tin đầy đủ
cho việc ra quyết định này vì thông tin là một yếu tố quan trọng trong quá trình đó. Thông tin liên
quan đến công tác quản lí, lập kế hoạch, xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách của từng
tổ chức. Thông tin được tổng hợp, phân tích từ các dữ liệu mà trong số đó, nhiều dữ liệu chứa yếu
tố địa lí hay dữ liệu không gian - nghĩa là chúng liên quan tới vị trí của thực thể trên bề mặt Trái Đất.
Dữ liệu không gian có thể được trình bày bằng tọa độ trên bản đồ, hoặc bằng địa chỉ, mô tả địa
điểm, địa danh, mã bưu điện (Gilfoyle and Thorpe 2004). Sự phát triển của công nghệ thông tin
nói chung và hệ thông tin địa lí {GIS} nói riêng, cùng với nhu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính
đã mở ra những cơ hội khai thác dữ liệu không gian để phục vụ quản lí một cách hiệu quả.
Ngày nhận bài: 19/7/2017. Ngày sửa bài: 27/2/2018. Ngày nhận đăng: 5/3/2018.
Tác giả liên hệ: Đặng Vũ Khắc. Địa chỉ e-mail: dangvukhac@gmail.com.
Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa lí phục vụ quản lí mạng lưới trường học tỉnh Yên Bái
187
Trên thế giới, trong lĩnh vực quản lí thông tin, GIS đã được sử dụng để: quản lí mạng lưới chăm
sóc sức khỏe (Costa et al. 2008), quản lí hệ thống cấp nước sạch (Yan, Su and Chen 2009), quản lí
mạng lưới cáp điện thoại, cáp quang, hệ thống đường ống nước cứu hỏa, đường ống khí đốt, vv...
(Meehan 2007). Ở Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 21, GIS cũng đã được đưa vào áp dụng
trong công tác quản lí đường thủy nội địa (Nguyễn, Đặng and Jones 2002), quản lí hạ tầng kĩ thuật
đô thị (Trần 2011), quản lí hệ thống thoát nước thải và trung chuyển rác thải sinh hoạt (Nguyễn
2014), và một số ứng dụng khác, vv...
Gần đây các cơ quan quản lí giáo dục-đào tạo phải đối mặt với sự ra tăng sức ép về cải thiện
chất lượng, hiệu quả quản lí. Do đó xu hướng sử dụng GIS và lập bản đồ trường học để hỗ trợ
việc ra quyết định đang trở nên rất quan trọng cho mục tiêu quản lí-quy hoạch. Cơ quan quản lí
tìm cách áp dụng các công cụ cho phép thu thập và quản lí dữ liệu trực tiếp trong quá trình ra
quyết định và chính hệ thống thông tin địa lí GIS với các chức năng phù hợp có thể đáp ứng được
các yêu cầu này. Makino và Watanabe (2002) cho rằng công tác quản lí-quy hoạch trường học cần
tới GIS vì đây là công cụ rất hữu ích để thu thập, lưu trữ, phân tích, quản lí và trình bày số liệu
không gian, tích hợp với các dữ liệu thống kê đi kèm nhằm hỗ trợ việc ra quyết định của ngành
giáo dục. (DeGrauwe 2002) đã xác định một số khả năng của GIS trong việc cải thiện công tác
quản lí-quy hoạch giáo dục như sau:
- GIS giúp trình bày số liệu hấp dẫn hơn so với bản đồ tĩnh truyền thống,
- Việc đưa dữ liệu thống kê lên trên bản đồ giúp nhận ra các sai sót không mong đợi từ đó
cho phép tiến hành kiểm tra kĩ hơn,
- Qua xem xét các quan hệ không gian, việc phân tích trở nên ‘tốt hơn’ và chính xác hơn,
tăng sự hợp lí mà các chiến lược đưa ra tiếp theo sẽ thích hợp hơn,
- Cung cấp sự hỗ trợ linh hoạt hơn trong quy hoạch tương lai ở nhiều cấp độ hay nhiều cấp
phân tích : quốc gia, vùng, tỉnh/huyện hay địa phương.
Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Nằm ở vị trí chiến lược, nơi cửa ngõ của khu vực Tây Bắc-Đông Bắc và trung du Bắc Bộ,
Yên Bái có nhiều điều kiện và cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do trải rộng
trên khu vực có địa hình hiểm trở từ độ cao vài chục mét {dọc 2 bờ sông Hồng} tới vài ngàn mét
{dãy Hoàng Liên Sơn}, Yên Bái còn là một trong các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện kinh tế-
xã hội còn hết sức khó khăn với 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải thuộc 61 huyện
nghèo của cả nước; trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được nhà nước đầu tư
Đặng Vũ Khắc, Trần Xuân Hưng, Nguyễn Khắc Anh và Vũ Anh Tuấn
188
theo các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Đến năm 2013, tổng dân số của toàn tỉnh có 773
854 người {với mật độ trung bình khoảng 112 người/km2} chủ yếu phân bố ở khu vực núi thấp
hơn 600 m thuộc các huyện phía đông nam (GSO 2014). Về mặt hành chính, với diện tích tự
nhiên 6886,3 km
2
tỉnh Yên Bái được chia thành 9 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố trực thuộc, với
180 xã, phường, thị trấn {Hình 1}. Mặc dù với một mạng lưới trường học trải rộng khắp trên một
địa bàn miền núi có trình độ phát triển kinh tế -xã hội chưa cao, giao thông còn gặp nhiều khó
khăn nhưng công tác giáo dục đào tạo của tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành công trong những
năm gần đây. Hệ thống giáo dục và đào tạo tăng nhanh cả về quy mô và hình thức đào tạo ; các
cấp học dần được hoàn thiện từ bậc mầm non đến giáo dục đại học để đáp ứng nhu cầu đào tạo
nhân lực cho công cuộc phát triển kinh tế của địa phương. Chính vì vậy việc quản lí và quy hoạch
mạng lưới trường học trên địa bàn của tỉnh còn có nhiều bất cập.
Từ năm 2006, Dự án hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục đã hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong
việc xây dựng hệ thống thông tin quản lí giáo dục với mục tiêu nâng cao năng lực quản lí giáo dục
từ cấp Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT tới các trường học. Hệ thống thông tin quản lí giáo dục là công
cụ quan trọng trợ giúp các nhà quản lí giáo dục trong công tác lập kế hoạch và theo dõi hoạt động
giáo dục đào tạo thông qua các chỉ số thể hiện tình hình giáo dục của từng địa phương (Wako
2003). Mặc dù hệ thống này đă cung cấp thông tin qua các báo cáo hoạt động và đáp ứng được
nhu cầu công tác quản lí, xây dựng kế hoạch của các đơn vị. Tuy nhiên, các báo cáo dạng bảng
biểu, thiếu minh họa về các xu thế biến động trong không gian làm cho việc tham khảo báo cáo
trở nên khó khăn, đặc biệt phức tạp cho cấp ra quyết định vĩ mô và lập quy hoạch chiến lược
(Barstow 1994). Mặt khác, việc cung cấp các thông tin địa lí của hệ thống EMIS còn có hạn chế.
Do đó để đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực trong công tác quản lí thông tin và hướng tới phục
vụ công tác lập quy hoạch phát triển hạ tầng giáo dục trong tương lai, Sở Giáo dục và Đào tạo
Yên Bái đã hợp tác cùng Khoa Địa lí (Đại học Sư phạm Hà Nội) phát triển cơ sở dữ liệu bản đồ
mạng lưới trường học với mục tiêu:
- Kiểm kê các thông tin về trường học và hoạt động giáo dục đào tạo của các đơn vị hành
chính trên địa bàn tỉnh Yên Bái qua đó xây dựng cơ sở dữ liệu mạng lưới trường học dựa trên nền
tảng của cơ sở dữ liệu không gian địa lí.
- Phát triển giao diện web bản đồ có thể truy cập một cách dễ dàng qua Internet với khả năng
trợ giúp người sử dụng tìm kiếm thông tin giáo dục đào tạo của địa phương.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phƣơng pháp và dữ liệu sử dụng
Số liệu được đưa vào cơ sở dữ liệu theo khuôn dạng vector với các đối tượng dạng điểm,
đường, và vùng. Chúng được tổ chức thành 2 loại nhằm đáp ứng được các mục tiêu đặt ra ban đầu:
dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Dữ liệu không gian giúp người sử dụng quản lí các thông
tin gắn với yếu tố địa lí trên mặt đất mà phần lớn chúng đều được tổ chức thành các lớp số liệu và
mỗi lớp là tập hợp của các đối tượng thuộc cùng một loại. Dựa trên nhu cầu quản lí mạng lưới
trường học, dữ liệu không gian được phân ra 2 nhóm:
(i) Nhóm đối tượng động mà dữ liệu thuộc tính thay đổi thường xuyên được các chuyên viên
thu thập từ các trường học và ủy ban nhân dân các cấp. Đây là nhóm dữ liệu chuyên ngành quan
trọng nhất tham gia trực tiếp vào phục vụ công tác quản lí-quy hoạch, gồm:
1. Lớp trường học: Thực thể 1: điểm trường
2. Lớp hành chính: Thực thể 2: Địa giới xã, huyện, tỉnh
(ii) Nhóm đối tượng tĩnh mà dữ liệu thuộc tính ít có sự biến đổi và không tham gia trực tiếp
vào quá trình quản lí-quy hoạch {được lấy từ bản đồ địa hình 1/50000}. Đây là nhóm dữ liệu làm
Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa lí phục vụ quản lí mạng lưới trường học tỉnh Yên Bái
189
khung tham chiếu không gian cho toàn bộ cơ sở dữ liệu GIS. Chúng có tác dụng giúp người sử
dụng định vị các đối tượng trong quá trình khai thác dữ liệu bản đồ bao gồm:
1. Lớp đường bộ: Thực thể 3: Giao thông
2. Lớp địa danh: Thực thể 4: Tên địa danh
3. Lớp hiện trạng đất: Thực thể 5: Sử dụng đất
Thực thể 6: Điểm dân cư và thiết chế văn hóa
Thực thể 7: Hệ thống thuỷ văn
4. Lớp hệ thống tọa độ: Thực thể 8: Lưới toạ độ
Dữ liệu thuộc tính cho phép người sử dụng nắm bắt được tính chất của các đối tượng thông
qua các chỉ số được đưa vào hệ thống sau khi đã tham khảo ý kiến của các chuyên viên và phải
đáp ứng được 3 yếu tố:
-/ Hỗ trợ cho việc ra quyết định trong quản lí-quy hoạch,
-/ Đảm bảo nâng cấp số liệu thống kê có sẵn,
-/ Có thể trình bày được theo các phương pháp bản đồ.
Hình vẽ dưới đây minh họa tóm tắt các giai đoạn được triển khai khi xây dựng hệ thống :
CSDL GIS
Thiết kế hệ
thống
Danh sách
các chỉ số
được chấp
nhận
Thu thập dữ
liệu bản đồ,
dữ liệu
thống kê
Dữ liệu thuộc
tính
Dữ liệu không
gian
Xây dựng
cơ sở dữ
liệu
- Bản đồ ngoại tuyến
- Bản đồ trực tuyến
Hình 2. Các giai đoạn thực hiện
Việc triển khai hệ thống thông tin mạng lưới trường học được chia thành 4 giai đoạn :
- Giai đoạn thiết kế hệ thống với sự tham gia của chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo,
- Giai đoạn thu thập số liệu thống kê qua biểu mẫu MS Excel, và số hóa dữ liệu không gian,
- Giai đoạn chuẩn hóa các lớp dữ liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa lí,
- Giai đoạn tạo trang in bản đồ ngoại tuyến cho từng cấp hành chính và chuyển đổi giao diện
bản đồ sang khuôn dạng html trực tuyến.
Xét từ khía cạnh công nghệ thông tin, hệ thống được xây dựng theo 3 tầng cấu trúc:
- Tầng cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu cho các lớp đối tượng động được phát triển trên công nghệ
cơ sở dữ liệu không gian -geodatabase của hãng ESRI với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access.
Các lớp dữ liệu này được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn thông tin địa lí cơ sở quốc gia quy định tại
thông tư 02/2012/TT-BTNMT.
Đặng Vũ Khắc, Trần Xuân Hưng, Nguyễn Khắc Anh và Vũ Anh Tuấn
190
- Tầng phần mềm ứng dụng: dựa trên giải pháp ngoại tuyến với phần mềm ArcGIS Desktop
để khai thác trực tiếp cơ sở dữ liệu geodatabase. Ngoài ra còn cần phát triển ứng dụng để đọc dữ
liệu thống kê tự động từ biểu mẫu MS Excel sang cơ sở dữ liệu MS Access và ứng dụng để
chuyển đổi dữ liệu bản đồ sang khuôn dạng html.
- Tầng giao diện dữ liệu bản đồ: không gian và thuộc tính một mặt được quản lí, truy cập
bằng phần mềm ArcGIS Desktop trên máy tính cá nhân. Nhưng mặt khác chúng có thể truy cập
được trên chương trình duyệt web sau khi đã chuyển đổi sang khuôn dạng html và đặt trên máy
chủ web.
Với cấu trúc này, dữ liệu giáo dục đào tạo được tổ chức và quản lí để có thể tổng hợp theo
đơn vị hành chính {tỉnh, huyện, xã} và theo từng trường học. Hai nhóm người dùng có thể sử
dụng đồng thời hệ thống bản đồ số: bên trong cơ quan (chuyên viên phụ trách để xử lí, cập nhật
dữ liệu phục vụ quản lí-quy hoạch qua phần mềm chuyên ngành) và bên ngoài cơ quan (cán bộ
lãnh đạo và người dân dùng internet để truy vấn, khai thác thông tin qua trình duyệt).
2.2. Kết quả và thảo luận
Cơ sở dữ liệu không gian địa lí được xây dựng dựa trên hệ thống quản lí hành chính tại tỉnh
Yên Bái và cơ sở dữ liệu này mở nên có thể tiếp tục mở rộng được. Tại thời điểm điều tra năm
2010, dữ liệu của 1377 trường học thuộc địa bàn của tỉnh và dữ liệu giáo dục đào tạo của 180 đơn
vị hành chính cấp xã: 157 xã, 13 phường và 10 thị trấn trực thuộc 7 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã
được tổ chức, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu không gian địa lí ngoại tuyến qua phần mềm ArcGIS
Desktop. Tuy nhiên dữ liệu bản đồ cũng được chuyển đổi sang khuôn dạng html để có thể truy
cập thông tin trực tuyến. Nhờ vậy mọi người sử dụng internet có thể khai thác thông tin tình trạng
giáo dục của từng địa phương một cách dễ dàng mà không bị hạn chế tốc độ do khả năng của
đường truyền mạng: tổng số đơn vị hành chính cấp dưới, tổng số trường mầm non, tổng số trường
tiểu học, tổng số trường trung học cơ sở, tổng số trường trung học phổ thông, tổng số trường đạt
chuẩn quốc gia, số đơn vị hành chính cấp dưới đạt chuẩn phổ cập tiểu học, số đơn vị hành chính
cấp dưới đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, số đơn vị hành chính cấp dưới đạt chuẩn phổ cập
trung học phổ thông, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi, tỷ lệ huy động học sinh
tiểu học vào trung học cơ sở, tỷ lệ huy động học sinh trung học cơ sở vào trung học phổ thông,...
(Hình 3).
Hình 3. Giao diện web cung cấp thông tin của thành phố Yên Bái
Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa lí phục vụ quản lí mạng lưới trường học tỉnh Yên Bái
191
Điều này cung cấp nhiều thuận lợi cho các nhà lãnh đạo giáo dục vì họ có thể thấy một bức
tranh trọn vẹn về hoạt động giáo dục đào tạo của địa phương mình phụ trách. Ở bất cứ đâu người
dùng internet cũng có thể xem được thông tin tổng hợp và dễ dàng so sánh dữ liệu giữa các đơn vị
hành chính với nhau hay các trường học khác nhau qua các thiết bị di động nối mạng internet.
Hơn nữa, thông tin chi tiết của từng trường học cũng được hệ thống cung cấp trực quan trên màn
hình như: cấp quản lí, số lượng lớp, số lượng học sinh, số lượng học sinh nữ, hiệu quả đào tạo, tỉ
lệ học sinh tốt nghiệp, tổng số cán bộ giáo viên, số lượng cán bộ quản lí, số lượng giáo viên, số
lượng nhân viên, số lượng phòng học, số lượng phòng học kiên cố, số lượng phòng học tạm, số
lượng phòng ở công vụ, công trình nước sạch, công trình vệ sinh, diện tích đất,... (Hình 4). Nhờ
vậy cán bộ lãnh đạo có thể xác định và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả và
chính xác. Hệ thống cũng có thể cung cấp khả năng hiển thị dữ liệu không gian ở các tỉ lệ khác
nhau vì vậy nó có thể trình bày đối tượng một cách chính xác. Một số mối quan hệ không gian
giữa các đối tượng được biểu diễn trên bản đồ nên có thể hỗ trợ những phân tích chi tiết. Mô hình
này được áp dụng trên tất cả các cấp hành chính của tỉnh do dựa trên cùng một cấu trúc cơ sở dữ
liệu đã thiết kế. Vì vậy cơ sở dữ liệu không gian địa lí này hoàn toàn đáp ứng cho công tác quy
hoạch trường học trong tương lai khi đưa thêm một số lớp dữ liệu cần thiết vào bên trong để tích
hợp chúng với nhau bằng GIS.
Hình 4. Giao diện web cung cấp thông tin của trường mầm non Bình Minh
3. Kết luận
Kết quả nhận được từ nghiên cứu này cho thấy tính ưu việt khi áp dụng công nghệ cơ sở dữ
liệu không gian địa lí trong việc cung cấp thông tin cho công tác quản lí-quy hoạch mạng lưới
trường học tại tỉnh Yên Bái. Sản phẩm và quy trình rút ra từ nghiên cứu này có thể cần tiếp tục
được hoàn thiện để nhân rộng mô hình ra các tỉnh khác trên toàn quốc. Việc xây dựng hệ thống cơ
sở dữ liệu này cũng cho thấy tiềm năng hợp tác giữa 2 đơn vị: Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái - một trong những đơn vị còn nhiều khó
khăn nhưng đã sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản lí-
quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác cải cách hành chính mà ngành Giáo dục và Đào
tạo đang khẩn trương triển khai.
Đặng Vũ Khắc, Trần Xuân Hưng, Nguyễn Khắc Anh và Vũ Anh Tuấn
192
Các nguồn dữ liệu khác nhau đã được thiết kế, thu thập và chuẩn hóa để đưa vào hệ thống
thông tin trên mô hình cơ sở dữ liệu không gian địa lí geodatabase. Hệ thống này dường như bổ
sung được một số chức năng còn thiếu của các hệ thống hiện hữu nhờ khả năng trình bày thông tin
một cách rõ ràng dưới dạng bản đồ trực quan so với hình thức mô tả bảng biểu. Nhờ vậy thông tin
trở nên dễ dàng nắm bắt hơn đối với người sử dụng ở nhiều cấp khác nhau. Hơn thế, nó giải quyết
vấn đề gộp chung thông tin qua việc tích hợp số liệu dân cư, các chỉ số hoạt động giáo dục đào tạo,
và số liệu về cơ sở giáo dục trong một hệ thống thông tin tổng thể. Tuy nhiên cũng như các cơ sở
dữ liệu khác, hệ thống cần được cấp kinh phí thường xuyên để cập nhật số liệu định kỳ nhằm đảm
bảo khả năng cung cấp những thông tin mới nhất tới người sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Barstow, D. 1994. An introduction to GIS in education. In First national conference on the
educational application of Geographic Information Systems, eds. D. Barstow, M. D.
Gerrard, P. M. Kapisovsky, R. F. Tinker & V. Wojtkiewicz, 14-19. Wahington DC.:
Cambridge.
[2] Costa, A. D., V. Saraf, M. Jhalani, V. K. Mahadik & V. K. Diwan, 2008. Managing with
maps? The development and institutionalization of a map-based health management
information system in Madhya Pradesh, India. Scandinavian Journal of Public Health, 36,
99-106.
[3] DeGrauwe, A. 2002. Improving Micro Planning in Education Through a GIS:Studies on
Ethiophia and Palestine. Paris: UNESCO.
[4] Gilfoyle, I. & P. Thorpe. 2004. Geographic Information management in local government
New York: CRC Press.
[5] GSO. 2014. Niên giám thống kê 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
[6] Nguyễn, Đ. H., V. K. Đặng & J. Jones, 2002. Ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS trong quản lí
đường thủy nội địa. Tạp chí giao thông vận tải, 45-49.
[7] Nguyễn, H. S., 2014. Ứng dụng GIS trong quản lí hạ tầng hệ thống thoát nước và phương
tiện vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố Huế. Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam, 6.
[8] Makino, Y. & S. Watanabe. 2002. The Aplication of GIS to the School Mapping in
Bangkok. ACRS2002/Papers/ ED02-4.pdf: Asian
Center for Research on Remote Sensing.
[9] Meehan, B. 2007. Empowering Electricity and Gas Utilities with GIS. Redlands, California:
ESRI Press.
[10] Barstow, D. 1994. An introduction to GIS in education. In First national conference on the
educational application of Geographic Information Systems, eds. D. Barstow, M. D.
Gerrard, P. M. Kapisovsky, R. F. Tinker & V. Wojtkiewicz, 14-19. Wahington DC.:
Cambridge.
[11] Cost